Trang

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Tàu con thoi mini tối mật của quân đội Mỹ

http://infonet.vn/Cong-nghe/Tau-con-thoi-mini-toi-mat-cua-quan-doi-My/42712.info


Quân đội Mỹ vừa phóng tên lửa Atlas mang tàu con thoi mini không người lái X-37B lên không gian từ căn cứ phóng tên lửa của không quân, đặt trên mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. 

Đây không phải lần đầu tiên X-37B được triển khai nhưng là lần phóng được chú ý nhất bởi thời gian trước đó, sự tồn tại của tàu con thoi mini không người lái X-37B hoàn toàn nằm trong sự tối mật. Sáng sớm ngày 16/6/2012, X-37B trở về trái đất sau hơn một năm hoạt động trong không gian. Pha hạ cánh hoàn hảo của X-37B tại căn cứ Không quân Vandenberg, California khiến nó bắt đầu được chú ý.

Tàu con thoi mini X-37B.

Nhìn bề ngoài rất giống với phi đội tàu con thoi đình đám của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhưng thực tế, X-37B mang rất nhiều điểm khác biệt. Được gắn trên lưng tên lửa Atlas để bay vào quỹ đạo, X-37B hoạt động hoàn toàn theo chương trình được cài đặt sẵn. Thậm chí việc tách khỏi tên lửa đẩy hay bay trở lại trái đất của X-37B cũng không cần đến sự can thiệp của con người.

Kể từ khi được phóng lần đầu năm 2010 tới nay, nhiệm vụ và khả năng hoạt động của máy bay dưới hình dạng tàu con thoi do Boeing chế tạo nằm dưới sự bảo mật tuyệt đối. Nhiều người suy đoán rằng, chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ trinh sát từ quỹ đạo tầm thấp, giúp nó tránh khỏi mọi sự phòng ngừa của đối phương. Trong lần phóng thứ 2 năm 2011, chiếc X-37B đã lơ lửng trong không gian 469 ngày, nhiều hơn 270 ngày so với thời gian tối đa của tàu con thoi NASA.

Công nghệ do thám
Các chuyên gia khá rõ về chương trình X-37B của Mỹ nhấn mạnh, tàu con thoi mini thừa hưởng những công nghệ vũ trụ tiên tiến mà đội tàu con thoi đình đám của Mỹ được trang bị. Trong khi đó, Không quân Mỹ mô tả vai trò của X-37B là “đáng tin cậy, có thể tái sử dụng, nền tảng của chương trình không gian không người lái”.

X-37B trong lần tiếp đất đầu tiên năm 2010.

Hầu hết các chuyên gia ngoài quân đội đều nhận định, nhiều khả năng X-37B được thiết kế nhằm mục đích giám sát và trinh sát bí mật. Allen Thomson, một cựu chuyên gia phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận định: “Tôi đoán rằng X-37B được sử dụng cho các mục đích phản ứng nhanh, cung cấp hình ảnh và dữ liệu chiến thuật tại mọi khu vực trên thế giới khi được yêu cầu”.

Nếu quả thực được ra đời nhằm mục tiêu gián điệp, X-37B sẽ gây ra những cuộc tranh luận lớn về vai trò của hàng loạt vệ tinh gián điệp nhiều tỷ USD mà Mỹ đang sở hữu. Việc bổ sung thêm X-37B vào đội quân trinh sát phần nào cho thấy năng lực kém của các vệ tinh do thám Mỹ đang bay lơ lửng trên không trung.

Sở hữu công nghệ cách nhiệt của những chiếc tàu con thoi giúp X-37B không bị tổn hại trong quá trình hạ cánh.

Trên thực tế, Giáo sư Joan Johnson-Freese, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc gia tại trường Naval War College tại Newport tin rằng, do thám bằng X-37B sẽ tăng đáng kể tính cơ động so với đội vệ tinh đang di chuyển trong quỹ đạo trái đất, đồng thời vô hiệu hóa các loại vũ khí chống vệ tinh mà đối thủ của Mỹ đang trang bị.

Không trang bị vũ khí
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ cũng như các nhà quan sát, thiết kế và kiểu dáng của X-37B khó lòng cho phép nó trang bị vũ khí. Trong khi đó, việc xác lập quỹ đạo bay cho tàu con thoi mini này cũng vô cùng khó khăn. Quỹ đạo bay được chọn phải giúp X-37B dễ dàng quan sát được những khu vực khác nhau trên cùng một hành trình với việc điều chỉnh một chút góc bay.

X-37B hoạt động ở quỹ đạo thấp của trái đất, cách mực nước biển 180 - 800 km.

Quỹ đạo bay của X-37B cũng chỉ ra quân đội đang cố gắng phát triển hệ thống cảm biến mới như radar hình ảnh hoặc cảm biến hyperspectral, cho phép con tàu thu thập thông tin qua những bước sóng khác nhau. Tuy nhiên, giống với các vệ tinh do thám, quỹ đạo bay của X-37B không được phép trùng với quỹ đạo bay của mặt trời, nhằm duy trì một góc nhất định giữa mặt trời, con tàu và trái đất. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn thiên nhiều về suy đoán chứ hoàn toàn không có cơ sở thực tế.

X-37B được đặt lên đỉnh tên lửa Atlas để đưa tới quỹ đạo đã định.

Về phần mình, Không quân Mỹ vẫn im lặng về tính năng của tàu con thoi mini. Tuyên bố duy nhất họ đưa ra nhằm mục đích trấn an rằng, tàu con thoi mini hoàn toàn không mang vũ khí. “Tôi không thấy có điều gì để gọi đây là trạm vũ khí ngoài không gian. Nó chỉ là một phiên bản nâng cấp của tàu con thoi Mỹ mới bị đình chỉ hoạt động”, ông Gary Payton, Phó chỉ huy Không quân Mỹ phụ trách các vấn đề không gian cho biết trong năm 2010.

Trả lời câu hỏi về khả năng hoạt động của X-37B, ông Payton nói ngắn gọn: “Không quân có một phần chương trình quân sự trong không gian và mẫu thiết bị mới này có có khả năng giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn”. Ông Payton từ chối trả lời chi tiết về những nhiệm vụ được X-37B hỗ trợ.

Sử dụng phin mặt trời giúp X-37B có thể hoạt động hơn một năm trên không trung.

Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ liên tiếp tiến hành những thử nghiệm vũ khí đình đám, với khả năng tác chiến được coi là vượt trội. Chỉ một hôm trước vụ phóng X-37B lên quỹ đạo vừa diễn ra, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm cất và hạ cánh máy bay không người lái sở hữu bộ não nhân tạo X-47B trên tàu sân bay.

Không lâu trước đó, Lầu Năm Góc cũng tiến hành thử nghiệm một máy bay không người lái siêu thanh mang tên X-51A Waverider. Tuy nhiên, không lâu sau khi rời cánh chiếc B-52 chuyên chở, X-51A Waverider đã gặp sự cố và rơi xuống một khu vực chưa xác định trên biển. Không quân Mỹ tuyên bố, họ đang xác định sự cố khiến vụ thử nghiệm bất thành nhưng không có kế hoạch trục vớt nguyên mẫu thất bại.

Trịnh Duy

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Tướng Trần Văn Đôn: Chuyên gia trở cờ

