Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chuyện có thật về kho báu Chàm khổng lồ

http://tintuc.timnhanh.com.vn/xa-hoi/20120824/35AC9F3B/Chuyen-co-that-ve-kho-bau-Cham-khong-lo.htm

Kho báu Chàm được đề cập trong phạm vi bài viết này không phải là thứ “vàng Hời”, “vàng tùy táng” nằm ẩn dưới cổ mộ của những chức sắc, người Chàm (Chăm) giàu có từng một thời gây xôn xao dư luận, được tìm thấy bởi những kẻ “cướp cổ mộ”. Được nhắc đến ở đây là những kho báu của các triều vua Chàm với nhiều vật báu có một không hai.

Lần theo nhiều thư tịch, lời đồn và những truyền thuyết, PV đã lần trở về quá khứ, để từ đó phác lộ sự thật về những kho báu của vua Chàm tại vùng đất cuối cùng của vương triều ngày trước ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đó là những kho báu với nhiều bảo vật gấm vóc lụa là, đồ ngự dụng bằng bạc, vàng ròng, ngọc quý…

Trong một thời gian dài, chuyện về những kho báu của vua Chàm được người đời thêu dệt thành những huyền thoại. Người ta đồn đại và tin rằng những kho báu ấy từng một thời ẩn sâu trong lòng đất, được trấn giữ bởi những trinh nữ bị táng sống để bảo vệ bảo vật của vua. Người râm ran các kho tàng kho báu của vua Chàm vẫn còn ẩn dưới lòng đất, và cũng có lời đồn những kho bảo vật ấy đã biến mất theo dấu vết của thời gian, chiến tranh và những cuộc tàn phá, cướp bóc vào cái thuở lịch sử nhuốm đầy "mùi" binh đao, khói lửa.
472407981_4den1188
Đến lễ Katê hằng năm, người Raglai lại cử đoàn xuống núi mang theo vật báu đến đền Pô Klong Garai cúng vua. 
Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, những kho báu của vua Chàm với muôn vàn ngọc ngà châu báu… phần lớn ẩn giữa rừng sâu. Điều kỳ lạ là những kho báu ấy được gìn giữ bởi tộc người Churu và Raglai. Vì sao kho báu vua Chàm lại không được người Chàm gìn giữ. Vì sao lại có hiện tượng lạ như vậy?

Bao đời qua, chuyện về các vị vua Chàm cùng những kho báu đồ sộ với những chiếc rương bằng gỗ quý trĩu nặng vô số vật dụng, đồ trang sức, triều phục, biểu tượng quyền lực (kiếm và ấn triện) bằng các chất liệu vàng, bạc, ngọc ngà… luôn kích thích sự hiếu kỳ của người đời cũng như thu hút sự quan tâm của xã hội.

Người ta không thể không quan tâm, không thể không hiếu kỳ khi thi thoảng lại nở rộ thông tin có người tìm thấy nải chuối bằng vàng, con ngựa bằng vàng, pho tượng bằng vàng… tại ngôi cổ mộ, cánh đồng hay khu rẫy nào đó.

Ông Hồ Khải, hiện sống tại khu phố chuyên buôn đồ giả cổ Lê Công Kiều (quận 1, TP HCM) là người rất quan tâm đến thông tin về những kho báu Chàm. Hơn 50 năm sưu tầm, góp nhặt, trao đổi và mua bán, ông Khải đang nắm trong tay khối lượng cổ vật khổng lồ với hàng ngàn món.

Giữa la liệt kiếm cổ, ấn triện của các vương triều (chủ yếu triều Tây Sơn và triều Nguyễn), tượng cổ, đồ sành sứ trăm năm, các bảng sắc phong, các bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng… được ông Khải "cưng như trứng, hứng như hoa" những cổ vật liên quan đến các triều đại vua Chàm. Lý do theo thổ lộ của ông bởi đó là vương triều huyền bí, tài hoa trong việc chế tác những vật dụng sinh hoạt, trang sức tinh tế đến không tưởng!

Mỗi nhà sưu tập cổ vật có niềm đam mê riêng nên chuyện ông Khải không ngớt lời khen các món "cổ vật Chàm" mà ông đang sở hữu không có gì lạ. Sau khi khoe nhiều bức tượng cổ, hộp trang sức bằng bạc của những phụ nữ Chàm quyền quý, những cây kiếm lưỡi lượn sóng chuôi đồng thân thép xám lạnh huyền bí, ông Khải, tâm sự: "Điều đáng tiếc là tôi chỉ có được những món đồ dùng trong tùy táng, thờ cúng thần linh mà thôi. Kỳ thực tôi rất mong ước mình kiếm được những món đồ là vật báu của các triều vua Chàm để lại. Các vua Chàm để lại cho hậu thế rất nhiều kho báu, nhưng khổ nỗi vì chưa có duyên nên tôi chưa tuyển được món nào". 

 
 
344361734_news_pbdes "Người ta đồn người Chàm lưu giữ kỹ lưỡng những báu vật trong kho báu truyền đời từ các vua chúa của họ, họ chỉ đưa ra cúng quẩy vào lễ hội lớn rồi lại cất giấu rất kỹ, không cho bất kỳ ai xem". 1869763641_news_pbdes_2
 
Ông Hồ Khải
 

Phần lớn cổ vật Chàm mà ông Khải sưu tập được có nguồn gốc ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa và đặc biệt tại tỉnh Ninh Thuận, nơi mà theo ông "từng là giang sơn cuối cùng của các vua chúa Chiêm Thành".

Hàng trăm lần đi đi về về tuyến TP HCM - Ninh Thuận và ngược lại để săn tìm "cổ vật Chiêm Thành" mà dân gian vẫn quen gọi "Chàm", đi nhiều, ăn dầm nằm dề nơi núi rừng để lần theo những nguồn thông tin về các kho báu Chàm cũng như những người tìm được cổ vật Chàm để hỏi mua, bán chác, trao đổi… nên nói ông Khải là "tự điển sống" về cổ vật Chàm, không quá lời.

Cũng nhờ đọc nhiều và ham đọc mà ông Khải có khẳng định hoàn toàn trái ngược với những gì thiên hạ đồn đoán về những kho báu Chàm: "Người ta đồn người Chàm lưu giữ kỹ lưỡng những báu vật trong kho báu truyền đời từ các vua chúa của họ, họ chỉ đưa ra cúng quẩy vào lễ hội lớn rồi lại cất giấu rất kỹ, không cho bất kỳ ai xem".

Nói đến đây, ông Khải tặc lưỡi: "Những đồn đãi đó vừa đúng lại vừa sai. Đúng là chỉ khi tiến hành lễ Katê người ta mới được dịp chiêm ngưỡng những báu vật của vua chúa Chàm. Nhưng những báu vật này không phải do người Chàm lưu giữ mà là do người Raglai ở huyện miền núi Ninh Sơn, bảo quản. Khi có lễ hội thì họ mang xuống dâng cúng và kết thúc lễ thì lại mang báu vật về núi".

