Những
loài vật sinh ra và biến mất là quy luật tất yếu của tự nhiên, có rất
nhiều loài chúng ta chỉ biết tới chúng qua những mẫu hóa thạch như khủng
long bạo chúa, cũng có những loài biến mất vì nạn săn bắt của loài
người. Dưới đây là một số hình ảnh về các loài động vật kỳ lạ mà con người không còn cơ hội nhìn thấy nữa.
1. Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) - tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm
Khủng long bạo chúa (còn được gọi là
T-rex) là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại,
với hộp sọ lớn, chiều dài trên 13,2m, cao hơn 5m, ước tính nặng khoảng 7
tấn. Loài này di chuyển bằng 2 chân và giữ thăng bằng nhờ cái đuôi dài
và nặng.
Các hóa thạch của T-rex được tìm thấy ở
Bắc Mỹ có niên đại lên đến 3 triệu năm. T-rex là một trong những loài
khủng long cuối cùng còn tồn tại trước khi có sự tuyệt chủng vào kỷ Phấn
Trắng thứ ba, khoảng 65,5 triệu năm trước đây.
2. Lừa vằn Quagga (Equus quagga) - tuyệt chủng từ năm 1883
Lừa vằn Quagga là loài lai giữa lừa vằn
và ngựa, một phân loài phụ của giống lừa đồng bằng, từng sinh sống thành
những đàn lớn tại tỉnh Cape và bang Orange Free, Nam Phi.
Những con lừa vằn hoang dã cuối cùng cũng
đã bị bắn vào khoảng năm 1870 để lấy thịt và da. Còn lại cá thể lừa vằn
cuối cùng cũng đã qua đời tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam vào
ngày 12/8/1883. Do những nhầm lẫn giữa lừa vằn với các loài ngựa vằn
khác, nên lừa vằn đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được công nhận là
một loài riêng biệt.
3. Hổ Tasmanian (Thylacinus cynocephalus) - tuyệt chủng từ năm 1936
Loài Thylacine hay hổ Tasmanian được biết đến như là loài thú ăn thịt lớn nhất thời hiện đại, tồn tại tới khoảng thế kỉ thứ 20.
Loài này được xác định là đã tuyệt chủng ở
Úc vào hàng nghìn năm trước khi có sự định cư của những người Châu Âu.
Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ tồn tại trên vùng đảo của Tasmania. Những
cuộc săn bắn chính là lý do tuyệt chủng của loài này. Nhưng một số ý
kiến khác lại cho rằng loài này tuyệt chủng là do bệnh tật, sự xâm lấn
môi trường sống của con người.
4. Bò biển Steller (Eumetopias jubatus) - tuyệt chủng từ năm 1768
Năm 1741, vẫn còn thấy loài bò biển
Steller xuất hiện gần bờ biển Châu Á nhưng loài này đã được xác nhận
tuyệt chủng vào năm 1768. Những con bò biển Steller trưởng thành có độ
dài khoảng 7,9 mét và nặng tới 3 tấn. Loài bò này có một số đặc điểm
giống loài hải cẩu, nhưng lại có chân trước to và đuôi giống cá voi. Bò
biển không bao giờ di chuyển lên bờ biển mà chỉ sinh sống dưới nước.
Mẫu hóa thạch của loài bò biển Steller rất phổ biến ở bờ biển Thái Bình Dương, chạy dài từ Nhật Bản đến vùng biển California.
5. Nai sừng tấm Ireland (Megaloceros giganteus) - tuyệt chủng cách đây khoảng 7.700 năm.
Nai sừng tấm Ireland còn được gọi là hươu
Ireland từng sống ở lục địa Á - Âu, từ Ireland đến phía đông hồ Baikal
vào khoảng thời gian 5.700 năm trước công nguyên hay cách đây 7.700 năm.
Loài hươu này nổi tiếng bởi kích thước sừng khổng lồ với chiều cao
khoảng 2,1m, những con trưởng thành có những tấm gạc lớn nặng đến 40kg.
Nhiều người cho rằng bộ gạc khổng lồ
chính là nguyên nhân dẫn sự tuyệt chủng của loài này bởi nó khiến các
con đực hạn chế trong việc di chuyển và kiếm ăn.
6. Hổ Caspian (Pantheratigris virgata) - tuyệt chủng từ năm 1970
Loài hổ Caspian còn được gọi là hổ Ba Tư
là loài hổ lớn thứ ba thế giới, thường sống ở khu vực Iran, Iraq, Thổ
Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kazaghtanm, Caucasus, Tajikistan, Turmenistan và
Uzbekistan; được xác nhận tuyệt chủng vào những năm 1970.
Hổ Caspian có thân hình dài và chắc với
cặp chân khỏe mạnh, những chiếc móng vuốt rất lớn. Điều đặc biệt là ở
phần má của loài hổ này có lông dài như râu. Con đực rất lớn, nặng
khoảng 140 - 240kg, con cái chỉ nặng khoảng 85 - 135kg.
7. Bò rừng Aurochs (Bos primigenius) - tuyệt chủng năm 1627
Bò rừng Aurochs có xuất xứ từ Ấn Độ,
khoảng 2 triệu năm trước, loài này nhập cư vào Trung Đông và châu Á,
cuối cùng sinh sống ở châu Âu khoảng 250.000 năm trước. Vào thế kỷ 13,
người ta chỉ còn thấy loài bò rừng này ở Ba Lan, Lithuania, Moldavia,
Transyvania.
Số lượng loài này bị sụt giảm nhanh chóng
và con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ
của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành
phố Stockholm.
8. Chim rẽ lớn (Pinguinus impennis) - tuyệt chủng kể từ năm 1844
Loài chim rẽ lớn sống ở vùng Đại Tây
Dương, có bề ngoài khá giống với chim cánh cụt và cũng không thể bay
được. Loài chim này cao khoảng 75cm, nặng khoảng 5kg, có phần lưng đen
và bụng trắng.
Các dấu tích cho thấy, chim rẽ lớn từng
sống thành bầy rất lớn ở Canada, Greenland, Iceland, Nauy, Ireland,
Vương quốc Anh. Nạn săn bắn tràn lan chính là nguyên nhân dẫn đến sự
tuyệt chủng của loài này.
9. Sư tử hang (Panthera leospelaea) - tuyệt chủng cách đây 2000 năm
Sư tử hang hay là loài sư tử vừa có gốc Á
vừa có gốc Âu, được biết đến từ những hóa thạch và các tác phẩm nghệ
thuật thời tiền sử. Theo miêu tả, chúng có chiều cao khoảng 1,2m, dài
2,1m tính cả đuôi, gần giống với kích thước của một con sử tử hiện đại
trưởng thành.
Một số bằng chứng cho thấy rằng loài sư
tử này có thể đã tuyệt chủng cách đây gần 2000 năm, nhưng nhiều suy đoán
lại cho thấy có thể loài này đã tuyệt chủng khoảng 1000 năm trước đây ở
Balkans.
10. Chim Dodo (Raphus cucullatus) - tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17
Dodo là loài chim không biết bay sống ở
đảo Mauritius. Loài này cùng họ với chim bồ câu, cao khoảng 1m, ăn quả
và xây tổ trên mặt đất.
Chim Dodo được xác định đã tuyệt chủng vào nửa cuối thế kỷ 17 do tác động trực tiếp của các hoạt động của con người.
|
Theo Thanh Niên, ThienNhien.net |
Trang
▼
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
Những loài động vật chỉ còn trong truyền thuyết
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/39625_Nhung-loai-dong-vat-chi-con-trong-truyen-thuyet.aspx
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012
Tồn đọng những điểm nhạy cảm
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120301/ton-dong-nhung-diem-nhay-cam.aspx
Nhìn lại nội dung luật Đất đai 2003 và quá trình 10 năm thi
hành, có thể thấy còn tồn đọng một số điểm cần tiếp tục đổi mới nhưng
đều thuộc phạm vi nhạy cảm.
Đã thảo luận nhiều nhưng không quyết được nên đành để lại. Đó là những điểm chứa đựng khá nhiều bức xúc thực tế. Thứ nhất là vấn đề thời hạn và hạn điền đối với đất nông nghiệp. Thứ hai là cơ chế nhà nước thu hồi đất quá rộng, thậm chí vượt qua cả những quy định của Hiến pháp 1992. Thứ ba là việc phân cấp quản lý và quyền định đoạt về đất đai cho địa phương đang có nhiều ý kiến trái chiều. Tất cả những tồn đọng này đều có liên quan ít nhiều tới khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai. Nói cách khác, những cách hiểu sai ý nghĩa tốt đẹp về sở hữu toàn dân đối với đất đai đã dẫn tới những quy định của pháp luật không phù hợp với cuộc sống.
Thời hạn không phải là công cụ ngăn tiêu cực
Chúng ta đều biết là sự nghiệp Đổi mới đã đạt được thành công ban đầu nhờ tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp bằng chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định trong thời hạn 20 năm đối với đất trồng cây hằng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm. Luật Đất đai 1993 đã đưa ra quy định về thời hạn và có thêm quy định rằng khi hết hạn mà sử dụng đất có hiệu quả thì được tiếp tục sử dụng. Khi xây dựng luật Đất đai 2003, câu hỏi "hết thời hạn sẽ làm gì?" được đặt ra và không có câu trả lời. Gần như một nửa số lượng ý kiến muốn kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp tới 50 năm hoặc lâu hơn, thậm chí không thời hạn; còn một nửa số lượng ý kiến muốn chia lại đất khi hết thời hạn. Thảo luận không thống nhất được nên đành để lại vì tới năm 2013 mới hết hạn. Sau khoảng 10 năm thực hiện, hộ gia đình nông dân bắt đầu thấy thời hạn đã ngắn lại và đi dần vào thời điểm hết hạn. Động lực suy giảm dần vì người sử dụng đất không yên tâm đầu tư lớn, đầu tư dài hạn trên đất.
Từ thực tế sử dụng đất, rất nhiều ý kiến cho rằng việc xóa bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư dài hạn, phát triển kinh tế trang trại tạo hiệu quả cao trong sử dụng đất nông nghiệp. Tất nhiên, việc này có thể dẫn tới việc hình thành tầng lớp địa chủ mới thực hiện phát canh thu tô, tăng đầu cơ đất nhưng không sử dụng, còn những người muốn sử dụng thì không có đất. Để khắc phục, ở các nước khác người ta sử dụng các cơ chế đánh thuế cao, sung công đất khi xảy ra 2 hiện tượng tiêu cực trên. Thời hạn không phải là các công cụ có hiệu quả để ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực nói trên.
Phân cấp quá mạnh?
Hiện nay, quyền lực quyết định về đất đai và thu lợi từ đất đã được phân cấp hoàn toàn cho UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Việc phân cấp là hoàn toàn đúng vì đất đai luôn gắn với địa phương. Mặt khác, việc phân cấp luôn phải gắn với cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực. Hiện nay, quyền lực quản lý đã phân cấp toàn bộ cho địa phương nhưng hệ thống giám sát vẫn dựa vào báo cáo từ cấp xã lên huyện, huyện lên tỉnh và tỉnh lên trung ương. Lúc này cần một hệ thống giám sát, đánh giá theo hướng cấp trên kiểm soát được việc thực thi quyền lực của cấp dưới. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra cách làm, thiết kế hệ thống, quy trình thực hiện của hệ thống giám sát, đánh giá mà Việt Nam có thể áp dụng ngay.
Hệ thống giám sát, đánh giá được xây dựng dựa trên nguyên tắc thu nhận được các thông tin thực về thực thi quyền lực tại địa phương. Thông tin này có thể thu nhận từ quá trình triển khai công việc của địa phương, từ quá trình kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới, từ quá trình giám sát của các tổ chức ngoài bộ máy hành chính, từ cộng đồng dân cư, từ người dân và có thể từ các phương tiện công nghệ cao. Phân tích và đánh giá thông tin thu nhận được cho phép kết luận về quá trình thực thi pháp luật ở địa phương. Việc thu nhận thông tin từ người dân theo "đường dây nóng" là một giải pháp khá hiệu quả.
Hệ thống phân cấp quản lý đất đai ở Việt Nam hiện đang giao cho cả cấp tỉnh và cấp huyện, không giống như ở các nước chỉ giao cho một cấp địa phương. Hai cấp quản lý ở địa phương tạo nên tính thiếu thống nhất trong xây dựng hồ sơ quản lý, tạo kẽ hở quản lý trong thực thi công cụ hành chính. Việc phân cấp cho cả cấp huyện ở Việt Nam chỉ vì lý do hạ tầng giao thông quá kém nên gây khó khăn cho dân khi phải lên thủ phủ của tỉnh để làm các thủ tục về đất đai. Xây dựng luật Đất đai lần này nên cân nhắc việc phân cấp quản lý đất đai chỉ cho cấp tỉnh, trước hết có thể áp dụng cho các thành phố trực thuộc trung ương và sau đó từng bước áp dụng cho các tỉnh đủ năng lực quản lý cả đất nông nghiệp và khu dân cư nông thôn. Quá trình phân cấp lại về một cấp tỉnh có tính khả thi cao khi công nghệ thông tin truyền thông được áp dụng rộng rãi trong quản lý đất đai, người dân không phải đi tới thủ phủ của tỉnh để làm các thủ tục cần thiết.
Gốc của các bức xúc về đất đai hiện nay là những tư duy không đúng về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật đều thừa nhận sở hữu đất đai là loại sở hữu đặc biệt, không có sở hữu tư nhân tuyệt đối. Đối với đất đai, quyền định đoạt có một phần thuộc nhà nước và một phần thuộc người đang nắm giữ đất đai, cũng có một phần thuộc cộng đồng (như là quyền địa dịch). Pháp luật đất đai hiện hành của nước ta cũng đã quy định theo hướng này, chỉ có điều quyền định đoạt của nhà nước về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được áp dụng rộng hơn mức cần thiết, một mặt làm "méo" thị trường và mặt khác gây nguy cơ tham nhũng cao.
Đã thảo luận nhiều nhưng không quyết được nên đành để lại. Đó là những điểm chứa đựng khá nhiều bức xúc thực tế. Thứ nhất là vấn đề thời hạn và hạn điền đối với đất nông nghiệp. Thứ hai là cơ chế nhà nước thu hồi đất quá rộng, thậm chí vượt qua cả những quy định của Hiến pháp 1992. Thứ ba là việc phân cấp quản lý và quyền định đoạt về đất đai cho địa phương đang có nhiều ý kiến trái chiều. Tất cả những tồn đọng này đều có liên quan ít nhiều tới khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai. Nói cách khác, những cách hiểu sai ý nghĩa tốt đẹp về sở hữu toàn dân đối với đất đai đã dẫn tới những quy định của pháp luật không phù hợp với cuộc sống.