http://www.tintuchangngay.org/2012/11/tuong-tran-van-on-chuyen-gia-tro-co.html


Người đã một lần phản chủ thì rất có thể sẽ phản chủ thêm nhiều lần khác nữa. Trần Văn Đôn chính là một người như thế.
Trong cái gọi là  "biên niên sử" của chế độ Sài Gòn, Trần Văn Đôn cũng bị xếp vào loại "bẩn tướng" như Trung tướng Đặng Văn Quang (xem ANTG CT số tháng 1/2008). Trả lời câu hỏi: Tướng nào giỏi đóng tuồng và chuyên "trở cờ"?", ông Quách Tòng Đức, người từng làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã nhìn thấy quá nhiều tấn trò nhem nhuốc trên sân khấu chính trị Sài Gòn một thuở đã khẳng định ngay: "Đó là Trần Văn Đôn!".
Kỳ nhông đặc biệt
Gia tộc Trần Văn Đôn là đại điền chủ ở Nam Bộ. Cha của ông ta sang Pháp học y khoa và Trần Văn Đôn đã được sinh ra tại Cauderan, Bordeaux ngày 19/8/1917.
Trong gia tộc mang quốc tịch và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng thờ Pháp này, Trần Văn Đôn là người con út. Lớn lên, ông ta được gia đình cho sang Pháp để du học.
Năm 1939, Trần Văn Đôn tốt nghiệp Trường Thương mại cao cấp Hautes Etudes Commerciales (HEC) ở Paris. Tiếp đó, ông ta gia nhập quân đội Pháp khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu và theo học Trường Quân sự đặc biệt Saint Cyr (École spéciale militaire de Saint-Cyr). Rồi Trần Văn Đôn trở lại Việt Nam, cầm súng cho Pháp chống lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Ông ta từng là sĩ quan tình báo.
Tới năm 1955, Trần Văn Đôn đã đeo quân hàm đại tá. Cùng với Dương Văn Minh (lúc đó cũng mới là đại tá), Trần Văn Đôn đã phò tá Ngô Đình Diệm trong những nỗ lực thâu tóm quyền lực ở miền Nam với sự hậu thuẫn của Mỹ. Sau khi góp tay dẹp những lực lượng chống đối Ngô Đình Diệm, cả Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh đã được đeo quân hàm tướng của chế độ Sài Gòn.
Tướng Trần Văn Đôn và cuộc di tản tháng 4/1975
Năm 1956, tướng Trần Văn Đôn còn được giao cho chức Tổng Tham mưu trưởng của quân đội Sài Gòn. Để có thể ngồi trên vị trí cũng vào loại chóp bu này, Trần Văn Đôn đã công khai bày trò đốt quốc tịch Pháp của mình, không ngại mang tiếng ăn cháo đái bát.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã rất hài lòng với sự trở cờ đó của Trần Văn Đôn. Tuy nhiên, cho tới cuối đời, Trần Văn Đôn vẫn bị dư luận Sài Gòn coi là một anh Tây con, ăn chơi đàng điếm. "Dấu ấn của quỷ" gắn lên trán ông ta từ thời trẻ đã không bao giờ mờ phai.
Người đã một lần phản chủ thì rất có thể sẽ phản chủ thêm nhiều lần khác nữa. Trần Văn Đôn chính là một người như thế. Ông ta cùng với Dương Văn Minh và Tôn Thất Đính chính là những nhân vật trụ cột trong âm mưu đảo chính năm 1963 hạ bệ Ngô Đình Diệm với sự hậu thuẫn của các điệp viên CIA.
Cùng chung tay vào cuộc chính biến khá đẫm máu này còn có những viên tướng Sài Gòn như Mai Hữu Xuân, Lê Kim Xuân (người anh em đồng hao với Trần Văn Đôn) và cả Đỗ Mậu…
Tuy nhiên, khác với nhiều đồng sự từng cùng dính líu với vụ đảo chính năm 1963 (họ thường là bị đẩy ra ngoài cuộc rất nhanh chóng và phải tìm nơi dung thân ở hải ngoại), tướng Trần Văn Đôn đã đổi màu như kỳ nhông rất kịp thời và không bao giờ bị mất phần béo bở. Và ông ta đã trụ được trong bộ máy chính quyền Sài Gòn cho tới khi chế độ này sụp đổ tháng 4/1975, khi ông ta buộc phải vội vã bỏ tổ quốc cứu mạng sống cá nhân trên một chiếc trực thăng của Mỹ. Trong nội các cuối cùng của chế độ Sài Gòn, Trần Văn Đôn từng được giữ ghế Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Dấu tích ô danh
Nguyễn Văn Ngân, phụ tá tin cẩn một thời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi được yêu cầu nói lên sự đánh giá của mình đối với các tướng lĩnh của chế độ Sài Gòn, đã chua chát và gay gắt nói: "Hầu hết các tướng lĩnh đều thoát thai từ một môi trường xấu, nguyên phục vụ trong những đội quân phụ thuộc của quân đội viễn chinh Pháp, là những đội quân thiếu truyền thống. Họ không có lý tưởng chính trị và cũng không có lương tâm trách nhiệm của một người lính chuyên nghiệp.
Vì không thể tiến thân bằng con đường học vấn nên họ đã phải vào quân đội để kiếm sống. Do sự bành trướng của quân đội nên họ được thăng cấp rất nhanh nhưng thiếu kinh nghiệm chiến trường, không biết hoặc không cần biết tới nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy. Đa số đều tham nhũng, nuôi dưỡng tình trạng lính ma, lính kiểng, đã làm băng hoại cả một quân đội...".
Trần Văn Đôn cũng là một trong những viên tướng như thế. Ông ta từng chịu nhiều ân huệ của chế độ Ngô Đình Diệm. Khi tướng Lê Văn Tỵ bị ung thư phổi phải sang Mỹ chữa trị, Trần Văn Đôn, lúc đó là Tư lệnh Lục quân, đã được Ngô Đình Diệm cho giữ chức Quyền Tổng Tham mưu trưởng thay ông này từ ngày 27/7/1963.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, khi gió đã đổi chiều, ông ta không ngại tham gia những hoạt động chống lại anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, mặc dù trong thâm tâm, ông ta có thể chưa chắc đã muốn cho hai người này phải chết bất đắc kỳ tử như đã xảy ra.
Vụ đảo chính bắt đầu từ ngày 1/11/1963. Vào lúc 13h30’ ngày hôm đó, một số sĩ quan cao cấp của chế độ Sài Gòn được mời tới tham dự một cuộc họp tại một sở chỉ huy ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, tướng Trần Văn Đôn đã thông báo về việc cái gọi là Hội đồng cách mạng quân sự đã lên nắm quyền.
Mọi thành viên tham gia cuộc họp đều tỏ ra phấn khởi, duy chỉ có viên Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt, người rất thân cận và trung thành với gia tộc Ngô Đình và vì thế, đã bị đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge ra lệnh cho những viên tướng lãnh đạo đảo chính cho tên vào danh sách cần bị thủ tiêu, đã không đứng dậy vỗ tay hoan hô thông báo này. Lập tức đại tá Tung bị bắt giữ và bị Nguyễn Văn Nhung (khi đó là đại úy) đưa sang một căn phòng khác ở trong sở chỉ huy này,
Mặc dầu thất thế nhưng Tung vẫn hét to được một câu: "Hãy nhớ ai đã gắn sao cho tụi bay!". Đêm hôm đó, Nguyễn Văn Nhung chở đại tá Tung và người em của ông ta là Thiếu tá Lê Quang Triệu đến một nơi bên ngoài doanh trại và bắn chết cả hai.
Sáng hôm sau, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chạy thoát khỏi Dinh Độc Lập qua một đường hầm bí mật và trốn ở một ngôi nhà tại Chợ Lớn. Trần Văn Đôn bằng các mối quan hệ riêng đã liên lạc được với anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, hứa sẽ bảo toàn mạng sống cho họ và để họ đi ra nước ngoài một cách an toàn nếu họ thuận tình trao quyền một cách yên ả cho những viên tướng làm đảo chính.
Tuy nhiên, mọi sự lại không diễn ra theo hướng này. Viên đại uý Nguyễn Văn Nhung đã dẫn một toán sỹ quan cùng lính tráng đến nơi trú ẩn của anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu tại Nhà thờ St. Francis được xây thời Pháp và bắt giữ họ. Một đoàn xe gồm một xe bọc thép M-113 và 4 chiếc xe Jeep cùng nhiều binh lính do tướng Mai Hữu Xuân cầm đầu đã tức tốc tới nơi anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu đang bị bắt giữ.
Đại uý Nguyễn Văn Nhung và Thiếu tá Dương Hữu Nghĩa ngồi chung với anh em Ngô Đình Diệm trong chiếc xe bọc thép quay lại Sài Gòn. Khi đoàn xe dừng lại tại một điểm giao cắt với đường sắt thì thấy, anh em họ Ngô đã bị giết chết trước đó. Theo hồi ký của Trần Văn Đôn, thì một cuộc điều tra do ông ta ra lệnh tiến hành đã xác định rằng chính Dương Hữu Nghĩa đã bắn anh em họ Ngô bằng một phát đạn súng bán tự động, còn Nguyễn Văn Nhung đã bắn hàng loạt đạn khắp thân thể hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu. Nguyễn Văn Nhung cũng là người đã đâm nhiều nhát dao vào thân thể hai anh em họ Ngô (sau "chiến tích" này, Nguyễn Văn Nhung được thăng lên cấp thiếu tá nhưng rồi y cũng bị thủ tiêu bởi một phát súng bắn vào sau gáy).
Theo lời Trần Văn Đôn kể lại sau này, ông ta cùng nhiều sỹ quan khác đã kinh ngạc khi thấy xác hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu tại sở chỉ huy của lực lượng đảo chính. Trần Văn Đôn tức tốc gặp Dương Văn Minh trong văn phòng của ông này và to tiếng về cái chết của hai anh em họ Ngô. Trong lúc họ đang cãi nhau, Mai Hữu Xuân đi vào phòng, đứng nghiêm trước Dương Văn Minh và báo cáo: "Mission accomplie" (nhiệm vụ đã hoàn thành)!
Tướng Trần Văn Đôn về sau đã tốn khá nhiều công sức để thanh minh về trách nhiệm của ông ta đối với cái chết thê thảm của anh em họ Ngô. Trần Văn Đôn cũng tiết lộ rằng CIA đã chi cho các viên tướng chủ trì đảo chính 42 nghìn USD để họ hạ sát anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu.
Còn theo thông tin của ông Nguyễn Văn Ngân, trong cuộc đảo chính tháng 11/1963, CIA cũng đã sử dụng Trần Văn Đôn, mặc dù không tin con người tráo trở này chỉ vì lý do đơn giản là lúc đó, Trần Văn Đôn đang giữ chức vụ quyền Tổng tham mưu trưởng thay tướng Lê  Văn Tỵ đang đi Mỹ trị ung thư (không có được sự đồng ý của nhân vật này khó có thể điều hành được các đơn vị quân đội một cách suôn sẻ).
Và các quan thầy Mỹ cũng đã loại Trần Văn Đôn khỏi vị trí quan trọng trên trong vụ chỉnh lý ngày 30/1/1964. Tuy nhiên, với sự khéo léo của một kẻ hoạt đầu, sau đó Trần Văn Đôn đã lấy lòng được Nguyễn Văn Thiệu và được viên Tổng thống này trọng dụng cho tới khi chính ông ta cũng phải ê chề bỏ nước ra đi vì thất thế.
Sau này ở hải ngoại, trong các bài trả lời phỏng vấn với báo chí và trong các tập hồi ký của mình, Trần Văn Đôn đã không tiếc lời phê phán Nguyễn Văn Thiệu cũng như các chiến hữu cũ, đổ cho họ phần lớn trách nhiệm về những chuyện xấu xa và đổ vỡ của chế độ Sài Gòn
 
 

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/bai-hoc-yeu-nuoc-qua-tam-guong-ngo-inh.html#.UJbR-GeqDKQ


Nguyễn Hội (Danlambao) - Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi "tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giàu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?". Người viết đã trả lời rằng "trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển".
Trong hai bài "Thời nào Dân Việt sướng nhất?" người viết đã so sánh mức lương người dân trong các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hòa với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hòa có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất. 
Tại sao thời đệ nhất Cộng hòa người dân sống sướng hơn thời nay mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông. 
Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết trên nền tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân? 
Thân thế 
Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hòa của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngần giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng. (1) 
Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: "Đày Vua không Khả, đào mả không Bài". 
LM Trần Quý Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau: 
"Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính." (2)
Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng: 
"Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo."
và cụ nói với các con: 
"Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xóa bỏ bất công được". 
Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ. (3)
Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933. (4)
Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dạy học Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối. 
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng. 
Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội 
Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều địa phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Tòa thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi "Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội." (5) 
Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết 
Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, "biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam." (6). Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ trương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế. 
Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề "Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam" (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Tòa Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành. 
Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau: 
"Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người Mỹ. Nhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần túy giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu sự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phác, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?" (7) 
Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại tướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối. (8)
Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông: 
"Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepted (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam." (9)
Trong quyển "Bên giòng lịch sử" Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm: 
"Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gãy. 

Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút: 

- Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chịu cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ muốn đưa quân sang Việt Nam thôi". (10) 
Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính 
4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Tòa đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hòa cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại "Quân mô? Vây ở mô?". Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn III (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hòa và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại. (11) 
Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng (12): 
"Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu."
Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách: 
"Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?" (13) 
Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm. 
Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe "rước" Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu. 
Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối: (14) 
"Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất."
Tổng Thống Diệm: 
"Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân." 
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là "bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam. 
Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu 
Khi được tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế"
Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi." 
Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên" (15)
Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè: 
"Đày Vua không Khả, 
 đào mả không Bài, 
 hại dân không Diệm"
Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm 
Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộc Việt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi v.v… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy. 
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhác, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam. 
Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hóa giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước. 
Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hóa hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác. 
Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch xù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giàu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực. 
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộc Việt Nam, đồng thời thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hòa tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương. 
Tháng 11 năm 2012 

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

TS. Alan Phan lý giải 'cái chết' của các tập đoàn

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/


Chính phủ đã “dám” cắt xuống còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty tại sao không “dám” cắt hẳn sự bảo hộ đối với các đơn vị này?
Ts. Alan Phan - Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông khi trao đổi với chúng tôi đã cho rằng, còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục "chạy theo trả nợ".

Thay vì tái cấu trúc, thu gọn hoạt động, rút bớt số lượng các doanh nghiệp này thì Việt Nam cần phải chấp nhận vận hành theo cơ chế thị trường - tức rút "gậy chống lưng" để các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh như một doanh nghiệp bình thường.

Khi quyết định thành lập các tập đoàn và tổng công ty, Việt Nam cũng mong muốn rằng đó sẽ là những Chaebol như của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay theo ông, tại sao mô hình này lại không thành công ở Việt Nam?