Chia sẻ của ông Khải gợi cho người viết bài này nhớ đến lần tham dự lễ hội Katê năm ngoái tại Ninh Thuận. Được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng cuối tháng 9 dương lịch), Katê là lễ hội thiêng liêng, là dịp để cộng đồng người Chăm tưởng nhớ các anh hùng dân tộc được họ tôn là thần vì đã ban giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Katê lần đó, chúng tôi dự tại đền Pô Klong Garai (dân gian quen gọi Tháp Chàm, tháp thờ vua Pô Klong Garai, được người Chàm xem là vị anh quân, là vị vua có tài dẫn thủy nhập điền giúp ruộng vườn khô cạn trở nên tươi tốt, dân chúng no ấm) và được dịp chứng kiến các vị chức sắc trong cộng đồng Chăm bày những chiếc ly, chén màu vàng từ trong một chiếc giỏ tre trước tháp chính rồi khấn cầu kính cẩn. Khi ấy, cứ nghĩ đó đơn thuần là những món đồ phục vụ cho lễ nghi, nào ngờ qua trò chuyện với ông Khải, mới biết ấy là những báu vật trong kho báu mà các vua chúa Chàm để lại cho hậu thế!

804591335_5sau1188_450
Sau khi tiếp nhận những báu vật trăm năm, các chức sắc Chăm đưa vào đền tháp chính với những nghi thức trang trọng. 

Vấn đề ở chỗ khẳng định của ông Khải rằng "kho báu của các vua Chàm do người Raglai giữ" liệu có hoàn toàn chính xác? Để làm rõ điều này, có dịp đến Ninh Thuận, người viết không bỏ lỡ cơ hội tìm hỏi các vị chức sắc Chàm để rõ thực hư. Qua các cuộc trò chuyện mới biết điều ông Khải chia sẻ hoàn toàn chính xác.

Theo tục lệ cổ truyền, đến dịp lễ Katê của người Chăm thì các làng Raglai (huyện Ninh Sơn, Ninh Phước) cử người rời núi cao mang theo các báu vật mà vua chúa Chàm ngày trước gửi gắm xuống các tháp để cùng dự lễ rồi mang trở về núi cất giữ. Báu vật mà họ mang theo gồm áo giáp, áo bằng vàng, mão bằng vàng, bảo kiếm, sắc phong của các triều vua Nguyễn cho vua Chàm, và các đồ ngự dụng của Vua Chàm...

Những tư liệu nghiên cứu ghi rằng theo thời gian, sau chiến tranh (sau năm 1975), vì nhiều lý do mà các báu vật kể trên không còn nữa nhưng người Raglai vẫn theo lệ xưa mang những gì còn sót lại mà người Chàm xưa gửi gắm như ly chén, sắc phong, áo vải đã cũ mục… xuống các đền tháp đã quy định trao cho các chức sắc Chăm hành lễ ở đền Pô Inư Nưgăr, tháp Pô Rômé, tháp Pô Klong Garai.

Ngoài những báu vật còn sót lại, người Raglai khi xuống núi cũng mang theo báu vật của chính mình, đó là những dàn mã la (nhạc cụ bằng đồng giống cồng chiêng Tây Nguyên nhưng không có núm) hàng trăm năm tuổi và tấu lên những âm thanh huyền bí để ngày hội Katê thêm phần long trọng.

Người Raglai hiện sinh sống tập trung tại 3 huyện của tỉnh Ninh Thuận gồm Bác Ái, Ninh Sơn và Ninh Phước. Đây là tộc người theo chế độ mẫu hệ, có nghĩa con gái cưới con trai. Người Raglai hiền lành, chân chất, yêu chuộng hòa bình và rất trọng chữ tín. Những chuyện lạ về phong tục Raglai, đặc biệt là tục con gái đi cưới chồng, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.

Vấn đề đặt ra ở đây là tộc người này liên quan gì với người Chàm. Đâu là lý do họ giữ những kho báu Chàm mà nhiều tư liệu ghi rằng do người Chàm gửi. Tại sao người Chàm lại không tự giữ những báu vật là di vật của tổ tiên, sao lại có sự lạ như vậy?!

Tiếp tục dò hỏi, lần tìm, người viết tình cờ biết được nhiều bí mật qua một số tư liệu xưa, đặc biệt qua bài viết về "Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng" của tác giả Đoàn Bích Ngọ, công tác tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Qua đó mới biết hơn 170 năm trước, các bảo vật Chàm vẫn do các thế hệ con cháu các vua Chàm giữ. Số phận lưu lạc của các bảo vật Chàm bắt đầu vào năm 1831, khi Lê Văn Khôi (con nuôi của Tổng trấn Lê Văn Duyệt) nổi loạn ở thành Phiên An (Gia Định), chống lại triều đình nhà Nguyễn, chiếm 3 tỉnh Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết.

Sau khi dẹp được Lê Văn Khôi, biết được số đông con cháu vua Chàm tích cực hợp tác với quân nổi loạn, Vua Minh Mạng đã thẳng tay đàn áp. Để tránh họa, một bộ phận người Chàm di cư sang Campuchia, số khác mang theo các bảo vật của tổ tiên lên núi sống với người Churu và Raglai. Mãi đến đời Vua Thiệu Trị, lệnh đàn áp mới được hủy bỏ. Dầu vậy con cháu của vua Chàm không mang di vật cha ông xuống núi mà gửi lại cho những bộ tộc đã chở che cho mình lúc hoạn nạn.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết số báu vật mà con cháu của vua Chàm gửi cho người Churu (nay cư trú ở tỉnh Lâm Đồng) và người Raglai ngày trước rất nhiều với cả ngàn bảo vật, di vật cung đình. Nhưng do chiến tranh, loạn lạc và nạn săn lùng cổ vật mà người Churu hầu như chẳng còn lưu giữ được bao nhiêu bảo vật.

Số phận của hàng trăm món bảo vật của vua chúa Chàm (kho đựng đồ bạc, y phục của vua và hoàng hậu, mâm thờ bằng bạc, vương miện bằng vàng…) được gửi cho người Churu khép lại vào giai đoạn năm 1968-1969 khi 3 ngôi đền gồm đền Sóp, đền Krayo và đền Sópmadronhay mà người Churu xây dựng để thờ các vua chúa Chàm và lưu giữ kho báu đã bị máy bay Mỹ ném sập rồi đến lượt các toán quân Mỹ ùa vào hôi của.

Sau gần 200 năm, những kho báu mà người Chàm trao gửi cho người Raglai nay chỉ là con số khiêm tốn và được người Raglai lưu giữ qua nhiều thế hệ. Và cũng từ đây, hình thành mỹ tục cứ đến lễ hội Katê hằng năm, trước khi diễn ra ngày lễ chính (ngày 1 tháng 7 lịch Chăm), các làng Raglai có giữ báu vật của vua Chàm gửi gắm ngày trước lại cử người rời núi cao đến trao báu vật cho các chức sắc Chăm hành lễ, sau đó lại đón về bảo giữ nghiêm ngặt.

Được biết khi di chuyển xuống đồng bằng để hành lễ với người Chăm, đoàn người Raglai tập kết ở 3 địa điểm có tháp cổ linh thiêng được quy định sẵn gồm tháp Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgăr và tháp Pô Klong Garai. Cũng cần nói rõ rằng trước khi mang báu vật xuống núi, bao giờ người Raglai cũng phải làm lễ. Lễ vật cúng thần là 1 con dê và hàng năm phải chúng thêm 5 mâm cơm và 2 con gà.