Thời hạn không phải là công cụ ngăn tiêu cực
Chúng ta đều biết là sự nghiệp Đổi mới đã đạt được thành công ban đầu nhờ tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp bằng chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định trong thời hạn 20 năm đối với đất trồng cây hằng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm. Luật Đất đai 1993 đã đưa ra quy định về thời hạn và có thêm quy định rằng khi hết hạn mà sử dụng đất có hiệu quả thì được tiếp tục sử dụng. Khi xây dựng luật Đất đai 2003, câu hỏi "hết thời hạn sẽ làm gì?" được đặt ra và không có câu trả lời. Gần như một nửa số lượng ý kiến muốn kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp tới 50 năm hoặc lâu hơn, thậm chí không thời hạn; còn một nửa số lượng ý kiến muốn chia lại đất khi hết thời hạn. Thảo luận không thống nhất được nên đành để lại vì tới năm 2013 mới hết hạn. Sau khoảng 10 năm thực hiện, hộ gia đình nông dân bắt đầu thấy thời hạn đã ngắn lại và đi dần vào thời điểm hết hạn. Động lực suy giảm dần vì người sử dụng đất không yên tâm đầu tư lớn, đầu tư dài hạn trên đất.
Từ thực tế sử dụng đất, rất nhiều ý kiến cho rằng việc xóa bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư dài hạn, phát triển kinh tế trang trại tạo hiệu quả cao trong sử dụng đất nông nghiệp. Tất nhiên, việc này có thể dẫn tới việc hình thành tầng lớp địa chủ mới thực hiện phát canh thu tô, tăng đầu cơ đất nhưng không sử dụng, còn những người muốn sử dụng thì không có đất. Để khắc phục, ở các nước khác người ta sử dụng các cơ chế đánh thuế cao, sung công đất khi xảy ra 2 hiện tượng tiêu cực trên. Thời hạn không phải là các công cụ có hiệu quả để ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực nói trên.
Được giao đất lâu dài sẽ giúp người dân yên tâm đầu tư canh tác - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Hiện nay, quyền lực quyết định về đất đai và thu lợi từ đất đã được phân cấp hoàn toàn cho UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Việc phân cấp là hoàn toàn đúng vì đất đai luôn gắn với địa phương. Mặt khác, việc phân cấp luôn phải gắn với cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực. Hiện nay, quyền lực quản lý đã phân cấp toàn bộ cho địa phương nhưng hệ thống giám sát vẫn dựa vào báo cáo từ cấp xã lên huyện, huyện lên tỉnh và tỉnh lên trung ương. Lúc này cần một hệ thống giám sát, đánh giá theo hướng cấp trên kiểm soát được việc thực thi quyền lực của cấp dưới. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra cách làm, thiết kế hệ thống, quy trình thực hiện của hệ thống giám sát, đánh giá mà Việt Nam có thể áp dụng ngay.
Hệ thống giám sát, đánh giá được xây dựng dựa trên nguyên tắc thu nhận được các thông tin thực về thực thi quyền lực tại địa phương. Thông tin này có thể thu nhận từ quá trình triển khai công việc của địa phương, từ quá trình kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới, từ quá trình giám sát của các tổ chức ngoài bộ máy hành chính, từ cộng đồng dân cư, từ người dân và có thể từ các phương tiện công nghệ cao. Phân tích và đánh giá thông tin thu nhận được cho phép kết luận về quá trình thực thi pháp luật ở địa phương. Việc thu nhận thông tin từ người dân theo "đường dây nóng" là một giải pháp khá hiệu quả.
Hệ thống phân cấp quản lý đất đai ở Việt Nam hiện đang giao cho cả cấp tỉnh và cấp huyện, không giống như ở các nước chỉ giao cho một cấp địa phương. Hai cấp quản lý ở địa phương tạo nên tính thiếu thống nhất trong xây dựng hồ sơ quản lý, tạo kẽ hở quản lý trong thực thi công cụ hành chính. Việc phân cấp cho cả cấp huyện ở Việt Nam chỉ vì lý do hạ tầng giao thông quá kém nên gây khó khăn cho dân khi phải lên thủ phủ của tỉnh để làm các thủ tục về đất đai. Xây dựng luật Đất đai lần này nên cân nhắc việc phân cấp quản lý đất đai chỉ cho cấp tỉnh, trước hết có thể áp dụng cho các thành phố trực thuộc trung ương và sau đó từng bước áp dụng cho các tỉnh đủ năng lực quản lý cả đất nông nghiệp và khu dân cư nông thôn. Quá trình phân cấp lại về một cấp tỉnh có tính khả thi cao khi công nghệ thông tin truyền thông được áp dụng rộng rãi trong quản lý đất đai, người dân không phải đi tới thủ phủ của tỉnh để làm các thủ tục cần thiết.
Gốc của các bức xúc về đất đai hiện nay là những tư duy không đúng về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật đều thừa nhận sở hữu đất đai là loại sở hữu đặc biệt, không có sở hữu tư nhân tuyệt đối. Đối với đất đai, quyền định đoạt có một phần thuộc nhà nước và một phần thuộc người đang nắm giữ đất đai, cũng có một phần thuộc cộng đồng (như là quyền địa dịch). Pháp luật đất đai hiện hành của nước ta cũng đã quy định theo hướng này, chỉ có điều quyền định đoạt của nhà nước về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được áp dụng rộng hơn mức cần thiết, một mặt làm "méo" thị trường và mặt khác gây nguy cơ tham nhũng cao.
Để người giữ đất yên tâm Xác lập chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có quyền sở hữu tư nhân về đất đai còn mang ý nghĩa tạo tâm lý yên tâm cho người đang giữ đất. Khi có quyền sở hữu, chủ sở hữu sẽ làm mọi cách để bảo vệ đất đai của mình, yên tâm đầu tư trên đất. Tất nhiên, quyền sở hữu tư nhân về đất đai cũng được hiểu là quyền sở hữu hạn chế vì nhà nước vẫn có quyền định đoạt về quy hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất. |
GS-TSKH Đặng Hùng Võ
Không nên gọi là “thu hồi đất”
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120302/khong-nen-goi-la-thu-hoi-dat.aspx
Mặc dù luật Đất đai 1993 ghi rằng nhà nước thu hồi đất khi thực
sự cần thiết để sử dụng vào mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng, quốc phòng, an ninh, nhưng cơ chế nhà nước thu hồi đất vẫn được áp
dụng cho tất cả các loại dự án (DA) trên thực tế. Đây là một mâu thuẫn
pháp luật rất tự nhiên vì nhà đầu tư (NĐT) cũng không được phép nhận
chuyển quyền sử dụng đất (SDĐ) từ hộ gia đình, cá nhân. Những lời giải
thích đành đi theo hướng khuyến khích đầu tư là vì lợi ích quốc gia.
Chứa nguy cơ tham nhũng
Trong giai đoạn đầu của quá trình khuyến khích đầu tư, nhiều NĐT đã lợi dụng cơ chế này cùng với những mối quen biết để lấy đất của dân nhằm sinh lợi cho mình, chính quyền quyết định thu hồi đất, ai không nghe thì cưỡng chế... Bên cạnh đó, có NĐT thuyết phục dân nhận chuyển nhượng không hợp pháp rồi tới cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất xin làm thủ tục thuê đất của nhà nước. Người đang SDĐ được lợi hơn về giá, NĐT vất vả hơn chút ít nhưng thuận lợi hơn về thủ tục. Cả NĐT và người SDĐ đều muốn pháp luật cho phép được chuyển quyền SDĐ trực tiếp giữa hai bên.
Luật Đất đai 2003 đã giải tỏa khó khăn này. NĐT trong nước được nhận chuyển quyền SDĐ trực tiếp từ người đang SDĐ, tạo nên cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện. Cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc dựa trên cơ chế nhà nước thu hồi đất để cho thuê hoặc giao cho các DA đầu tư bị thu hẹp lại, chỉ áp dụng cho các DA SDĐ vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các DA đầu tư xây dựng hạ tầng chung, DA có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A, DA có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.
Cách thức tiếp cận đất đai của các DA đầu tư đã rộng mở như vậy nhưng thực tế lại chuyển theo một hướng khác. Cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện gặp khó khăn. Hầu hết các DA đều gặp phải trường hợp một số người đang SDĐ nói giá đất "trên trời", không thể đàm phán được và chịu bó tay. Các NĐT lại muốn thay đổi nội dung DA để được hưởng cơ chế nhà nước thu hồi đất. Cơ chế nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch cũng hầu như không được áp dụng vì lý do không có tiền để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiện nay, hầu hết các DA đầu tư đều thực hiện cơ chế thu hồi đất theo DA với NĐT đã được chỉ định, đang chứa nguy cơ tham nhũng rất cao.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần quay lại chỉ áp dụng một cơ chế nhà nước thu hồi đất để bảo đảm công bằng giữa người được thỏa thuận với NĐT và người nhận bồi thường từ nhà nước khi thu hồi đất. Cũng có ý kiến cho rằng cần đưa về một cơ chế thỏa thuận bước đầu và nhà nước chỉ quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp người đang SDĐ đòi hỏi giá đất cao hơn giá thị trường. Để giải quyết những hạn chế hiện nay, cần có những đổi mới tích cực để quá trình chuyển dịch đất đai được thuận lợi hơn, đồng thuận cao hơn và phù hợp cơ chế thị trường hơn.
Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất
Trước hết cần chuyển khái niệm "Nhà nước thu hồi đất" thành khái niệm
"Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng quyền SDĐ" cho phù hợp với quy định
của Hiến pháp (điều 23 của Hiến pháp 1992). Tiếp theo, cần thực hiện
nghiêm nguyên tắc nhà nước chỉ áp dụng cơ chế trưng mua hoặc trưng dụng
quyền SDĐ của dân khi thực hiện các DA vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng, quốc phòng, an ninh và các DA vì lợi ích của NĐT đối với phần đất
còn lại khi NĐT gặp phải tình trạng người đang SDĐ đòi giá cao hơn giá
thị trường. Điều quan trọng hơn là: (1) quy định rõ khái niệm thế nào là
vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh để tránh áp
dụng lệch lạc ở các địa phương; (2) áp dụng bắt buộc quy trình sử dụng
dịch vụ định giá trước khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định và
quyết định về giá đất đối với tất cả các DA đầu tư; (3) công khai, minh
bạch hoàn toàn quá trình xác định giá đất.
Sự bất cập của cơ chế nhà nước thu hồi đất kéo theo bất cập tiếp theo của việc định giá đất đang rất thiếu khách quan của thị trường như đang diễn ra hiện nay. Nguyên tắc nhà nước quy định, quyết định giá đất phù hợp thị trường không được áp dụng trên thực tế. Đổi mới cơ chế quyết định giá đất là một đòi hỏi bức xúc hiện nay. Cần tách thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể khỏi thẩm quyền của bộ máy hành chính, làm cho giá đất được định khách quan và tránh nguy cơ tham nhũng.
Một bất cập khác là về tính toán giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Giá đất định ra thấp hơn thị trường đương nhiên dẫn tới sự không hài lòng về giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người bị thu hồi đất buộc lòng phải khiếu nại về sự mất mát quyền lợi chính đáng của mình.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề để trả lời câu hỏi làm thế nào để lần xây dựng luật Đất đai này có được một hệ thống chính sách ổn định trong một giai đoạn dài hơn, cho đến khi đất nước ta trở thành một nước công nghiệp. Từ yêu cầu trên, có thể đưa ra một nguyên tắc nhất quán về lý luận để có một tầm nhìn dài hạn, không rơi vào tình trạng thay đổi pháp luật thường xuyên. Việc xây dựng luật Đất đai phải dựa trên một nền tảng lý luận kinh tế chính trị học nhất quán phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, chi phối chủ trương chung từ sửa đổi, bổ sung hiến pháp tới hình thành các quy định của luật Đất đai, các nghị định của Chính phủ và bảo đảm cơ chế thực thi đầy đủ tại các địa phương.
Một trong những điểm cần lưu ý là nên nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật của các nước có hoàn cảnh tương tự, thành quả nghiên cứu chính sách của các tổ chức phát triển quốc tế phù hợp. Hệ thống quản lý đất đai phải chuyển hướng sang một hệ thống quản trị tốt mà nền tảng là tính minh bạch cao hơn, trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý rõ hơn và động viên được sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn.
Cần có những đổi mới tích cực để quá trình chuyển dịch đất đai được thuận lợi hơn - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Chứa nguy cơ tham nhũng
Trong giai đoạn đầu của quá trình khuyến khích đầu tư, nhiều NĐT đã lợi dụng cơ chế này cùng với những mối quen biết để lấy đất của dân nhằm sinh lợi cho mình, chính quyền quyết định thu hồi đất, ai không nghe thì cưỡng chế... Bên cạnh đó, có NĐT thuyết phục dân nhận chuyển nhượng không hợp pháp rồi tới cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất xin làm thủ tục thuê đất của nhà nước. Người đang SDĐ được lợi hơn về giá, NĐT vất vả hơn chút ít nhưng thuận lợi hơn về thủ tục. Cả NĐT và người SDĐ đều muốn pháp luật cho phép được chuyển quyền SDĐ trực tiếp giữa hai bên.
Luật Đất đai 2003 đã giải tỏa khó khăn này. NĐT trong nước được nhận chuyển quyền SDĐ trực tiếp từ người đang SDĐ, tạo nên cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện. Cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc dựa trên cơ chế nhà nước thu hồi đất để cho thuê hoặc giao cho các DA đầu tư bị thu hẹp lại, chỉ áp dụng cho các DA SDĐ vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các DA đầu tư xây dựng hạ tầng chung, DA có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A, DA có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.