Có 3 yếu tố có thể tóm tắt nên sự thành công của các Chaebol của Hàn Quốc bao gồm: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Thứ nhất, thời điểm Chaebol ra đời thì trên thị trường thế giới chưa có một nền kinh tế mạnh như Trung Quốc của bây giờ.

Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vốn vào Hàn Quốc để làm công xưởng sản xuất, do nước này có lợi thế là gần Nhật Bản, học được kỹ thuật chất lượng của Nhật trong khi các yếu tố khác khá rẻ so với Nhật Bản. Do vậy, mọi "ưu ái" của nhà đầu tư đã dồn về phía Hàn Quốc.

Thứ hai là yếu tố địa lợi. Hàn Quốc lúc đó ngoài vị thế trên thị trường, còn lợi thế là đồng minh chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Quốc gia này đã dành cho Hàn Quốc sự giúp đỡ mạnh mẽ bởi Mỹ với viện trợ tài chánh và kỹ thuật, cũng như mở cửa thị trường Mỹ cho sản phẩm Hàn Quốc.

Thứ ba là nhân hòa. Người dân Hàn Quốc lúc đó rất chịu khó học hỏi cầu tiến. Trong số du học sinh tại Mỹ thì số sinh viên Hàn Quốc chiếm lượng lớn nhất tại các trường đại học. Do vậy, người Hàn Quốc được đào tạo theo văn hóa phương Tây từ rất sớm.
TS. Alan Phan
Và một điểm cốt lõi là các Chaebol được điều hành bởi tập đoàn tư nhân. Chính phủ chỉ hỗ trợ về vốn, còn vấn đề điều hành do tư nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm, tiền đầu tư được quản lý chặt bởi các gia đình tư nhân. Điều hành lối thị trường và quản lý bởi gia đình nên tham nhũng không phải là vấn nạn.

Trong khi ở Việt Nam, yếu tố "thiên thời" gần như không có do thời điểm hình thành các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là lúc phần lớn ở các nước trên thế giới đã xóa bỏ mô hình này, nhất là sau thất bại kinh tế nặng nề của Liên Xô và Trung Quốc thời mới mở cửa.

Nhưng yếu điểm lớn nhất vẫn là việc quản trị hoạt động yếu kém, tiền của người khác (OPM) thì mạnh anh nào anh nấy "rút ruột".

Ngày nay, ngay cả các Chaebol ở Hàn Quốc cũng đã gặp rắc rối vì yếu kém quản trị không đem lại hiệu quả so với các đối thủ nhỏ và nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đầu tư ngoài ngành mới chính là nguyên nhân dẫn đến "cái chết" của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, ông có nghĩ thế không?

Không, tôi không nghĩ thế. Kinh doanh mà không phải dùng tiền của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ có hiệu quả. Giống như việc đi đánh bạc mà không đánh bằng tiền của mình, sinh lời thì mình hưởng, còn thua lỗ thì người khác lãnh giùm.

Nghiêm trọng hơn là, cho phép thành lập các doanh nghiệp này nhưng lại thiếu các cơ chế để quy trách nhiệm cá nhân.

Các Chaebol của Hàn Quốc nếu hoạt động không hiệu quả thì người điều hành bị sa thải ngay lập tức dựa trên các chỉ số tài chánh, ngắn và dài hạn. Còn ở Việt Nam, với tư tưởng nhiệm kỳ, có 5 năm, tôi sẽ cố gắng làm thật nhiều dự án mới, không phải vì mục tiêu lợi nhuận chung hay xây thương hiệu công ty mà để thu lợi cá nhân qua tiền bạc hay quyền lực.

Còn việc đầu tư một ngành hay đa ngành bản chất không khác nhau. Khi muốn điều hành DN phải coi việc quản lý hiệu quả là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Vậy ý ông là việc hạn chế đầu tư đa ngành của các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước không phải là vấn đề cốt lõi, mà cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách minh bạch và giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân?

Rất khó có thể nói cái gọi là "nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền" khi mà mỗi ngày, một cá nhân đại diện phải quyết định cả triệu USD nhưng không phải tiền của mình, không đủ kỹ năng quản trị, không có thì giờ giám sát, sử dụng người theo giới thiệu của bà con bạn bè ...

Chính phủ dự kiến sẽ rút xuống chỉ còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu, ông có cho rằng điều này sẽ giúp Việt Nam quản lý tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp này không?

Theo tôi, nếu đứng trên góc độ kinh tế thuần túy, bỏ qua những mục tiêu chính trị, xã hội thì việc duy trì các tập đoàn, tổng công ty dưới sự bảo hộ của Nhà nước sẽ có hiệu quả tốt hơn vì mất ít tiền hơn.

Chính phủ đã "dám" cắt xuống còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty tại sao không "dám" cắt hẳn sự bảo hộ đối với các đơn vị này?

Nếu biện hộ đó là những lĩnh vực thiết yếu, Chính phủ phải phụ trách thì ai sẽ là người quyết định rằng mô hình kinh doanh này quá quan trọng không thể thay thế nhà nước?

Đơn cử như điện lực của Mỹ, nơi tôi ở, cả trăm năm nay đều do tư nhân điều hành, 20 - 30 năm mới cắt điện một lần và người chủ doanh nghiệp điện phải đi xin lỗi từng gia đình do sự cố thiên tai; trong khi tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng - nơi tôi đang sinh sống, cũng được đánh giá là khu đô thị hạng sang bậc nhất ở Việt Nam, thì việc cắt điện mỗi tuần được coi là việc bình thường!

Là một trong những người giúp kết nối các nhà đầu tư, ông thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn gì trong việc cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Việt Nam?

Tôi cho rằng muốn thu hút được đầu tư nước ngoài, bản thân môi trường kinh doanh của chúng ta phải tự hoàn thiện trước khi họ có ý kiến. Phần lớn đang "wait and see" (đợi xem). Các nhà đầu tư luôn đặt mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả dự án lên hàng đầu. Họ chỉ chọn Việt Nam nếu ở đây thỏa mãn các nhu cầu họ. Còn nếu không, có vài trăm cơ hội đầu tư vào các nước khác đang "mở cửa đón chào".

Xin cảm ơn ông!

Theo TTVN, VEF

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

CÔNG TỬ BẠC LIÊU KHÔNG NHƯ GIAI THOẠI

http://cafevannghe.wordpress.com/2012/10/12/ns-tran-trinh-qua-doi/



Giữa tháng 5/1975, mấy anh em viết báo chúng tôi vọt xuống Đất Mũi, nhưng vì đi bằng xe Honda 67 nên phải tấp vào Bạc Liêu nghỉ, ai dè bị đồng nghiệp Khu 9 giữ lại nhậu rồi giới thiệu một địa điểm nổi tiếng : dinh thự của đại điền chủ Trần Trinh Trạch.

Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, do một kỹ sư người Pháp thiết kế, phần lớn vật liệu xây dựng đều mua từ Pháp. Ngôi biệt thự này còn được dân địa phương gọi là nhà Công tử Bạc Liêu hoặc nhà Lớn.

Mà nó lớn thật, lại nằm trong khuôn viên rộng lớn toàn cây cảnh quý, với mặt tiền là sông Bạc Liêu. Chúng tôi được cho biết, nội thất nhà đại điền chủ Trạch có vô số đồ gỗ, sứ, đồng cổ và quý hiếm nhưng từ lâu, những bảo vật đó không còn, chỉ có hai món là chiếc giường ngủ nạm vàng và bộ bàn trà khảm xà cừ được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng), do Trần Trinh Huy tặng.

Rồi bạn đồng nghiệp – cũng sàn sàn chưa đến “tuổi băm” như tôi, tức cũng chỉ “nghe nói” – kể về sự hào hoa phong nhã và mức độ ăn chơi cùng những giai thoại về công tử Bạc Liêu.

Nhiều năm qua, tôi tìm hiểu về gia tộc Trần Trinh Trạch không chỉ vì tò mò, mà còn để biết đâu là sự thật trong những giai thoại về công tử Bạc Liêu, nhất là từ khi cụm từ “Công tử Bạc Liêu” trở thành một thương hiệu du lịch.

          

Trần Trinh Trạch sinh năm 1872 ở Vĩnh Lợi, Bạc Liêu (bao gồm cả tỉnh Cà Mau sau này), vốn là kẻ ăn người ở cho một điền chủ nhập quốc tịch Pháp, được vị điền chủ này cho học tiếng Pháp. Nhờ thế mà Trạch được tuyển làm thư ký tòa bố Bạc Liêu (hành chánh tỉnh), phụ trách bắt rượu lậu, sau đó được giao lập bộ để cấp bằng khoán, tức giấy chủ quyền đất.

Những người nấu rượu lậu và điền chủ lớn bé ở Bạc Liêu đều phải qua tay Trạch mới mong không bị phạt nặng, mới mong có bằng khoán những sở điền mà những người tiên phong mở đất phương Nam đã khai khẩn từ trước (là một hình thức cướp đất trắng trợn). Bằng tiền hối lộ, Trạch đã tích lũy được một số vốn lớn.

Vốn cần kiệm và kỹ lưỡng, dần dần Trạch trở thành điền chủ, rồi đại điền chủ giàu nhất nước, có 74 sở điền khắp lục tỉnh với 145.000ha và hơn 10.000ha ruộng muối, có cả ruộng muối ở miền Trung. (Điền chủ giàu thứ nhì lúc đó là Vưu Tung với 75.000ha, thứ ba là Châu Oai với 40.000ha).

Ngoài kinh doanh lúa gạo bằng cách xây một số nhà máy chà gạo ở lục tỉnh, Trạch còn xây nhiều dãy phố lầu ở thị xã Bạc Liêu, ở Sài Gòn để cho mướn. Ông còn là đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam (năm 1927) – ngân hàng đầu tiên của người Việt.

Những năm 1929-1930, các nước châu Âu rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, Trần Trinh Trạch đã “ủng hộ” chính phủ Pháp một khoản tiền lớn đến mức “mẫu quốc” ân thưởng ông ta mề đay Ngũ đẳng Bội tinh và một thanh kiếm quốc bảo.

      

Trong 7 người con thì chỉ Trần Trinh Huy (Ba Huy, sinh năm 1900) được đại điền chủ Trạch cho du học Pháp với kỳ vọng mở mang kiến thức để khuếch trương tài sản gia tộc Trần Trinh. Nhưng ba năm ở Pháp, Huy chỉ mang về cho gia tộc khả năng ăn chơi, lái xe, lái máy bay và kinh nghiệm bồ bịch.

Là người cha hết lòng yêu thương Huy, nhưng đại điền chủ Trạch đã chọn nhầm kẻ thừa kế mình. Chính vì thế mà gia sản của Trần gia, dưới tay Ba Huy lần lượt “ra đi”, đến mức trước tháng 5/1975 chỉ còn mảnh đất hương hỏa có mấy phần mộ ở Cái Dầy, ngoại vi thị xã Bạc Liêu !
Được cha giao trông coi điền sản, Ba Huy đi kiểm tra sở điền bằng xe Ford Vedette hoặc ca nô. Ba Huy còn sắm xe Peugeot Sport, lúc đó ở Việt Nam chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

Ba Huy cũng là người Việt đầu tiên sở hữu máy bay, đó là chiếc Morane tối tân nhất trong dòng máy bay nhỏ của Pháp thời bấy giờ, và sân bay riêng, dù chỉ là những sở điền được san phẳng. Chiếc Morane này cũng là chiếc thứ hai và duy nhất ở Việt Nam sau chiếc đầu tiên của triều đình Huế.
Bạc Liêu những năm đầu thế kỷ XX có khoảng 2% điền chủ nhưng chiếm đến 95% ruộng đất nhờ chính sách điền địa bất công của thực dân Pháp.  

