Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

CHÚNG TA CÒN NỢ NGƯỜI DÂN

http://quechoa.info/2012/02/18/chung-ta-con-n%E1%BB%A3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-dan-nhi%E1%BB%81u-l%E1%BA%AFm/

Hôm 16/2, nhiều nhà báo truyền tay nhau bài báo của Tuổi Trẻ: Ngọn lửa Đồng Nọc Nạn.

Những ai cầm bút (nhất là lề phải), từng chứng kiến dân đen rơi vào vòng lao lý trong tuyệt vọng vì sự cường hào, áp bức của quan lại – mà người cầm bút không lên tiếng được cho họ một lời – mới thấy hết ý nghĩa của bài báo này.

Từ cách mà bài báo diễn đạt, cho tới nội dung hầu như vụ anh Vươn là một bản sao tái hiện không thiếu điều gì: 84 năm trước, nông dân xưa khai hoang – nay anh Vươn khai đầm; quan lại cấu kết địa chủ xưa cưỡng bức ăn cắp thành quả từ giọt mồ hôi của nông dân xưa – nay vụ anh Vươn cũng như thế; hợp thức hóa chuyện ăn cắp của dân đen bằng sức mạnh nhà nước xưa – nay cũng thế, có khi lần này vụ anh Vươn còn “oai hùng hơn”, cả trăm công an, bộ đội, dân phòng, hợp đồng tác chiến hay, đẹp có thể viết thành sách (lời ông Ca – giám đốc công an Hải Phòng – trên blog quechoa); rồi vai trò báo chí xưa, trong đó Tuổi Trẻ nêu rõ tên nhà báo Phan Trung Nghĩa – nay có thể (cá nhân tôi nghỉ) là nhà văn Nguyễn Quang Vinh… tình tiết duy nhất trong bài báo Tuổi Trẻ không có trong vụ anh Vươn là kết thúc phiên tòa, nông dân xưa thắng – nay anh Vươn trong trại tạm giam, mà giữ cửa nhà giam không ai khác chính là quân ông Ca!

Cũng nông dân đó, xưa là bị áp bức, bị ăn cướp, nhưng đã thắng ở phiên tòa công lý. Cũng nông dân đó cũng bị áp bức, ăn cắp, nhưng nay anh Vươn tiếp tục bị tạm giam!

Cũng là chính quyền đó, dù là chính quyền thực dân, nhưng rồi cũng có cái để mà “sám hối” kiểu hùm chết để da. Cũng là nhà nước của dân, hoàn toàn do dân, vì dân một nhà nước đã có thêm 84 năm tiến bộ, nay thì chỉ làm đúng một việc: xoa dịu hơn là hành động để lý lẽ thuộc về công lý. Dẫn chứng rõ nhất cho ý này là Thủ tướng trực tiếp kết luận này nọ thì anh Vươn vẫn phải trong trại giam!

Bốn mạng người dân (và thêm một nhà chức trách ngủm theo) như báo Tuổi Trẻ nêu, là một “trải nghiệm xương máu” không những khổ đau về thân xác mà còn là tinh thần. Nhưng nông dân xưa, nay là anh Vươn vẫn lựa chọn – một sự lựa chọn mà nông dân xưa, anh Vươn nay biết rõ: sẽ trả giá đắt!

Trước khi bị cưỡng chế, anh Vươn chưa hẳn biết chính quyền binh hùng, tướng hậu xử anh như vậy. Đáng tiếc, phút cuối mà niềm tin thượng tôn pháp luật vẫn còn thấm vào anh, khiến anh quá đổi bất ngờ, không kiềm chế, dẫn tới để lại không ít ngậm ngùi cho gia đình, bạn bè và cả xã hội!
Trước khi cưỡng chế, chính quyền với lực lượng “chống lại dân mình” hùng hậu, những tưởng sẽ đánh nhanh, thắng nhanh, dẹp dân đen đem lại đất đai cho nhóm cục bộ lợi ích, nhưng không ngờ tổn thất và bị lên án từ Đại tướng tới anh thợ hồ!

Cho dù kẻ thủ ác bị đền tội như thế nào, thì về lâu dài, ai nghiên cứu sự cường hào, áp bức của chính quyền với dân đen cũng phải lật lại trường hợp của anh Vươn, như báo Tuổi Trẻ lật lại vụ Nọc Nạng của 84 năm trước, như một điển hình về sự ức hiếp, cướp của dân đen, cũng như tính chất mang rợ của các đối tượng sai phạm đội danh nhà nước.

Tuổi Trẻ, khi hành nghề, chịu sự chi phối của Luật Báo chí và Luật Hình sự (hành như TT còn bị chi phối thêm luật gì nữa thì phải). May mắn cho Tuổi Trẻ khi vụ án Nọc Nạng được thừa nhận và thành khu di tích, lại đúng ngày kỷ niệm 84 năm, nên Tuổi Trẻ “cướp cò” vượt qua cái hèn cho cớ sự người làm báo! Chỉ không may mắn và nghiệt ngã thay là 4 nông dân xưa giờ thành tro bụi, cho anh Vươn vẫn trong trại giam.

Ở các nước, thông lệ là khi vụ án nào đó được cho là dư luận quan tâm (quan tâm thôi nhé, chưa nói phẫn nộ) thì hầu như các đương sự liên quan được tại ngoại, bởi sự giám sát và niềm tin của toàn xã hội đủ lớn để đương sự “không trốn” đi đâu được. “Hài hước” và bi kịch cho anh Vươn là khi cả xã hội không đủ “uy tính” bảo vệ cho anh, mà quân ông Ca mới làm được việc đó! Và việc anh Vươn tết nhứt trong tù, luật sư chưa hẳn gặp tay đôi với anh, thì có thể tại ngoại là khái niệm xa vời, nói chi tới tự do cho anh trong thời gian tới!

Thật cay đắng khi ở thời điểm mà chống sai phạm, tiêu cực, cũng như dẹp các ông quan cường hào đang là một khao khát của người dân, thì nông dân Vươn vào tù chứ không phải là các quan hủ lậu!

Tôi vẫn hy vọng anh Vươn rồi sẽ được tự do, công lý sẽ vãn hồi. Rất tiếc, những thông tin mà chúng ta nhận được là quá xấu cho việc tù, của anh, nhưng trong cơn bi kịch của anh quả chưa hẳn hoàn toàn tiêu cực. Báo chí (cả hai lề, các trang mạng, blog) phải có trách nhiệm với sự cậy quyền, cậy chức của các cán bộ ăn lương từ thuế của dân, góp phần lành mạnh hóa xã hội một cách tích cực cho đến tận cùng.

Tôi tôn ngưỡng mộ bài viết của Tuổi Trẻ, dù cho hơi muộn vì họ phải “chờ thời”. Bài báo đó là niềm tin của bạn đọc gửi gấm. Khi nhìn Tuổi Trẻ “lựa thời, lựa thế” để đăng bài Ngọn lửa Đồng Noc Nạng thì đúng là thật xót xa, cần thông cảm và chia sẻ. Nhưng tôi nghĩ, với anh Vươn còn trong nhà giam, hàng ngàn người dân đen vẫn còn nỗi oan Thị Kính vì chính quyền, thì những nhà báo, bloggers cũng phải nhận ra rằng chúng ta vẫn còn nợ người dân, vì vậy không vì lý do gì mà nhụt chí! .


Địa ngục trần gian ở đâu?

http://bocau.net/blog/thamhoatoancau/1695-dia-nguc-tran-gian-o-dau.html

Những hình ảnh dưới đây có thể làm bạn thấy phản cảm, bởi vì đây chính là địa ngục trần gian được tạo ra bởi chính quyền Trung Quốc, dùng quyền lực của họ để đàn áp ngay chính những người dân lương thiện của đất nước mình, những học viên Pháp luân công.

Các học viên Pháp luân công có niềm tin mạnh mẽ vào nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của mình, họ bị đàn áp chỉ vì không muốn từ bỏ niềm tin của mình. Rất nhiều người có lương tri trên toàn thế giới đã phẫn nộ lên án hành động tàn bạo này của chính quyền Trung Quốc.

Cuộc đàn áp Pháp luân công của chính quyền Trung Quốc đã diễn ra từ năm 1999 đến nay, đã có hàng trăm ngàn học viên Pháp luân công trở thành nạn nhân, hàng ngàn người đã phải bỏ đi cả mạng sống của mình chỉ vì không từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn

Những hình sau đây thực sự miêu tả lại địa ngục trần gian mà các học viên Pháp luân công đã và đang phải chịu đựng, bài viết được lấy từ trang tindaiphap

Dùi cui điện và những vết bỏng, cưỡng bức ăn
Những vết bỏng điện giật tìm thấy thấy trên người Lu Dawei – gây ra bởi dùi cui điện cảnh sát; Trại Cưỡng bức Lao động Xidayingzi, thành phố Chaoyang, tỉnh Liaoning

Vào tháng mười 31, 1999, Lu Dawei bị xử án ba năm lao động cưỡng bức. Ông đã trải qua nhiều hình thức tra tấn bao gồm cả cưỡng bức lao động, thường xuyên bị hành hung, bị cưỡng chế giữ tư thế đau đớn thời gian dài. Tháng tư, 2001, anh được chuyển đến một trại cưỡng bức lao động khác, nơi ông đã bị cưỡng bức ăn một lượng nước muối vào cổ họng bằng biện pháp mạnh, bị giật bằng dùi cui điện và bị bỏng, cùng nhiều hình thức tra tấn tàn khốc. Năm 2002, ông được thả trong điều kiện sức khỏe suy nhược trầm trọng. Tuy nhiên, Ông Lu đã bị bắt và bị tra tấn nhiều lần hơn nữa.