Cách thức tiếp cận đất đai của các DA đầu tư đã rộng mở như vậy nhưng thực tế lại chuyển theo một hướng khác. Cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện gặp khó khăn. Hầu hết các DA đều gặp phải trường hợp một số người đang SDĐ nói giá đất "trên trời", không thể đàm phán được và chịu bó tay. Các NĐT lại muốn thay đổi nội dung DA để được hưởng cơ chế nhà nước thu hồi đất. Cơ chế nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch cũng hầu như không được áp dụng vì lý do không có tiền để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiện nay, hầu hết các DA đầu tư đều thực hiện cơ chế thu hồi đất theo DA với NĐT đã được chỉ định, đang chứa nguy cơ tham nhũng rất cao.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần quay lại chỉ áp dụng một cơ chế nhà nước thu hồi đất để bảo đảm công bằng giữa người được thỏa thuận với NĐT và người nhận bồi thường từ nhà nước khi thu hồi đất. Cũng có ý kiến cho rằng cần đưa về một cơ chế thỏa thuận bước đầu và nhà nước chỉ quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp người đang SDĐ đòi hỏi giá đất cao hơn giá thị trường. Để giải quyết những hạn chế hiện nay, cần có những đổi mới tích cực để quá trình chuyển dịch đất đai được thuận lợi hơn, đồng thuận cao hơn và phù hợp cơ chế thị trường hơn.
Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất
|
Sự bất cập của cơ chế nhà nước thu hồi đất kéo theo bất cập tiếp theo của việc định giá đất đang rất thiếu khách quan của thị trường như đang diễn ra hiện nay. Nguyên tắc nhà nước quy định, quyết định giá đất phù hợp thị trường không được áp dụng trên thực tế. Đổi mới cơ chế quyết định giá đất là một đòi hỏi bức xúc hiện nay. Cần tách thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể khỏi thẩm quyền của bộ máy hành chính, làm cho giá đất được định khách quan và tránh nguy cơ tham nhũng.
Một bất cập khác là về tính toán giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Giá đất định ra thấp hơn thị trường đương nhiên dẫn tới sự không hài lòng về giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người bị thu hồi đất buộc lòng phải khiếu nại về sự mất mát quyền lợi chính đáng của mình.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề để trả lời câu hỏi làm thế nào để lần xây dựng luật Đất đai này có được một hệ thống chính sách ổn định trong một giai đoạn dài hơn, cho đến khi đất nước ta trở thành một nước công nghiệp. Từ yêu cầu trên, có thể đưa ra một nguyên tắc nhất quán về lý luận để có một tầm nhìn dài hạn, không rơi vào tình trạng thay đổi pháp luật thường xuyên. Việc xây dựng luật Đất đai phải dựa trên một nền tảng lý luận kinh tế chính trị học nhất quán phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, chi phối chủ trương chung từ sửa đổi, bổ sung hiến pháp tới hình thành các quy định của luật Đất đai, các nghị định của Chính phủ và bảo đảm cơ chế thực thi đầy đủ tại các địa phương.
Một trong những điểm cần lưu ý là nên nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật của các nước có hoàn cảnh tương tự, thành quả nghiên cứu chính sách của các tổ chức phát triển quốc tế phù hợp. Hệ thống quản lý đất đai phải chuyển hướng sang một hệ thống quản trị tốt mà nền tảng là tính minh bạch cao hơn, trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý rõ hơn và động viên được sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn.
GS-TSKH Đặng Hùng Võ
Điểm nghẽn lớn nhất là quyền sở hữu
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120302/can-sua-doi-gi-trong-luat-dat-dai-ky-3-diem-nghen-lon-nhat-la-quyen-so-huu.aspx
Trao đổi với Thanh Niên, GS-TS Lê Hồng Hạnh (ảnh), Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất trong luật đất đai hiện hành chính là quyền sở hữu đất đai.
>> Tồn đọng những điểm nhạy cảm (kỳ 1)
>> Không nên gọi là “thu hồi đất” (kỳ 2)
Nếu không xác định rõ được chủ thể sở hữu đất đai một cách cụ thể thay cho chủ thể “toàn dân” như hiện nay thì việc sửa luật sắp tới không mang lại giá trị đột phá.
Theo GS-TS Lê Hồng Hạnh, điều bất cập là trong khi chúng ta không quy định quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, ít nhất là đối với đất ở của người dân, thì trên thực tế, mảnh đất đó vẫn là tài sản hợp pháp của họ. Chúng ta đã hình thành một thứ quyền pháp lý rất “đặc biệt”, với rất nhiều, nhiều hơn cả quyền sở hữu nhưng lại thiếu đi thứ quyền cốt lõi nhất là quyền định đoạt. Điều đó dẫn tới nhiều bất cập trong việc quản lý, sử dụng, chuyển giao đất đai và từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy.
Những hệ lụy mà ông muốn nói tới phải chăng là sự phiền toái mà người dân gặp phải mỗi khi muốn giải quyết vấn đề gì liên quan đến mảnh đất mình đang sử dụng, thuộc tài sản của mình, trong khi quyền định đoạt lại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách pháp luật về đất đai?
Đúng là như vậy. Hệ lụy từ việc chúng ta quy định quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai thể hiện ở việc, một mảnh đất mà người dân được ông cha gây dựng bao đời để lại, đáng lẽ người dân đó được quyền định đoạt mảnh đất của mình, chẳng hạn như để lại thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn đầu tư thì lại phải phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
Lấy ví dụ một mảnh đất cụ thể cha ông tôi để lại cho tôi, dù đã có sổ
đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi muốn bán đất, muốn góp vốn,
tôi phải xin phép ông phường, ông quận, thậm chí, phải xin phép cả ông…
hàng xóm, vì nếu ông hàng xóm không ký vào biên bản mốc giới thì cơ quan
có thẩm quyền chẳng chịu xác nhận để tôi có thể định đoạt mảnh đất của
mình, chưa nói đến việc có quy hoạch nào đó phủ lên mảnh đất của mình.
Lúc đó thì nhiều rắc rối với việc chuyển nhượng mảnh đất này lắm. Rõ
ràng đất đó là tài sản của tôi nhưng vì quy định đất đai là sở hữu của
toàn dân nên sự can thiệp của cơ quan nhà nước với vô vàn thủ tục rườm
rà là không thể tránh.
Thực tế bao nhiêu tranh chấp đất đai, vụ kiện đất đai cũng bắt nguồn từ quy định quyền sở hữu chung chung như vậy. Vì sao có tới hơn 80% vụ khiếu kiện hiện nay liên quan đến đất đai? Bởi vì nếu xác định đất ở thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể thì không thể có chuyện chính quyền địa phương nào đó tùy tiện thu hồi để cấp cho doanh nghiệp và trả cho người bị thu hồi một mức đền bù rẻ mạt như cho, mà đúng ra người được quyền sở hữu mảnh đất đó và doanh nghiệp sẽ tự thỏa thuận, định giá và quyết định, trừ việc thu hồi đất đó vì mục đích tối quan trọng như an ninh quốc phòng, xây dựng công trình mục tiêu quốc gia phục vụ cho lợi ích công cộng.
Cho nên điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải sửa đổi khi sửa luật Đất đai chính là phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu đất đai và phải xác định rõ chủ thể sở hữu đất theo hướng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, song cũng phải thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất ở hợp pháp.
Thưa ông, nếu quy định quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai, ít nhất là đối với đất ở như ông nói, Nhà nước có gặp khó trong việc thực hiện vai trò quản lý đối với loại tài nguyên này, hay chỉ một bộ phận cán bộ, công chức bị mất đi cơ hội nhũng nhiễu bởi những quy định bất cập hiện hành của luật Đất đai?
Nhà nước chỉ có lợi, vì khi giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất của pháp luật hiện hành, Nhà nước sẽ giải quyết được bao nhiêu rắc rối nảy sinh từ khiếu kiện đất đai hiện nay. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào ổn định xã hội và phát triển đất nước. Đồng thời, làm được như vậy cũng sẽ giảm mạnh được nguy cơ tham nhũng, lũng đoạn của nhiều cán bộ, quan chức hiện nay. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai đang là điển hình, phổ biến nhất.
Nhưng muốn làm được như vậy, không chỉ sửa luật về vấn đề quyền sở hữu. Luật sửa đổi cũng phải quy định rõ các điều kiện chặt chẽ liên quan đến quyền sở hữu đất, quyền sử dụng theo hướng đơn giản hóa, minh bạch để tránh tùy tiện trong áp dụng, có lợi cho cơ quan quản lý và đẩy cái khó cho người dân. Nếu không thay đổi được những vấn đề căn bản nói trên, việc sửa đổi luật Đất đai tới đây cũng chẳng thay đổi được những bất cập hiện nay.
Việc có quá nhiều văn bản pháp luật về đất đai dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau ở đội ngũ cán bộ, công chức thực thi. Cùng với việc sửa luật Đất đai lần này, chúng ta có nên “tinh gọn” các văn bản hướng dẫn và thống nhất một đầu mối giải quyết về thủ tục liên quan đến đất đai cho người dân?
Đó là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng như Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan gác cổng cho Chính phủ và Quốc hội cần giúp khắc phục hệ thống pháp luật đất đai rối rắm như hiện nay. Đây cũng chính là kẽ hở cho tham nhũng. Qua vụ Tiên Lãng, chúng ta cũng đã thấy được khá rõ những bất cập của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành. Và xin nhấn mạnh Tiên Lãng chỉ là một trong những tảng băng bị trồi lên thôi. Để minh bạch trong quá trình thực thi pháp luật đất đai, ngoài việc thừa nhận chế độ đa sở hữu về đất đai, cần quy định rõ về quyền hạn quản lý của cơ quan nhà nước đến đâu và chỉ nên luật hóa thay vì để cho các cơ quan quản lý hành chính tự ban hành. Phần đất đai thuộc sở hữu nhà nước vẫn vô cùng lớn, vẫn là nguồn lực không gì so sánh của quốc gia nên việc quản lý nó đòi hỏi những nỗ lực hoàn thiện lớn hơn những gì hiện đang có trong tư duy của các nhà làm luật và xây dựng chính sách.
Quyền sở hữu về đất đai là vấn đề vô cùng hệ trọng đối với người dân. Trước nhiều luồng quan điểm trái ngược hiện nay về quyền sở hữu đất đai, Nhà nước có nên lấy ý kiến phúc quyết của dân về vấn đề này khi sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới?
Nếu mạnh dạn, chúng ta hãy đưa ra lấy ý kiến nhân dân về quyền sở hữu cá nhân đối với đất, ít nhất là đối với đất ở. Không có lý gì không lấy ý kiến phúc quyết của dân về vấn đề lớn như thế này. Làm được thế mới thực sự là dân chủ. Điều mà tôi thấy hiện nay là Đảng chưa thực sự mạnh dạn, Quốc hội chưa thực sự kiên quyết trong việc lấy ý kiến nhân dân những vấn đề then chốt liên quan đến đời sống của người dân. Năm 1946, khi đất nước vừa hình thành, chính quyền còn đang non trẻ, có thể nói rất yếu và vô cùng mong manh trước các thế lực thù địch, nhưng Bác Hồ vẫn tin vào sự lựa chọn của dân và đã đưa quyền phúc quyết của nhân dân vào Hiến pháp 1946. Nếu không có sự xâm lược của Pháp thì Bác Hồ đã cho phúc quyết nhiều vấn đề lớn. Tại sao ở thời điểm chính quyền chúng ta mạnh thế này, dân trí cao như thế này mà những vấn đề thực sự gắn với lợi ích của người dân, gắn với lợi ích thực sự của đất nước, chúng ta lại không đưa ra để dân phúc quyết?
Trao đổi với Thanh Niên, GS-TS Lê Hồng Hạnh (ảnh), Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất trong luật đất đai hiện hành chính là quyền sở hữu đất đai.
>> Tồn đọng những điểm nhạy cảm (kỳ 1)
>> Không nên gọi là “thu hồi đất” (kỳ 2)
Nếu không xác định rõ được chủ thể sở hữu đất đai một cách cụ thể thay cho chủ thể “toàn dân” như hiện nay thì việc sửa luật sắp tới không mang lại giá trị đột phá.
Theo GS-TS Lê Hồng Hạnh, điều bất cập là trong khi chúng ta không quy định quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, ít nhất là đối với đất ở của người dân, thì trên thực tế, mảnh đất đó vẫn là tài sản hợp pháp của họ. Chúng ta đã hình thành một thứ quyền pháp lý rất “đặc biệt”, với rất nhiều, nhiều hơn cả quyền sở hữu nhưng lại thiếu đi thứ quyền cốt lõi nhất là quyền định đoạt. Điều đó dẫn tới nhiều bất cập trong việc quản lý, sử dụng, chuyển giao đất đai và từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy.
Khi khai thông được điểm nghẽn trong luật Đất đai, Nhà nước sẽ giải quyết được bao nhiêu rắc rối phát sinh từ khiếu kiện đất đai hiện nay - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Những hệ lụy mà ông muốn nói tới phải chăng là sự phiền toái mà người dân gặp phải mỗi khi muốn giải quyết vấn đề gì liên quan đến mảnh đất mình đang sử dụng, thuộc tài sản của mình, trong khi quyền định đoạt lại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách pháp luật về đất đai?
Đúng là như vậy. Hệ lụy từ việc chúng ta quy định quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai thể hiện ở việc, một mảnh đất mà người dân được ông cha gây dựng bao đời để lại, đáng lẽ người dân đó được quyền định đoạt mảnh đất của mình, chẳng hạn như để lại thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn đầu tư thì lại phải phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
|
Thực tế bao nhiêu tranh chấp đất đai, vụ kiện đất đai cũng bắt nguồn từ quy định quyền sở hữu chung chung như vậy. Vì sao có tới hơn 80% vụ khiếu kiện hiện nay liên quan đến đất đai? Bởi vì nếu xác định đất ở thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể thì không thể có chuyện chính quyền địa phương nào đó tùy tiện thu hồi để cấp cho doanh nghiệp và trả cho người bị thu hồi một mức đền bù rẻ mạt như cho, mà đúng ra người được quyền sở hữu mảnh đất đó và doanh nghiệp sẽ tự thỏa thuận, định giá và quyết định, trừ việc thu hồi đất đó vì mục đích tối quan trọng như an ninh quốc phòng, xây dựng công trình mục tiêu quốc gia phục vụ cho lợi ích công cộng.
Cho nên điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải sửa đổi khi sửa luật Đất đai chính là phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu đất đai và phải xác định rõ chủ thể sở hữu đất theo hướng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, song cũng phải thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất ở hợp pháp.
Thưa ông, nếu quy định quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai, ít nhất là đối với đất ở như ông nói, Nhà nước có gặp khó trong việc thực hiện vai trò quản lý đối với loại tài nguyên này, hay chỉ một bộ phận cán bộ, công chức bị mất đi cơ hội nhũng nhiễu bởi những quy định bất cập hiện hành của luật Đất đai?