Còn một bí mật nhỏ khác quanh chuyện các kho báu Chàm được người Raglai lưu giữ mà người viết ghi nhận là như người Churu, sở dĩ người Raglai vẫn cất công, bền bỉ lưu giữ các báu vật mà vua chúa Chàm ngày trước gửi lại, và khi tình hình đã ổn, người Chàm cũng không có ý định thu hồi vì giữa người Raglai và người Chàm có mối quan hệ mật thiết, gần gũi như anh với em. Trong Non nước Ninh Thuận, tác giả Nguyễn Đình Tư ghi rằng "theo các nhà nhân chủng học, người Raglai được hình thành bởi giống Chàm và giống Rhadé… Do đó phong tục tập quán của người Raglai chịu ảnh hưởng của sắc dân Chàm". Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học cho thấy khi giao tiếp, người Raglai Nam (cư trú ở huyện Ninh Sơn) và người Chăm có thể hiểu nhau đến 90%...

Chính vì sự gần gũi như chân với tay ấy mà khi gặp nạn, vua chúa Chàm đã tin cậy lên núi cao sống với "người anh em” của mình. Và với bản chất thật thà lại được sự gửi gắm kỳ vọng, bao năm qua người Raglai vẫn thủy chung, cố tâm gìn giữ những báu vật, không có ý định chiếm hữu làm của riêng. Chính điều này đã tạo nên dấu ấn lạ kỳ trong lịch sử, tạo nên phong tục đặc sắc mà không phải mấy ai cũng đuợc rõ căn cơ ẩn sau nó!

Theo một số tư liệu, Tây Đồ Di là tên gọi cổ của vương quốc Chàm ngày trước và tỉnh Ninh Thuận ngày nay là một phần của vương quốc này. Là tỉnh có người Chàm (Chăm) cư trú đông nhất, Ninh Thuận từng là kinh đô cuối cùng của vương triều Chàm nên địa phương này là nơi được đồn đại có nhiều khó báu Chàm bí hiểm! Vậy trên đất Ninh Thuận từng có bao nhiêu kho báu của vua chúa Chàm? Một, hai hay nhiều hơn thế?

Kho tàng Chàm đầu tiên mà PV muốn chia sẻ với bạn đọc được ghi nhận tại thôn Phước Đồng, xã Hậu Phước, quận An Phước (nay là xã Phước Thái, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm). Kho tàng này chứa rất nhiều bảo vật của Vua Pô Glong Garai và được người Chàm lưu giữ.

Cần lưu ý rằng có không ít người nhầm lẫn vua Pô Glong Garai là Vua Pô Klong Garai. Sử Việt gọi Vua Pô Klong Garai là Chế Mân, còn theo tiếng Phạn, ông chính là Vua Sinhavarma đệ III (hiện ở Phan Rang - Tháp Chàm có ngôi tháp cổ trên đỉnh đồi Trầu do chính Vua Pô Klong Garai cho xây dựng vào thế kỷ XIII và được người Chàm lấy tên vua đặt cho tháp). Sở dĩ vua Pô Klong Garai được dân tộc Chàm tôn là thần bởi trong quá khứ, ông là vị vua mưu trí, thao lược, có tài dẫn thủy nhập điền). Riêng về Vua Pô Glong Garai, người viết dù đã cất công tìm hiểu nhưng không tìm được thông tin gì ngoài kho báu mà vị vua Chàm này để lại cho hậu thế!

Vậy kho tàng Pô Glong Garai có những báu vật gì, số lượng bao nhiêu? Đầu thế kỷ XX, ông H.Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, khi đến thăm kho báu này đã có bản kiểm kê chi tiết ghi lại trong tập kỷ yếu của Trường Viễn đông Bác cổ tập V (1905) với nhan đề "Le Trésor des Rois Chams". Nhờ sự tỉ mẩn của H.Parmentier mà hậu thế biết được kho tàng Pô Glong Garai có 173 món đồ, gồm 1 món bằng vàng, 84 món đồ bằng bạc, số còn lại là những cổ vật bằng các chất liệu đồng, đồng thau (đồng pha thiếc), thiếc, gỗ, đồi mồi.

Có thể liệt kê những bảo vật tiêu biểu trong kho tàng của Vua Pô Glong Garai như sau: Các lá cây viết chữ Chàm, 1 hộp khảm vàng (nắp đậy bằng đồng đỏ và vàng, trong có một hộp khác bằng bạc), 1 hộp bằng đồi mồi đỏ và trong suốt (phía trong mạ vàng, có khay bạc, núm nắp đậy bằng vàng), 2 gương soi (một đặt trong nửa trái dừa và cái còn lại gắn trong vỏ ốc mỏng), 1 hộp đựng cau bằng bạc có núm vàng đỏ, 1 hộp đựng vôi bằng bạc (chạm vảy cá, nắp có gắn một miếng thủy tinh, 1 cái bát nhỏ bằng đồng còn vôi), một số dao ăn trầu lớn nhỏ khác cỡ (sống dao có cái bằng bạc hay bằng đồng, cán dao bằng gỗ hoặc sừng), 1 ống nhổ bằng thiếc, 1 lược đồi mồi xung quanh viền bạc, một số nhẫn đeo tay lớn nhỏ đủ cỡ….

Căn cứ vào bảng phân loại và mô tả kích cỡ, chất liệu của các món đồ trong kho tàng, các chuyên gia khảo cổ đoán định những hộp đựng trà, thuốc hút, trầu cau, vôi ăn trầu trong kho tàng là của vua, các bà hoàng và công chúa. Trong tổng số gần 200 món đồ xưa cổ có giá trị về phương diện khảo cổ và bảo tàng, chúng tôi đặc biệt ấn tượng trước những bảo vật là hộp klong. Kho tàng được ghi nhận có 1 hộp klong hình ống bằng đồng, 1 hộp klong chất liệu bạc chạm hình miếng trám đã mất nắp. Ngoài ra còn một số hộp klong khác bằng đồng hoặc trơn hoặc chạm trổ.

Những hộp klong trong kho tàng kể trên được dùng để đựng xương trán người chết trước khi đưa vào kút ở nghĩa trang. Tìm hiểu về những bí ẩn của hộp klong và mộ kút, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tục an táng người chết kỳ lạ của người Chàm tại Ninh Thuận. Sau khi được hỏa táng, tro cốt của người chết được cho vào kút để tại nghĩa trang của gia tộc. 

935921740_4rat1189
Rất nhiều câu chuyện về những kho tàng Chàm nay chỉ còn trong ký ức của những bậc cao niên - ông Lâm Tấn Bình. 
Có nhiều hình dạng khác nhau, kút là mộ chí của người Chàm (ngày trước được tạc bằng đá theo dạng hình người với dáng điệu nghiêm trang nhưng nay đa phần chỉ còn là phiến đá trên nhỏ dưới to). Để được vào kút, người chết phải hội đủ một số điều kiện bắt buộc và phải trải qua nhiều nghi lễ, trong đó có nghi lễ lấy xương trán (nếu là nam lấy 7 miếng, nữ lấy 9 miếng) rồi mài các mảnh xương ấy cho nhẵn nhụi thành cỡ dáng đồng tiền rồi cho vào chiếc hộp klong.