Không riêng Ba Huy, con cái của những điền chủ này, như Dù Hột, Hai Lũy, Ba Cân, Hai Đình… thừa mứa tiền của không phải do mình làm ra nên đua nhau ăn chơi cho sướng thân và khuếch trương thanh thế không những ở miền Tây mà còn ở Sài Gòn.

Theo nhà văn Phan Trung Nghĩa, trong số đó, Ba Huy là số 1. Vì thế mà câu chuyện có thật sau đây được gắn cho Ba Huy.

Chuyện rằng, Dù Hột là con của đại điền chủ Chá, một lần từ khách sạn Majestic Saigon bước ra, một đám xe kéo tay giành chở vì nhiều lần anh ta trả tiền chẵn không cần thối lại, thấy khó xử, Dù Hột bảo “đi hết”. Thế là xe chở người, xe chở nón, xe chở áo vest, xe chở cù ngoéo (can)… chạy lòng vòng Sài Gòn, dân chúng bu đen coi ngó.

Đám xe kéo hớn hở cho biết đang chở công tử Bạc Liêu ! Và cũng từ câu chuyện này mà có thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống giàu sang, phóng túng.

Công tử nghĩa đen là con quan, nhưng với Ba Huy, từ này còn mang ý nghĩa khác, nặng về chơi trội, chơi ngông, không ai đủ sức xài tiền như Ba Huy, vì thế, về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy. Từ đó “Công tử Bạc Liêu” trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không ai có thể tranh chấp.

Vì thế mà nhân vật “ngon nhất” Nam bộ này có nhiều chuyện thực hư, hư thực lẫn lộn, trở thành những giai thoại. Ba Huy không những nổi tiếng xài lớn, như những lần cùng người đẹp vào Đại Thế Giới, vứt ra những xấp tiền 30.000 đồng (lúc đó lúa 1,7 đồng/giạ, lương thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng/tháng) không để ăn thua mà để giựt le với mỹ nữ. 

Nhưng có hai chuyện mà chính Ba Huy lúc cuối đời xác nhận là do thiên hạ bày đặt rồi gán cho mình. Đó là chuyện đốt tiền tìm tiền và đốt tiền thi nấu đậu xanh.

Số là trong đám công tử lục tỉnh có một nhân vật mà so với Ba Huy thì kẻ tám lạng người nửa cân, đó là Phước Georges, hay còn gọi là Bạch Công tử (vì da trắng, để phân biệt với Hắc Công tử, tức Ba Huy, vì da hơi ngăm đen), quê Mỹ Tho. Phước và Huy đều mê người đẹp có tên Ba Trà.

Một hôm, cả ba vào rạp Modern (đường Lê Thánh Tôn, TP.HCM bây giờ) xem phim Tarzan, cô Ba làm rơi tờ tiền Con Công (5 đồng), trong khi Ba Huy đang tìm hộp quẹt thì Phước đã châm tờ bạc Con Đầm (20 đồng) cho mỹ nhân tìm. Chuyện có vậy mà thiên hạ đồn Ba Huy đốt tờ tiền Bộ Lư (100 đồng) cho người đẹp tìm tờ 5 đồng !

Một chuyện khác là do tranh giành Bảy Hột Điều bất phân thắng bại mà hai công tử thách nhau đốt tiền nấu một cân đậu xanh chia hai, giai nhân ấy sẽ thuộc về ai có nồi đậu chín trước. Lần ấy Hắc Công tử thua.
Một ký giả Sài Gòn thuật lại chuyện gặp Ba Huy năm 1972, khi hỏi chuyện nấu đậu bằng tiền giấy, Ba Huy nói : “Tụi tui là người có chữ nghĩa, biết chơi ngông tới đâu thì dừng, ngu gì đem tiền ra đốt khơi khơi vậy !”.
Nhà Lớn của Trần gia đã bị chính quyền Sài Gòn xung công từ năm 1973 (có lẽ gần như bỏ hoang, chỉ có một cháu ngoại của gia tộc họ Trần ở, lại không có di chúc thừa kế), Sau 1975 là chính quyền thuộc tỉnh Bạc Liêu quản lý. Trải qua bao biến cố, những năm gần đây, nhà Lớn trở thành khách sạn Công tử Bạc Liêu với 7 phòng ngủ, nhưng khuôn viên thì rất đông khách uống cà phê.

Bao người tò mò muốn biết công tử Bạc Liêu đích thực là ai, giai thoại về vị công tử này hư thực đến đâu, vì thế nó ngày càng nổi tiếng và trở thành một thương hiệu du lịch.


Tiếc rằng, cho đến bây giờ, chỉ có căn nhà của Trần gia được khai thác làm khách sạn, nhưng cơ quan sử dụng nó không thuộc ngành du lịch nên kinh doanh không chuyên nghiệp, ngay cả căn phòng ngày xưa công tử Bạc Liêu ở cũng không có bảng tên để thu hút du khách, chưa nói đến việc không tổ chức giới thiệu được về Trần Trinh Huy và gia tộc, mà qua đó du khách hiểu thêm một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất phương Nam.

Tôi vừa gặp con trai công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Đức, tại nhà Lớn sau bao năm lưu lạc trở về. Ông Đức cho biết, chính quyền tỉnh Bạc Liêu có ý định cấp cho ông một thửa đất để xây nhà thờ Trần gia và mời ông thuyết trình cho du khách nghe về gia tộc Trần Trinh và công tử Bạc Liêu, khi mà khách sạn Công tử Bạc Liêu được Saigontourist đầu tư sửa sang, nâng cấp trang thiết bị.

“Ý định” ấy là quá tốt để ngành du lịch phát huy thương hiệu Công tử Bạc Liêu, nhưng phải làm sớm, vì nhân chứng sống duy nhất là ông Đức đã ngoài 60 tuổi!

Yên Huỳnh post (Theo Phương Hà - Doanh nhân Sài Gòn)

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Ai đang cầm đầu dây thòng lọng?

http://www.tintuchangngay.org/2012/10/ao-tuan-ai-ang-cam-au-day-thong-long.html



Khi chính quyền khắp nơi phải dùng đến chuyên chính vô sản để thu hồi đất dù “đã bồi thường” cho dân, thì việc đó chỉ càng phản ánh sâu sắc hơn tính chất của việc tước đoạt

Kỷ lục về sự chênh lệch giữa giá đất mà các nhà đầu tư bán ngoài thị trường và giá đền bù khi thu hồi của dân là bao nhiêu lần?
35 lần, như báo cáo của Quốc hội?

Không, con số đó chưa phải là mức độ kỷ lục. Một khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra một ví dụ khủng khiếp về sự chênh lệch giá: Ở Bắc Ninh, giá thu hồi của dân là 200.000 đồng/m2 và giá bán ngoài thị trường là 35 triệu đồng/m2. Gấp 175 lần.

 Ngày hôm qua, khi các nhà làm luật “ngồi lại” với cộng đồng doanh nghiệp để tìm cách tháo các nút thắt của luật đất đai, sự chênh lệch khủng khiếp này đã được nói ra lời, và từ dùng nguyên văn là “tâm lý bị tước đoạt”. Đúng hơn thì phải bỏ đi hai chữ “tâm lý”. Bởi sự chênh lệch giá đang phản ánh hiện trạng người dân “bị tước đoạt” mỗi khi đất đai, từ loại do ông bà tổ tiên để lại, cho đến ruộng vườn, ao hồ, đầm phá- chót lọt mắt xanh nhà đầu tư nào đó. Dương Nội là một điển hình. Văn Giang là một điển hình. Và Vụ Bản cũng là một điển hình khác. Liệu có thể gọi khác đi khi bản chất câu chuyện là những người dân thấp cổ bé họng có tài sản, dù chỉ là quyền sử dụng đất, đang bị buộc phải bán, với giá do người mua ấn định, thông qua cái gọi là “khung giá” mà nhà nước ban hành. Và khi dân chúng phải đối mặt với cửa quan, cũng là chuyện “vô phúc đáo tụng đình”, chuyện con giun xéo lắm cũng quằn. Và khi chính quyền khắp nơi phải dùng đến chuyên chính vô sản để thu hồi đất dù “đã bồi thường” cho dân, thì việc đó chỉ càng phản ánh sâu sắc hơn tính chất của việc tước đoạt.

Nghị quyết TƯ 5, đã đòi hỏi sự Luật Đất đai lần này phải được sửa đổi một cách toàn diện. Nhưng dự thảo, đã được làm đi làm lại từ nhiều năm nay đang chỉ cho thấy “Không có đột phá nào mới hơn so với Luật Đất đai 2003, trong khi vẫn giữ nguyên những hạn chế”.

Người dân, với tư cách là những người đã và đang mất đất, những nạn nhân của kỷ lục “âm 175 lần về giá trị”, chưa thấy có gì là đột phá đã đành. Nhưng sự lạ đã xảy ra, bởi bản thân cộng đồng doanh nghiệp, những người được coi là bên “dương 175 lần về giá trị” cũng không thể không cất lời than vãn về hàng loạt những “nút thắt” của Luật Đất đai sửa đổi: Đó là việc chưa phân cấp để “ngăn ngừa sự tái xuất của tầng lớp lý trưởng”. Đó là việc lẫn lộn khái niệm khi đất vừa là tài nguyên, vừa là tài sản. Và nút thắt lớn nhất: Nguyên tắc giá “phù hợp với thị trường” còn méo mó, mù mờ hơn là “sát với thị trường” như hiện nay. Hóa ra, cả các nhà đầu tư, cả những người mất đất đều đã và đang là nạn nhân của Luật đất đai, với tất tật mọi thứ quyền đều thuộc về nhà nước, về chính quyền.

Từ sau năm 1999, khái niệm thị trường bất động sản ra đời. Nhưng từ bấy, quyền định giá tài sản, thứ quyền tối thiểu của một thị trường, hoặc ít nhất là việc “được trưng mua”, thay vì “bị thu hồi”, vẫn là thứ quyền xa vời đối với người dân.
Hôm qua, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra để tháo cái thòng lọng “cơ chế giá” đang thắt quanh dự thảo luật: Nguyên tắc giá công bằng thay cho xác định giá đất phù hợp với giá thị trường; Nguyên tắc đồng thuận, với tối thiểu 2/3 sự đồng thuận của người dân “mất đất”, với doanh nghiệp “được đất”; Thay thế cơ chế “thu hồi” bằng cơ chế “trưng mua”…. Đây ít nhất cũng là sự tiến bộ hơn nhiều so với sự trì trệ và bảo thủ trong đầu những nhà làm luật đang ngồi tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhưng nói gì thì nói, bản chất câu chuyện vẫn là quyền được định giá của người dân. Và thứ quyền này chỉ có thể được thực hiện khi nhà nước trao trả lại cho họ, ít nhất là việc để họ được trưng mua với một mức giá thỏa thuận. Mới nói, người đang cầm 2 đầu sợi dây để có thể tháo nút thắt, vì thế, không phải chỉ là  những nhà làm luật, mà chính là Nhà nước. Chỉ có điều họ muốn thực sự tháo nút hay không mà thôi.