Gậy sắt nung nóng
Những vết bỏng 3 độ trên người Tan Yongjie – gây ra bởi gật sắt nung nóng được cai ngục Trung quốc sử dụng; Trại cưỡng bức lao động Huyện Buluo, Tỉnh Quảng Châu.

Tan Yongie hồi sức sau những vết bỏng 3 độ tại một bệnh viện ở Houston vào năm 2001. Ông xoay xở và thoát khỏi trại lao động cưỡng bức lao động Trung Quốc nơi ông bị tra tấn bằng gậy sắt nung đỏ.
Những thanh sắt nung đỏ được ấn vào chân ông hàng chúc lần vì ông không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Bác sĩ ở bệnh viện Houston nói rằng những vết bỏng quá sâu và chúng bỏng đến tế bào cơ bắp. Những hình thức tra tấn khác mà ông đã chịu đựng là : đánh đập thường xuyên, còng cổ tay và treo lên cửa sổ xuốt 5 giờ, trong khi hai chân ông không chạm đất. Hai cổ tay của ông đầy máu sau khi bị tra tấn.

Khủng bố tính dục và hành hung
Những vết bầm tím trên thân thể một nữ học viên – Gây ra bởi một cảnh sát Bắc Kinh người đã công khai đánh đập và làm nhục cô giữa công chúng.

Vào tối ngày 14, tháng 5, 2001, nữ học viên được miêu tả trên đây đã bị một cảnh sát tấn công ngay trên đường. Anh ta dã tâm đánh đập cô bằng gậy cảnh sát và khủng bố tính dục cô bằng gậy cao su. Anh ta la hét với những người qua đường rằng bời vì cô ta là một học viên Pháp Luân Công, anh ta có thể đánh cô tới chết và điều đó chẳng tính là có tội gì. (Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã tuyên bố rằng đánh đập các thành viên Pháp Luân Công tới chết là hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước pháp luật, vì thế cái chết của họ được tính là tự tử.) Không ai dừng lại để giúp đỡ nạn nhân.


Dùi cui điện, ghế điện, thường xuyên đánh đập, cưỡng bức ăn.
Ma Xuejun chỉ còn da bọc xương, gần chết – sau khi bị khủng bố bởi 3 cảnh sát Thành phố Jiamus

Ma Xuejun đã chịu đựng nhiều hình thức tra tấn từ Tháng 10, 2002 đến tháng 10, 2003. Cảnh sát sốc điện anh bằng dùi cui điện, bắt ông ngồi trong ghế điện, đá vào lưng, cổ, xương sườn với đôi chân mang ủng, và dùng chân ghế đập vào ngón chân của ông, buộc ông ngồi trong một ghế điện, làm gãy xương sườn ông, làm gãy cột sống của ông. Các ngón chân của ông đều bầm đen và tróc hết, và ngón tay đeo nhẫn của ông bị liệt . Bảy tháng sau, cảnh sát phòng “6-10″ ra lệnh cho tòa án Quận Dongfeng thành phố Jiamusi ngụy tạo chứng cứ giả và kết án ông Ma 12 năm tù. Ông đã tuyệt thực để kháng nghị và phản đối việc giam giữ bất hợp pháp và phản đối bản án. Ông bị còng tay vào cửa sắt trên mặt đất suốt 1 tuần, thực quản ông bị thương bởi sự ép ăn. Ông được thả về nhà vào ngày 26, tháng 9, 2003 trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Cưỡng bức ăn, cưỡng bức tiêm thuốc không rõ tên, dùi cui điện, đánh đập thường xuyên
Wang Xia trong trình trạng hôn mê – gây ra bởi bảo vệ nhà tù dành cho phụ nữ ở thành phố Huhehaote, Nội Mông cổ

Wang Xia, 30 tuổi đã bị kết án 7 năm trong trại lao động. Đến bảy năm trong trại lao động. Cô đã bị giam tại nhà tù phụ nữ thành phố Huhehaote. Cô tiến hành tuyệt thực suốt thời gian hai năm để phản đối sự khủng bố. Mỗi lần tuyệt thực, cô bị cưỡng bức ăn trong suốt thời gian dài. Cánh tay của cô bị trói chặt vào giường vì vậy cô không thể cử động trong khi bị cưỡng bức ăn. Cái ống dẫn thức ăn để lại trong cổ thực quản bởi những cai ngục, những người làm sạch nó 1-2 tuần mỗi lần. Họ cũng dùng dùi cui điện để sốc điện cô, treo cô lên và đánh đập cô, và tiêm thuốc không rõ tên vào người cô. Cô Wang phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm nhiều lần trong quá trình khủng bố. Trước khi cô bị giam cầm, cô nặng hơn 120 Pounds. Bây giờ cô chỉ còn khoảng 45 pounds và trong tình trạng hôn mê.

Wang Xia trong trình trạng hôn mê – gây ra bởi bảo vệ nhà tù dành cho phụ nữ ở thành phố Huhehaote, Nội Mông cổ
Ông Zhang đã qua đời vào ngày 4 tháng tám, 2003 vì hậu quả của việc bị tra tấn – gây ra bởi những người có chức quyền tại Trại lao động Mianyang Xinhua

Zhang Xiaohong (còn có tên gọi là Zhang Zhaohong), 29 tuổi, bị 3 lần giam cầm, hai lần trong khi bị giam tại Trại cưỡng bức lao động Mianyang Xinhua, nơi Anh đã bị nhiều phiên tẩy não. Anh Zhang bị trói và bị treo lên suốt đêm, cảnh sát đánh anh cho đến khi toàn thân anh đầy máu. Trong khi đang bị trói chặt bởi giây “cảnh sát”, anh đã ngất đi. Cảnh sát cũng sốc điện ông vào miệng, vào cổ, vào vai, thân, và ngực ông cùng lúc, và gần như nướng cháy da của ông.

Hành hung, đánh đập và dùi cui điện
Những vết bầm tím trên được tìm thấy trên thân thể các nạn nhân vì bị đánh đập tàn nhẫn và những hình thức khủng bố khác.

Một trong những học viên được kể ở trên, bà Liu, đã đi thỉnh nguyện hòa bình cùng với bảy học viên khác từ từ tỉnh Jiang-xi đến Bắc Kinh vào tháng 12, 1999. Sau đó họ đã bị bắt ngay ngay khi họ đến quảng trường Thiên An Môn. Họ trải qua 2 ngày bị đánh đập trầm trọng, thẩm vấn, và bị cưỡng bức giữ nguyên tư thế trong thời gian dài; sau đó họ được thả về nhà. Một học viên khác được kể trên đây đã trải qua 5 ngày bị hành hung, thẩm vấn và sốc điện bằng dùi cui điện và bị tiêm thuốc độc bởi cảnh sát Trung Quốc.

Dùi cui điện
Mặt và thân thể của cô Cao Dung Dung bị sốc điện bằng dùi cui điện bởi cảnh sát suốt hơn 7 giờ liền; Trại Lao động Long Sơn, thành phố Thẩm Dương.

Cao Dung Dung, 36 tuổi, đã bị khủng bố khốc liệt từ năm 1999. Khi cô mất việc làm vì sự khủng bố, cô đã thực hiện thỉnh nguyện hòa bình. Vào tháng 7, 2003, cô bị chuyển đến Trại lao động Long Sơn nơi cô bị đánh đập. Vào ngày 7 tháng 5, 2004, cô bị tra tấn bởi 2 cảnh sát trại giam bằng dùi cui điện trong suốt 7 giờ. Sự tra tấn đã làm cháy da mặt, đầu, và cổ cô, và cô ở trong tình trạng nguy hiểm, những vết bỏng biến dạng. Một nhóm nhỏ học viên đã giải cứu cô, và khi tấm hình chụp cô đã làm kinh hoàng sự chú ý của thế giới, cảnh sát được lệnh bắt giữ cô lần nữa và xóa mọi thông tin về trường hợp của cô. Tư liệu cho thấy cô đã bị bắt giữ lại và gửi đến Bệnh viện Mã Tam Gia vào ngày 6, tháng 3, 2005.

Trong khi bất tỉnh, với nội tạng bị teo, cô phải đeo máy hô hấp. Cô từ trần vào ngày 16, tháng 6, 2005.

Đánh đập dã man, hàng loạt tra tấn, tống tiền và tẩy não.
Bà Wu Lingxia đã phải trải qua những vấn đều sức khỏe gây ra bởi sự giam tù, Trung tâm giam giữ Shuangyashan, tỉnh Hắc Long Giang

Wu Lingxia, 37 tuổi, qua đời ngày 27 tháng bảy, 2002. Cơ thể của cô có những vết thối mũ và nhiều chất lỏng trong bụng cô. Tháng năm 2001, cảnh sát địa phương đã bắt cô Wu. Cô bị gửi đến trại lao động Shuangyashan nơi cô bị giam cầm bất hợp pháp suốt một tháng. Vào ngày 2, tháng 7, bà bị chuyển đến trại lao động Xigemu ở thành phố Xigemu, nơi cô phải chịu đựng nhiều tra tấn suốt thời gian dài. Bà không được chăm sóc thuốc men gì và tình trạng của bà rất tồi tệ, gây cho bà bệnh gan và trướng bụng (một loại chất lỏng không bình thường trong bụng dưới của bà), những vết viêm sưng tấy và lở loét ở chân bà. Bà được trả về nhà sau một thời gian dài bị giam cầm và hậu quả bà không thể hồi phục được nữa.