Trong thời gian chờ đợi nhập kút, hộp klong đa phần được chôn kín ở rừng sâu hay nơi bụi rậm… Với người bình dân hoặc người nghèo, hộp klong được làm bằng thiếc nhưng với gia đình giàu có, nhất là người của hoàng tộc, hộp klong được làm bằng bạc hoặc vàng!

Kho tàng liên quan đến các vua chúa Chàm thứ 2 nằm ở thôn Hậu Sanh, thuộc địa phận xã Hữu Phước, quận An Phước (nay là xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước). Có tên Chàm là Palei Thvon, kho tàng này chứa các bảo vật của Vua Pô Rômé, vị vua cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành. Như Vua Pô Klong Garai, Vua Pô Romé được người Chàm thờ phụng như một vị thần linh tại ngôi tháp mang tên của chính mình, tháp Pô Rômé (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu).

Căn cứ vào các bia văn nơi cổ tháp, hậu thế được biết tháp do chính Vua Pô Rômé xây dựng vào thế kỷ thứ 17. Tương truyền Vua Pô Rômé được mẹ sinh ra ở gốc cây, lớn lên tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có tài bắn cung, được vua Mưh Ta Ha trọng dưỡng và gả con gái là Công chúa Bia Thanh Chih, sau cùng truyền ngôi vua vào năm 1627 dương lịch. Có một điều lạ là sử sách ghi Vua Pô Rômé lên ngôi vào năm con Thỏ theo lịch Chàm và khép lại sự sống lẫn vương triều của mình cũng vào năm con thỏ, tức năm 1651 dương lịch.

548840076_5mot1189_450
Một số cổ vật của vua Chàm từng được người Churu ở Lâm Đồng cất giữ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Lâm Đồng.  

Không được đồ sộ như kho tàng của Vua Pô Glong Garai, số lượng bảo vật thuộc về kho tàng của Vua Pô Rômé khiêm tốn hơn nhiều. Thống kê của chuyên gia khảo cổ H.Parmentier vào năm 1905, cho thấy kho tàng này có những bảo vật như sau: 1 hộp klong bằng bạc, 1 chén gỗ, 13 chiếc nhẫn, 3 bông tai vàng, 7 chiếc vòng đồng, 1 chén có nắp bằng vàng, 10 chiếc bát bằng bạc, đồng, hợp kim chạm rồng, chạm hình vảy và hình răng cưa… Ngoài ra còn có một số tài liệu cổ viết chữ Chàm và vật dụng khác.

Điều đặc biệt là trong bảng thống kê của H.Parmentier không hề nhắc gì đến một mảnh phía trước của chiếc mũ bằng vàng của Vua Pô Romé. Thông tin về mảnh vàng này được các chuyên viên của Viện khảo cổ Sài Gòn khi đến thôn Hậu Sanh kiểm kê kho tàng ghi nhận vào năm 1959. Theo các bậc cao niên ở vùng, nhiều khả năng vì không mấy an tâm, tin tưởng H.Parmentier nên tiền nhân đã giấu di vật quý!

Trên đây là 2 kho tàng liên quan đến các vua chúa Chàm được lịch sử ghi nhận. Các tư liệu nghiên cứu cho thấy ngoài 2 kho tàng hoàng gia này, đất Ninh Thuận còn có 1 kho tàng khác với nhiều đồ thờ cúng nữ thần Pônagar (Thiên Y A Na) tại ngôi đền thờ vị thần nữ này ở thôn Hữu Đức, xã Hữu Phước, quận An Phước (nay là xã Phước Hữu). Kho tàng này rất khiêm tốn về số lượng bảo vật.

Thống kê vào năm 1905 của H.Parmentier cho thấy kho tàng Pônagar này chỉ có 8 cái tô đồng, 2 tô bạc lớn nhỏ khác nhau, 1 tập giấy viết chữ Chàm và một ít đồ bằng vải. Thế nhưng vào năm 1959, khi đến kiểm kê, phái đoàn chuyên viên Viện khảo cổ Sài Gòn phát hiện kho tàng này chứa những món đồ khác biệt với ghi nhận của nhà khảo cổ H.Parmentier. Kho tàng lúc này có 7 món đồ, gồm 1 bình vôi bằng bạc, 1 cái cáng có mui, 1 hòm sắt không có đựng sắc phong và 4 đồ bằng đồng.

Như vậy, vùng đất Ninh Thuận có ít nhất 3 kho tàng liên quan đến thần linh và vua chúa Chàm. Những kho tàng này được tác giả Nguyễn Đình Tư đề cập khá cặn kẽ trong cuốn Non nước Ninh Thuận. Theo ông Nguyễn Đình Tư, kỳ thực Ninh Thuận có đến 4 kho tàng Chàm. Ngoài 3 kho tàng nói trên, còn có một kho tàng được lưu giữ ở một địa danh được gọi là Giá. 

2002380789_5hop1189_450
Hộp klong, những bộ chén tách bằng bạc, đồng còn sót lại trong một kho tàng của vua chúa Chàm ngày trước. 

Kho tàng này chứa rất nhiều bảo vật quý giá có liên quan đến nữ thần Pônagar nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, tới ngày nay vẫn chưa có nhà khảo cổ nào được tận mắt chiêm ngưỡng kho báu. Nên những báu vật trong kho tàng ở Giá đến nay vẫn là ẩn số?!

Đến đây hẳn sẽ có không ít bạn đọc băn khoăn chẳng rõ số phận của các bảo vật trong những kho báu kho tàng ấy, đặc biệt các bảo vật là di sản của vua, chúa Chàm - hiện thân huy hoàng của thuở xa xưa, bây giờ ra sao?!

Như đã nói ở trên, vào năm 1905, kho tàng của Vua Pô Glong Garai được nhà khảo cổ người Pháp thống kê có 173 món đồ. Hơn 5 thập niên sau (năm 1959), ông Nghiêm Thẩm, nhà khảo cổ đầu tiên người Việt lần đầu tiên đến kiểm kê, xem xét kho tàng này không khỏi xúc động khi toàn bộ vật báu trong kho tàng còn y nguyên. Ấy thế nhưng sau đó, vì chiến tranh, nạn cướp bóc, nạn đánh cắp cổ vật… đã biến kho tàng này trở thành bóng hình của một thời quá vãng.

Kho tàng của Vua Pô Rômé cũng đau thương không kém. Năm 1905, H.Parmentier thống kê kho tàng này có trên 100 hiện vật nhưng khổ thân cho kho tàng này, 43 năm sau (1948), vì chiến tranh và một đám cháy lớn mà phần lớn cổ vật bằng kim khí bị thất lạc. Thê thảm hơn, những văn tự cổ xưa, áo gấm của vua, hoàng hậu, công chúa… bị lửa liếm thành tro bụi.

Vào năm 1959, khi chuyên viên Viện khảo cổ Sài Gòn đến kiểm kê chỉ còn thấy 14 món đồ kim khí còn sót lại. Và giờ đây, chẳng còn mấy ai biết kho tàng này còn bao nhiêu cổ vật, hay đã "sạch" cả rồi! Nỗi niềm không mong đợi này cũng xảy ra với kho tàng chứa các đồ thờ cúng của thần nữ Pônagar ở thôn Hữu Đức.