(Đào Tuấn)

Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con

http://www.tintuchangngay.org/2012/10/walter-saller-cuoc-chien-cua-nhung-ua.html

http://www.tintuchangngay.org/2012/10/walter-saller-cuoc-chien-cua-nhung-ua_11.html

1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa


Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của "Hồng Vệ Binh" này – để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.

Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn "Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào" của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về "Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn."

Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.

mao045_resized.jpg
Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche


Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.

Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.

Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. "Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!", các nữ sinh đã viết như thế. "Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!"

Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: "Đông phương hồng. Mặt trời lên." Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.

Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là "Hồng Vệ Binh"; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.

Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. "Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!", họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.

Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.

Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: "Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối."

Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.

Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là "yêu tinh".

Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.

Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. "Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại". Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.

Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.
mao046_resized.jpg
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.

VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủa xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.

Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.

Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.

Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.

Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: "Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước", ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, "chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau." Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.

Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.

Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.

Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.

Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con người lại có thời gian thư giản và cho gia đình.

Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người "Chủ tịch vĩ đại" của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.

Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy "cánh hữu" ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.

Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.

Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản

Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.

Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của "Đại Nhảy Vọt", Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche

Chồng của bà coi thường khả năng chính trị của Giang, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”

Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.

Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành người đàn ông thứ hai của Trung Quốc – và trở thành người kế vị Mao.

Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.

Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.

Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ "Băng nhóm Đen", họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche

Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.

Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.

Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.

Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.

Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.

Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.

Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ - và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ – và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche

Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.

Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.

Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.

“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”

Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.

Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.

Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó củng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.


Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch



Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thất bại lớn nhất của Kissinger

http://www.danchimviet.info/archives/66769


Bốn mươi năm trước đây, bản Sơ thảo Hiệp định Paris thành hình vào thượng tuần tháng 10/1972, đánh dấu khúc quành quan trọng của cuộc hòa đàm.

Những ngày bế tắc.
Nixon nhậm chức Tổng thống đầu năm 1969, mấy tháng sau Henry Kissinger được giao nhiệm vụ thương thuyết với phái đoàn Cộng sản Việt Nam tại cuộc hòa đàm Paris. Việc thương thuyết thực sự do mật đàm giữa Kissinger và Lê đức Thọ, hội nghị luôn bị bế tắc vì những đòi hỏi của Bắc Việt rất quá đáng. Sau này TT Nixon cho biết (No More Vietnams trang 152) phía BV đưa ra những điều kiện tiên quyết: Đòi Mỹ rút đơn quân phương, loại bỏ chế độ Thiệu, lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN, Mỹ phải cắt viện trợ quân sự kinh tế VNCH. Nếu thỏa mãn những điều kiện này coi như Nixon và Kissinger phải đầu hàng Cộng Sản không điều kiện.
Tại sao BV chỉ là một nước nhược tiểu và lạc hậu lại có thể đòi hỏi ngang ngược với một siêu cường như vậy? TT Nixon đã cho ta câu trả lời. Trang 127 cuốn sách kể trên ông cho biết hành động biểu tình, chống chiến tranh dữ dội của đám phản chiến nhất là sinh viên bạo động đã khuyến khích BV không chịu nghiêm chỉnh đàm phán. Theo ông bọn này đã vô tình nối giáo cho giặc kéo dài chiến tranh, làm lợi cho CS, đại diện Mỹ tại Paris nhiều lần bị đại diện CS chửi bới hỗn hào chỉ vì Hành pháp bị phản chiến và Quốc hội chống đối. Phía Hà Nội khai thác triệt để nội tình rối loạn của nước Mỹ, họ thừa cơ nước đục thả câu.
Theo Nixon, No more Vietnams, trang 126-127 năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động như biểu tình, đốt thẻ trưng binh nhưng sang năm 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn cảnh sát, dùng dao uy hiếp ban giám đốc nhà trường, bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học… Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình, 7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương, trong số này 2/3 là cảnh sát, 8 người chết. Bạo lực không chỉ ở trường học mà còn lan ra toàn quốc. Từ tháng 1/1969 tới tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, âm mưu ném bom hoặc đe doạ ném bom hầu hết có liên hệ tới cuộc chiến, gây thiệt hại 21 triệu về tài sản, 43 người chết, mấy trăm người bị thương.
Tình hình đàm phán rất trì trệ suốt từ tháng 4/1969 cho tới tháng 8/1972, suốt ba năm rưỡi Hà nội vẫn đòi Mỹ đơn phương rút, lập chính phủ lên hiệp, ông Thiệu phải ra đi. Sau này mới biết những đòi hỏi kể trên là do Mặt Trận Giải Phóng tức Việt Công yêu cầu Hà nội đưa ra, những điểm này được đề cập trong cuốn No Peace, No Honor trang 176, 177, tác giả Larry Berman. Từ đầu chí cuối TT Nixon và Tiến sĩ Kissinger cùng thỏa thuận không loại bỏ TT Thiệu, trước hết vì thể diện và danh dự cũa Mỹ vả vì Nixon ủng hộ Thiệu cho rằng tại miền nam VN không ai chống Cộng bằng ông ta. Mặc dù bị Quốc hội và phản chiến áp lực sớm tìm hòa bình, Nixon Kissinger vẫn cứng rắn với phía CS và hòa đàm tiếp tục kéo dài.
Tại Paris hàng tuần Henry Kissinger thường đánh điện về tòa Bạch ốc để xin ý kiến của Nixon, đối với những quyết định quan trọng ông phải bay về Mỹ xin lệnh Tổng thống. Trong cuộc mật đàm ngày 14/8/1972 tại Paris , Kissinger bắt đầu thấy dấu hiệu BV muốn bỏ điều kiện tiên quyết đòi lật đổ chính phủ Thiệu, ông tỏ vẻ viết trong báo cáo gửi TT Nixon.
“Chúng ta tiến gần tới thỏa hiệp hơn bao giờ hết”
(We have gotten closer to a negotiated settlement than ever before )
Walter Isaacson, Kissinger A biography, p. 442
Sở dĩ Thọ dần dần phải thay đổi lập trường, nhượng bộ nhiều khoản chính nhất là bỏ đòi hỏi lật đổ chính phủ Thiệu và lập chính phủ Liên Hiệp vì Bộ chính trị BV không hy vọng gì Nixon – Kissinger loại bỏ Thiêu. Đã có lần Kissinger nói với Lê đức Thọ và Xuân Thủy tại hòa đàm Paris “Các ông đừng bao giờ hy vọng Tổng thống của chúng tôi lật đổ Thiệu”
BV chấp nhận những khó khăn do chính sách cứng rắn của Nixon nhất là trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, Cộng quân bị thảm bại do sự yểm trợ tích cực của Nixon, họ bị thiệt hại nặng, gần 100 ngàn quân bị giết và 700 xe tăng bị bắn cháy.. do đó không thể đòi hỏi ngang ngược như trước. Ngoài ra theo Henry Kissinger nhận xét (trang 346, cuốn Kissinger của Marvin Kalb và Bernard Kalb) nhờ áp lực của Nga mà BV thay đổi lập trường, trong cuộc hội kiến giữa Kissinger với Brezhnev tại Moscow tháng 9/1972, Nga đang mất mùa trầm trọng rất cần mua lúa mì của Mỹ.
Nhưng lý do chính mà Hà nội phải nhượng bộ vì qua tin tức tranh cử, họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử vào ngày 7/11/1972 vì ông vượt quá xa đối thủ McGovern qua thăm dò, nếu Nixon tái đắc cử thì ông sẽ cứng rắn hơn nên BV muốn ký sớm trước bầu cử nghĩa là ký vào tháng 10.
Phía VNCH ông Thiệu chống lại hòa đàm cho rằng Mỹ và BV không thể áp đặt Hiệp định trên miền nam VN. Tại phiên họp ngày 26, 27/9/1972 , Lê Đức Thọ đòi loại chính phủ Thiệu, lập chính phủ Lâm thời hòa giải dân tộc, Kissinger không chấp nhận.
Dần dần BV nhượng bộ, Kissinger nói ngày 8/10/1972 sẽ thỏa thuận đi tới ký kết.