Nhà nước chỉ có lợi, vì khi giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất của pháp luật hiện hành, Nhà nước sẽ giải quyết được bao nhiêu rắc rối nảy sinh từ khiếu kiện đất đai hiện nay. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào ổn định xã hội và phát triển đất nước. Đồng thời, làm được như vậy cũng sẽ giảm mạnh được nguy cơ tham nhũng, lũng đoạn của nhiều cán bộ, quan chức hiện nay. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai đang là điển hình, phổ biến nhất.
Nhưng muốn làm được như vậy, không chỉ sửa luật về vấn đề quyền sở hữu. Luật sửa đổi cũng phải quy định rõ các điều kiện chặt chẽ liên quan đến quyền sở hữu đất, quyền sử dụng theo hướng đơn giản hóa, minh bạch để tránh tùy tiện trong áp dụng, có lợi cho cơ quan quản lý và đẩy cái khó cho người dân. Nếu không thay đổi được những vấn đề căn bản nói trên, việc sửa đổi luật Đất đai tới đây cũng chẳng thay đổi được những bất cập hiện nay.
Việc có quá nhiều văn bản pháp luật về đất đai dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau ở đội ngũ cán bộ, công chức thực thi. Cùng với việc sửa luật Đất đai lần này, chúng ta có nên “tinh gọn” các văn bản hướng dẫn và thống nhất một đầu mối giải quyết về thủ tục liên quan đến đất đai cho người dân?
Đó là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng như Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan gác cổng cho Chính phủ và Quốc hội cần giúp khắc phục hệ thống pháp luật đất đai rối rắm như hiện nay. Đây cũng chính là kẽ hở cho tham nhũng. Qua vụ Tiên Lãng, chúng ta cũng đã thấy được khá rõ những bất cập của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành. Và xin nhấn mạnh Tiên Lãng chỉ là một trong những tảng băng bị trồi lên thôi. Để minh bạch trong quá trình thực thi pháp luật đất đai, ngoài việc thừa nhận chế độ đa sở hữu về đất đai, cần quy định rõ về quyền hạn quản lý của cơ quan nhà nước đến đâu và chỉ nên luật hóa thay vì để cho các cơ quan quản lý hành chính tự ban hành. Phần đất đai thuộc sở hữu nhà nước vẫn vô cùng lớn, vẫn là nguồn lực không gì so sánh của quốc gia nên việc quản lý nó đòi hỏi những nỗ lực hoàn thiện lớn hơn những gì hiện đang có trong tư duy của các nhà làm luật và xây dựng chính sách.
Quyền sở hữu về đất đai là vấn đề vô cùng hệ trọng đối với người dân. Trước nhiều luồng quan điểm trái ngược hiện nay về quyền sở hữu đất đai, Nhà nước có nên lấy ý kiến phúc quyết của dân về vấn đề này khi sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới?
Nếu mạnh dạn, chúng ta hãy đưa ra lấy ý kiến nhân dân về quyền sở hữu cá nhân đối với đất, ít nhất là đối với đất ở. Không có lý gì không lấy ý kiến phúc quyết của dân về vấn đề lớn như thế này. Làm được thế mới thực sự là dân chủ. Điều mà tôi thấy hiện nay là Đảng chưa thực sự mạnh dạn, Quốc hội chưa thực sự kiên quyết trong việc lấy ý kiến nhân dân những vấn đề then chốt liên quan đến đời sống của người dân. Năm 1946, khi đất nước vừa hình thành, chính quyền còn đang non trẻ, có thể nói rất yếu và vô cùng mong manh trước các thế lực thù địch, nhưng Bác Hồ vẫn tin vào sự lựa chọn của dân và đã đưa quyền phúc quyết của nhân dân vào Hiến pháp 1946. Nếu không có sự xâm lược của Pháp thì Bác Hồ đã cho phúc quyết nhiều vấn đề lớn. Tại sao ở thời điểm chính quyền chúng ta mạnh thế này, dân trí cao như thế này mà những vấn đề thực sự gắn với lợi ích của người dân, gắn với lợi ích thực sự của đất nước, chúng ta lại không đưa ra để dân phúc quyết?
Bảo Cầm
Cần nâng mức hạn điền
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120308/can-nang-muc-han-dien.aspx
Ông Đào Trung Chính - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất
đai - tại cuộc họp báo của Bộ Tài nguyên - Môi trường ngày hôm qua nói
rằng trong dự thảo sửa đổi luật Đất đai, mức hạn điền cần được nâng lên.
Người dân không quan tâm quyền sở hữu?
Ông Chính cho rằng khái niệm sở hữu là câu chuyện của các nhà quản lý chứ người dân không quan tâm. “Cái họ quan tâm là có được sử dụng đất lâu dài hay không. Khi nhà nước lấy đất thì bồi thường như thế nào hoặc khi họ có nhu cầu thì có được chuyển nhượng, thế chấp không, dưới hình thức nào?”, ông Chính nói.
Theo ông, ở Việt Nam, người dân có hết các quyền đối với đất ở, như
vậy về mặt lý luận không khác gì so với sở hữu tư nhân. Còn với đất nông
nghiệp, đất rừng được giao 20 hay 50 năm, hết thời hạn nếu người dân
muốn tiếp tục sử dụng với mục đích làm nông, trong khi nhà nước không có
nhu cầu thu hồi thì đương nhiên người dân được gia hạn. “Như vậy, sở
hữu gì không quan trọng, quan trọng là nội dung bên trong. Còn kể cả có
sở hữu tư nhân về đất đai nhưng nhà nước cần lấy đất cho quốc phòng, an
ninh thì người dân vẫn phải chấp nhận. Đương nhiên, khi nhà nước lấy đất
của tư nhân thì phải bồi thường cho thỏa đáng”, ông Chính lý giải.
Đối với vấn đề hạn điền, ông Chính cho biết quan điểm của Bộ Tài nguyên - Môi trường là phải nâng hạn mức hiện nay lên để có thể phát triển sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Để tránh trường hợp tích tụ ruộng đất với mục đích đầu cơ, phát canh thu tô, ông Chính cho rằng cần dùng chính sách thuế lũy tiến đánh vào những người có nhiều đất. “Hiện chúng ta đang quy định hạn điền khác nhau ở các vùng, miền nhưng theo tôi chỉ cần chung một mức mà thôi. Còn mức độ cụ thể bao nhiêu cần phải nghiên cứu thêm cho phù hợp”, ông Chính nói thêm.
Cho rằng các nội dung trong dự thảo sửa đổi luật Đất đai như sở hữu, hạn điền, thời hạn giao đất… đều là vấn đề nhạy cảm nên ông Bùi Sĩ Dũng - Vụ phó Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) - khẳng định Ban soạn thảo chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp ý kiến rồi trình Chính phủ, sau đó trình Bộ Chính trị kết luận. Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, quá trình tổng kết luật Đất đai cũ cho thấy hệ thống pháp luật và văn bản sau luật quá nhiều, quá trình vận hành và áp dụng không được tốt.
Về tiến độ thực hiện, ông Chính cung cấp thêm thông tin, hiện đang đi theo đúng kế hoạch, sẽ trình dự thảo vào tháng 6.2012, sau đó trình UBTVQH vào tháng 8.2012. Về dự thảo luật có xin ý kiến của người dân để phúc quyết hay không, ông Chính cho biết, đối với luật Đất đai lần nào sửa cũng phải trình qua 2 kỳ họp Quốc hội. Lần thứ nhất trước khi trình phải lấy ý kiến của nhân dân, trên cơ sở đó mới trình ra QH lần 2 để thông qua.
Kéo dài thời hạn đến 2033
Liên quan đến thời hạn sử dụng đất chỉ còn hơn 1 năm nữa sẽ hết hạn,
ông Chính cho biết nhà nước sẽ không thu hồi lại toàn bộ đất nông nghiệp
đã giao khi hết thời hạn vào 10.2013 để chia lại mà sẽ tiếp tục kéo dài
thời hạn sử dụng cho hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu, thời hạn kéo
dài thêm là 20 năm.
Cụ thể, theo luật Đất đai 1993, các hộ gia đình và cá nhân được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp chỉ có thời hạn 20 năm, tức từ 15.10.1993 và hạn cuối cùng vào 15.10.2013. Tuy nhiên, quan điểm nhất quán của Chính phủ cũng như quy định của luật Đất đai 2003, người dân sẽ tiếp tục được gia hạn, nhưng căn cứ trên từng trường hợp.
Đối với các hộ gia đình và cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối… sẽ tự động được gia hạn đến năm 2033, người dân chỉ cần mang giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng ra cơ quan quản lý đất đai làm thủ tục gia hạn.
Đối với loạt đất khác, trước thời điểm kết thúc thời hạn sử dụng đất 6 tháng, nếu có nhu cầu người sử dụng đất làm đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để xem xét, giải quyết. Với trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục, nhà nước sẽ thu hồi để chia cho các hộ và gia đình khác.
Thời hạn sử dụng và quyền sở hữu đất trong dự thảo sửa đổi luật Đất đai đang là vấn đề được dư luận quan tâm đặc biệt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Người dân không quan tâm quyền sở hữu?
Ông Chính cho rằng khái niệm sở hữu là câu chuyện của các nhà quản lý chứ người dân không quan tâm. “Cái họ quan tâm là có được sử dụng đất lâu dài hay không. Khi nhà nước lấy đất thì bồi thường như thế nào hoặc khi họ có nhu cầu thì có được chuyển nhượng, thế chấp không, dưới hình thức nào?”, ông Chính nói.
|
Đối với vấn đề hạn điền, ông Chính cho biết quan điểm của Bộ Tài nguyên - Môi trường là phải nâng hạn mức hiện nay lên để có thể phát triển sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Để tránh trường hợp tích tụ ruộng đất với mục đích đầu cơ, phát canh thu tô, ông Chính cho rằng cần dùng chính sách thuế lũy tiến đánh vào những người có nhiều đất. “Hiện chúng ta đang quy định hạn điền khác nhau ở các vùng, miền nhưng theo tôi chỉ cần chung một mức mà thôi. Còn mức độ cụ thể bao nhiêu cần phải nghiên cứu thêm cho phù hợp”, ông Chính nói thêm.
Cho rằng các nội dung trong dự thảo sửa đổi luật Đất đai như sở hữu, hạn điền, thời hạn giao đất… đều là vấn đề nhạy cảm nên ông Bùi Sĩ Dũng - Vụ phó Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) - khẳng định Ban soạn thảo chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp ý kiến rồi trình Chính phủ, sau đó trình Bộ Chính trị kết luận. Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, quá trình tổng kết luật Đất đai cũ cho thấy hệ thống pháp luật và văn bản sau luật quá nhiều, quá trình vận hành và áp dụng không được tốt.
Về tiến độ thực hiện, ông Chính cung cấp thêm thông tin, hiện đang đi theo đúng kế hoạch, sẽ trình dự thảo vào tháng 6.2012, sau đó trình UBTVQH vào tháng 8.2012. Về dự thảo luật có xin ý kiến của người dân để phúc quyết hay không, ông Chính cho biết, đối với luật Đất đai lần nào sửa cũng phải trình qua 2 kỳ họp Quốc hội. Lần thứ nhất trước khi trình phải lấy ý kiến của nhân dân, trên cơ sở đó mới trình ra QH lần 2 để thông qua.
Kéo dài thời hạn đến 2033
|
Cụ thể, theo luật Đất đai 1993, các hộ gia đình và cá nhân được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp chỉ có thời hạn 20 năm, tức từ 15.10.1993 và hạn cuối cùng vào 15.10.2013. Tuy nhiên, quan điểm nhất quán của Chính phủ cũng như quy định của luật Đất đai 2003, người dân sẽ tiếp tục được gia hạn, nhưng căn cứ trên từng trường hợp.
Đối với các hộ gia đình và cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối… sẽ tự động được gia hạn đến năm 2033, người dân chỉ cần mang giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng ra cơ quan quản lý đất đai làm thủ tục gia hạn.
Đối với loạt đất khác, trước thời điểm kết thúc thời hạn sử dụng đất 6 tháng, nếu có nhu cầu người sử dụng đất làm đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để xem xét, giải quyết. Với trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục, nhà nước sẽ thu hồi để chia cho các hộ và gia đình khác.
Anh Vũ
Đã đến lúc bỏ chính sách hạn điền
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120304/da-den-luc-bo-chinh-sach-han-dien.aspx
Khi xây dựng luật Đất đai năm 2003, quan điểm của Chính phủ và
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là bỏ hạn điền. Nhưng nội dung này không được
chấp nhận ở Quốc hội.
Ngăn chặn hình thành “địa chủ mới”
Hạn điền là một chính sách đất đai quan trọng của các triều đại phong kiến trước đây nhằm hạn chế khả năng chiếm giữ nhiều đất đai của giai cấp địa chủ, bảo vệ đất đai của nhà vua. Mọi vua đều muốn chứng minh tính độc quyền về đất đai của mình.
Nhà nước ta đã thực hiện cải cách ruộng đất trong giai đoạn 1953 - 1956, xóa đi toàn bộ giai cấp địa chủ, lấy ruộng đất của địa chủ chia đều cho dân cày. Mặc dù cải cách ruộng đất có một số sai sót nhưng đã đạt được hoàn toàn mục đích nêu trong khẩu hiệu "người cày có ruộng" của Đảng ta. Nhưng rồi mô hình hợp tác xã đã mất dần động lực, năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm nhanh, nước ta rơi vào tình trạng thiếu lương thực trong những năm giáp giai đoạn đầu Đổi mới (1982 - 1988).
Thành công đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới là chính sách giao lại ruộng đất của hợp tác xã cho hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. Người nông dân lại có đất sau cuộc cải cách lần thứ hai này. Lập tức năng suất và sản lượng lương thực tăng lên vùn vụt, không chỉ đưa người nông dân thoát đói mà còn đưa nước ta lên nhóm đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Khi luật Đất đai 1993 thể chế hóa việc nhà nước giao đất cho hộ gia đình và cho phép thực hiện quyền chuyển nhượng thì Chính phủ đã nghĩ ngay tới chính sách hạn điền trước đây với mục tiêu ngăn chặn tầng lớp "địa chủ mới" hình thành và lớn lên. Nghị định 64/CP ngày 27.9.1993 của Chính phủ đã quy định mức hạn điền là 3 ha tại các tỉnh thuộc Nam bộ và 2 ha tại các nơi khác đối với đất trồng cây hằng năm; 10 ha tại các xã đồng bằng và 30 ha tại các xã trung du, miền núi đối với đất trồng cây lâu năm (điều 5).