Vậy đấy, thật buồn khi phải nói rằng những kho tàng Chàm ngày nào nay chẳng còn gì, có chăng chỉ còn trong các tư liệu và hoài niệm đang dần chìm vào lãng quên của những người già. Điều này đồng nghĩa với việc những ai ước mong được một lần trong đời tận mắt chứng kiến các vật báu trong những kho tàng Chàm sẽ vĩnh viễn không có được cái may mắn ấy.

Tuy nhiên, với linh cảm của mình, người viết tin rằng ngoài những báu vật đang được người Raglai lưu giữ, một phần vật báu trong các kho tàng của vua chúa Chàm ngày nào vẫn còn ẩn đâu đó trong nhân gian mà chỉ những ai thực sự có duyên mới được mục ngưỡng! Điều này đồng nghĩa với việc kho báu Chàm vẫn luôn là kho báu bí ẩn, sẽ tiếp tục là ẩn số với những ai quan tâm đến số phận của nó!


Theo Công An Nhân Dân

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

.

Đây là phiên âm tên gọi các quốc gia, vùng lãnh thổ, các địa danh .... mà trước năm 75 miền Nam sử dụng chính thức và được dạy ở các trường học trên toàn lãnh thổ. Với tình trạng phiên âm ngôn ngữ lộn xộn như hiện nay thì việc tìm lại một nét văn hóa miền Nam trước 1975 cũng là đề tài đáng nghiên cứu:

" Nữu Ước (New York), 
Hoa Thịnh Đốn (Washington), 
Mã Nhật Tân (Manhattan, khu trung tâm của New York), 
Cựu Kim Sơn (San Francisco – bang California, Mỹ), 
Phú Lang Sa (France), 
Úc Đại Lợi (Australia), 
Luân Đôn (London), 
Phi Luật Tân (Philippine), 
Tân Tây Lan (New Zealand), 
điện Cẩm Linh (điện Kremly – nơi làm việc của tổng thống Nga), 
Hoa Lệ Ước (Hollywood), 
Mạc Tư Khoa (Moscow, thủ đô Nga), 
Cơ Phụ (Kiev – thủ đô Ukraine), 
sông Phục Nhĩ Gia (sông Volga), 
sông Đa Não Hà (sông Danuble), 
Ba Tây (Brazil), 
A Phú Hãn (Afganishtan), 
Gia Nã Đại (Canada), 
A Mỹ Lợi Gia (America), 
Á Căn Đình (Argentina),  
Ái Nhĩ Lan (Ireland),
Á Lan Đại (Atlanta), 
Á Tế Sá (Asia),
Áo Môn (Macau), 

Ba Lê (Paris),
Bá Linh (Berlin), 
Bạch Nga (Belarus), 
Bàn Môn Điếm (Panmomjum, khu phi quân sự chia đôi Nam – Bắc Triều Tiên),
Bảo Gia Lợi (Bulgary),  
 Băng Đảo (Iceland),  
Bình Nhưỡng (Pyongyung),
Cao Ly (Korea),
Cao Miên (Campuchia), 
Chi Gia Kha (Chicago, bang Illinois, Mỹ), 

Đông Hồi (Banglades), 
 Đông Kinh (Tokyo),
Hán Thành (Seoul, thủ đô Hàn Quốc),
Hạ Uy Di (Hawai),  
Hồi Quốc (Oman),
Hoành Quốc (Monaco, công quốc thuộc Pháp), 
Hoành Tân (Yokohama – Nhật Bản), 
Hưng Gia Lợi (Hungary),  
Hương Cảng (Hongkong),
Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya – dãy núi), 
Hương Cách Lý Lạp (Shangri La ), 
 La Tỉnh (Los Angeles – California, Mỹ),
Lục Xâm Bảo (Luxembourg), 
Lỗ Mã Ni (Romania), 
Mạnh Mãi (Mumbay, còn có tên là Bombay, thành phố đông dân nhất Ấn Độ),
Mễ Tây Cơ (Mexico),
  
Phú Sỹ (Fuji –ngọn núi ở Nhật),
Tân Đức Lợi (New Delhi – Ấn Độ), 
 Thánh Hà Tây (San Jose – California, Mỹ), 
Tô Cách Lan (Scotland), 
Uy Nê Tư (Venice – Ý), 


Tân Đức Lợi (New Delhi, thủ đô Ấn Độ), 
Tây Hồi (Pakistan), 
Tây Nhã Đồ (Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ), 
Tích Lan (Sri Lanca), 
Vọng Cát (Bangkok – thủ đô Thái Lan), 
Trân Châu Cảng (Pearl Harbor)

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Cường quốc không có Đồng minh

http://sgtt.vn/Thoi-su/167082/Trung-Quoc---Cuong-quoc-khong-co-dong-minh.html


Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Chiến lược - bộ Công an, cho rằng do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Chiến lược - bộ Công an.
“Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có luật Biển không? Trung Quốc không có luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, luật Đường cơ sở, luật Hải dương... Giờ Việt Nam làm luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh
Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả thế giới. 

Trong gần ba triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ là những con bài bị thí, bị lừa dối.
Trong gần ba triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ thôi.

Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất cuộc chiến chỉ có 1%. 

Hôm 17.8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại. 

Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”...

Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về khoản này, Mỹ thua Trung Quốc. 

Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung bình khoảng 700 - 800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc phản công chiến lược thắng lợi... 

Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo
Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế giới?
Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân tộc cũng thế. 

Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này.

Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập?

Trung Quốc đến châu Phi bằng cách vung ra rất nhiều tiền sau đó bốc lột người dân các nước châu Phi và vơ vét tài nguyên của các nước này.
 
Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác.
Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh. 



Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực?
Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực?
Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô. Đến tháng 2.1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ.

Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết. 

Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến lược đó, họ sẵn sàng.

Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông?
Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng. 

Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. 

Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1.3.1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1.3.1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.

Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.

Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn hai triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976 - 1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.

Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.

Theo Pháp luật TP.HCM

Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả.


Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương 

.

"Ôn nghèo kể khổ" cùng thời bao cấp

http://tintuc.timnhanh.com.vn/xa-hoi/phong-su/20120817/35AC9AE1/Chum-anh-On-ngheo-ke-kho-cung-thoi-bao-cap.htm


Cuốn sổ lương thực, tem phiếu, những lần xếp hàng mua thực phẩm… là những ký ức đậm nét nhất về thời bao cấp trong tâm trí nhiều người.
“Một yêu anh có may ô. Hai yêu anh có cá khô để dành. Ba yêu rửa mặt bằng khăn. Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa...",

4 câu thơ này có thể xa lạ và vô cùng khó hiểu với thế hệ trẻ bây giờ nhưng đó lại là những mảnh ghép ký ức về hai từ "bao cấp" in đậm trong tâm trí ông bà, cha mẹ, hay tất cả những người từng trải qua thời kỳ này. 
 
Quả thực, thật khó để các cư dân của thế hệ 8X, 9X có thể hình dung đầy đủ về cái no, cái đói, cái nguyên tắc xếp hàng, mua hàng bằng tem phiếu, không có khái niệm "khách hàng là thượng đế" bởi có tiền cũng chưa chắc mua được hàng... của thời kỳ "không thể nào quên" này.
 