Lạc quan và thất vọng.
Tại buổi họp 9/10/1972 những đề nghị của Hà Nội coi như đã nhượng bộ gần hết những khoản chính mà họ đã đòi từ mấy năm trước tới nay: Không đòi Mỹ rút đơn phương, không lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN, không đòi lật đổ TT Thiệu, không đòi Mỹ cắt viện trợ quân sự kinh tế cho VNCH, tuy nhiên có một vấn đề mà Mỹ không thể nào đòi được, BV không chịu rút khỏi miền nam. Kissinger mừng rỡ, ông đã hằng mong ước cái ngày này nhất là thấy Hiệp định sẽ thành hình trước bấu cử để giúp Nixon và để lập công cho chính mình. Henry dự trù ngày 12/10/1972 sẽ về Mỹ thảo luận với Nixon, trở lại Pháp từ 15/10 tới 18/10 để bàn thảo thêm, kế đó sang Sài Gòn thảo luận với TT Thiệu nếu VNCH chấp thuận sẽ đi Hà Nội 19/10 rồi về Mỹ 21/10 sau đó tuyên bố sắp có hòa bình, có thể ký vào ngày 25, 26/10/1972, hai tuần trước bầu cử Tổng thống Mỹ.
Kissinger tin là TT Thiệu sẽ chấp thuận Sơ thảo Hiệp định do ông và Lê đức Thọ soạn ra vì BV đã nhượng bộ nhiều điểm chính: Ông Thiệu vẫn làm Tổng thống, giữ được chính quyền, không liên hiệp.. nhưng sự chủ quan của Kissinger đưa ông tới thất bại nặng nề nhất trong sự nghiệp ngoại giao của mình. Nay gặp thử thách lớn là bàn với đồng minh sao cho họ chấp nhận sơ thảo Hiệp định.
Hôm 9 và 10/10/1972 họp tiếp 16 tiếng mỗi ngày. Hai bên thỏa thuận dần dần và lên thời khóa biểu: 18/10 ngưng oanh tạc và phong tỏa Hải phòng ; 19/10 Kissinger và Lê Đức Thọ ký tắt Sơ thảo tại Hà Nội sau khi thỏa thuận với TT Thiệu tại Sài Gòn; 26/10 Bộ trưởng ngoại giao của các nước sẽ ký; 27/10 ngưng bắn tại chỗ sẽ có hiệu lực trên toàn cõi nam VN. Theo Henry Kissinger, Lê Đức Thọ muốn ký Hiệp định cuối tháng 10/1972 có lẽ ông ta nghĩ Nixon sẽ linh động hơn trước bầu cử.
Tối 9/10 Kissinger thức suốt đêm để nghĩ sự đối đáp với đề nghị của Hà Nội, sự trao đổi hai bên cho thấy cả hai cùng nhượng bộ. BV không đòi điều kiện ngưng bắn tiên quyết dựa trên vấn đề chính trị của chính phủ Thiệu. Nước Mỹ đề nghị ngưng bắn tại chỗ đổi lấy tù binh và rút hết quân.
Tối 12/10 Kissinger và phụ tá Haig về Hoa Thịnh Đốn, ông ta nói với Nixon:
“Tổng thống đã làm được 3 trên 3, Well, you’ve got 3 for3”
Ý nói đã giải quyết được ba vấn đề ngoại giao lớn: Hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng và hòa bình cho VN. Kissinger nói với TT về ngày ký kết đã gần kề khiến Nixon nghi ngờ, Henry còn cho biết Lê đức Thọ sau cùng bảo “Sau bốn năm thương thuyết nay là lúc tái lập hòa bình” . Nixon ra vẻ không tin lắm khiến ông này tức mình lôi hồ sơ ra đưa cho TT và nói đã đòi được nhiều điểm.
Nixon mừng quá, tối ấy ông sai mở chai rượu Lafite-Rothschild để thầy trò cùng uống mừng hòa bình, ngày mà chính phủ và cả nước Mỹ trông đợi đã tới. Kissinger chuẩn bị để ký Hiệp định trước bầu cử Tổng thống Mỹ 7/11/1972, tối 16/10 ông sẽ trở lại Paris, 17/10 sẽ bàn với Xuân Thủy một số vấn đề chưa giải quyết sau sẽ đi Sài gòn, ngày 19/10 và 20/10 sẽ được TT Thiệu chấp thuận Sơ thảo Hiệp định. Kissinger khoái trá nói với Nixon kỳ này Hà Nội nghiêm chỉnh đàng hoàng lắm. Khi Henry rời Mỹ đi Pháp, Nixon nói cứ đàm phán cho tốt đẹp, không cần để ý tới bầu cử. Kissinger họp với Xuân Thủy, BV cho biết việc thả tù chính trị CS tại miền nam VN sẽ có liên quan tới việc thả tù binh Mỹ, Kissinger cứng rắn bác bỏ.
Kissinger rời Paris tới Sài Gòn buổi tối 18/10, ông hy vọng chỉ ở lại Sài gòn hai ngày là xong. Đoàn tùy tùng đi theo ông gồm Đại sứ Bunker, Tướng Abrams, cựu Tư lệnh, Đô đốc Gaylor, Tướng Weyand… Phía VNCH gồm các ông bí thư Hoàng Đức Nhã, cố vấn ngoại vụ Nguyến Phú Đức, Tổng trưởng Trần Văn Lắm, Đại sứ Trần Kim Phượng. Cuộc họp từ 9 giờ sáng kéo dài 3 giờ ngày 19/10. Theo tác giả Mervin và Bernard Kalb (Kissinger trang 361) dân Sài gòn tại các tiệm Brodard, La Pagode, Givral… bàn về hai số cuối cộng lại thành 9: 1945 Nhật đầu hàng , 1954 chấm dứt chế độ thực dân Pháp, đảo chánh ông Diệm 1963, còn nay 1972 sẽ có biến cố gì?
Kissinger đưa cho TT Thiệu bản sao sơ thảo Hiệp định và giải thích những điểm chính nhấn mạnh những điểm chính để VNCH an tâm:
1- Ông Thiệu vẫn làm TT, có quyền phủ quyết trong Hội đồng hòa giải dân tộc;
2- BV phải từ bỏ xâm lăng trong tương lai
3- Mỹ còn căn cứ tại Thái Lan và Hạm đội Bẩy tại Thái bình dương để bảo vệ miền nam VN
4- Viện trợ kinh tế quân sự tiếp tục
5- Mỹ có thể thỏa hiệp với Nga-Trung Cộng hạn chế viện trợ cho BV về quân sự.. Sau cùng thỏa ước sẽ cho Mỹ rút quân, lấy tù binh về nước, tiếp tục yểm trợ Sài gòn. Henry cho đó là một thỏa ước rất lợi cho ta nhưng ông dấu không cho TT Thiệu biết sẽ đi Hà Nội và sẽ ký ở Paris và không cho biết những vấn đề chưa giải quyết xong.
Sau khi nghe, ông Thiệu xin một bản sao, buổi họp kết quả xấu. Bí thư Hoàng Đức Nhã đòi bản tiếng Việt, Kissinger đưa bản Việt ngữ do BV gửi ông. Nhã thấy Hiệp định như đầu hàng, VNCH có cảm tưởng như bị phản bội. Bản văn nói đến ba nước Việt, Miên Lào, Việt Nam coi như một nước, Nhã nghi ngờ Hội đồng hòa giải dân tộc là chính phủ Liên hiệp trá hình, ông ta chú ý sự đóng quân của BV không rõ ràng, Khu phi quân sự (DMZ) bị xóa, ông Nhã ghi 64 điểm cần chi tiết hóa trước khi thành Hiệp định. Ông Thiệu tiếp Tiến sĩ Kissinger bề ngoài vui vẻ nhưng trong lòng tức giận vì ông ta không thật lòng, dối gạt Sài Gòn.
Theo tác giả Walter Isaacson (Kissinger A Biography trang 452), Kissinger không biết một điều là TT Thiệu đã có một tài liệu 10 trang do tình báo VNCH lấy được từ một hầm chỉ huy của một chính ủy tại Quảng Tín và đã được mang về dinh Độc lập ngay nửa đêm Henry tới VN, tức ngày 18/10. Ông Thiệu đọc và biết đó là tờ huấn thị chung về ngưng bắn, gồm một bản Sơ thảo Hiệp định do Kissinger thỏa thuận với Lê đức Thọ. Ông Thiệu tức giận cho đó là sự phản bội trong khi Kissinger chưa nói cho VNCH biết mà nó đã được phát cho cán bộ CS . TT Thiệu càng tức giận thấy họ đàm phán sau lưng mình, ông đã nhờ Kissinger trong nhiều tháng cho Sài Gòn được đám phán trực tiếp với Hà Nội hơn là bị coi như bù nhìn.
“Chúng tôi đòi được coi như thành viên. Thực ra chúng tôi cũng chẳng được hỏi ý kiến”
(We asked to be treated as partners. Instead, we had not even been consulted)
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 453
Theo Larry Berman sau đó ngày 20/10 Henry Kissinger và nhóm làm việc họp tại nhà ông Trần văn Lắm đường Hồng Thập Tự Sài Gòn (theo Marvin Kalb buổi họp này vào ngày 21/10). H Đ Nhã hỏi 64 điểm cần được soi sáng, Kissinger cho là có 8 điểm quan trọng. Trong buổi này Kissinger và Hoàng Đức Nhã tranh cãi căng thẳng . Tác gỉa Larry Berman nói về phiên họp này trong No Peace No Honor trang 164, 165, 166…
Sau phiên họp, ông Nhã nói với TT Thiệu cần có kế hoạch đối phó với Kissinger, ông ta đến Sài gòn phản bội đồng minh và khuyên TT Thiệu hủy bỏ buổi họp với.
Kissinger dự trù hôm đó. Ông Thiệu nghe theo Nhã không tiếp Kissinger khiến ông này tức quá bảo:
Tôi là đặc phái viên của TT Hoa Kỳ, các ông không thể coi tôi như trẻ con được, tôi muốn được gặp TT Thiệu tối nay”

Bí thư Nhã đáp.
“Thưa ông chúng tôi không coi ông như trẻ con, TT của chúng tôi đang họp với cấp chỉ huy quân sự..”