Trên thực tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước đã đặt ra yêu cầu giảm dân số trong khu vực nông thôn. Hiện nay, cơ cấu dân số ở ta là nông thôn 70%, đô thị 30%. Khi nước ta thành một nước công nghiệp thì tỷ lệ trên sẽ đảo ngược lại, nông thôn 30%, đô thị 70%. Điều này có nghĩa là ai còn ở lại khu vực nông thôn thì người đó phải là các gia đình chí thú làm nông nghiệp. Những gia đình đó phải có đất rộng, thời gian sử dụng dài mới có thể tính tới đầu tư lớn, đầu tư chiều sâu về thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, sinh học... trên cánh đồng của mình. Cơ sở sản xuất nông nghiệp hiện đại phải dựa trên mô hình trang trại, lúc đầu có thể nhỏ, rồi lợi ích từ sản xuất giúp họ mở rộng thêm đất đai. Họ nhận chuyển nhượng thêm đất của những người có điều kiện chuyển công việc lên đô thị. Năng suất và sản lượng nâng lên rất cao sẽ làm thu nhập ở nông thôn không thua kém gì ở đô thị.
Muốn tạo được ngữ cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân như vậy, cần phải loại đi sự manh mún ruộng đất. Tức là, phải xóa bỏ chính sách hạn điền hoặc ít nhất nếu có dùng cũng phải mở hạn mức ra rất rộng.
Đừng để người nông dân cô đơn
Khi xây dựng luật Đất đai 2003, Ban Chỉ đạo đã thống nhất chuyển hạn điền theo quy định của Nghị định 64/CP thành hạn mức giao đất của nhà nước và không có quy định gì thêm. Điều này có nghĩa là luật chỉ quy định rằng nhà nước có sức giao đất (không thu tiền) đến vậy thôi, không có hơn; ai muốn có hơn thì phải lo làm ăn để có tiền nhận chuyển nhượng của những người không còn "say mê" nông nghiệp nữa và cũng không có hạn mức diện tích được nhận chuyển nhượng. Chính phủ xem xét cũng đồng ý cách giải quyết như vậy, tức là đồng ý xóa bỏ hạn điền. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý như vậy.
Thế nhưng, khi thảo luận dự thảo luật Đất đai ở Quốc hội, một đại biểu Quốc hội đã sử dụng tri thức lịch sử để nghi ngại rằng không thể bỏ được hạn điền vì các triều đại phong kiến trước đây chưa vua nào dám bỏ. Chỉ một ý kiến thôi cũng làm cho Chủ tịch Quốc hội lúc đó phân vân mà chỉ đạo cần phải bổ sung hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Thế là điều 71 phải thêm vào khoản 3 "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình UBTV Quốc hội quyết định". Việc đổi mới lại bị chậm lại 10 năm.
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2004, nhưng mãi tới 21.6.2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thông qua được Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp với mức khoảng gấp đôi hạn mức giao đất của nhà nước. Ngoài ra, điều 3 của nghị quyết nói rằng ai đã nhận chuyển nhượng chính thức trước ngày nghị quyết có hiệu lực thi hành thì không bị coi là vượt hạn điền. Thú vị hơn, nghị quyết không có bất cứ một quy định nào về việc xử lý những người sử dụng đất vượt hạn điền. Tất nhiên, những người nông dân bạo gan nhận chuyển nhượng vượt hạn điền vẫn cứ lo lắng vì e rằng đến một ngày nào đó, có một quy định nào đó nói rằng phải thu hồi lại đất sử dụng vượt hạn điền thì họ sạt nghiệp.
Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Mỗi hộ gia đình có tới cỡ trên một chục thửa đất nhỏ. Sự manh mún như vậy là hệ quả của quá trình giao đất trước đây cho hộ gia đình trên nguyên tắc công bằng "có tốt, có xấu, có gần, có xa". Ngữ cảnh này là một rào cản lớn cho sự phát triển nông nghiệp. Theo số liệu năm 2006, cả nước có 70,4% số hộ có tổng diện tích đất dưới 0,5 ha, 3,5% có diện tích trên 3 ha. Mức độ manh mún của vùng đồng bằng sông Hồng còn mạnh hơn, 94,3% số hộ có tổng diện tích dưới 0,5 ha. Nhà nước cũng hỗ trợ rất nhiều cho dồn điền, đổi thửa để thửa đất rộng hơn nhưng kết quả cũng chưa được là bao.
Sự thực, chúng ta có một nhầm lẫn rất lớn, đó là mặc nhiên coi hạn điền là chính sách duy nhất để ngăn chặn tình trạng người không trực tiếp sản xuất bỏ tiền mua đất để bóc lột người trực tiếp sản xuất nhưng không có đất. Chúng ta có nhiều chế tài khác để chặn được tình trạng tiêu cực này. Đánh thuế cao vào người có nhiều đất nhưng không trực tiếp sản xuất; tịch thu, sung công đất khi có hành vi phát canh thu tô. Chỉ lo ngại rằng chính quyền địa phương không quyết tâm ngăn chặn việc hình thành địa chủ mới. Trong thời đại công nghiệp hiện nay, nếu địa chủ mới có hình thành thì cũng sẽ núp dưới dạng chủ một doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân.
Giải pháp tốt nhất trong luật Đất đai mới là hãy bỏ quy định về hạn điền để tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư dài hạn, phát triển kinh tế trang trại nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Nhà nước cần hỗ trợ nông dân về vốn, công nghệ, quản lý, thông tin và tiếp cận thị trường. Hãy để người nông dân trực tiếp sản xuất làm chủ cánh đồng của mình, làm cho mỗi tấc đất nông nghiệp cũng là một tấc vàng. Đừng để người nông dân cô đơn với những tư duy ngắn hạn.
Ngăn chặn hình thành “địa chủ mới”
Hạn điền là một chính sách đất đai quan trọng của các triều đại phong kiến trước đây nhằm hạn chế khả năng chiếm giữ nhiều đất đai của giai cấp địa chủ, bảo vệ đất đai của nhà vua. Mọi vua đều muốn chứng minh tính độc quyền về đất đai của mình.
Nhà nước ta đã thực hiện cải cách ruộng đất trong giai đoạn 1953 - 1956, xóa đi toàn bộ giai cấp địa chủ, lấy ruộng đất của địa chủ chia đều cho dân cày. Mặc dù cải cách ruộng đất có một số sai sót nhưng đã đạt được hoàn toàn mục đích nêu trong khẩu hiệu "người cày có ruộng" của Đảng ta. Nhưng rồi mô hình hợp tác xã đã mất dần động lực, năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm nhanh, nước ta rơi vào tình trạng thiếu lương thực trong những năm giáp giai đoạn đầu Đổi mới (1982 - 1988).
Thành công đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới là chính sách giao lại ruộng đất của hợp tác xã cho hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. Người nông dân lại có đất sau cuộc cải cách lần thứ hai này. Lập tức năng suất và sản lượng lương thực tăng lên vùn vụt, không chỉ đưa người nông dân thoát đói mà còn đưa nước ta lên nhóm đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Khi luật Đất đai 1993 thể chế hóa việc nhà nước giao đất cho hộ gia đình và cho phép thực hiện quyền chuyển nhượng thì Chính phủ đã nghĩ ngay tới chính sách hạn điền trước đây với mục tiêu ngăn chặn tầng lớp "địa chủ mới" hình thành và lớn lên. Nghị định 64/CP ngày 27.9.1993 của Chính phủ đã quy định mức hạn điền là 3 ha tại các tỉnh thuộc Nam bộ và 2 ha tại các nơi khác đối với đất trồng cây hằng năm; 10 ha tại các xã đồng bằng và 30 ha tại các xã trung du, miền núi đối với đất trồng cây lâu năm (điều 5).
Trên thực tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước đã đặt ra yêu cầu giảm dân số trong khu vực nông thôn. Hiện nay, cơ cấu dân số ở ta là nông thôn 70%, đô thị 30%. Khi nước ta thành một nước công nghiệp thì tỷ lệ trên sẽ đảo ngược lại, nông thôn 30%, đô thị 70%. Điều này có nghĩa là ai còn ở lại khu vực nông thôn thì người đó phải là các gia đình chí thú làm nông nghiệp. Những gia đình đó phải có đất rộng, thời gian sử dụng dài mới có thể tính tới đầu tư lớn, đầu tư chiều sâu về thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, sinh học... trên cánh đồng của mình. Cơ sở sản xuất nông nghiệp hiện đại phải dựa trên mô hình trang trại, lúc đầu có thể nhỏ, rồi lợi ích từ sản xuất giúp họ mở rộng thêm đất đai. Họ nhận chuyển nhượng thêm đất của những người có điều kiện chuyển công việc lên đô thị. Năng suất và sản lượng nâng lên rất cao sẽ làm thu nhập ở nông thôn không thua kém gì ở đô thị.
Muốn tạo được ngữ cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân như vậy, cần phải loại đi sự manh mún ruộng đất. Tức là, phải xóa bỏ chính sách hạn điền hoặc ít nhất nếu có dùng cũng phải mở hạn mức ra rất rộng.
Đất trồng lúa của người dân hiện phân tán manh mún - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Đừng để người nông dân cô đơn
Khi xây dựng luật Đất đai 2003, Ban Chỉ đạo đã thống nhất chuyển hạn điền theo quy định của Nghị định 64/CP thành hạn mức giao đất của nhà nước và không có quy định gì thêm. Điều này có nghĩa là luật chỉ quy định rằng nhà nước có sức giao đất (không thu tiền) đến vậy thôi, không có hơn; ai muốn có hơn thì phải lo làm ăn để có tiền nhận chuyển nhượng của những người không còn "say mê" nông nghiệp nữa và cũng không có hạn mức diện tích được nhận chuyển nhượng. Chính phủ xem xét cũng đồng ý cách giải quyết như vậy, tức là đồng ý xóa bỏ hạn điền. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý như vậy.
Thế nhưng, khi thảo luận dự thảo luật Đất đai ở Quốc hội, một đại biểu Quốc hội đã sử dụng tri thức lịch sử để nghi ngại rằng không thể bỏ được hạn điền vì các triều đại phong kiến trước đây chưa vua nào dám bỏ. Chỉ một ý kiến thôi cũng làm cho Chủ tịch Quốc hội lúc đó phân vân mà chỉ đạo cần phải bổ sung hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Thế là điều 71 phải thêm vào khoản 3 "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình UBTV Quốc hội quyết định". Việc đổi mới lại bị chậm lại 10 năm.
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2004, nhưng mãi tới 21.6.2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thông qua được Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp với mức khoảng gấp đôi hạn mức giao đất của nhà nước. Ngoài ra, điều 3 của nghị quyết nói rằng ai đã nhận chuyển nhượng chính thức trước ngày nghị quyết có hiệu lực thi hành thì không bị coi là vượt hạn điền. Thú vị hơn, nghị quyết không có bất cứ một quy định nào về việc xử lý những người sử dụng đất vượt hạn điền. Tất nhiên, những người nông dân bạo gan nhận chuyển nhượng vượt hạn điền vẫn cứ lo lắng vì e rằng đến một ngày nào đó, có một quy định nào đó nói rằng phải thu hồi lại đất sử dụng vượt hạn điền thì họ sạt nghiệp.
Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Mỗi hộ gia đình có tới cỡ trên một chục thửa đất nhỏ. Sự manh mún như vậy là hệ quả của quá trình giao đất trước đây cho hộ gia đình trên nguyên tắc công bằng "có tốt, có xấu, có gần, có xa". Ngữ cảnh này là một rào cản lớn cho sự phát triển nông nghiệp. Theo số liệu năm 2006, cả nước có 70,4% số hộ có tổng diện tích đất dưới 0,5 ha, 3,5% có diện tích trên 3 ha. Mức độ manh mún của vùng đồng bằng sông Hồng còn mạnh hơn, 94,3% số hộ có tổng diện tích dưới 0,5 ha. Nhà nước cũng hỗ trợ rất nhiều cho dồn điền, đổi thửa để thửa đất rộng hơn nhưng kết quả cũng chưa được là bao.
Sự thực, chúng ta có một nhầm lẫn rất lớn, đó là mặc nhiên coi hạn điền là chính sách duy nhất để ngăn chặn tình trạng người không trực tiếp sản xuất bỏ tiền mua đất để bóc lột người trực tiếp sản xuất nhưng không có đất. Chúng ta có nhiều chế tài khác để chặn được tình trạng tiêu cực này. Đánh thuế cao vào người có nhiều đất nhưng không trực tiếp sản xuất; tịch thu, sung công đất khi có hành vi phát canh thu tô. Chỉ lo ngại rằng chính quyền địa phương không quyết tâm ngăn chặn việc hình thành địa chủ mới. Trong thời đại công nghiệp hiện nay, nếu địa chủ mới có hình thành thì cũng sẽ núp dưới dạng chủ một doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân.
Giải pháp tốt nhất trong luật Đất đai mới là hãy bỏ quy định về hạn điền để tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư dài hạn, phát triển kinh tế trang trại nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Nhà nước cần hỗ trợ nông dân về vốn, công nghệ, quản lý, thông tin và tiếp cận thị trường. Hãy để người nông dân trực tiếp sản xuất làm chủ cánh đồng của mình, làm cho mỗi tấc đất nông nghiệp cũng là một tấc vàng. Đừng để người nông dân cô đơn với những tư duy ngắn hạn.
GS-TSKH Đặng Hùng Võ
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
http://cafevannghe.wordpress.com/2011/11/01/chuy%E1%BB%87n-bay-gi%E1%BB%9D-m%E1%BB%9Bi-k%E1%BB%83-1/
BÍ ẨN CHUNG QUANH
2 CÁI CHẾT CỦA DIỆM - NHU
(Sau
nhiều thập niên im lặng. Phụ tá ðặc biệt Nguyễn Văn Ngân đã nói gì về
những bí ẩn quanh cựu TT Nguyễn Văn Thiệu ?). Bài phỏng vấn do Trần Phong Vũ thực hiện :
TPV: Ông Thiệu nói với ông:…bọn “xịa” (CIA – admin) ngồi trong Hội đồng An-ninh Quốc-gia; ông Thiệu muốn ám chỉ ai ?
NVN: Ông Thiệu đâu cần phải ám chỉ. Trong
số nầy, một nhân vật then chốt và thường trực của hội đồng an-ninh
quốc-gia là ông Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ,
kiêm Tổng trưởng Quốc phòng mà cả nước đều biết là một công cụ trung
thành của Mỹ, là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1/11/63.