Hàng hóa khi ấy được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, không được mua bán hay vận chuyển tự do trên thị trường, từ địa phương này sang địa phương khác. Lương thực, thực phẩm cấp theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật...
 
1562948177_160812AFDSbaocap1_40f28
Không thể mua hàng nếu không có tem phiếu

247299037_160812AFDSbaocap2_40f28
Tất cả khẩu phần lương thực, thực phẩm được quy chuẩn bằng gam

952671666_h_511ca
Muốn mua được lạng thịt theo nhu cầu quả là nan giải
 
22385952_hj_511ca
Mậu dịch viên là một nghề “hot”vào thời kỳ đó

90602716_160812AFDSbaocap8_40f28

402947916_160812AFDSbaocap10_40f28
Mua từ cân gạo, lít dầu hỏa hay lạng thịt tất tật đều phải xếp hàng rồng rắn
 
114593530_160812AFDSbaocap13_40f28
Để tránh chen lấn, lộn xộn khi lượng khách mua bia quá nhiều, cửa hàng bia nào ngày xưa cũng phải xây dựng hàng rào sắt kiên cố xung quanh trông như những chuồng cọp trong vườn Bách Thảo. Dần dần người ta quen gọi các cửa hàng bia đó là "chuồng cọp"

1647553439_160812AFDSbaocap16_40f28
Cá khô - thực phẩm chiến lược không thể thiếu

732523038_160812AFDSbaocap19_40f28_6668b

790981200_160812AFDSbaocap23_40f28_6668b
Chợ thời kỳ này không có nhiều hàng hóa như bây giờ

1646710410_160812AFDSbaocap24_40f28
Tràng pháo là một phần trong ký ức tuổi thơ của trẻ con ngày ấy

275594421_160812AFDSbaocap25_40f28
Dù khó khăn nhưng ngày Tết cũng không thể thiếu đào

946101447_160812AFDSbaocap22_40f28
Chợ Tết nghèo nhưng vẫn nhộn nhịp, sống động

560189816_160812AFDSbaocap21_40f28
Dù là Thủ đô...

1480279985_160812AFDSbaocap18_40f28
... hay làng quê thì cũng rất xanh và sạch với xe đạp
.
Theo TTVN

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Đế chế của người chết dưới lòng Paris

http://tintuc.timnhanh.com.vn/the-gioi/chau-au/20120807/35AC94C6/Ben-trong-De-che-cua-nguoi-chet-duoi-long-Paris.htm


Hơn 6 triệu người Paris đã chết hiện được chôn dưới lòng Thành phố Ánh sáng gồm 12 triệu dân. Hầu như không ai được vào các hầm mộ này song với một số người Paris, sức hút của nơi này vô cùng khó cưỡng.

Nằm dưới các con phố của Thành phố ánh sáng là một thế giới được bao trùm trong bóng tối và sự yên lặng. Các đường hầm đều hẹp, trần nhà thấp và cái chết được trưng bày. Đầu lâu và xương nằm sát tường, được sắp xếp theo kiểu vô cùng rùng rợn, tạo thành cái được gọi là Đế chế của người chết - Những hầm mộ của Paris.

Những hầm mộ - một mạng lưới hang và đường ngầm dài 321km, chạy ngoằn nghèo bên dưới thành phố. Hầu hết các đoạn đường hầm chứa đầy xương và đầu lâu của người chết.

Các hầm mộ hầu như đều không mở cửa với công chúng, khiến việc khám phá không được giám sát trở thành một hành động bất hợp pháp. Dù vậy, nó vẫn có sức hút mạnh đối với một nhóm các nhà thám hiểm khao khát phiêu lưu.

Việc đi vào những đoạn hầm mộ trái phép, nếu bị bắt gặp, nhà thám hiểm sẽ bị một cảnh sát đi tuần ở đường hầm phạt tới 60 euro. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn có thể vào tham quan một đoạn nhỏ của hầm mộ qua cửa vào hợp pháp mở ở lâu đài Denfert-Rochereau tại khu 14 của Paris, gần quận Montparnasse.

Vào thế kỷ 18, các hầm mộ nổi tiếng là Đế chế của người chết.

Những người chết ở Paris được chôn trong các nghĩa trang và bên dưới các nhà thờ ở trung tâm thành phố song các xác chết bắt đầu nhiều hơn số đất có để mai táng, đục thủng các hầm chứa của người sống và gây ra những lo ngại lớn về sưc khỏe. Do đó, bắt đầu từ những năm 1780, các xác chết được chuyển vào xe ngựa để đưa tới nơi mới, an nghỉ cuối cùng tại các khu mỏ cũ. Đó là giải pháp hoàn hảo để giảm bớt sự đông đúc của các nghĩa trang.


1493227793_20120807114308_7p1
Một đoạn của mạng lưới hầm mộ có từ thời Trung Cổ


1723452659_20120807114308_7p2
Một đống xương và đầu lâu nằm trong hầm mộ Paris


1977000420_20120807114308_7p3
Xương cốt từ nghĩa trang Saints-Innocents được chuyển tới hầm mộ sau khi nghĩa trang trở nên chật chội.


1533548035_20120807114339_7p4
Mạng lưới hầm mộ dài 321km, chạy ngoằn nghèo bên dưới thành phố.


1857627664_20120807114339_7p5
Hiện có 6 triệu xác chết nằm trong các hầm mộ


1442352009_20120807114339_7p6 


1014568658_20120807114814_7p7 


 
 
 Theo VietNamNet

Bí mật thân phận thật của nàng Mona Lisa

http://tintuc.timnhanh.com.vn/the-gioi/ho-so/20110617/35AB8DD5/Bi-mat-than-phan-that-cua-nang-Mona-Lisa.htm

Trước khi những bí mật về nàng Mona Lisa được hé mở, đã có nhiều giả thiết về thân phận thật của nàng, thậm chí có người cho rằng nàng là người tình bí mật của danh họa Leonardo da Vinci.

1943434917_20110616141150_monalisa
Hiện bức chân dung nàng Mona Lisa đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp.

Nụ cười của nàng đã khiến hàng triệu người trên thế giới bị mê hoặc nhưng không ai hiểu được bí mật đằng sau nụ cười đó như thế nào. Nàng là ai, nàng từng sống như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên từ sau năm 2005 tới nay, với sự hỗ trợ những công nghệ kỹ thuật cao, bí mật về thân phận của nàng Mona Lisa dần dần được hé mở.

Liên quan tới thân phận thật của nàng Mona Lisa, vài trăm năm trước đã có nhiều cách giải thích khác nhau, có người nói rằng nàng là mẹ của danh họa Leonardo da Vinci, có người lại nói nàng là người tình bí mật của ông, hay Mona Lisa là gái làng chơi ở thành Florence tuy nhiên giả thiết Mona Lisa là bức chân dung tự họa của Leonardo da Vinci được nhiều người đồng tình nhất.