Bi cắt chân vì băng lạnh
Zhou Yanjie đã mất chân trên tuyết trong khi đang cố gắng tẩu thoát khỏi đồn cảnh sát; Khu phố Halahai, Huyện Nong’an của tỉnh Jilin

Vào tháng 10 năm 2002, Zhou Yanjie và gia đinh anh bị quấy rối và bị bắt bớ khi nhà bị lục soát bất hợp pháp bởi những nhân viên chính phủ ở Thị Halahai. Tài sản của họ bị tịch thu, và họ cự tuyệt các văn bản về sự lục soát và chiếm đoạt bất hợp pháp. Vào ngày 20 tháng 9, 2001, cảnh sát một lần nữa tiếp tục đột nhập vào nhà khi ông Zou, vợ ông và mẹ ông bị bắt đến đồn cảnh sát. Bà Zou trốn thoát và nấp ở trong rừng suốt 10 ngày mà không có thức ăn và nước uống trong suốt mùa đông. Lúc mà ông bị bắt, tình trạng sức khỏe của ông rất yếu. Khi chị gái của Zou đến thăm ông, chân của ông đã bị đông cứng và cắt cụt.

Đánh đập dã man, tra tấn hàng loạt.
Những vết thương trên người một học viên ở Bắc Kinh sau khi bị cảnh sát đánh đập dã man.
Vào ngày 19, tháng 7, 2000, một học viên ở Bắc Kinh đã bị cảnh sát bắt cóc. Cô bị treo lên không và đánh đập dã man, để lại những di chứng của sự ngược đãi.
Dùi cui điện, nhiều hình thức tra tấn.
Những vết thương lớn trên người bà Ms. Chen Xingtao sau khi bị sốc điện và những hình thức khác của tra tấn; Trại lao động nữ cưỡng bức Bamalong, thành phố Zhuzhou, thỉnh Hunan.

Bà Chen Xingtao bị gửi đến trại lao động nữ Bamalong ở thành phố Zhuzhou, tỉnh Hunan vào ngày 31, tháng 1, năm 2001. Trong khi bị giam cầm, bà đã chịu đựng nhiều khốc hình tra tấn, bao gồm sốc điện bằng dùi cui điện. Kết quả của sự tra tấn, nữa thân dưới của bà trở nên tê liệt và để lại những vấn đề sức khỏe khó phục hồi cho bà. Bà qua đời vào ngày 27, tháng 5, 2002.

Đánh đập dã man, tống tiền
Những vết thương trên thân thể một học viên vì bị cảnh sát đánh đập khi cô đang mang thai 6 tháng.

Vào năm 2003, học viên này đã bị cảnh sát bắt trong khi đẩy cô ngã xuống mặt đất, và đánh vào lưng và bụng cô bằng một cái roi gỗ rồi tống cô vào một cái xe đông người. Cô đã cố trốn thoát nhưng lại bị bắt. Cảnh sát nhảy lên người cô và dùng gậy đánh cô, trong khi nắm lấy tóc cô và đấm vào mặt cô. Mặt và miệng cô đầy máu và thâm tím, răng bị gãy và áo quần bê bết máu mủ. Cuối cùng, cô được thả bởi vì cảnh sát không muốn chịu trách nhiệm liên quan đến việc hành hùng một phụ nữ có thai; nhưng họ vẫn tống tiền chồng cô một khoản tiền lớn. 

Đánh đập dã man, nhiều hình thức tra tấn, lớp học tẫy não
 Những vết thương trên người Wang Kemin vì đánh đập bởi cai ngục trại giam Wang Kemin.

Wang Kemin đã bị bắt và bị tra tấn nhiều lần kể từ năm 1999. Vào ngày 15, tháng 1, 2002, anh bị cưỡng chế bắt đến đồn cảnh sát Wuolitan nơi anh bị đánh đập dã man, bị tra tấn suốt đêm. Sau đó anh bị chuyển đến trại giam Longfeng nơi anh bị tra tấn cho đến gần chết; trong khi anh được chuyển đến bệnh viện, anh đã trốn thoát nhờ sự giúp đỡ của một học viên khác. Vào ngày 27 tháng 10, 2002, anh lại bị bắt và đưa đến đồn cảnh sát thánh phố Daqing, nơi anh bị đánh dã man và tra tấn suốt 6 ngày. Mặt của ông, tay và chân bị sưng phồng, chân ông hoàn toàn bị gãy, anh rất yếu, và người bị lở loét. Cuối cùng, anh được đưa đến bệnh viện và người ta chuẩn đoán anh bị bệnh viêm gan. Anh tẩu thoát vào tháng 1, 2003.

Ghi chú: Tên các nạn nhân được ghi nguyên bản từ tiếng Anh

Không chỉ dừng tại đó, nạn mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công cũng ngày càng lan tràn ở Trung Quốc kể từ sau khi bắt đầu cuộc bắt bớ, giết hại do ĐCSTQ tiếp tay. Các báo cáo của tổ chức nhân quyền LHQ đã liên tục cập nhật các trường hợp bị bức hại đến chết và mổ cắp nội tạng. Xem chi tiết báo cáo mới gần đây tại: http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrcouncil/docs/13session/A.HRC.13.39.Add.1_EFS.pdf


(search từ khóa "falun gong" sẽ thấy ngay 16 trường hợp báo cáo bị bức tử).

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Nhìn từ “vụ Tiên Lãng”: Lỗi không nằm ở luật đất đai!

http://lenguyenhong.blogspot.com/2012/02/nhin-tu-vu-tien-lang-loi-khong-nam-o.html

Sau khi vụ Tiên Lãng nổ ra, đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà văn, nhà báo, và luật sư, mổ xẻ vấn đề Luật đất đai ở Việt Nam. Họ đều cho rằng luật này hiện nay còn nhiều bất cập nên mới nảy sinh bất công, dẫn đến hậu quả thua thiệt về phía người dân. Nghe qua, có vẻ như những nhận định đó khá chính xác, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Vấn đề là ở chỗ người ta hiểu và áp dụng Luật đất đai như thế nào mà thôi.


Thể chế  CS là căn nguyên của mọi nguyên nhân gây ra tội lỗi
Hiện nay chế độ chính trị ở Việt Nam đang sử dụng Luậtđất đai ban hành năm 2003. Đây là một văn bản luật khá chi tiết, đã được sửa đổi nhiều lần, và có nhiều văn bản, nghị định, quyết định, cấp chính phủ hướng dẫn thi hành. Nếu “có vấn đề” thì vấn đề đó chỉ có thể chính là việc hướng dẫn và áp dụng Luật đất đai mà thôi…

Nếu nói về “quyền tư hữu đất đai”, người ta phải nghĩ ngay đến nguồn gốc đất. Đặc thù đất đai của Việt Nam kể từ năm 1945 là sở hữu tập thể – một mô hình từng được hàng tỉ người trên thế giới ngưỡng vọng. Chính mô hình ấy đã góp phần không nhỏ “đánh thức” sự thay đổi của thế giới Tư Bản. Người ta dễ dàng nhận thấy, không phải bỗng nhiên mà phe Tư Bản lại có những tiến bộ vượt bậc về tự do dân chủ và nhân quyền như hiện nay. Vậy phân chia quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai như hiên nay là tương đối hợp lý cho bối cảnh Việt Nam.

Bản thân đất đai là một loại tài sản đặc biệt. Luật đất đai không thể cho phép doanh nghiệp và cá nhân quyền sở hữu tuyệt đối, giống như những tài sản cá nhân khác. Vì vậy Điều 5 của Luật đất đai quy định Sở hữu đất, ghi rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Khoản 1). “Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” (Điểm C Khoản 1). “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” (Khoản 4). Như vậy quyền tư hữu đất đai đã rất rõ ràng.

Về cơ chế “thu hồi đất”, nhiều người cho là “đang có nguy cơ gây ra nạn tham nhũng”. Chuyện tham nhũng là chuyện đương nhiên trong một thể chế độc đoán. Một khi có sự liên kết của bộ ba: Tài chính (kế toán), thủ quỹ và chủ tài khoản, thì bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng có thể dễ dàng nảy sinh tham nhũng và là lối mở cho kẻ thực hiện tham nhũng trót lọt. Bởi vậy nếu việc thu hồi đất được thực hiện đúng luật, đúng đối tượng và đền bù thỏa đáng theo giá đất phù hợp, đồng thời có sự phân định rạch ròi mục đích thu hồi đất, thì khó có thể nói là “dễ nảy sinh tham nhũng”.