Trước đây, các ông Diệm, Nhu cũng biết
ông Khiêm là người của CIA nhưng đã lầm lẫn về con người của ông Khiêm
nên đã giao chức vụ Tham mưu trưởng liên quân với mục đích “neutralizer”
các âm mưu đảo chánh của người Mỹ, cuối cùng cả hai anh em đều bị thảm
sát dưới tay binh quyền của ông Khiêm.
Các ông Diệm, Nhu là những người được
giáo dục và lớn lên trong môi trường có tính cách khuôn mẫu, kinh điển,
vẫn tưởng rằng những ân sủng của chế độ, những tình cảm xử sự như con
cháu trong gia đình, cùng sự biến cải từ một sĩ quan cấp thấp trong quân
đội đánh thuê của Pháp thành một tướng lãnh đứng đầu trong quân đội
quốc gia có lý tưởng, có nhân cách, nhân phẩm…, sẽ hết lòng bảo vệ chế
độ.
TPV: Thế còn những người đứng đầu các cơ quan an ninh, tình báo Việt Nam ? Họ có phải là người của CIA hay không ?
NVN:
Họ đều là những cộng sự viên của CIA, hoặc tự nguyện hoặc tự tề. Danh
từ “tự tề” là danh từ của ông Thiệu dùng khi nói chuyện với tôi. Các
công tác tình báo do người Mỹ trực tiếp chi tiền; người nào chi tiền thì
người đó làm chủ và kiểm soát.
Sau nầy ở hải ngoại có một lần tôi hỏi ý
kiến của ông Thiệu về cái chết của Tổng Thống Park Chung Hee, ông trả
lời : “bọn Mỹ chứ còn ai vào đó, có bao giờ giám đốc tình báo quốc gia
là người tin cẩn do Tổng Thống bổ nhiệm lại bắn Tổng Thống !”
Tôi nhắc lại chuyện nầy để cho thấy tinh
thần cảnh giác của ông Thiệu và hoàn cảnh bị “trói tay trói chân” của
ông Thiệu ngày đó.
TPV: Có bao giờ ông và ông Thiệu nói
chuyện với nhau về vụ đảo chánh 1/11/63, cụ thể là những người liên hệ
đến quyết định hạ sát Tổng Thống Diệm ? Một nhân chứng có thẩm quyền là
trung tướng Trần văn Đôn trong hồi ký tiếng Anh vào năm 1976 chỉ đích
danh tướng Dương Văn Minh là người ra lệnh, nhưng trong hồi ký tiếng
Việt sau nầy ông hoàn toàn im lặng với một thái độ mơ hồ và quanh co.
Theo báo chí ngoại quốc thì có lần ông Thiệu đã minh thị ông Minh là
người đã ra lệnh ?
NVN: Trong thời gian làm việc nhiều khi
chúng tôi có đề cập đến cuộc đảo chánh 1/11/63 ở những khía cạnh khác
nhau và trong những dịp khác nhau.
Tôi nhớ lần đầu tiên vào đầu năm 1965 lúc
ông Thiệu là Phó Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng và tôi là sĩ
quan thuộc Phòng Nghiên Cứu/Bộ Quốc phòng, nhận một phiếu trình về bình
định lãnh thổ, ông Thiệu nói với tôi : “ông Minh (Dương văn Minh) đã
phạm sai lầm lớn sau 1/11/63 là đã phá bỏ ấp chiến lược và giải tán
Thanh niên Cộng hòa…”. Trong cảnh “dậu đổ bìm leo” và sự hồ hởi của
những người vừa lật đổ chế độ cũ lúc đó, nhận xét và lượng giá khách
quan của ông Thiệu đã tạo cho tôi một ấn tượng đặc biệt về ông.
Về cái chết của Tổng Thống Diệm và ông
Nhu, trong phạm vi trách nhiệm của người chỉ huy tấn công dinh Gia Long,
ông Thiệu nói : “nếu ông cụ và ông Nhu còn trong dinh thì tôi sẽ bảo vệ
an ninh bằng cách đưa các ông về Tổng Tham mưu trên một xe jeep lật mui
và sẽ không ai dám làm gì hết…”.
Tôi
biết điều ông nói là thực, ít nữa là với cương vị bấy giờ là một sĩ
quan thừa hành cấp đại tá, ông đủ thận trọng và khôn ngoan – ông không
thuộc loại người “múc nước ch. uống”. Đây là thành ngữ đôi khi ông dùng
trong khi nói chuyện riêng với tôi nhân vài vụ trao đổi chính trị.
Chỉ một lần duy nhất vào dịp tranh cử
Tổng Thống 1971 tôi và ông Thiệu đã đề cập một cách cụ thể vấn đề có
tánh cách “cấm kỵ“ nầy, vì những nhân vật liên hệ còn nắm giữ những vai
tuồng chính trị quan trọng. Lúc bấy giờ ông Dương Văn Minh muốn tranh
phiếu của khối Công-giáo đã lên tiếng quy trách cái chết của Tổng Thống
Diệm cho ông Thiệu do việc thi hành chậm trễ lệnh bao vây dinh Gia Long,
đưa đến sự đào thoát và cái chết sau đó. Ông Thiệu đã trả lời trong
cuộc họp báo tại Tổng Tham Mưu : “…việc một trung tướng ‘đổ thừa’ cho
một đại tá là một hành động hèn, khiếp nhược, không xứng đáng tư cách
một quân nhân và một cấp chỉ huy…”
Trong cuộc thảo luận này chúng tôi đã đề
cập và phân tách đến các danh từ : thủ phạm, chính phạm, tòng phạm,
người trách nhiệm v.v… Tôi nói với ông Thiệu : trung tướng Dương Văn
Minh là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm về cái chết của Tổng Thống Diệm, hơn nữa chính sĩ quan cận vệ của
ông Minh đã trực tiếp hạ sát Tổng Thống Diệm và ông Nhu; tuy nhiên, thủ
phạm chính và giấu mặt là người chủ chốt thực hiện vụ 1/11/63 tức ông
Khiêm – là người đã triệu tập Hội đồng tướng lãnh, điều động lực lượng
an ninh của Tổng Tham Mưu và nắm giữ lực lượng chủ lực của cuộc đảo
chánh tức sư đoàn 5.
Vào lúc ông Diệm quyết định ra trình diện
đã chỉ thị cho sĩ quan tùy viên phải cố liên lạc trực tiếp với ông
Khiêm như một bảo đảm cho sinh mạng, và chính ông Khiêm đã nhận điện
thoại của đại úy Đỗ Thọ nhưng đã cố tình bất động, mượn tay ông Minh và
nhóm tướng lãnh bất mãn để thi hành chỉ thị của người Mỹ.
Ông Thiệu im lặng một lúc, hoàn toàn
không phản bác mà chỉ hỏi lại một cách thụ động : anh nghĩ như vậy sao ?
Tôi đáp : không phải tôi nghĩ như vậy mà sự thực là như vậy. Nếu Tổng
Thống ở vào địa vị ông Khiêm, Tổng Thống sẽ xử sự như thế nào ? Chức vụ
Tham mưu trưởng liên quân là chức vụ được Tổng Thống tín nhiệm và trực
tiếp bổ nhiệm để cầm đầu quân đội, bảo vệ chế độ, thế mà lại làm tay sai
cho ngoại bang, lợi dụng chức vụ lật đổ chế độ – ông Khiêm thừa hiểu đó
là một hành động phản quốc nếu ông Diệm sống sót; hơn nữa với những ân
sủng của ông Diệm cho ông Khiêm cùng sự xử sự như con cháu trong gia
đình thì sự phản trắc cũng đủ để ông Khiêm phải thủ tiêu ông Diệm hầu
khỏi thấy mặt.
Ông Thiệu im lặng khá lâu, cuối cùng ông
nói : nếu ông cụ nán lại đến trưa không ra mặt thì bọn họ lên máy bay
chạy hết, có ai tin ai đâu.
Trong những trường hợp tế nhị, ông Thiệu
thường có thái độ lấp lửng hoặc những câu nói nửa vời thay cho sự xác
nhận. Và do cuộc thảo luận nói trên nên tại cuộc họp báo ở Tổng Tham Mưu
ông Thiệu nói : … “trung tướng Dương văn Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng
quân nhân cách mạng, là người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái
chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuộc chính biến ngày 1/11/63…”
Việc
giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào
máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm :
những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như
Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá giấu tay thì vẫn tiếp tục
ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết. Sau 30/4/1975,
ông Dương văn Minh được nhà nước cho xuất ngoại. Có một thời gian ở Pháp
ông Minh đã từ chối không tiếp ông Đôn vì lý do trong cuốn Our Endless
War xuất bản 1976 ông Đôn minh thị ông Minh như là một chính phạm.
Ông Minh cho rằng đây là một sự quy trách
bất công có tính cách gian trá vì ngày đó ông ta thực ra chỉ là một thứ
“bung xung” không quân, không tướng được đưa ra làm chủ tịch HĐQNCM một
tư thế cưỡi cọp vì những kẻ chủ động không tin sẽ thành công rồi mượn
bàn tay ông ta để dứt hậu hoạn.
Đây là lý do trong bản Việt ngữ sau nầy,
cuốn Việt Nam Nhân Chứng, ông Đôn đã không đề cập đến tên ông Minh hay
bất cứ người Việt Nam nào mà chỉ nhắc đến câu nói của Lou Conein là phải
tìm bắt hai ông Diệm, Nhu với chỉ thị “on ne fait pas d’omelette sans
casser les oeufs” và chỉ nói một cách tổng quát là người nào đã quyết
định việc hạ sát là người thấy xa. “Người thấy xa” mà ông Đôn muốn ám
chỉ là người Mỹ. Khi gởi cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” cho tôi, ông Đôn nói
: “người ta trách móc tôi nhiều quá nên không muốn đụng chạm nữa”.
Ông Khiêm là con người của những âm mưu
trong bóng tối, lén lút, không bao giờ dám đối đầu công khai trừ phi có
người Mỹ sau lưng và chắc ăn, vì vậy ông đã mất nhiều cơ hội để nắm vai
trò lãnh đạo sau đảo chánh 1/11/63, sau chỉnh lý 30/1/64 là những biến
cố ông có vai trò chủ động, và vì “mất ăn” nên các cuộc binh biến dưới
thời Nguyễn Khánh đều có ông Khiêm đứng sau lưng giật dây.
Để rõ thêm con người của ông Khiêm, đây
là câu chuyện ông Thiệu đã kể lại cho tôi lúc gặp tại Londres năm 1983.
Tôi hỏi ông Thiệu : Tổng Thống vẫn liên lạc với ông Khiêm ?
- Không.
- Lý do ?
- Anh nghĩ xem tôi và ông ta cùng đi qua
Đài Loan một lúc; ở Đài Loan, tôi qua Anh thăm thằng Lộc (con trai ông
Thiệu) để giải thích và an ủi nó về vụ 30/4, người lớn còn “xấc bấc,
xang bang”, huống gì nó là một đứa nhỏ. Trong khi tôi vắng mặt, ông
Khiêm đến chào bác Sáu để đi Mỹ (ông Kiểu, đại sứ tại Đài Loan – anh ông
Thiệu). Ông Khiêm nói với bác Sáu : trong hai anh em phải có một người
qua bên đó để nói lên tiếng nói của mình… Bác Sáu cười mỉa mai : “… thế
thì tôi chúc chú lên đường bình an…”. Trong thời gian tôi ở Đài Loan,
ông Khiêm không hề nói với tôi về việc ông làm thủ tục đi Mỹ…”
Cũng
cần biết là sau 30/4/75, bà Anna Chennault có qua Đài Loan cho ông
Thiệu biết là chánh phủ Mỹ không hoan nghênh việc ông Thiệu vào Mỹ; chín
năm sau ông Thiệu mới vào Mỹ và định cư tại Boston.
Đến nay đã hơn 30 năm, ông Khiêm vẫn “thủ
khẩu như bình”, như ngày nào ông là một thủ tướng “ngậm miệng ăn tiền”,
một thủ tướng lâu nhất trong các thủ tướng kể từ thời Bảo Đại.
Câu chuyện ông Thiệu nói với tôi về ông
Khiêm ở trên làm tôi liên tưởng đến một câu nói từ rất lâu của một nhân
vật trong nhóm đảo chánh 1/11/63 đã phản ảnh với tôi về cái tình huynh
đệ chi binh của họ bằng câu “bạn nhà binh, tình nhà thổ”. Một nhân vật
then chốt khác cũng trong vụ 1/11/63 vào những ngày cuối đời cũng đã
than với tôi: “… ông Ngân ạ, trên đời này làm gì có tình nghĩa !” Có lần
ông Thiệu phàn nàn với tôi về tướng Nguyễn Khánh : “Anh nghĩ xem…
‘thằng’ Khánh tệ đến mức đã đuổi ông Khiêm đi (1964) thế mà khi gặp lại
ông Khiêm ở Hoa Thịnh Đốn (đại sứ) còn ngửa tay xin tiền ‘mày có tiền
đưa tao một ít’…
Tôi nghĩ bụng có gì tệ đâu, họ cùng một phường với nhau … ‘tao không còn cơ hội ăn cắp, mày còn cơ hội thì chia cho tao với’…”
Ngày đó tôi vẫn tự hỏi : tại sao sáng
2/11/63 ông Thiệu lại không dùng binh lực có sẵn trong tay để thanh toán
nhóm tướng lãnh phản loạn tại Bộ Tổng Tham Mưu hầu thực hiện một cuộc
cách mạng triệt để mà quốc gia đang cấp thiết đòi hỏi cho cuộc đấu tranh
sinh tử với Vi Xi. Đám họ chỉ là sản phẩm của thực dân để lại, hèn
nhát, bất tài và bất xứng. Ông Thiệu vẫn là người khá hơn hết và ông đã
bỏ lỡ mất “cơ hội ngàn năm một thuở” vì sau 1965 khi quân đội Mỹ đã trực
chiến thì chúng ta chỉ còn chờ chết !
TPV: Trong thời gian làm việc có bao giờ ông đặt câu hỏi trên với ông Thiệu không ?
NVN:
Không. Vì việc đã qua rồi. Tình hình chính trị ngày đó luôn luôn bất
ổn. Có những việc chỉ nên làm mà không nên nói, có những cơ hội bị bỏ lỡ
cũng không nên nhắc lại khi thời gian và điều kiện không còn nữa, nói
ra chẳng những vô ích mà nếu bị tiết lộ còn gây ra những trở ngại, khó
khăn cho những dự tính và công việc sắp tới.
TPV: Về vai trò của trung tướng Trần Văn Đôn trong vụ 1/11/63 ?