Vào thế kỷ 16, nhà sử học nghệ thuật nổi tiếng- Vasari nói rằng nàng Mona Lisa là vợ của một thương gia giàu có ở Florence nhưng quan điểm của ông không được nhiều người quan tâm. Tới năm 2005, chuyên gia nghiên cứu bản thảo trường đại học Heidelberg (Đức) cho biết đã tìm thấy chứng cứ quan trọng trong đống sách cổ ở thư viện, một cuốn sách cổ năm 1503. Chủ sở hữu cuốn sách này là một người bạn tốt của Leonardo da Vinci-Vespucci.

Trên cuốn sách có dòng chữ mà Vespucci viết vội: "Leonardo da Vinci đã sáng tạo ra ba bức họa nổi tiếng, trong đó có một bức họa là chân dung Gherardini"

Điều này trùng với tuyên bố của Vasari thế kỷ 16. Ông từng nói "vợ của Francesco del Giocondo" là Gherardini, tên đầy đủ là Lisa Gherardini del Giocondo, trong đó del Giocondo là họ chồng bà.
Sau hai năm, thư viện Đại học Heidelberg cho rằng phát hiện của tiến sỹ Giuseppe Pallanti đã khiến những giả thiết về thân phận của nàng Mona Lisa bị loại bỏ cũng như mở ra những bí ẩn về nàng trong suốt mấy trăm năm.

Mona Lisa sinh ngày 15 tháng 6 năm 1479 trong một gia đình từng định cư lâu đời ở thành phố Florence, là con cả trong số 7 anh chị em. Khi đó, cả châu Âu đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng, là một trong những thành phố lớn nhất, Florence được coi là biểu tượng của thành công và giàu có. Tuy nhiên, cuộc sống của những người dân ở đây lại không đẹp như những gì mà thơ ca ca ngợi vì sự phân biệt giàu nghèo quá lớn. Lisa xuất thân trong một gia đình quý tộc nhưng theo thời gian, gia đình nàng cũng mất dần sức ảnh hưởng của mình.

Ngày 5 tháng 3 năm 1495, Lisa đi lấy chồng khi nàng tròn 16 tuổi. Chồng nàng là một thương gia tơ lụa có tiếng trong thành và Lisa là vợ thứ 3 của ông. Của hồi môn của Lisa là 170 đồng vàng Florin và một nông trang ở vùng ngoại ô. Cuộc hôn nhân này đã khiến địa vị xã hội của Lisa được nâng cao vì chồng nàng là một người cực kỳ giàu có, không những thế Francesco del Giocondo cũng được lợi từ vợ của mình vì Gherardini là một dòng họ cao quý. Họ đã có với nhau 5 người con.

Ngày 5 tháng 3 năm 1503, Lisa và chồng chuyển tới một căn hộ ở gần Via della Stufa, nơi ông cụ thân sinh của Leonardo - ông Piero da Vinci đang sinh sống. Ông Piero da Vinci và vợ chồng Lisa nhanh chóng trở thành hàng xóm thân thiết của nhau.

Cũng giống như nhiều gia đình giàu có ở Florence, mỗi khi gia đình có sự kiện trọng đại, vợ chồng Lisa và các con lại mời các họa sỹ tới vẽ chân dung kỷ niệm. Năm 1503 là một năm quan trọng đối với gia đình del Giocondo khi họ chuyển tới ngôi nhà mới của mình, hơn nữa Lisa lại mới mang thai đứa con thứ ba. Ông del Giocondo đã mời 4 nghệ sỹ tới nhà để trang trí cho ngôi nhà mới, Leonardo da Vinci, con trai của người hàng xóm mới cũng được mời tới để vẽ chân dung Lisa.

Những năm 1503, Leonardo da Vinci rơi vào tình cảnh khốn đốn, ông không có nguồn thu nhập nào và lời mời tới vẽ chân dung cho một quý bà khiến ông cảm thấy rất phấn khởi và có lẽ đó là động lực để có được một tác phẩm tuyệt vời. Tay phải của Lisa đặt lên tay trái để toát lên vẻ hiền thục và thủy chung của nàng. Bộ đồ mà Lisa mặc rất thời trang, có người cho rằng thần thái của Lisa trên bức tranh còn thật hơn ở ngoài đời.

844637433_20110616141150_BANTHAO
Bản thảo chân dung nàng Mona Lisa

Leonardo da Vinci đã mất 10 năm để hoàn thành bức chân dung nàng Mona Lisa. Nhưng cuối cùng ông đã không giao lại bức họa này cho Lisa. Một số học giả ban đầu nhận định có lẽ vì không được trả tiền thù lao nên Leonardo mới làm thế. Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng người ta mới phát hiện rằng nguyên nhân không đơn giản như vậy.

Trên thực tế, trong thời gian ở Florence, Leonardo đã có quan hệ khá mật thiết với gia đình quý tộc Giuliano de Medici. Đây là một trong những dòng họ danh tiếng nhất ở Italy vào thế kỷ 15-16. Gia đình Giuliano de Medici rất đam mê nghệ thuật nên họ đã không ngần ngại bỏ tiền ra để tài trợ cho các nghệ sỹ trong đó có cả Leonardo da Vinci, tuy nhiên khoản tiền này lại là tiền cướp từ mồ hôi, xương máu của người dân thường. Vì thế, các gia đình quý tộc khác ở thành Florence tỏ ra không hài lòng về chuyện này, gia đình Gherardini cũng vậy. Năm 1503, trong lúc Leonardo da Vinci vẽ chân dung nàng Lisa, gia tộc Giuliano de Medici và gia tộc Gherardini đã xảy ra mâu thuẫn lớn. Leonardo da Vinci là người ở giữa nên đành phải cắt đứt quan hệ với gia đình Lisa. Năm 1511, Florence bị quân Giáo hoàng tấn công, gia tộc Gherardini phải sống lưu vong. Trong những năm 1517, Leonardo da Vinci đã phải mang theo bức họa nàng Mona Lisa rời khỏi Florence sang Pháp. Từ đó cũng không ai biết tin gì về nàng Lisa nữa.

Mãi cho tới năm 2007, nhà sử học nghiệp dư Giuseppe Pallanti mới tìm thấy một tờ giấy khai tử đã ố vàng của Lisa Gherardini. Trong tờ giấy khai tử có viết: chồng bà Lisa mất năm 1538, thọ 79 tuổi còn Lisa mất 4 năm sau đó khi 64 tuổi và được chôn cất tại tu viện trung tâm Tuscan.


  Theo VietNamNet

Những bức ảnh chụp bên trong căn hầm của Hitler

http://tintuc.timnhanh.com.vn/the-gioi/ho-so/20111011/35ABDE8F/Nhung-buc-anh-chua-tung-cong-bo-ben-trong-can-ham-cua-Hitler.htm

Hàng trăm ngàn người đã thiệt mang trong Trận chiến Berlin, tuy nhiên, cái chết của Hitler và vợ Eva Braun trong căn hầm kiên cố dưới lòng đất vào ngày 30/4/1945 mới là dấu hiệu thực sự đánh dấu chấm hết cho phát xít Đức.
Tháng 4/1945, khi quân Nga và phát xít Đức giao chiến ác liệt, giáp lá cà trên từng tuyến phố để giành kiểm soát thủ đô Đức, thế thắng ngày càng nghiên về phía quân đồng minh. Không lâu sau cuộc chiến kéo dài 2 tuần đó, phóng viên ảnh 33 tuổi của tạp chí Life, William Vandivert, đã có mặt tại hiện trường, ghi lại khung cảnh tàn phá của Berlin, bị mệnh danh là Thành phố chết khi đó. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mang trong Trận chiến Berlin, tuy nhiên, hai cái chết đặc biệt, của Hitler và người bạn tri kỷ lâu năm đồng thời là người vợ của trùm phát xít, Eva Braun, trong căn hầm kiên cố dưới lòng đất vào ngày 30/4/1945, mới là dấu hiệu thực sự đánh dấu chấm hết cho phát xít Đức.