Kissinger tức giận vì một ký giả De Borchgrave của tờ Newsweek ở Hà nội phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cho biết sẽ ký Hiệp định ngày 31/10, thỏa thuận sẽ đạt được, Mỹ rút quân , lấy tù binh về, sẽ thành lập chính phủ Liên hợp không có Thiệu. Sự thực người ký giả và nhiều người không biết là Hà Nội đã bỏ đòi hỏi chính phủ Liên hiệp trong đi đêm với Kissinger. Sáng 22/10, điện thoại từ tòa Đại sứ VNCH tại Mỹ cho ông HĐ Nhã biết báo đăng bài của ký giả De Borchgrave phỏng vấn Thủ tướng Phạm văn Đồng có nói về chính phủ Liện Hiệp ba thành phần chuyển tiếp.
Khi tiếp Tiến sĩ Kissinger và Đại sứ Bunker, TT Thiệu nói không thể chấp nhận Hiệp định này, ký kết tức là đầu hàng. Ông nói có ba điều bác bỏ chính, trước hết Hiệp định chỉ là Liên hiệp, kế đó không chấp nhận BV ở lại miền Nam, thứ ba khu phi quân sự không thể để BV qua lại, chúng tôi không ký. Ông cho biết ông không tin những buổi đi đêm với CS, chúng tôi hiểu rõ về CS, họ rất xạo.
TT Thiệu hỏi Tiến sĩ Kissinger : “Tại sao ông tin được Sơ thảo này?” Kissinger nói “Tôi tin là thảo ước tốt”
(Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger, trang 372, 373)
Kissinger đi Miên Lào ngày 21/10 (Larry Berman nói là ngày 21, Kalb nói ngày 22) rồi về VN gặp lại TT Thiệu. Buổi họp gồm Kissinger, Thiệu, Bunker, Nhã bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều. Ông Thiệu cho Sơ thảo còn tệ hơn Hiệp định Geneve 1954 và nói “Mỹ đã thông đồng với Nga, Trung Cộng bán đứng VN, nếu các ông công nhận BV ở đây thì người dân miền Nam sẽ nghĩ chúng tôi bị Mỹ bán đứng và BV thắng trận” (No Peace No Honor trang 167)”. TT Thiệu bảo “Tiến sĩ Kissinger nói Lê Đức Thọ bật khóc , chúng tôi mới là những người xứng đáng khóc nhất là tôi, tôi biết tôi bị phản bội, chúng tôi tiếp tục chiến đấu”
Kisinger nói tôi đã thành công ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Paris nhưng thất bại ở đây.
Thiệu nói Hiệp định này bất lợi cho VNCH, nếu chúng tôi ký chỉ trong 6 tháng miền Nam sẽ bị tắm máu. Henry ám chỉ cho Thiệu biết Quốc hội sẽ cắt viện trợ, Thiệu tỏ vẻ khinh rẻ lý luận này và nói chúng tôi không chịu ký. Kissinger nói Mỹ có thể ký riêng với BV, Thiệu không nhượng bộ , chúng tôi thà chiến đấu thêm 6 tháng cho tới khi kiệt quệ tiếp liệu còn hơn ký rồi chết ngay.
Kissinger chuẩn bị ra đi rồi bảo
“Tôi sẽ không trở lại miền nam VN, đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao của tôi”
HĐ Nhã nói: “Rất tiếc chúng tôi phải chiến đấu cho đất nước của chúng tôi”
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger, trang 374).
Tối ấy tại tư dinh Đại sứ, Kissinger đánh điện cho TT Nixon nói về sự bế tắc và khuyên ông nên ký Hiệp định riêng rẽ với Hà Nội nếu Sài Gòn còn trì hoãn. Trước sự ngạc nhiên của Kissinger, Nixon bác bỏ, ông không cần ký trước bầu cử và loại trừ việc ký kết riêng ít ra trong lúc này. Nixon nói Kissinger đừng ép Thiệu, hòa nhã và trấn an Thiệu rằng Mỹ – Việt vẫn là đồng minh sát cánh bên nhau. Sở dĩ Nixon không cần ký gấp trước bầu cử Tổng thống 7/11/72 vì qua thăm dò ông vượt rất xa đối thủ McGovern, ông không muốn mang tiếng vì dùng Hiệp định để lấy phiếu. Ngoài ra Nixon không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, một đồng minh. Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (Marvin Kalb, Kissinger, trang 422)
Henry ngạc nhiên khi Thiệu nghi ngờ ông và Tướng Haig thông đồng chống VNCH, ông cho biết là đại diện của Tổng thống Mỹ, chưa bao giờ ông bị người ta đối xử tệ như thế. Kissinger nói:
Chúng tôi đã chiến đấu bốn năm, đã dồn hết mọi nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia, sao ông lại nói đó là chuyện cay đắng?”
(No Peace No Honor trang 168).
Hai bên bất đồng ý kiến với nhau, tình trạng rất xấu, mọi sự hy sinh và mọi nỗ lực quả tới nay gần như hỏng.
Nixon gửi thư trấn an Thiệu: Chúng tôi đã họp với Nga, Trung Cộng để nói họ áp lực Hà Nội. Tôi tin Sơ thảo Hiệp định sẽ giử tự do cho VN, chúng tôi cùng chủ trương với ông, nếu chúng tôi bán các ông thì đã có nhiều cách khác dễ hơn. Hiệp định là sự thất bại của CS, chúng tôi đã cố gắng đòi được những điều khoản tốt ngoài mong đợi.
Ông Thiệu cám ơn TT Nixon những cố gắng đã làm cho VNCH và biết TT Nixon vì lợi ích của Mỹ cũng phải vì quyền lợi của miền nam VN , ông nói: Tôi đã là đề tài cho báo chí Mỹ vu khống có hệ thống và được coi là trở ngại hòa bình. Ông không tin lời hứa của Mỹ, cho là Kissinger hùa theo BV để áp lực miền nam, ngôn ngữ trong bản Sơ thảo cho thấy họ bỏ những điều khoản cũ, theo TT Thiệu, cố vấn Kissinger đã đã bỏ hết những điểm đã thỏa thuận với đồng minh của Mỹ. Cuộc thương thuyết với đồng minh không thành, Kissinger bỏ chuyến đi Hà Nội, ông dỗ ngọt Thiệu và nói ông đang đi trên con đường tự sát. Cả Kissinger và Nixon không hiểu sao Thiệu lại hành động như thế. Ông Thiệu cãi lại bảo hiện có từ 200 tới 300 ngàn quân BV còn ở lại miền nam VN và Hội đồng hòa giải dân tộc có ba thành phần nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện là tự sát.
Kissinger cam kết với ông Thiệu Mỹ không bao giờ bỏ rơi người bạn tốt và ông cần biết không ai coi Hội đồng hòa giải là cái gì, đó là sự thất bại của Hà Nội. Trong ý định tuyệt vọng cuối cùng của Kissinger muốn xoay chuyển Thiệu, ông ta nói trong 6 tháng nữa Quốc hội Mỹ sẽ cắt hết viện trợ, mặc dù vậy ông Thiệu vẫn từ chối ký Hiệp định.
Kissinger bảo Hoàng Đức Nhã
Tổng thống của các ông đã chọn con đường chết cho lý tưởng nhưng ông ấy không làm gì được! Nếu cần chúng tôi ký riêng với Hà Nội, còn tôi sẽ không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn nữa, không bao giờ. Đây là thất bại lớn nhât trong nghề ngoại giao của tôi”
(. . . If we have to, the United States can sign a seperate peace treaty with Hanoi . . . –No Peace No Honor, page 169).
HĐ Nhã nói:
Rất tiếc nhưng xin ông nhớ cho chúng tôi phải bảo vệ đất nước.”
Ông Thiệu nhờ Tiến sĩ chuyển nỗi sợ của ông tới TT Nixon và chỉ vào bản đồ nói:
Nước Mỹ mất một nước VNCH nhỏ bé chẳng đáng gì, chỉ là cái chấm trên bản đồ thế giới. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến chết! Chính sách bang giao của các ông bây giờ đi với Nga, với Tầu vì thế ông theo chiến lược mới. Chúng tôi chọn lựa giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký Hiệp định có nghĩa là đầu hàng để chấp nhận án tử hình bởi vì sống mà không có tự do tức là chết. Thực còn tệ hơn chết!”
Sách kể trên trang 170
Kissinger cho biết truyền thông, trí thức đã làm Mỹ thất bại. Khi về Mỹ ông hứa sẽ họp báo và có cảm tưởng như có kết quả và cuộc chiến kéo dài mười năm không thể giải quyết trong một tuần. Ông cũng cho biết khó mà nhận thức rằng Quốc hội sẽ tiếp tục yểm trợ, không may chúng ta ở vị thế phải nhượng bộ, chúng ta nghĩ là chiến thắng nhưng dĩ nhiên là sai lầm. Cuối cùng ông Thiệu nói với Tiến sĩ chúng ta không có lý do để gặp lại và nhờ chuyển quan điểm của ông với TT Nixon nhưng Kissinger đề nghị tiếp tục họp để cho bên ngoài thấy không có bế tắc.
Kissinger vẫn còn hy vọng Thiệu sẽ đổi ý, Nhã và Thiệu đồng ý họp hôm sau 22/10, Kissinger cố gắng thuyết phục Thiệu nhưng thất bại, ông điện tín cho Tướng Haig ngày 22/10 nói Thiệu quá cứng rắn, ông ta đòi hỏi những cái gần như điên khùng .
Sáng ngày thứ hai 23/10 Kissinger trở lại dinh Độc Lập, ông ta trấn an TT Thiệu không hề có việc đàm phán với Hà Nội mà không cho miền nam VN biết, Tiến sĩ bảo cả hai tân và cựu Đại sứ Mỹ tại VN đều nói cho TT Thiệu biết ai ủng hộ và ai chống ông, con đường ông chọn chỉ là tự sát.
Henry đổi chiến thuật bằng cách trấn an bảo Thiệu đừng lo âu, chắc chắn Nixon sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ hai
“Xin ông cứ ký đi, nếu họ vi phạm chúng tôi sẽ mở chiến dịch tấn công vào BV”
No Peace No Honor- trang 170.
Thế là Kissinger không còn thao túng mọi việc nữa, tự hỏi làm sao ăn nói với Hà Nội đây? Sáng thứ hai 23/10 ông tới dinh ĐộcLập chào TT Thiệu hy vọng ông này đổi ý, hai bên bàn thảo nhưng không đi tới gần nhau. Thiệu gửi thư cho Nixon qua Kissinger. Kisinger nói Hoa Kỳ muốn kết thúc chiến tranh trên căn bản tạo sự hòa hợp với đồng minh trên căn bản công bình chung cho tất cả..
Theo Marvin & Bernard Kalb cho biết hai phụ tá Haig và Negroponte của Kissinger bảo ông hãy cẩn thận đừng vội thỏa thuận với Hà Nội mà không cần biết đến Sài Gòn. Có một viên chức nói Kissinger sai lầm, đáng lẽ ông phải về Mỹ, nghỉ ngơi cho tỉnh táo, coi lại sơ thảo cẩn thận với Hoa Kỳ cũng như VNCH xong trở lại Paris nhưng ông ta nóng nẩy quá. BV biết là phía Mỹ nóng ruột, họ đưa ra sơ thảo Hiệp định là chụp lấy ngay.
Lúc ra phi trường Tân sơn Nhất về Mỹ, Kissinger tiến lại đám ký giả ra vẻ lạc quan tươi cười để tạo hy vọng cho thế giới đang khao khát hòa bình.
Ông bắt tay một nữ phóng viên tóc dài, đen và nói:
-Tôi đến đây chỉ để thăm cô
Nữ ký giả hỏi
-Chuyến đi tốt đẹp thành công chứ?
Kissinger nói:
-Vâng, tôi tới đây bao giờ cũng tốt đẹp,
Cô lại hỏi: Ông có trở lại đây không?
Kissinger chỉ cười không trả lời.
(theo Marvin Kalb and Bernard Kalb; Kissinger trang 376)
Theo tác giả Kalb ông Thiệu biết nếu Mỹ đốc thúc Sài Gòn quá cơ cấu chính quyền VNCH sẽ sụp đổ gây nguy hại cho triệt thoái của Mỹ nên đã bác bỏ đề nghị của
Kissinger. Ông muốn quân Mỹ ở lại thêm ngày nào hay ngày nấy để có thời giờ củng cố thêm sức mạnh. Ông Thiệu lên truyền hình nói chuyện suốt hai giờ với đồng bào về cuộc đàm phán gay cấn với Kissinger và cho biết những đề nghị của BV, Mỹ không chấp nhận được. Ông không bao giờ chấp nhận Liên hiệp và mấy trăm ngàn quân CSBV còn ở lại miền nam VN. Nếu Liên hiệp với CS thì chưa tới một năm sẽ có năm triệu người bị CS giết, không ai có thể bắt ta theo quyết định của họ. Phát ngôn viên BV tại Paris tố cáo TT Thiệu cản trở hòa bình.
Ngày 23/10 Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn, hôm sau 24/10 ông Thiệu lên truyền hình, đài phát thanh hiệu triệu dân miền nam 2 giờ nói Kissinger điều khiển ngoại giao Mỹ kết án VNCH gây trở ngại hòa đàm, CS chỉ muốn Mỹ rút để chiếm miền Nam, quân BV vẫn còn tại chỗ. Ông Thiệu kêu gọi người Việt Quốc gia cứu nước trước một Hiệp định giả. Tương lai 17 triệu rưỡi người VNCH bị nguy hiểm.
Ngày 26/10 Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc nói hòa bình trong tầm tay (Peace is at hand). Theo phụ tá Negroponte, Kissinger nói thế là muốn cho BV biết Mỹ sẽ tiếp tục đi tới thỏa thuận, ông cho biết TT Thiệu chưa quen với Hiệp định và ông muốn có thì giờ tính toán sửa chữa thêm, TT Nixon và phụ tá Kissinger cho là trì hoãn. Sau này vào ngày 21/2/1975 Kissinger tâm sự với McGovern trong một bữa ăn trưa, ông nói câu Peace is at hand không phải để làm tổn thương McGovern nhưng để dìm Thiệu và các cố vấn của ông ta xuống (No Peace No Honor, trang 174).
Theo Larry Berman ngày 28/10/1972 Đại sứ Bunker điện tín choTiến sĩ Kissinger biết một tin phiền toái. Ông Thiệu đã bắt được một huấn thị cán bộ của BV và VC từ ngày 21 tới 25 tháng 10 (theo Walter Isaacson như ở trên nói là ông Thiệu đã có tài liệu này từ 18/10.). Chiến thuật của CS như sau: “Quân đội ta vẫn còn ở lại miền nam. Ngưng bắn tại chỗ sẽ có lợi cho ta nhiều vì cho ta giữ vị thế cài răng lược hay da beo ở miến Nam VN.
Ngày 7/11/1972 Nixon tái đắc cử Tổng thống với 60.7% số phiếu phổ thông, hơn McGovern 18 triệu phiếu, Cộng hòa thắng 49 tiểu bang, Dân chủ chỉ có một tiểu bang , Nixon được 520 phiếu cử tri doàn (electorale vote) so với 17 phiếu của McGovern. Kissinger thì bị cả hai miền chửi bới đả đảo, miền Bác nói ông ta lật lọng, không giữ lời cam kết, Nga, Trung Cộng chỉ trích Mỹ phá hòa đàm, ông Thiệu tại Sài gòn tiếp tục chống đối ký kết.. Kissinger chán nản không muốn đàm phán tại Hội nghị, Nixon khuyến khích ông tiếp tục tìm hòa bình.
Sang tháng 11/1972 hòa đàm không tiến triển gì hơn, ông Thiệu vẫn phát động chống đối không chấp nhận Sơ thảo Hiệp định, đòi CS phải rút hết về Bắc. Ngày 19/11, Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu đàm phán trở lại, hai bên không tiến lại gần nhau được.
Sang tháng 12 tình hình còn bi đát hơn, ngày 5, 6/12 Kissinger gứi nhiều điện tín bi quan đề nghị bỏ hòa đàm tím biện pháp mạnh, oanh tạc BV.. Nixon không chấp thuận, ông muốn tiếp tục đàm phán và nói sẽ chấm dứt nhiệm vụ Kissinger nếu bỏ Hội nghị. Cuộc hòa đàm ngày thêm bế tắc, ngày 13/12 tan vỡ, Lê đức Thọ bỏ Hội nghị không hẹn khi nào trở lại. Ngày 14/12 Kissinger về Mỹ cùng Nixon và Tướng Haig bàn luận đưa tới quyết định ném bom BV. Nixon gửi tôi hậu thư cho BV nếu không trở lại đàm phán sẽ bị oanh tạc.
BV bỏ Hội nghi hy vọng Quốc hội Mỹ họp đầu năm 1973 sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, đó là lỗi lầm tai hại. Hà nội không trở lại Hội nghi, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Nixon cho oanh tạc ngoại ô Hà Nội, Hải phòng bằng B-52, chiến địch này gọi là Linerbacker II kéo dài 12 ngày từ 18/12 cho tời cuối tháng 12/1972. Bắc Việt chịu trở lại đàm phán, ngày 9/1/1973 hai bên đi tới thỏa hiệp chung đúng vào ngày sinh nhật thứ 60 của TT Nixon. Ngày 23/1/1973 Kissnger và Lê Đức Thọ ký tắt, bốn ngày sau 27/1 bộ ngoại giao Mỹ, BV, VNCH, VC ký chính thức Hiệp định ngưng bắn.