NVN: Người Mỹ không tin ông Đôn nhưng bắt
buộc phải sử dụng ông Đôn trong vụ 1/11/63 vì lúc bấy giờ ông Đôn giữ
chức vụ quyền Tổng Tham mưu trưởng thay đại tướng Lê Văn Tỵ đi Mỹ trị
ung thư. Ông Đôn đã được người Mỹ sử dụng “công tác món” và sau đó đã bị
loại trong vụ chỉnh lý 30/1/64.
Ông Đôn và Lou Conein đã biết nhau từ
1946 tại Hà Nội : Conein là sỹ quan của OSS, cơ quan tiền thân của CIA,
trong phái bộ của Archimedes Patti, còn ông Đôn là sĩ quan của phòng nhì
Pháp làm việc dưới quyền đại úy Duprat trưởng ban phản gián thuộc Bộ
Tham mưu của tướng Leclerc.
Hoàng Nguyễn post (tổng hợp)
**************************************
DINH ĐỘC LẬP
1/- Tổng quát : Dinh
Độc Lập là “chứng nhân” đã chứng kiến những biến cố lịch sử của Việt
Nam Cộng Hoà, từ những cuộc đảo chánh, cách mạng của chính trị miền Nam.
Còn gọi là Dinh Tổng Thống hay Phủ Đầu Rồng.
Dinh Độc Lập (DĐL) là nơi cư ngụ và làm
việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. DĐL có hai kiến trúc, kiến trúc
cũ được xây dựng ngày 23-2-1868, có tên là Dinh Norodom, sau đổi thành
Dinh Độc Lập. Kiến trúc mới do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và
thực hiện xây dựng dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Cánh cửa của DĐL bị xe tăng của Bắc Việt
húc sập vào buổi sáng ngày 30/4/1975 đánh dấu ngày nước Việt Nam Cộng
Hoà lọt vào tay chế độ Bắc Việt. Từ đó, DĐL được đổi tên thành Dinh
Thống Nhất.
2/- Vài nét lịch sử của Dinh Độc Lập
- Thời Pháp thuộc :
Ngày 23/2/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu
tiên xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ. Viên đá lịch sử lấy từ núi Châu
Thới Biên Hòa, hình vuông, mỗi góc rộng 50cm, có lổ, bên trong chứa
những đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng có in hình Napoléon Đệ Tam.
Diện tích công trình rộng 12 mẫu tây. Mặt
tiền rộng 80m. Bên trong có phòng khách chứa đến 800 người. Do nước
Pháp có chiến tranh, công trình kéo dài đến năm 1873 mới xong.
(1868-1873=5 năm)
Dinh được đặt tên là Dinh Norodom và đại
lộ trước dinh cũng mang tên Norodom, là tên của dòng họ cai trị vương
quốc Campuchia. Dinh Norodom là nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ,
người Pháp. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp, dinh Norodom là nơi làm
việc của chính quyền Nhật Bản ở VN.
- Thời Việt Nam Cộng Hoà : Ngày
7/9/1954, Dinh Norodom được Đại tướng Paul Ely bàn giao lại cho Thủ
tướng Ngô Đình Diệm. Năm 1955, Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Từ đó, DĐL là nơi ở và làm việc của Tổng thống Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng
Hoà.
Phủ Đầu Rồng : Báo
chí gọi DĐL là Phủ Đầu Rồng, vì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lấy quốc
huy là hai con rồng trong bức hình lưỡng long tranh châu. Các nhà tướng
số, phong thủy lại tán ra rằng, DĐL là cái đầu của con rồng, mà cái đuôi
của nó dài ra tới Công trường Chiến sĩ ở ngã tư Duy Tân – Trần Quý Cáp.
Họ cho rằng, muốn được yên vị ở cái đầu con rồng là DĐL, thì phải trấn
ếm cái đuôi của nó, để cho nó không còn khả năng vùng vẫy quậy phá gây
bất ổn.
Sau đó, tượng đài chiến sĩ vô danh của
Pháp để lại bị đập phá và xây lại một cái tháp cao, đặt giữa cái hồ nước
tròn, có một con rùa bằng đồng nằm dưới chân tháp, cho nên gọi là Hồ
con rùa.
Ngày 27/2/1962, hai phi công VNCH là
Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai chiếc phi cơ A-1 Skyraider ném
bom làm sập bộ phận chính bên trái của dinh. Do không có thể hồi phục
lại được, nên Tổng Thống Diệm cho đập phá toàn bộ để xây lại dinh thự
mới trên nền đất cũ, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
- Dinh Độc Lập mới :
Ngày 1/7/1962, Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng. Thời gian nầy,
Tổng thống Ngô Đình Diệm chuyển sang cư ngụ và làm việc ở Dinh Gia
Long.
Công trình xây dựng đang tiến hành thì
Tổng thống Diệm bị đảo chánh và bị giết vào ngày 2/11/1963. Như vậy,
Tổng thống Diệm chưa được vào ở và làm việc ở DĐL do ông cho xây cất.
Ngày 31/10/1966, Trung tướng Nguyễn Văn
Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, chủ tọa lễ khánh thành DĐL.
Tổng thống Thiệu ở và làm việc tại đó từ tháng 10 năm 1967 cho đến ngày
21/4/1975.
Ngày 8/4/1975, Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung lái phi cơ F-5E ném bom DĐL, thiệt hại không đáng kể.
Tổng thống Trần Văn Hương cũng vào làm
việc tại văn phòng Tổng thống trong dinh, trước khi trao quyền lại cho
Tổng thống Dương Văn Minh.
- Dinh Độc Lập sau ngày 30/4/1975 : Ngày 30/4/1975, xe tăng của bộ đội chánh quy Bắc Việt húc sập cánh cửa DĐL đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Công Hoà.
Huỳnh Văn Yên post
.
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ ( 2 )
http://cafevannghe.wordpress.com/2011/11/06/chuy%E1%BB%87n-bay-gi%E1%BB%9D-m%E1%BB%9Bi-k%E1%BB%83-2/
Đường từ Sài Gòn về Lái Thiêu giữa trưa cuối thu của Miền Nam thì cũng không khác gì mùa hè. Nắng và nóng.
Từ sớm, những người chuyên sống nhờ người
chết đã đến nhổ cỏ, quét dọn quanh các ngôi mộ, mà theo kinh nghiệm của
họ, ngày hôm nay, 1 tháng 11, thế nào cũng có người đến viếng mộ.
Nghĩa trang Lái Thiêu và nghĩa trang Mạc
Đỉnh Chi đối diện nhau. Thật ra gọi tên là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi là
gọi theo cách của những người đến viếng mộ, vì hầu hết các ngôi mộ ở đây
đã được cải táng và di dời từ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, là tiền thân
của công viên Lê Văn Tám hiện nay, trước kia ra để cải tạo môi trường.
Chúng
tôi đến viếng mộ cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn được cải táng từ nghĩa
trang chùa Phổ Quang ra. Và điểm dừng chính là mộ cố tổng thống Gioan
Baotixita Ngô Đình Diệm, và mộ ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, giữa là
phần mộ của thân mẫu hai ông, cụ cố Luxia.
Nhìn tấm bia không hình, không ghi rõ
tên, mà chỉ ghi Huynh và Đệ, để ai biết chuyện có thể đoán ai là ngài
tổng thống, đâu là ông cố vấn. Cả hai mộ ghi ngày 2 tháng 11 năm 1963.
Cả hai người đã bị sát hại vào đúng lễ các linh hồn cách nay đúng 48
năm.
Bà Thịnh đã có 20 năm sống bằng nghề nhổ
cỏ nghĩa trang ở đây kể : “Cách đây vài năm có mấy người đến viêng mộ cụ
Huynh, cụ Đệ. Những người này đưa tiền cho chồng tôi bảo làm bia mới,
ghi rõ ‘Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu’, chồng tôi
không dám, nên bảo chỉ có thể ghi tên và họ thôi. Những người khách đồng
ý, chồng tôi đã làm và gắn lên. Thời gian sau, chính quyền địa phương
đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người
chết vẫn bị khinh miệt !
Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm
rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để
rồi hành xử không hơn gì loài vật.
Việc tỏ bày sự kính trọng đối với cố tổng
thống Ngô Đình Diệm vẫn là một việc mà nhiều người cho rằng cấm kỵ. Như
thế mới biết thời nay còn phong kiến hơn cả các triều phong kiến Việt
Nam. Cô Thuỳ lần đầu tiên đến nghĩa trang này để thắp hương cho cố tổng
thống Ngô Đình Diệm, cô rất sợ, nhìn ai cũng nghĩ là cảnh sát công an và
lo họ sẽ bắt. Riêng với người viết bài này, trước lúc đi được một người
thân lưu ý “take care !”
Chúng tôi những người sinh sau đẻ muộn,
chỉ được học sử Việt Nam theo cái nhìn hiện tại, nhưng những người trẻ
ngày nay bắt đầu biết được nhiều điều thật hơn về lịch sử, rồi lại có cơ
hội bàn hỏi với nhiều người am hiểu lịch sự cách đa chiều. Chúng tôi
nay phải tự hào về ngài tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hoà, thổng thống
Ngô Đình Diệm. Một người lãnh đạo toàn tâm, toàn ý với dân nước, dứt
khoát không cuối đầu lệ thuộc ngoại bang. Cái chết của anh em cụ là kết
quả của sự dứt khoát không theo Mỹ, không để người nước ngoài can thiệp
quá sâu vào chuyện quốc gia Việt Tổ.
Chúng tôi muốn cầu lễ cho cụ cố tổng
thống Gioan Baotixita ngay tại phần mộ của cụ, như lời thì thầm xin lỗi
với cụ suốt 48 năm qua, chúng tôi đã không hiểu đúng về cụ, về công lao
cụ đã dành cho quê Việt mình, và nhất là cũng vì nỗi sợ hãi bị chụp mũ,
bị mắc vạ.
Thánh
lễ hôm nay bắt đầu lúc 12:00, ngày 01/11/2011, mộ cụ tổng thống là bàn
thờ. Thánh lễ do cha An Thanh chủ tế cùng với cha Hữu Thoại đồng tế. Cha
chủ tế nói lý do của buổi lễ : “chúng ta cầu nguyện cho các lãnh tụ
Việt Nam ở mọi phía và các tử sĩ thuộc về các bên. Cầu nguyện cho tổng
thống Ngô Đình Diệm và cả chủ tịch Hồ Chí Minh. Cầu nguyện cho những
chiến binh và thường dân chết vào tết Mậu Thân, những người chết vì bảo
vệ Hoàng Sa, Trường Sa, những người chết trong cuộc chiến Tây Nam và
biên giới phía Bắc năm 1979 và các năm tiếp theo tại Kampuchia, và tất
cả những người đã tử trận mà chưa có ai nhớ đến để cầu nguyện. Người
chết không còn giới tuyến, nên chúng ta không gây chia rẽ họ nữa”.
30 người chúng tôi không muốn dứt lìa với
quá khứ mà nối tiếp với tình yêu thương. Chúng tôi không muốn người một
nhà, dân một nước lại đối xử với nhau tồi tệ như những kẻ thù địch với
nhau. Hết rồi thời nhân danh ý thức hệ để đổ máu nhau, làm cho huynh đệ
tương tàn. Chấm dứt đi sự hận thù giữa người với nhau và với cả người
chết nữa.
thụyvi post (Bài NT. Ảnh Fx75 và H.Hoà – 2/11/2011)NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG DINH ĐỘC LẬP (2)
(Nối tiếp bài 1)
Dinh Độc Lập là nơi xảy ra những cuộc
binh biến, đảo chánh, cách mạng, cho nên đã từng bị ném bom, bắn phá.
Cuộc đảo chánh năm 1960 là cuộc đảo chánh đầu tiên của nước VNCH thời Đệ
Nhất, xảy ra tại Dinh Độc Lập cũ, có tên là Dinh Norodom thời Pháp
thuộc.
Lúc 5 giờ sáng ngày 11/11/1960, lực lượng
đảo chánh gồm có các đơn vị Nhảy Dù bao vây Dinh Độc Lập, sau khi khống
chế và uy hiếp các cơ quan quân sự trọng yếu như căn cứ Không Quân Tân
Sơn Nhất, đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, doanh trại của
Đội Phòng Vệ phủ Tổng Thống (trên đuờng Thống Nhất). Đồng thời họ đặt
hầu hết những tướng lãnh trong tình trạng quản thúc tại gia.
Nhiều loạt súng máy bắn vào dinh làm bể
cửa kiếng. Tổng thống Diệm suýt chết vì loạt súng máy bắn qua cửa sổ,
vào phòng ngủ, đạn ghim vào giường, nhưng thật may mắn, ông đã rời
giường ngủ vài phút trước đó.
Đội Phòng Vệ Phủ Tổng thống có từ 30 đến
60 người, kháng cự mãnh liệt, đã bắn hạ 7 người vượt rào băng qua sân
cỏ. Quân đảo chánh ngừng bắn và siết chặt vòng vây. Lúc 7 giờ 30 sáng,
quân tăng cường đã tới, lực lượng đảo chánh mở cuộc tấn công nữa, nhưng
đội Phòng Vệ bắn trả quyết liệt.
Lúc 8 giờ, 5 chiếc thiết giáp đi vòng ra
phía sau dinh, bắn vào những trạm gác và pháo kích vào sân dinh. Đến 10
giờ 30 thì tiếng súng ngừng hẳn. Tổng thống Diệm và ông bà Nhu đã xuống
hầm. Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Tham Mưu Trưởng, nghe tiếng súng nổ, ông
tìm cách ra khỏi nhà, đến DĐL bằng xe hơi dân sự, vượt qua rào ở ngỏ
sau, vào gặp Tổng thống Diệm. Quân đảo chánh canh gác trước nhà, không
biết ông đã bí mật ra đi.
Ở dưới hầm, Tướng Khánh điều động quân
đội về giải vây DĐL. Đến trưa, nhiều nhóm dân chúng tụ tập bên ngoài
DĐL, reo hò cổ võ quân đảo chánh và vẫy những biểu ngữ yêu cầu thay đổi
chế độ. Đài phát thanh Sài Gòn công bố là Hội Đồng Cách Mạng đã đảm
trách vai trò chính phủ của miền Nam. Quân đảo chánh do dự về bước kế
tiếp, vì có sự tranh luận bất đồng ý kiến về vai trò tương lai của Tổng
thống Diệm.
Vương Văn Đông chủ trương thừa thắng xông
lên tiến vào bắt sống Ngô Đình Diệm. Nguyễn Chánh Thi thì trái lại, ông
sợ Tổng thống Diệm có thể bị thiệt mạng trong cuộc tấn công. Mặc dù ông
Diệm có khuyết điểm, nhưng miền Nam không có lãnh tụ nào vượt trội hơn
ông cả.