Dưới đây là những bức hình chưa từng được công bố bên trong căn hầm của trùm phát xít Đức và cảnh đổ nát bên trên nó.

1047811062_1_86a89
Bức ảnh chưa từng được công bố chụp con phố chính ở trung tâm Berlin, phố Oberwallstrasse, nơi diễn ra một số trận giao chiến ác liệt nhất giữa quân phát xít và quân đội Liên Xô (cũ).
Vandivert là phóng viên phương Tây đầu tiên được vào căn hầm Führerbunker (Hầm lãnh đạo) của Hitler sau khi Berlin sụp đổ. Hàng loạt bức ảnh ông chụp về căn hầm và thành phố Berlin đổ nát đã được xuất bản trên tạp chí Life vào tháng 7/1945. Hầu hết những bức ảnh dưới đây chưa từng được xuất bản trước đó. 


1159632495_2_2f51e
Bức ảnh chụp trung tâm chỉ huy trong Hầm lãnh đạo của Hitler, đã bị đốt một phần khi phát xít Đức rút đi.
 

1453519991_3_ef6de
Bức ảnh chưa từng được công bố này không chỉ lột tả được sự hỗn loạn trong căn hầm của Hitler mà còn chụp được vật dụng khiến người ta nhớ đến chủ nghĩa gangster và tính tham lam vô độ đặc trưng của Đức quốc xã: bức họa từ thế kỷ 16 bị cướp từ một bảo tàng ở Milan.
 

1420739583_4_f30e3
Trong những dòng chú thích đánh máy gửi tới văn phòng của tạp chí Life tại New York, “ngay sau khi tới Berlin”, Vandivert miêu tả chuyến thăm căn hầm dữ dội và chóng vánh của mình rằng: “Những bức ảnh này được chụp trong bóng tối, với ánh sáng từ ngọn nến, do chỉ có đèn ở trong hai phòng. Và khi chúng tôi tới đó, thì hoàn toàn không có đèn. Một nhóm nhỏ gồm 4 người chúng tôi phải chiến đấu lại với phần còn lại của đám đông cũng xuống hầm khoảng 40 phút sau khi chúng tôi tới”.

1818236181_5_d0555
Còn ở đây, Vandivert mô tả khoảng thời gian ngắn ngủi của mình ở nơi Hitler và vợ Eva Braun kết thúc cuộc đời. “Hình Huss và Knauth nhìn chiếc ghế sofa nơi Hitler và Eva được cho là tự sát…Phải chụp rất nhanh và hầu như không thấy thấy gì ở đây”.


890883536_6_ce84f
Chỉ có nến để soi đường, các phóng viên chiến tranh đang xem xét chiếc ghế dính máu (mảng tối trên thành của chiếc ghế sofa) bên trong căn hầm của Hitler. Vandivert viết chú thích: “Ảnh các phóng viên đang xem xét chiếc ghế sofa Hitler và Eva đã ngồi tự bắn mình. Đáng chú ý là vệt máu trên thành ghế nơi Eva bị chảy máu. Bà ta ngồi ở cuối ghế…Hitler ngồi ở giữa và ngã về phía trước, nên không chảy máu ra sofa. Đây là phòng khách của Hitler”.
 


1407592111_8_8785e
Trong bức ảnh chưa từng được công bố này của Vandivert, phóng viên chiến tranh Percy Knauth (trái) của Life, nhìn qua đống đổ nát ở trong rãnh nông tại khu vườn Chancellery Reich (cách gọi cũ của văn phòng thủ tướng Đức), nơi thi thể của Hitler và Eva Braun được cho là đã bị đốt sau khi họ tự sát. Trong ghi chú vắn tắt về cảnh này, Vandivert đã miêu tả những gì được chứng kiến khi khám phá bên ngoài căn hầm: “Những hộp đựng thức ăn cho chim trên cành cây bị bẹp rúm…Những hộp thức ăn này được thấy ở khắp Berchtesgaden (nơi nghỉ trên đỉnh núi của Hitler, trong dãy Bavarian Alps).”
 

522692870_9_02572
Một bức ảnh chưa từng xuất bản chụp mũ của lính SS, với biểu tượng nổi tiếng hộp sọ "cái chết của đầu" hiếm khi nhìn thấy. Trong tấm hình này, Vandivert chú thích đơn giản: "chiếc mũ SS bị mốc nằm trong vũng nước trên sàn phòng khách."
 
 
1547090009_10_05619
Một chiếc két an toàn trống rỗng, bị phá cạnh chân giường bên trong hầm của Hitler.
 

1936375462_11_0c4af
Vandivert viết: “thấy hầu hết mọi tòa nhà nổi tiếng ở Berlin bị đổ nát”. Đây là bức ảnh chưa từng được công bố chụp từ trên cao các tòa nhà bị dội bom quanh khu Schöneberg của Berlin. Từ tháng 8 năm 1940 và tháng 3 năm 1945, máy bay ném bom của Mỹ, RAF (Anh), và Liên Xô đã tiến hành 350 cuộc không kích Berlin.
 

114299306_12_77d36
Quân Đồng minh (Anh, Mỹ, Pháp, và Liên Xô) đã kiểm Berlin sau khi phát xít Đức đầu hàng tháng 5/1945. Ảnh chụp một lính Mỹ đang đùa chào theo kiểu của Đức Quốc xã bên trong tòa nhà bị bom dội sập mái Sport Palace. Đây là nơi Đức Quốc xã tổ chức các cuộc tập hợp chính trị lớn và nơi Hitler thường xuyên phát biểu.
 

1819036569_13_30b9f
Trong bức ảnh chưa bao giờ được công bố này, binh lính Nga và một thường dân đang cố đẩy bức tượng bằng đồng khổng lồ của Đảng Đức Quốc xã, nằm chắn lối đi của Reich Chancellery ở Berlin. “Họ đang đưa bức tượng lên xe tải”.
 

2070891670_14_be4f0
Một bức ảnh chưa bao giờ được công bố khác.
 

146985602_15_a85b6
Một bức ảnh chưa bao giờ được công bố cho thấy quả địa cầu bị nghiền nát và bức tượng bán thân của Hitler nằm giữa đống đổ nát bên ngoài toàn nhà Reich Chancellery.
 

968800396_16_4e12b
William Vandivert làm việc cho Life từ cuối những năm 1930 đến hết năm 1948. Năm 1947, ông cùng 3 nhiếp ảnh gia khác thành lập hãng ảnh Magnum huyền thoại (nhưng ông chỉ làm ở hãng có 1 năm). Ông mất năm 1992.


  Theo Dân Trí