Về cơ chế “giao đất, cho thuê đất” Luật đất đai cũng đã quy định khá rõ tại các Điều 10; 11; 35; 37; Nhà đầu xây dựng trong nước cũng như tư nhân ngoài nước đều được thuê đất không có thời hạn (hết hạn là đương nhiên được kéo dài) để thực hiện dự án xây dựng nhà và kinh doanh nhà ở, là một chủ trương hợp lý. Bởi vì bất động sản (cụ thể là các công trình nhà vĩnh cửu trên đất) không thể phá dỡ trong khoảng thời gian 5-7 chục năm. Vả lại việc thu hồi vốn đầu tư cũng cần phải có một khoảng thời gian nhất định là hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm…

Về “thời hạn của hạn điền” hiện nay Luật đất đai đang quy định  thời hạn 20 năm đối với đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm là phù hợp với đặc thù Việt Nam. Vì đối với “cây hàng năm” thì sau 20 năm, quả thực nếu đầu tư đúng, người lao động trồng trọt đã có lãi. Tương tự việc nuôi trồng thủy hải sản cũng như làm muối đều có khả năng sinh lời đáng kể. Riêng trồng cây lâu năm (kể cả cây công nghiệp lấy gỗ) thì sau 50 năm việc thu hoạch đã có thể khép kín ít nhất là 1 chu kỳ. Vấn đề là ở chỗ người được giao đất trồng cây gì, nuôi con gì để có lãi là một câu hỏi rất lớn đối với người lao động…

Như vậy rõ ràng là Luật đất đai ở Việt Nam hiện nay không có vấn đề gì lớn cần sửa đổi. Có chăng chỉ là những điều chỉnh về các văn bản dưới luật để đáp ứng theo kịp những biến đổi của đời sống xã hội mà thôi. Trên thực tế, có lẽ chẳng có văn bản luật nào trên thế giới này là hoàn hảo và không có “lỗ hổng”…

Một điều khá quan trọng mà nhiều nhà phân tích về Luật đất đai đã “quên” không nhắc đến, đó là hạn mức quy định thu phí và thu thuế trên đất, trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng và đặc biệt là giao dịch mua bán đất. Nếu áp dụng khoa học và công bằng thì đây là một “kênh” lợi nhuận khổng lồ thu về cho quốc gia. Trong hàng chục năm qua, nếu tổng kết những người nhanh giàu nhất trong giới kinh doanh, thì đứng đầu phải là kinh doanh đất đai (đất ở). Nếu kiểm soát tốt vấn đề này thì sẽ đưa đất đai về đúng giá trị thực của nó, và giảm hẳn nạn đầu cơ tràn lan. Đặc biệt là giảm nguy cơ lâm vào tín dụng xấu từ việc cho vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản của hệ thống ngân hàng

Lấy ví dụ ngay như chính bản thân gia đình người viết bài này: Năm 1992 được chính quyền địa phương bán theo quy định cho một mảnh đất giá chỉ có 250 ngàn đồng. Nhưng đến năm 2004 bán lại cho người khác sử dụng làm đất ở được gần 500 triệu đồng. Tính tất cả các loại thuế chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng vv.., ước tính chỉ khoảng dưới 20 triệu đồng. Như vậy quả là một điều bất hợp lý! Nếu có một văn bản hướng dẫn thu thuế hợp lý, cụ thể là thu thuế trên số lãi phát sinh, thì nhà nước sẽ thu về một khoản tiền xứng đáng, thay vì số tiền đó chảy vào túi cá nhân. Những mối lợi khổng lồ không có sự kiểm soát linh động đó, chính là động lực làm giàu cách bất công đối với nhiều đối tượng…

Nhìn từ vụ Tiên Lãng chúng ta thấy điều gì? Có thể nói chính thái độ làm việc bàng quan và sự yếu kém đến  khó tin của cả một hệ thống hành pháp và tư pháp, từ tòa án các cấp đến chính quyền địa phương, cũng như các sở, ngành chuyên quản, quản lý đất đai, đã làm cho “vụ Tiên Lãng” trở nên "động trời". Qua quá trình theo dõi và trực tiếp điều tra, (nói một cách công bằng) người ta chưa tìm thấy dấu hiệu tham nhũng nào ở quy mô lớn trong vụ Tiên Lãng. Nếu có thì cũng chỉ là những món tiền thù lao nhỏ từ chủ đầm đang ngầm soán quyền thuê đất của gia đình anh Vươn mà thôi.

Những ngày gần đây vì có vụ án “Đoàn Văn Vươn” nên người ta đã rà lại vụ cưỡng chế 70 ha đầm tôm của gia đình ông Lê Đình Thảo (xã Tiên Thắng - Tiên Lãng) năm 2008, thì thấy đấu hiệu sai phạm đã xảy ra từ cấp xã đến tận cấp tòa án tối cao. Bản thân kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát tối cao cũng bị vứt vào sọt rác. Mặc dù chỉ với trình độ trung bình, bất cứ ai cũng thấy rõ sự sai phạm của hệ thống công quyền trong vụ của gia đình ông Thảo.

Một vài động thái “khắc phục”, “sửa sai” của hệ thống hành pháp và hệ thống tư pháp gần đây trong vụ Tiên Lãng cho thấy: Tất cả đều thiếu công bằng, lộn xộn, có dấu hiệu vi hiến và gian dối. Ngay cả kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/2/2012 cũng đã có sai phạm về cơ bản, vì khi chưa có phán quyết cuối cùng của tòa phúc thẩm thì chưa thể kết luận là quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật, mặc dù vấn đề dường như đã rõ.

Thứ hai, việc gia đình ông Vươn đã thu hoạch sản phẩm thủy hải sản hay chưa, nếu đã thu hoach thì đã thu hoạch bao nhiêu phần trăm, tài sản còn lại ước tính là bao nhiêu, chưa được làm rõ (cần thống nhất lời khai của ông Vươn trong tù và thông tin từ vợ con ông Vươn), thì ông thủ tướng không thể nói rằng “gia đình ông Vươn đã thu hoạch tôm cá trước khi có cuộc cưỡng chế”.

Thứ ba là, ông thủ tướng yêu cầu “nhanh chóng đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử” trong khi chính ông ta lại tuyên bố rằng “UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế là trái luật và trái đạo lý”. Nếu việc cưỡng chế (bằng vũ lực) là trái luật (phạm pháp) thì một người chống lại việc làm phạm pháp, cho dù có xảy ra án mạng cũng không thể quy kết cho họ tội danh “giết người” một cách tùy tiện. Hơn thế nữa, một "công vụ" phạm pháp thì đương nhiên là hành động phạm pháp, vậy người chống trả lại hành động phạm pháp không thể bị quy kết vào tội "chống người thi hành công vụ"...

Ngoài ra quyết định đình chỉ công tác của Thành ủy Hải Phòng đối với Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh (chủ tịch và phó chủ tịch UBND Tiên Lãng) là vi hiến, qua mặt chính quyền và tòa án. Quyết định nói trên còn sai trình tự kỷ luật Đảng ở chỗ, ngày 7/2/2012 Thành ủy Hải Phòng họp báo công bố ra quyết định đình chỉ công tác 2 nhân vật vừa kể, nhưng đến tận ngày 9/2/2012 thì họ mới về họp với Huyện ủy Tiên Lãng để bỏ phiếu thống nhất quyết định kỷ luật đã ban hành trước đó rồi (!). Đồng thời trong quá trình “làm việc” của công an, tòa án, và chính quyền các cấp trong vụ Tiên Lãng đều có nhiều biểu hiện bất minh…     

Vậy căn nguyên vấn đề lộn xộn trong quản lý đất đai, rộng hơn là những hỗn loạn trong quản lý nhà nước cũng như phát triển xã hội hiện nay ở Việt Nam là gì? Đó không phải là lỗi của các văn bản luật (trong đó có Luật đất đai), và chắc chắn nó không còn là “lỗi hệ thống” nữa. Nếu xác định đây là lỗi, thì tất nhiên đó không phải là tội! Nhưng vì mắc lỗi mà gây ra tội thì mọi tội trạng đều cần phải được xét xử, và những kẻ phạm tội buộc phải trả gía cho tội lỗi của mình để đảm bảo sự công bằng.


Muốn cho những cảnh này không tái diễn
xã hội VN cần một cuộc cách mạng thể chế chính trị
Ai là người phải chịu trách nhiêm trả giá cho tội trạng gây nên sự yếu kém trong quản lý nhà nước và bất minh trong thi hành pháp luật? Đó chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) – tổ chức đang nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để trả gia cho tội trạng của mình, bằng con đường ôn hòa, ĐCSVN cần phải được giải tán, hay ít nhất tổ chức chính trị ấy cũng cần phải bị tước quyền độc tôn lãnh đạo đất nước. Chỉ có cách thiết lập thể chế chính trị Đa nguyên Đa đảng thì mới có thể gỡ bỏ ĐCSVN ra khỏi vị trí độc tài hiện nay. Và đó chính là cách tốt nhất để tránh xảy ra những vụ xả súng đau lòng như vụ Tiên Lãng…

Lê Nguyên Hồng

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Thu phí giao thông: khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/thu-phi-giao-thong-kho-giam-un-tac-de-tang-buc-xuc.nd5-dt.150509.113121.html


Mục tiêu thu phí lưu thông nhằm hạn chế sử dụng xe cá nhân, chống ùn tắc giao thông sẽ rất ít khả thi, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược. Ông Thái Bá Minh - một chuyên gia về phát triển ô tô xe máy lo ngại, liệu chính sách đưa ra có làm tăng thêm bức xúc trong xã hội.

Trước hết do phạm vi, đối tượng, mức độ và yêu cầu khác nhau nên cần phân biệt 2 loại phí: phí lưu hành ô tô, xe máy (tính cho từng năm đối với cả nước, gọi tắt là phí lưu thông) và phí lưu hành vào giờ cao điểm (đối với địa bàn Hà Nội, gọi tắt là phí giờ cao điểm).

Thu phí: Chống ùn tắc hay tận thu
Là người sử dụng ô tô, xe máy, các công dân đã và đang thực hiện "trách nhiệm công dân" bằng cách đóng các khoản thuế và phí theo quy định của nhà nước. Đó là các khoản phí lưu thông.

Tôi cũng không phản đối việc thu phí lưu thông mới theo sáng kiến của Bộ GTVT, nếu làm rõ không trùng lặp, đúng mục đích và theo nguyên tắc "trả tiền theo lăn bánh", đi nhiều trả nhiều, đi ít trả ít, không đi không phải trả phí.

Theo tôi mục tiêu thu phí lưu thông nhằm hạn chế sử dụng xe cá nhân, chống ùn tắc giao thông sẽ rất ít khả thi, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược. Chúng ta đều biết, do nhu cầu mưu sinh của người dân và quy luật phát triển của xã hội, việc sở hữu và sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân chỉ có tăng mà không giảm. Như vậy, việc áp dụng thu phí lưu thông chắc chắn sẽ không làm cho tình trạng giao thông sáng sủa hơn.