Quân đảo chánh chỉ muốn ông bà Nhu phải
rời khỏi chính quyền, nhưng lại không đồng ý với nhau là nên giết họ hay
trục xuất ra nước ngoài. Để đối phó, ông Diệm dùng kế hoãn binh, câu
giờ bằng cách đề nghị phe đảo chánh đàm phán để thành lập chánh phủ mới.
Quân đảo chánh muốn cử Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, chỉ huy trưởng trường
Võ Bị làm thủ tướng, vì tướng Nghiêm không phải là người của đảng Cần
Lao.
Đài phát thanh Sài Gòn cho phát đi lời
tuyên bố của Đại tá Nguyễn Chánh Thi, cho rằng Ông Diệm đã bị truất phế
vì độc tài. Tổng thống Diệm lo ngại toàn dân sẽ nổi dậy, bèn cử bí thư
là ông Võ Văn Hải sang thương thuyết với quân đảo chánh. Đến xế chiều
ngày 11/11/1960, Tướng Nguyễn Khánh rời DĐL đến gặp cấp chỉ huy đảo
chánh để bàn về những yêu sách của họ.
Trung
tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi muốn rằng, những sĩ quan và
những chính khách đối lập phải được bổ nhiệm vào nội các chính phủ. Đồng
thời, yêu cầu Đại tướng Lê Văn Tỵ phải được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng
Quốc phòng.
Tổng thống Diệm điện hỏi Tướng Tỵ, đang
bị quản thúc tại gia, ông Tỵ không chấp nhận chức Bộ trưởng QP. Bác sĩ
Phan Quang Đán, phát ngôn nhân của đảo chánh, người chống ông Diệm quyết
liệt, vì ông Diệm đã xoá tên ông ra khỏi danh sách đắc cử dân biểu QH
và chận đường, không cho ông đến nhậm chức trong ngày lễ khai mạc. Bác
sĩ Đán lên tiếng trên đài phát thanh và tổ chức họp báo, trong khi quân
đảo chánh hạ những tấm hình của TT Diệm treo trên tường xuống và giẫm
chân, chà đạp lên nó.
Tướng Khánh trở lại DĐL, tường trình
những yêu cầu của quân đảo chánh và đề nghị TT Diệm nên chia sẻ quyền
hành. Bà Ngô Đình Nhu lớn tiếng phản đối việc đó, khiến cho Tướng
Khánh đe dọa rút lui, và ông Diệm buộc bà Nhu phải im tiếng.
Trong khi hai bên ngưng chiến để thương
lượng thì các đơn vị trung thành với Tổng thống Diệm có đủ thì giờ điều
động quân về tiếp cứu. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lịnh SĐ 5 BB, mang
pháo binh từ Biên Hoà về Sài Gòn.
- Ngày 12-11-1960 : Đại
tá Huỳnh Văn Cao, TL/SĐ 7 BB ở Mỹ Tho, Đại tá Trần Thiện Khiêm, TL/SĐ
21 mang 7 tiểu đoàn BB cùng với pháo binh của Trung tá Bùi Dzinh vể giải
vây DĐL.
Tướng Khánh cũng thuyết phục tướng Lê
Nguyên Khang, TL/TQLC gởi tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 TQLC. Biệt Động
Quân ở Tây Ninh cũng về chống đảo chánh. Tổng thống Diệm yêu cầu Tướng
Khánh tiếp tục thương lượng và tiếp tục ngưng bắn.
Sáng ngày 12/11/1960, đài phát thanh Sài
Gòn phát đi bản tuyên bố của TT Diệm, hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do, công
bằng và các biện pháp tự do khác, như chấm dứt kiểm soát báo chí…sẽ hợp
tác với Hội Đồng Cách Mạng để thành lập chánh phủ liên hiệp.
Cuộc tấn công trì hoãn 36 tiếng đồng hồ.
Tại Phú Lâm ngày 12-11-1960. Phú Lâm là
cửa ngỏ ra từ miền Tây vào thủ đô, cuộc giao tranh chớp nhoáng xảy ra
nhưng rất khốc liệt với khoản 400 người chết, phần đông là dân chúng tò
mò ra đường xem đánh nhau. Quân đảo chánh bị đánh tan ở Phú Lâm và lực
lượng cứu viện tiến về DĐL.
Một số đơn vị đã vượt qua khỏi vòng vây
của quân đảo chánh, bằng cách nói dối rằng họ là quân chống TT Diệm. Các
đơn vị đó bố trí chung quanh dinh xong, thì quay súng lại tấn công bất
ngờ quân đảo chánh. Hai bên “trao đổi hoả lực” cho nhau khoảng vài tiếng
đồng hồ, quân đảo chánh yếu thế, rút lui. Cuộc đảo chánh bị dẹp tan.
Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tr/t Vương Văn
Đông, Phạm Văn Liễu cùng một số sĩ quan chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất
nhờ Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ giúp đở.
Ông Thi nói “Kỳ, chúng tôi đã thất bại,
chúng tôi muốn thoát khỏi nơi nầy, bằng không, sẽ bị xử tử.” Thiếu tá
Nguyễn Cao Kỳ cho một chiếc C-47, thế là 15 người lên phi cơ do phi công
Phan Phụng Tiên lái. Phe đảo chánh bắt Tư Lịnh Biệt Khu Thủ Đô là Trung
tướng Thái Quang Hoàng đi theo làm con tin.
DĐL
cử 2 chiếc khu trục cơ đuổi theo chiếc C-47. Đến gần biên giới
Campuchia thì bắt kịp. Hai phi công gọi về xin chỉ thị. Lúc đó Tướng
Khánh nghe bà Nhu đứng bên cạnh lớn tiếng “Bắn rơi nó đi ! Giết hết lũ
Nhảy dù phản nghịch”. Nguyễn Khánh không đồng ý với bà Nhu, ra lịnh cho 2
khu trục cơ trở về.
Đại úy Phan Lạc Tuyên cũng chạy đến Campuchia bằng đường bộ.
Thái tử Norodom Sihanouk mừng rỡ đón chào
tất cả, bởi vì Campuchia và VNCH thù nghịch nhau. Vì Sihanouk làm ngơ
để cho Bắc Việt sử dụng lãnh thổ tấn công VNCH. Hơn nữa, VNCH đã có ít
nhất là 2 lần ám sát Sihanouk. Lần thứ nhất, Ngô Đình Nhu gởi bom thư,
lần thứ hai, Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu mua chuộc viên tướng Campuchia làm
đảo chánh lật đổ Sihanouk.
Tổ chức đảo chánh năm 1960
Kế hoạch do Trung tá Vương Văn Đông chủ
trương và tổ chức, với sự tham gia của Trung tá Nguyễn Triệu Hồng (anh
vợ của Tr/t Đông), Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, Th/t Phạm Văn Liễu, Th/t
Nguyễn Kiến Hùng, Đại úy Phan Lạc Tuyên, Đ/u Nguyễn Tiến Lộc, Đ/u Nguyễn
Thành Chuẩn và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tham gia đảo chánh. Đại
tá Nguyễn Chánh Thi được mởi tham gia sau cùng.
Kế hoạch chuẩn bị một năm. Tr/t Đông đã
móc nối được một trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân, 3 tiểu đoàn
Dù, một số đơn vị TQLC và Pháo binh. Phía chính trị gồm có Bác sĩ Phan
Quang Đán, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Trương Bảo Sơn, Phan Bá Cầm (nhân
sĩ Hoà Hảo), Phan Đình Nghị và Nguyễn Đình Lý…
Lý do thất bại
Theo lời tường thuật của nhà báo Stanley
Karnow, người được giải Pulitzer Prize, tác giả cuốn “Vietnam : A
History”, thì nguyên nhân thất bại là không cắt được đường dây liên lạc
từ DĐL đến các bộ chỉ huy quân sự trong nước, cho nên Tổng thống Diệm đã
gọi các đơn vị về giải cứu. Vì thế, không giữ được đài phát thanh và
không giữ được các nút chận vào Sài Gòn.
Qua thất bại, chúng ta thấy quân đảo
chánh mắc kế hoãn binh của TT Diệm. Trình độ chính trị kém là vội đàm
phán trên mặt trận mà việc thắng bại chưa ngã ngũ, thương lượng ở thế
yếu, khi trong tay không có gì, tức là ở thế hạ phong. Không có mục đích
chủ yếu của cuộc đảo chánh cho nên có bất đồng ý kiến, gây tranh cãi
tại mặt trận đang sôi động quyết định sống chết. Không có thống nhất
chỉ huy, có lẻ vì lý do bảo mật.
Toà án xét xử
Mãi đến 2 năm sau, ngày 8/7/1963, Toà án
Quân sự Đặc Biệt xét xử những người dính líu đến cuộc đảo chánh ngày
11/11/1960 giữa lúc có vụ khủng hoảng Phật Giáo. Có lẽ TT Diệm muốn cảnh
cáo dằn mặt những người có ý định đảo chánh.
19 sĩ quan và 34 thường dân bị kết án. 7
sĩ quan và 2 dân sự đào thoát sang Campuchia bị kết án tử hình khiếm
diện. 5 sĩ quan được tha bổng. Những người còn lại bị kết án từ 5 năm
đến 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Cách đó không lâu, sau cuộc Cách Mạng
ngày 1/11/1963, Đệ Nhất Cộng Hoà bị sụp đổ, những người bị tù được thả
ra, và những người ở Campuchia trở về nước phục vụ lại trong quân đội
VNCH.
Lần đầu tiên, DĐL “chứng kiến” cuộc binh
biến, đánh dấu sự xáo trộn, mở màn cho những cuộc đảo chánh làm suy yếu
VNCH trên mặt trận chống Cộng về sau.
Vụ ném bom Dinh Độc Lập năm 1962
Lúc 7 giờ sáng ngày 27/2/1962, bầu trời
Sài Gòn bị khuấy động bởi tiếng bom và tiếng súng máy. Dinh Độc Lập chìm
trong biển khói của cuộc tấn công từ hai chiếc phi cơ ném bom A-1
Skyraider. Bom nổ, bom xăng đặc (Napalm), rocket và đại lien trút vào
dinh tổng thống. (dinh cũ)
Trong 30 phút, 4 trái bom, 8 rocket và
đạn đại liên đánh vào mục tiêu, phá sập bên cánh trái của DĐL. Hai phi
công là Thiếu úy Nguyễn Văn Cử và Trung úy Phạm Phú Quốc, thuộc Phi đoàn
514 thuộc căn cứ Không Quân Biên Hoà.
Phi cơ của Phạm Phú Quốc bị trúng 72 viên
đạn 12 ly 7, trong đó, một viên trúng bình xăng nên phi cơ phát cháy và
rơi xuống sông Sài Gòn. Phạm Phú Quốc bị toán Người Nhái Hải quân đến
bắt. Nguyễn Văn Cử bay sang Campuchia.
Nguyễn
Văn Cử là người chủ mưu vì cha của Cử là ông Nguyễn Văn Lực, một lãnh
tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt giam vì hành động chống chính quyền của
TT Diệm. Phạm Phú Quốc, người Điện Bàn, Quảng Nam, là người bị Cử lôi
cuốn.
Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, Cử về nước, tiếp tục phục vụ trong Không quân.
Năm 1965, Trung tá Phạm Phú Quốc bị tử
trận khi bay từ Đà Nẳng, vượt vĩ tuyến 17 ra đánh phá đường giao thông
Hà Tĩnh. Năm 1977, hài cốt của ông được người chị là Phạm Thị Xuân Cơ
cải táng ở chùa Phước Lâm, Hội An, Quảng Nam.
Dinh Độc Lập bị đánh phá lần thứ hai,
thiệt hại nặng, nên phải đập phá và xây lại dinh mới theo đồ án thiết kế
của KTS Ngô Viết Thụ.
Nguyễn Thành Trung ném bom Dinh Độc Lập
Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 8/4/1975, Trung úy
phi công Nguyễn Thành Trung, từ Không đoàn 540 ở Biên Hoà, bay về Sài
Gòn ném bom Dinh Độc Lập. Phi cơ F-5E mang 4 trái bom 500 cân Anh và
trang bị đại liên 20 ly. Lần đầu ném 2 quả nhưng không trúng đích, quay
lại, ném lần thứ hai, 2 quả trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ. Thiệt
hại không đáng kể.
Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom, bay ra đáp xuống phi trường Phước Long đang do quân chính quy Bắc Việt chiếm giữ.
Cửa Dinh Độc Lập bị húc sập
Lúc 11 giờ 30 ngày 30/4-/1975, xe tăng Bắc Việt đã húc sập cánh cửa của dinh, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Vì sự tranh giành công trận, cho nên có nhiều tranh cãi xảy ra không dứt sau đó.
Chiếc xe tăng nào vào Dinh Độc Lập trước
nhất ? Ai là người treo cờ của Mặt Trận Giải phóng ở DĐL ? Ai tiếp nhận
sự đầu hàng của TT Dương Văn Minh ?
Báo chí trong nước ghi nhận chiếc xe tăng số 843 với thủ trưởng Bùi Quang Thận vào sân dinh đầu tiên.
Còn
theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon viết năm 1984, ghi
lại lời tường thuật của Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt,làm
việc cho đài truyền hình NBC, đã có mặt tại DĐL trong lúc đó, thì chiếc
xe tăng vào DĐL đầu tiên mang số 844. Và với Oliver Todd thì ghi là
chiếc xe tăng số 879 do Bùi Đức Mai lái đã ủi sập cánh cửa và vào trong
sân trước nhất.
Ai nói ?
Bùi Văn Tùng nói với Ông Dương Văn Minh “Các ông không còn gì để bàn giao. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện…”
Trong cuốn Tears Before the Rain, xuất
bản năm 1990, tác giả Larry Engelman đã phỏng vấn Đại tá Bùi Tín, ông
Tín nói ông là người gặp TT Dương Văn Minh và nói “Không có vấn đề bàn
giao quyền hành. Quyền hành của ông đã sụp đổ. Ông không còn gì trong
tay để bàn giao. Ông không thể chuyển giao cái mà ông không có” (Larry Engelman)
Kết
Ngày 30/4/1975, Dinh Độc Lập mất. Nước
Việt Nam Cộng Hoà mất, và người dân miền Nam không còn cuộc sống như
trước. Đổi tiền, Kinh tế mới, Hồi Hương, Trại cải tạo, đã có cuộc đổi
đời thực sự bắt đầu.
(tổng hợp theo tài liệu trên Internet)
Huỳnh Văn Yên post