Nhận xét và kết luận
Hiệp định Paris có nhiều điều khoản nhưng chỉ có một số vấn đề chính: Mỹ rút quân, ông Thiệu vẫn làm Tổng thống, không Liên hiệp, BV còn đóng quân ở miền nam, trao trả tù binh…
Hiệp định ký ngày 27/1/1973 thực ra không khác gì Sơ thảo Hiệp định tháng 10/1972 trước đây đúng ba tháng. Đa số các nhà chính khách, các nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đều nhận định trận oanh tạc to lớn không đạt kết quả mong muốn. Mặc dù Nixon đã cho thả 20 ngàn tấn bom (20,000) xuống BV, bị thiệt hại nhân mạng, 91 người thuộc phi hành đoàn mất tích, mất 27 máy bay trong đó có 15 B-52 mỗi cái trị giá 8 triệu …nhưng không đòi được gì thêm, Cộng quân vẫn còn ở miền nam VN.
Negroponte, phụ tá Kissinger nói
“Chúng ta oanh tạc BV để họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta”
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 483.
Các tác giả Stanley Karnow, Marvin Kalb, Bernard Kalb, Walter Isaacson, Larry Berman.. đều nhận định sau ba tháng chiến tranh và trận dội bom ồ ạt đã không làm thay đổi gì thêm bản Sơ thảo có từ tháng 10 đúng ba tháng trước, BV không chịu rút quân. Mọi nỗ lực của VNCH, sự chống đối của ông Thiệu không đạt được kết quả mong muốn hoặc kết quả cụ thể về chính trị mà chỉ có giá trị tinh thần, nó chứng tỏ miền nam VN có chủ quyền.
Sự cứng rắn của cả hai miền Nam Bắc đã làm cho Nixon vô cùng tức giận, sự ngoan cố của miền Bắc được trả giá bằng 20 ngàn tấn bom, miền Nam bị Nixon hăm dọa sẵn sàng cắt viện trợ nếu không hòa hợp với Mỹ.
Nhờ Nixon nhanh tay xử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH… để đánh đổi lấy 580 người tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.
Sau này Kissinger viết
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “
(No Peace No Honor trang 215)
Larry Berman cho rằng B-52 là lá bài chót của Nixon (The B-52s were his last roll of the dice, No Peace No Honor trang 215). Lê đức Thọ bỏ hội nghị không thèm đám phán không chỉ là sự sỉ nhục đối với Kissinger, Nixon mà cho cả nước Mỹ.
Kissinger đã chạy ngược chạy xuôi hết thủ đô nước này sang thủ đô nước khác để ký cho được Hiệp định vào cuối tháng 10, trước ngày bầu cử Tổng thống 7/11/1972 để kiếm điểm, lập công và cuối cùng đã thất bại. Sự thật Nixon không cần phải ký trước bầu cử vì qua thăm dò ông vượt quá xa McGovern, chắc ăn như bắp. Tối 22/10 khi Kissinger còn ở Sài Gòn đánh điện về Bạch ốc đề nghị Nixon ký Hiệp định riêng với Hà nội vì VNCH cứng rắn nhưng bị Tổng thống từ chối, ông không muốn ký mà không có Thiệu, một đồng minh. Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (Marvin Kalb, Kissinger, trang 422)
Không phải Kissinger muốn làm gì cũng được mà ông phải theo đúng vai trò người ta giao phó”
(Whatever his personal preferences, he played his assigned role)
Marvin Kalb, Kissinger trang 422
Cuộc hòa đàm vào lúc này đã khiến VNCH và Mỹ rạn nứt, Thiệu và Kissinger Nixon chia rẽ, Nixon và Kissinger cũng gần tan vỡ, ngay cả CSBV và VC cũng chia rẽ trầm trọng.
Sau trận oanh tạc B-52 cuối năm 1972, Kissinger trả lời phỏng vấn và ý muốn cho biết quyết định oanh tạc do Tổng thống, ông không có trách nhiệm, tuy nhiên ông ủng hộ chiến dịch này. Từ đó liện hệ Nixon Kissinger đi tới chỗ căng thẳng, Nixon đã có ý định loại bỏ Kissinger, có lần ông nói chuyện với Đô đốc Elmo Zumwalt “Tôi sắp đuổi cổ thằng chó đẻ ấy” I’m going to fire the son of a bitch” (Kissinger a Biography, trang 475)
Theo Larry Berman vì Việt Cộng áp lực Hà nội đòi Mỹ nhượng bộ mà BV phải bị trận oanh tạc B-52. Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn trận đòn chí tử. (No Peace No Honor trang 175,177).
Ông Thiệu nhất quyết đòi quân đội BV phải rút khỏi miền nam nhưng cả hai ông Nixon và Kissinger chịu thua không thể theo lời yêu cầu của TT Thiệu: Hà nội chỉ nhượng bộ đến thế. Thật vậy, CS đã nướng một triệu quân chẳng lẽ họ lại về tay không, chẳng được tí gì.
Trong No More Vietnams trang 152, TT Nixon cho biết Hà nội từ chối rút quân khỏi miền nam, họ chẳng thà không ký Hiệp định còn hơn rút quân về Bắc. Nếu không ký được hiệp định, hòa đàm bế tắc sẽ trở thành thảm kịch. Trang 169-170 sách kể trên Nixon cho biết nếu ông không ký được Hiệp định thì Quốc hội sẽ bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh, rút quân và cắt viện trợ VNCH để đổi lấy hòa bình và tù binh Mỹ.
TT Nixon nhiều lần thuyết phục TT Thiệu đừng quan tâm đến những điều khoản này nọ của Hiệp định, giấy mực của Thỏa ước không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của B-52, ông đã có bửu bối bảo đảm hòa bình.
Năm 1980 Kissinger gửi thư cho cựu TT Thiệu để làm hòa, ông ta nói nếu không có vụ Watergate chúng tôi có thể đã vận động Quốc hội cung cấp đủ viện trợ cho VNCH năm 1973 và 1974. Bi kịch bản Hiệp định năm 1972 là do hậu quả của nội tình nước Mỹ, nếu ta không tìm hòa bình Quốc hội đã bỏ rơi VN từ 1973 chứ không đợi tới 1975
(Had we attempted to continue the war, the Congress would have imposed in 1973 what was done later in 1975- Kissinger a Biography, trang 646)
Tiến sĩ Kissinger xin ông Thiệu đừng giận, ông Thiệu không trả lời thư, năm 1990 ông dọn vào Mỹ và nói không trách cá nhân Kissinger, ông ta không nhìn cuộc chiến trong bối cảnh Việt Nam như chúng tôi.
Sự thực Kissinger cũng chẳng là cái gì cả, ngay như Nixon trong giai đoạn ấy cũng không khác nào một vị Tổng thống bù nhìn trước sự thao túng của Quốc hội Dân chủ chứ đừng nói cương vị Phụ tá như Kissinger. Dân chủ đối lập chiếm ưu thế tại lưỡng viện Quốc hội, họ nắm 55.6% Hạ viện với 242 ghế (Cộng hòa 192), họ cũng nắm 56% Thượng viện với 56 ghế (Cộng hòa 42 ghế). Lập pháp Dân chủ được đa số người dân, phong trào phản chiến ủng hộ đã trói tay Hành pháp Cộng hòa, tha hồ mà làm mưa làm gió, họ vô hiệu hóa tất cả mọi nỗ lực của Cộng hòa về cuộc chiến VN.
Quốc hội Dân chủ đã thỏa mãn nguyện vọng người dân để rút ra khỏi cuộc chiến sa lầy vì họ sống nhờ lá phiếu của những người phản chiến.
Thuyết định mệnh lịch sử của nhà văn hào Leon Tolstoi trong Chiến Tranh Và Hòa Bình cho rằng vĩ nhân không ảnh hưởng gì tới lịch sử, họ cũng bị cuốn theo dòng lịch sử. Chính đám đông, những người thường dân nhỏ bé đã làm lên lịch sử.
Thấm thoát đã 40 năm trôi qua, lịch sử vẫn luôn luôn biến động không ngừng.

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt

.