Nhìn sang các nước chúng ta thấy không có sự phân biệt đối xử giữa xe tư và công. Người ta cũng không quan tâm người sở hữu, sử dụng xe thuộc đối tượng giàu hay nghèo. Mọi giải pháp đưa ra đều hướng tới khai thông những dòng chảy cho tất cả các loại phương tiện lưu thông suốt ngày đêm để tham gia vào các hoạt động kinh tế. Một đất nước sẽ không phát triển, nếu không duy trì được các hoạt động vận chuyển như vậy.

Vậy mục tiêu chính của thu phí ở đây phải chăng là tìm cách khai thác một nguồn thu đáng kể dễ thấy trong dân để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông? Nếu vậy, cũng phải tường minh mục đích của việc thu phí để người dân "tâm phục, khẩu phục". Tuy nhiên, nếu một chính sách chỉ nhằm hạn chế phương tiên sở hữu cá nhân và tùy hứng động vào túi tiền hợp pháp của họ nhưng lại không hạn chế được lăn bánh của các phương tiện giao thông, giải pháp đó cần được xem xét thận trọng, với tầm nhìn xa hơn.


Cần nhiều phương án hiệu quả hơn phí
Đề xuất thu phí lưu thông nhằm mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông được đưa ra trong bối cảnh các loại hình dịch vụ giao thông công công trên địa bàn Hà Nội và cả nước đều thiếu và mất cân đối. Người dân đóng phí nhưng không được hưởng lợi, sử dụng không tiện lợi, chịu tốn kém và không an toàn.

Như vậy liệu chính sách đưa ra có làm tăng thêm bức xúc trong xã hội, nhất là vẫn còn đó rất nhiều người nghèo, cận nghèo và thuần nông. Câu hỏi đặt ra là: một khi chính sách đưa ra bị thất bại thì sẽ xử lý trách nhiệm của cán bộ và hậu quả kinh tế đối với người dân như thế nào?

Xin lưu ý kết quả thu thập từ 1.660 doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tiền lương và thu nhập bình quân trên danh nghĩa của người lao động trong năm 2011 đều tăng, nhưng tiền lương tăng thực tế chỉ đủ bù trượt giá.Điều đáng nói là sau tết nhiều dịch vụ, mặt hàng đã tăng giá hoặc dự kiến tăng giá như: gas, điện, 400 dịch vụ y tế...

Những thông tin của các nước liên quan đến thu phí và cách thu phí mà Bộ GTVT lý giải theo tôi là không đầy đủ, không trúng và đề xuất chính sách thu phí còn thiếu căn cứ khoa học và xa rời thực tế.

Cần ghi nhận thành phố Hà Nội và Bộ GTVT đã và đang triển khai rất nhiều giải pháp cơ bản, đồng bộ để hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông với một quyết tâm rất cao. Cá nhân tôi rất tin tưởng vào thành công của hệ thống các giải pháp đồng bộ. Vấn đề là cần kiên trì và phải có thời gian, trong đó nâng cao ý thức và ứng xử có trách nhiệm của những người tham gia giao thông phải là một giải pháp vô cùng quan trọng, không thể thiếu được.

Liên quan đến giải pháp thu phí tôi thây đề xuất Đề án mới nhất của Sở GTVT Hà Nội lên UBND Thành phố "Thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực nội đô giờ cao điểm" có cơ sở thực tế hơn.

Trước mắt không nên đưa ra nhiều sáng kiến mới mà chỉ cần tập trung giải quyết dứt điểm, có hiệu quả các giải pháp đã và đang triển khai, cụ thể:

Thay đổi giờ học, giờ làm; thực hiện tiếp phân làn (theo dõi, rút kinh nghiệm, từng bước điều chỉnh cho phù hợp thực tế);

Xây cầu vượt ở các nút giao thông gây tắc nghẽn; chấn chỉnh lại các bãi đỗ xe; nắn lại các cung đường ở các nút giao nhau cho hợp lý;

Xử lý nghiêm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, bao gồm cả trách nhiệm các cán bộ quản lý trên địa bàn và của thành phố có liên quan; xóa bỏ các chợ chợ lấn chiếm đường phố;

Hạn chế lưu thông xe vào giờ cao điểm đối với một số tuyến phố;

Chấn chỉnh hệ thống các tuyến xe buýt (lái xe, phương tiện...);

Đẩy mạnh tuyên truyền (mở chuyên đề riêng trên truyền hình); tăng mức phạt và xử phạt nghiêm; điều chỉnh chế độ đãi ngộ và định kỳ chấn chỉnh, thay mới đội ngũ cán bộ kiểm tra, xử lý vi phạm.

(VEF)

Làm chính sách theo tư duy của gánh hàng xén

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phong-van-yeu-nhan/lam-chinh-sach-theo-tu-duy-cua-ganh-hang-xen.nd5-dt.150522.113209.html


Xây dựng chính sách vì lợi ích cục bộ, thiếu tần nhìn, dễ thay đổi là kiểu tư duy của gánh hàng xén.

"Cách làm chính sách của nhiều cơ quan thời gian qua vẫn chỉ nhìn trên lợi ích cục bộ, nhỏ lẻ, thiếu tầm, tư duy không khác gì gánh hàng xén; nhiều chính sách liên tục thay đổi khiến cho không ít DN nản lòng". Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho biết.

Ông có nói rằng thời gian qua chúng ta ban hành một số chính sách, quyết định có ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất, mà đối tượng là các DN lại không được tính đến, ông có thể cho ví dụ về trường hợp này?

- Tôi xin nêu ví dụ đó là lệ phí trước bạ đối với ô tô, mới đây được Hà Nội nâng lên 20%, thành phố Hồ Chí Minh là 15% và phí cấp biển ô tô tại Hà Nội được nâng lên 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Mại.

Mục đích của tăng phí này không gì khác ngoài tăng nguồn thu và hạn chế ô tô cá nhân. Tôi chia sẻ với HĐND 2 thành phố về vấn đề ách tắc giao thông, nhưng theo tôi, phí chỉ là một khoản nộp để được nhà nước thừa nhận quyền sở hữu với tài sản mà người tiêu dùng đã mua.

Vậy mà chúng ta biến thành 1 loại thuế cao đánh vào người tiêu dùng. Bây giờ 1 người mua 1 chiếc ô tô có giá 1 tỷ đồng tại Hà Nội sẽ phải đóng thêm 20% lệ phí trước bạ và 20 triệu đồng phí cấp biển, như vậy tổng cộng lên tới 22% giá trị chiếc xe là mức quá cao, không ở đâu  như vậy  và không thể hiểu nổi dựa vào đâu mà các cơ quan đưa ra mức thu này. Tôi cho rằng việc tăng lệ phí này cũng không thể giảm ách tắc giao thông.

Mới đây Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đã đưa ra đề xuất thu phí giao thông với ô tô mức 20 triệu đến 50 triệu đồng/xe/năm nhằm mục đích giảm phương tiện cá nhân, tăng thu cho ngân sách để xây dựng hạ tầng, ông nghĩ sao về đề xuất này?

- Như tôi đã nói ở trên, chúng ta đang biến phí thành những loại thuế cao, rất kỳ lạ. Thuế vốn đã là 1 công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Một người mua chiếc ô tô họ đã phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tới 50% đó là chưa kể thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt theo định nghĩa là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng một cách công bằng hợp lý, ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,  nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó.

Vậy nay lại thêm phí lưu thông phương tiện dùng để điều chỉnh công bằng xã hội thì có phải là chồng chéo và gây ra những tác động bất lợi mà nhiều người chưa hình dung ra.

Những tác động bất lợi theo ông sẽ như thế nào?

- Các đề xuất này đương nhiên là sẽ tác động tới sản xuất. Chúng ta làm chính sách nhưng hình như không quam tâm đến động lực kinh tế. Người ta làm ra của cải vật chất mà không được hưởng thụ xứng đáng sẽ không có động lực để làm việc nữa.

Quyết định tăng lệ phí trước bạ với ô tô xe máy, thu phí phương tiện... thì đối tượng chịu thiệt chính là người dân, đáng ra phải được hưởng thành quả do chính mình làm ra thì nay phải chịu cảnh giá xe cao gấp ba lần thế giới, thử hỏi mọi người sẽ nghĩ như thế nào?

DN là lực đẩy của phát triển kinh tế, chính sách làm ra gây khó khăn cho DN cũng sẽ làm giảm động lực phát triển và như vậy chẳng có nguồn thu và cũng chẳng thể điều tiết công bằng xã hội. Đó là chưa kể các ngành sản xuất có khi còn bị thui chột hoặc không phát triển được. Việc đưa ra các chính sách, các đề xuất mà thiếu cái nhìn tổng thể, sâu rộng không có sự dung hoà lợi ích các bên thì không mang lại hiệu quả.

 
Một số ý kiến cho rằng việc thu phí phương tiện như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải chính là sự cào bằng, thiếu khoa học, theo ông có đúng vậy?

- Ở các nước khác, tại những thành phố, những trung tâm đông người, để hạn chế ách tắc giao thông chính quyền thường đánh phí cao với xe lưu thông trong khu vực này. Còn xe không vào trong khu vực này, không bị thu phí. Việc thu phí tất cả mỗi xe với số tiền cố định hàng năm thực chất không phải là nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông mà nó cho thấy ngành giao thông đang thiếu tiền để xây dựng hạ tầng nên tìm cách móc thêm tiền từ người dân.

Mới đây trong Hội nghị tổng kết ngành giao thông, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã thông tin rằng mỗi năm ngành giao thông làm được 30 km đường cao tốc. Rõ ràng đây là vấn đề nan giải.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2006-2010 mức động viên thuế  của chúng ta quá cao, tới 28%. Thuế cao, DN sẽ không có tích luỹ để tái sản xuất, người dân không có cơ hội tiêu dùng, mà đó lại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện  có nhiều ý kiến cho rằng giảm mức động viên về 21%-22% để DN tăng đầu tư sản xuất, người dân tăng tiêu dùng. Việc tăng thu phí phương tiện giao thông đi ngược lại với mong muốn trên.

Các DN đầu tư nước ngoài nghĩ gì về những cách làm chính  sách kiểu này?

- Họ phản ứng không tốt. Tôi có thông tin cho biết nhiều DN FDI muốn chuyển đầu tư từ Việt Nam sang các nước khác như Lào, Campuchia, Malaysia...

Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất khi trao đổi với Hiệp hội  DN đầu tư nước ngoài là chính sách của Chính phủ thay đổi liên tục khiến cho họ bị động. Ngành ô tô là một ví dụ điển hình. Trong 5 năm vừa qua, chính sách với nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô thay đổi liên tục. Hết tăng thuế lại đến thi nhau tăng phí, đề xuất các khoản thu phí mới, làm cho các DN nản lòng. Bên cạnh đó là các chính sách ban hành ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN mà không được tính đến.

Theo tôi, chính sách kinh tế xã hội luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và hàng chục triệu người dân, vì vậy chính sách phải có định hướng, nhất quán.

Với những chính sách có tầm ảnh hưởng rộng  nên có những điều tra rộng rãi trước khi ban hành. Việc đưa ra các chính sách mang tính cục bộ, thiếu tầm, thiếu sự dung hoà lợi ích các bên thì tư duy vẫn theo kiểu nhỏ lẻ giống như gánh hàng xén, chắc chắn không mang lại hiệu quả.

(VEF)

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Tiên Lãng: Đêm trước ngày cưỡng chế

http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tien-lang-dem-truoc-ngay-cuong-che-c46a434696.html

Thảm cảnh của gia đình ông Vươn, ông Quý sau buổi cưỡng chế cứ ám ảnh tôi suốt những ngày Tết Nhâm Thìn. Tôi luôn nghĩ điều gì đã diễn ra trong ngôi nhà ông Vươn vào cái đêm trước khi bị cưỡng chế?


Họ không ngủ được? Ai mà ngủ được vào cái đêm chuẩn bị cho cái chết, chuẩn bị cho một trận chiến mà bất luận thế nào, họ cũng là người thua trận. Là người có học thức, từng đi bộ đội, hẳn anh Vươn hiểu rất rõ những việc mình làm sẽ gây hậu quả cho bản thân anh và gia đình như thế nào.

Việc làm của họ đã được xác định từ trước. Chị Thương kể: “Tôi không biết cụ thể chồng tôi và chú Quý sẽ làm gì, nhưng thấy hai anh em trao đổi với nhau, nét mặt căng thẳng, giằng xé lắm...”.

Cũng đúng thôi. Không giằng xé sao được? Đó là lúc họ phải lựa chọn ai, anh hay em sẽ ở lại, sẽ là người bấm nút kích nổ liều chết... Tôi cứ tưởng tượng ra câu chuyện như thế. Họ còn nói với nhau điều gì được, ngoài việc “phân công” ai sống, ai chết, mà theo cách gọi của tố tụng hình sự thì đó là bàn bạc nhau để phân công thực hiện hành vi phạm tội? Hai người phụ nữ được “phân công” nhiệm vụ “phải sống” nên đã bị đuổi về làng “để còn sống mà nuôi con”- chị Thương kể.

Thực tế cũng đã diễn ra như thế, gần giống những gì tôi tưởng tượng. Khi mà đoàn cưỡng chế tấn công vào thì Quý và những người “ở lại” đã cho nổ mìn. Hay họ chỉ gây tiếng nổ để dọa đoàn cưỡng chế nhỉ? Sau tiếng mìn nổ, nếu không ai tiến vào thì họ có nổ súng không nhỉ? Ừ. Thế thì đã không có chuyện 6 người bị thương, để rồi tội danh giết người được xác lập.

Tiên Lãng: Đêm trước ngày cưỡng chế, Tin tức trong ngày, cuong che dat, doan van vuon, cuong che thu hoi dat, vu tien lang, bao, tin nhanh, tin hot,
Hình ảnh vụ cưỡng chế tại xã Vinh Quang ngày 5/1

Những người đi cưỡng chế đã quyết tâm thực thi nhiệm vụ, sẵn sàng xông thẳng vào nơi nguy hiểm. Để làm gì không biết nhỉ? Cho đến nay, chưa ai lý giải thấu đáo được câu hỏi này. Riêng tôi, chỉ có hai cách lý giải: Hoặc họ non kém nghiệp vụ, hoặc họ có động cơ khác, cần phải lấy lại đầm của anh Vươn bằng được.

Lại nghĩ anh Vươn, anh Quý sao không lựa chọn cách khác? Họ là ai? Là người lao động chăm chỉ, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận đương đầu với khó khăn, sóng gió để chinh phục biển cả. Họ không phải côn đồ hung hãn, có dòng máu lạnh, sẵn sàng xả súng vào người khác.

Và tôi cũng tự bảo mình: Không phải họ không lựa chọn biện pháp khác. Nhiều năm trời họ đã kiên trì theo đuổi các biện pháp đấu tranh ôn hòa, hợp pháp. Suốt từ năm 2004, Đoàn Văn Vươn đã liên tục viết hàng loạt đơn gửi tất cả các cấp, thậm chí ngay đến sát ngày bị bắt, ngay trong buổi sáng khi đoàn tiến hành cưỡng chế, Vươn vẫn đôn đáo đem đơn đi kêu cứu khắp nơi. UBND huyện đã tổ chức đối thoại 8 lần. Thế nhưng, cả 8 lần, cán bộ huyện chỉ muốn áp đặt, bắt buộc người dân phải bàn giao vô điều kiện toàn bộ vùng đầm.

Anh Vươn thì quá cảnh giác, cứ muốn một tay ký biên bản bàn giao (để thực hiện quyết định thu hồi của huyện), tay kia phải được nhận bản hợp đồng cho thuê đất. Họ cảnh giác vì họ mất lòng tin. Người dân ở đây đã bị lừa không chỉ một lần.

Khi Tòa án thành phố giúp hai bên tự thỏa thuận, đại diện UBND huyện hứa nếu anh Vươn rút đơn thì huyện sẽ cho thuê đất, nhưng khi người dân rút đơn kháng cáo cũng có nghĩa là bản án sơ thẩm có hiệu lực và huyện tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi. Họ cảnh giác vì trước đó, một chủ đầm khác đã nghe lời hứa, bàn giao rồi sẽ được đấu thầu lại, theo hướng dẫn của xã, ký biên bản bàn giao đất, thế là mất luôn.

Trước anh Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.

Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19/6/1992 đến 16/9/2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.
Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng.

Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.

Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà anh Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí.

Nhưng - vẫn lại nhưng, có một hậu quả đau lòng mà các lãnh đạo Hải Phòng hẳn chưa biết là gần một năm sau cuộc cưỡng chế đó, ông Lê Đình Thảo, từ một chủ đầm cao lớn, khỏe mạnh, vì “của đau con xót”, vì vẫn gửi đơn từ đi khắp nơi nhưng không nhận được hồi âm, mà đổ bệnh rồi chết ở tuổi 55 còn sung mãn.

Ghi chép của Vũ Thị Hải
 
Nhiều tình tiết giảm tội cho các bị can
Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp và có kết luận về vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Trong kết luận, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo TP Hải Phòng kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị can do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.

Tiên Lãng: Đêm trước ngày cưỡng chế, Tin tức trong ngày, cuong che dat, doan van vuon, cuong che thu hoi dat, vu tien lang, bao, tin nhanh, tin hot,
Bị can Đoàn Văn Vươn - Ảnh: Thế Dũng

Theo nội dung vụ việc, sáng 5/1, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm hơn 100 cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội và đại diện các ban, ngành chức năng tiến hành cưỡng chế hơn 40 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của ông Đoàn Văn Vươn tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Khi một tổ công tác tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn trên khu đất này, bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ, hất văng 2 công an viên huyện Tiên Lãng (nhưng không gây thương vong). Tiếp đó, tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà, người nhà ông Vươn đã dùng súng bắn đạn hoa cải bắn vào lực lượng chức năng, làm 4 công an viên và một số chiến sĩ quân đội bị thương.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm: ông Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người; Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ nhưng được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Về việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, một kiểm sát viên của VKSND TPHCM cho rằng kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế sai, đồng thời kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị can do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng sẽ là căn cứ để xác định tình tiết giảm nhẹ đặc biệt khi đưa ra quyết định hình phạt cho các bị can.

Theo đó, bị can phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2, điều 46 Bộ Luật Hình sự. Ngoài ra, theo kiểm sát viên này, do việc cưỡng chế trái pháp luật nên những người thực hiện việc cưỡng chế không thể nói vì lý do công vụ. Như vậy, bà Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương không phạm tội chống người thi hành công vụ.

Cũng về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM) nhấn mạnh: Chính vì sự bội tín của UBND huyện Tiên Lãng (thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp tục được thuê đất để nuôi trồng thủy sản nếu rút đơn kháng cáo nhưng sau khi ông Vươn rút đơn, UBND huyện lại không làm theo thỏa thuận) đã gây mất lòng tin cho người dân.

Thêm vào đó, quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bị xâm phạm nghiêm trọng bởi hành vi trái pháp luật của những cá nhân, cơ quan khác đã khiến các bị can quá bức xúc dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, nếu có hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, điều 46, HĐXX có thể xem xét áp dụng điều 47: tuyên phạt dưới khung hình phạt.

Còn theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM), súng bắn đạn hoa cải không phải là vũ khí quân dụng, có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau nên tầm sát thương cũng khác nhau. Vì vậy, cũng cần phải xác định loại đạn mà các bị can sử dụng để đánh giá tầm sát thương, khoảng cách bắn nhằm xác định ý thức chủ quan của bị can xem có thỏa mãn với tội danh giết người hay chỉ cố ý gây thương tích?

Tố Trâm

Hình ảnh đàn áp Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc

http://tin180.com/thegioi/diem-nong/20120210/hinh-anh-dan-ap-tay-tang-cua-chinh-quyen-trung-quoc.html

Gần đây, một nhóm nhà hoạt động tại Tây Tạng đã tung ra một số hình ảnh. Theo thông tin của tổ chức này, các bức ảnh cho thấy rõ cảnh các cảnh sát chống bạo động đang đánh đập và kéo lê đến chảy máu một người dân biểu tình ở khu vực Tây Tạng. Tổ chức này còn cho rằng những tấm ảnh cũng chứng minh là chính quyền Trung Quốc đã đối xử tàn nhẫn với những người biểu tình không có vũ trang và trong hòa bình.
 













Hình ảnh đàn áp Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 14)

Duojisedeng, một điều phối viên người Ấn của phong trào sinh viên tự do Tây Tạng , cho biết rằng những bức ảnh được tung ra bởi tổ chức này là không dễ gì kiếm được.

Anh nói “Chính phủ Trung Quốc cho rằng cảnh sát đã nổ súng vào những người biểu tình nhằm mục đích tự vệ. Nhưng từ những bức ảnh chúng ta có thể thấy rõ rằng những người biểu tình không hề có vũ khí trong suốt cuộc biểu tình phi bạo động của họ. Cảnh sát đã đàn áp thẳng tay những người biểu tình và bắn chết nhiều người Tây Tạng. “

Thông tin phản hồi từ người đọc là cư dân mạng Trung Quốc trước sự kện này:
OZ Idler: Lũ người này có phải là Năm Mươi Xu (Tiếng lóng: ám chỉ là thành viên của ĐCSTQ), cái đuôi của lũ xâm lược ĐCSTQ – nếu không thì chúng nó đã bị bọn ĐCSTQ tẩy não đến điên loạn rồi!!! Người Tây Tạng chưa bao giờ nói rằng họ muốn được độc lập. Những gì họ muốn chỉ là niềm tin, nhân quyền và tự do! Những kẻ thực sự muốn chia quê hương chính là những tên cướp ĐCSTQ! Chúng cả gan gian lận bán đất của đất nước! Mở mắt của các người ra để tìm những người thực sự làm tổn hại đến người dân Trung Quốc đi. Câu trả lời chính là những tên cướp cộng sản!

Lee Guiding: Người dân Tây Tạng, chỉ bởi vì bạn có chư Phật trong trái tim mình, những kẻ chống đối như bọn cướp ĐCSTQ chỉ muốn bạn chết mà thôi. Hãy quỳ xuống để cầu xin Chủ của vũ trụ có lòng thương xót đến chúng!

Tấn công ĐCSTQ : Nhân dân Tây Tạng! Hãy cầm vũ khí lên để tiêu diệt cảnh sát ĐCSTQ!

Ủng hộ nhân dân Tây Tạng: ĐCSTQ thực đáng xấu hổ! Sự kiện 4/6/1989 lại lặp lại một lần nữa! Nếu các người thực sự có khả năng như vậy, tại sao không lấy lại lãnh thổ bị mất của Trung Quốc từ nước ngoài? Gửi những người cảnh sát chống bạo động, vũ khí, và phương tiện tấn công đến quần đảo Diaoyutai đi! Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn bắt nạt thường dân không có vũ trang! Nếu tôi có một quả tên lửa, tôi sẽ bắn vào đầu của lão Hồ Cẩm Đào!

Ren Pengcheng: Chế độ độc tài ĐCSTQ, một lũ cướp, chỉ vì ngăn chặn việc người Tây Tạng theo đuổi dân chủ và tự do, đã làm hoen ố Tây Tạng với tên của “đất nước tan rã”, để có lý do hợp pháp cho việc đàn áp và đưa những tên cảnh sát chống bạo động đến, tên cướp ĐCSTQ đã lừa lọc và tẩy não họ, khiến họ tấn công nhân dân Tây Tạng vô tội một cách tàn nhẫn. Thật là máu lạnh và độc ác giống như vụ thảm sát đẫm máu của sinh viên và công dân trong sự kiện ngày 4/6/1989.

Nima sẽ giết ĐCSTQ: “Công bằng luôn được ủng hộ, bất công thì không bao giờ.” Làm thế nào Trung Cộng có thể khuất phục được những người dân Tây Tạng? Từ quan điểm này: Thiên Đàng sẽ loại bỏ ĐCSTQ!

Lu Xiaohan: Đừng nhìn vào ĐCSTQ kiêu ngạo ngày hôm nay. Những gì họ đã làm sẽ bị thanh toán lại gấp đôi vào ngày mai! Sự thật là, những tên sát sinh đó sẽ xuống địa ngục để nhận trừng phạt.

Cư dân mạng Trung Quốc: Là một thành viên của người Hán, tôi sẽ bày tỏ sự phẫn nộ cùng cực của tôi về người anh em Tây Tạng đang bị đàn áp tồi tệ như vậy. Có sự khác biệt nào với sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989? Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bao phủ với máu của người dân.

Cư dân mạng Trung Quốc: Đây không phải là tranh chấp giữa người Hán và người Tây Tạng, thay vào đó, nó là một vụ thảm sát người Tây Tạng liên tục gây ra bởi ĐCSTQ, những tên cướp man rợ. Bắn hạ bọn cướp ĐCSTQ đã trở thành một tuyên bố chung cho tất cả nhân loại.

Theo kanzhongguo

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Những “kỷ lục” của Tiên Lãng

http://quechoa.info/2012/02/10/nh%E1%BB%AFng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-tien-lang-va-s%E1%BB%B1-tha-hoa/

Vô cảm và sự quay vòng nhân- quả
 Cho dù ngày hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc họp chính thức về vụ cưỡng chế gần 20 héc ta đất của gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), nhưng vụ việc gây phẫn nộ và hiệu ứng quá lớn của nó vẫn để lại trong lòng người vị đắng.
Từ đây, Tiên Lãng thành một khái niệm đặc biệt, không chỉ do tính chất điển hình về sự cưỡng chế đất đai thô bạo, vi phạm pháp luật của chính quyền sở tại, mà còn bởi nó chiếm khá nhiều… kỷ lục.
- Kỷ lục về tính chất nhạy cảm: Đó là cưỡng chế, giải tỏa đất đai, một lĩnh vực chiếm tới 70% vụ khiếu kiện. Đối tượng cưỡng chế lại là người từng được báo chí vinh danh như anh hùng khai khẩn đất hoang, lấn biển.
- Kỷ lục về sự nhẫn tâm: Thời điểm cưỡng chế được chọn một cách có tính toán- trước Tết âm lịch. Theo đạo lý truyền thống của người Việt, đó là dịp người dân chuẩn bị sắm Tết, thờ cúng tổ tiên.
- Kỷ lục về tính chất chính quy: Để cưỡng chế một gia đình nông dân, chính quyền Tiên Lãng huy động tới 100 con người, trong đó có cả lực lượng cảnh sát, quân đội trang bị tận răng.
- Kỳ lục về sự tuyệt vọng và cùng đường: Người bị cưỡng chế- anh nông dân Đoàn Văn Vươn đã dùng cả mìn, đạn hoa cải “sát thương” sáu chiến sĩ cảnh sát, quân đội. 
- Kỳ lục về sự cưỡng chế nghiêm khắc: Không chỉ phá tan nhà ở của gia đình Đoàn Văn Vươn, những kẻ thừa hành còn “cưỡng chế” cả hai con chó của gia đình này, cùng đồ dùng, soong nồi, quần áo… khiến dư luận xã hội phẫn nộ, tức giận về hành vi mang chất “lục lâm”, “thảo khấu”.
- Kỷ lục về “mắt kém” và phát ngôn quá ấn tượng: Ngôi nhà hai tầng kiên cố của Đoàn Văn Vươn, đã được ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Sở CA TP nhìn ra là một cái …chòi.
Đặc biệt, đánh giá kết quả cuộc cưỡng chế, ông cho rằng, đó là một trận đánh …đẹp, có thể viết thành sách! Khiến cho bạn đọc lại sôi lên, bi phẫn …chờ đợi tác phẩm tiếp theo của ông.
-Kỷ lục về sự đổ vấy và nói dối: Trả lời báo chí, theo ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBNDTP Hải Phòng, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn, bị người dân bức xúc… cưỡng chế.
Nhưng sự nói dối sớm bị vạch trần, mới đây, người dân xã Vinh Quang đã viết đơn khiếu kiện, tố cáo, người chỉ đạo phá nhà Đoàn Văn Vươn là hai quan xã- ông Phạm Đăng Hoan, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. (VietNamNet, 9/2/2012).
- Kỷ lục về sự quan liêu, ngạo mạn thói ban phát “xin- cho”: Trả lời báo chí, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng cho rằng, huyện không biết ai phá nhà ông Vươn, vì gia đình không báo, và báo chí chỉ thông tin chứ không có văn bản cho huyện. Đến nỗi, nhà văn Nguyễn Quang Lập phải có bài viết: “Mất nước, nhà tan phải báo chứ”(!). Chao ôi là tinh thần…vô trách nhiệm của một quan huyện!
Rồi một loạt những phóng sự điều tra mới nhất của nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho thấy, sự quan liêu là căn nguyên rất cơ bản dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng- thành tội ác của chính quyền Tiên Lãng (từ của nhà văn N.Q.V).
Rất nhiều sai phạm của huyện lại đều chỉ do… nghe thuộc cấp báo cáo lại, không hề xuống hiện trường điều tra.
- Kỷ lục về sự ngang nhiên vi phạm pháp luật của chính quyền Tiên Lãng, khinh dân và ác với dân, qua “3 không”:
+ Không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi để công bố đối với người có đất bị thu hồi.
+ Không thành lập hội đồng đền bù hỗ trợ trước khi thu hồi.
+ Không tổ chức đối thoại với người được giao đất bị thu hồi.
 - Kỷ lục về “Những phát ngôn đối ngược” (VietNamNet, ngày 5 và 6/2/2012): Vụ Tiên Lãng vô tình khiến cho bạn đọc được thưởng thức cách “nói đối”- những cách nhìn nhận về anh nông dân Đoàn Văn Vươn và vụ cưỡng chế khác hẳn nhau.
 Một bên là các quan chức Tiên Lãng và Hải Phòng.
 Một bên là trưởng thôn, cán bộ hưu trí xã, người dân Vinh Quang, các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp Nhà nước, cán bộ quản lý, đại biểu Quốc hội, GS. TS: Ông Lê Đức Anh, Nguyễn Quốc Thước, Vũ Mão, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Xuân Phú…v..v…và…v…v..
 - Kỷ lục về sự “đi chậm”: Huyện Tiên Lãng cách thành phố Hải Phòng chỉ 30 ki lô mét, mà phải sau vụ việc đúng 30 ngày, các cấp chính quyền TP Hải Phòng, được tin Thủ tướng sắp về làm việc, mới tíu tít “em về…làng” gặp dân, nắm thông tin. Tính ra tốc độ đi của họ 1 km/ngày
 - Kỷ lục về sự phẫn nộ của dư luận xã hội: Hàng nghìn bài báo trên các báo điện tử, báo giấy, trang mạng xã hội lên án và bất bình trước việc thực thi pháp luật thô bạo, mang tính tư lợi và phạm luật của chính quyền Tiên Lãng.
 Đến nỗi báo Người lao động (9/2/2011) có hẳn một bài thơđộng viên các quan chức Tiên Lãng: Mau mà rời ghế đi thôi/ Mau mà rời khỏi cái nơi cửa quyền/ Để cho thiên hạ được yên/ Đừng làm dân chúng phát điên cả đầu.
 - Kỷ lục về nghĩa đồng bào: Không chỉ các trang mạng lên tiếng ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn, mà các cá nhân trong nước, người dân Việt kiều ở nước ngoài đã lên tiếng quyên góp hỗ trợ, ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn vượt qua những sóng gió khủng khiếp đời người.
- Kỷ lục về… báo ứng: Chỉ sau một tháng xảy ra vụ cưỡng chế, hàng loạt cán bộ Tiên Lãng bị kỷ luật. Đó là ông Lê Văn Hiền, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện, Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Và mới đây, Liên Chi hội nuôi trồng Thủy sản nước lợ Tiên Lãng (Hải Phòng) có đơn đề nghị cách chức, buộc thôi việc, khai trừ Đảng đối với ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy, người phải chịu trách nhiệm đầu tiên về Đảng, vì đã “để xảy ra một việc đặc biệt nghiêm trọng”, và 7 vị quan chức khác.
Người ta bảo, thời kinh tế thị trường, luật “nhân- quả” cũng…quay vòng nhanh lắm!
- Kỷ lục về sự quan tâm của các Bộ, ngành chức năng: Đến thời điểm này, có tới sáu bộ, ngành chức năng đã vào cuộc tìm hiểu vụ Tiên Lãng. Đó là Mặt trận Tổ Quốc VN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân VN, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn và Bộ Tư pháp.
 Cũng phải chăng, vì ngày 10/2 hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở TW và UBND TP.Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết dứt điểm vụ việc?

 Sự tha hóa và con đường… độc đạo
 Ở một góc độ khác, cần phải “khen” chính quyền Tiên Lãng, vì họ đã là một minh họa sinh động cho kết luận của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị TW 4 trước đó ít ngày: Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ.
 Điều đó, đang trở nên khẩn thiết?
Ngày 7 và 8/2/2012 mới đây, VietNamNet có bài phỏng vấn Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), dưới nhan đề: “Tướng Lê Văn Cương bàn chuyện chỉnh đốn Đảng”…
Theo ông Lê Văn Cương, giống như quy luật xã hội, sự tha hóa của đảng cầm quyền, dù là cộng sản, tư sản hay dân tộc là phổ biến (và đã được tiên đoán). Sự tha hóa của ĐCS không phải là một ngoại lệ.
 Nhưng chống lại sự tha hóa, chắc chắn không đơn giản và không dễ. Điều này, thể hiện ở ngay nghị quyết các kỳ ĐH Đảng:
 + ĐH 6 (1986): Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật…, đã nhìn rõ bệnh tật trong Đảng. Và không ai có quyền tự ban cho mình những đặc quyền, đặc lợi.
 + 10 năm sau (1996), ĐH VIII: Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị.
 + 5 năm sau (2001), ĐH IX: Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy hệ thống chính trị, trong nhiều tổ chức kinh tế, là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
 + 5 năm sau nữa (2006), ĐH X: Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…,. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
 +5 năm tiếp theo (2011), ĐH XI: Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội… , làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước.
+ Cuối tháng 12/2011, tại Hội nghị TW 4: Lần đầu tiên, Tổng BT nhận định tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm đang làm Đảng ta suy yếu, làm lòng tin của dân với Đảng giảm sút, và cần chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ.
Từ đặc quyền, đặc lợi, đến tham nhũng, nạn tham nhũng kéo dài, và hiện nay là tham nhũng và lợi ích nhóm, rõ ràng  “con đường” tha hóa trong Đảng chưa bao giờ bị chặn đứng, dừng lại, mà theo như Tướng Lê Văn Cương, ngày càng phát triển tinh vi…
Vì sao? Theo người viết bài này, dường như khi đặt vấn đề chỉnh đốn, thường có sự nhầm lẫn giữa mục tiêu và giải pháp.
Các giải pháp nếu có, lại mang nặng tính duy ý chí, nặng sự hô hào hình thức, hô… khẩu hiệu, nhưng rất thiếu một thiết chế mang tính cải tổ khoa học và hợp quy luật. Rút cục, sự vững mạnh ở cơ sở không mang tính bản chất, thậm chí chứa nhiều ung nhọt.
Đến mức, 15 năm trước, Đảng ủy Quỳnh Phụ (Thái Bình) 10 năm liền trong sạch vững mạnh vậy mà cuối cùng sự kiện Thái Bình 1997 nổ tung, rung chuyển cả xã hội, cho thấy Đảng ủy này chả trong sạch cũng như vững mạnh, gây tổn thất lớn cho uy tín chính trị của Đảng.
Và mới đây thôi, vụ Tiên Lãng bộc lộ hết sự yếu kém về cái tâm, cái tầm của tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp, gây phẫn nộ lớn cho nhân dân.
Đó liệu có phải là những mầm họa?
Không ai có thể làm suy yếu Đảng, làm dân mất lòng tin bằng chính sự tha hóa, được đội ngũ cán bộ của Đảng săng sái… “lập công”, như Đảng ủy Quỳnh Phụ trước đây, như chính quyền Tiên Lãng hôm nay, như các quan chức mất phẩm chất tham nhũng, lợi ích nhóm bị lộ và chưa bị lộ?
Là người am hiểu đặc điểm thực tiễn cơ chế chính trị Việt Nam, nghiên cứu sự bại vong của những mô hình, thể chế chính trị trên trường quốc tế, Tướng Lê Văn Cương cũng đã nhìn ra sự tha hóa đó, có nguyên nhân của việc quyền lực không bị giám sát.
Vì vậy theo ông, sự chỉnh đốn cũng là con đường độc đạo đầy đau đớn mà Đảng phải đi…. Và trong điều kiện đặc thù, chỉ một Đảng độc đạo duy nhất, không có đối trọng, thì phải tạo cơ chế để người ta lấy đá ghé chân anh. Cơ chế đó là sự giám sát quyền lực, mà ông Lê Văn Cương đưa ra gồm bẩy điểm.
Như tăng cường hơn nữa sự giám sát của cơ quan lập pháp đối với hành pháp, sự độc lập của cơ quan tư pháp trong xét xử. Như bố trí cán bộ phải qua kiểm tra, chọn lọc. Xây dựng cơ chế tuyển chọn và sử dụng hiền tài vào các vị trí quyết định…Nhưng những điểm đó, nói cho công bằng, không mới. Vì nó đã thấp thoáng ở chỗ này chỗ khác, trong những kiến nghị giải pháp trước đây. Vấn đề là có muốn làm và làm thực chất không?
Còn người viết không dám tin sẽ thành hiện thực. Bởi một điều, có ai tự nguyện để người khác vác đá ghè chân mình?
Ngay cả Tướng Lê Văn Cương cũng chỉ dám tin, sự thay đổi sẽ là một quá trình dài đau đớn.
Vì vậy, với dân tộc Việt, cũng sẽ là một quá trình dài đau đớn, khi muốn phát triển hướng tới dân chủ, công bằng và văn minh!