Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Những công trình tàn nhẫn nhân danh khoa học

http://www.khoahoc.com.vn/sukien/cong-trinh/35138_Nhung-cong-trinh-tan-nhan-nhan-danh-khoa-hoc.aspx


Trong những năm 1940, khoảng 1.300 tù nhân, bệnh nhân tâm thần và gái mại dâm Guatemala đã bị một số bác sĩ Mỹ cho nhiễm giang mai, lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đây không phải là lần đầu tiên, con người bị sử dụng làm công cụ trong những thí nghiệm như vậy.

Cả làng phát điên

Báo cáo do Ủy ban nghiên cứu các vấn đề đạo đức sinh học của Tổng thống Mỹ công bố đầu tuần này gọi sự kiện nói trên là "một chương đen tối trong lịch sử y học của chúng ta". Cách mô tả này có lẽ còn là quá nhẹ đối với những gì mà một số nhà khoa học Mỹ đã làm với những đối tượng nghiên cứu người Guatemala. Họ không hề được cho biết mình bị sử dụng vì mục đích gì và trong số những người bị nhiễm, chỉ có hơn một nửa được cho dùng một loại thuốc nào đó để điều trị.

Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.
Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học
Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.

Sự kiện này làm người ta nhớ đến hàng loạt các thí nghiệm phi đạo đức khác mà Mỹ đã tiến hành với con người. Dự án MKULTRA mà Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành trong những năm 1950 là một ví dụ. Hàng nghìn người, dù không tình nguyện và không được thông báo, đã bị bí mật cho dùng các loại thuốc hướng thần và chất gây nghiện, bao gồm cả LSD. Nhiều nạn nhân đã bị hủy hoại nặng nề về tâm thần.
Năm 1953, một trong số này, Frank Olson, chuyên gia vũ khí sinh học của Chính phủ Mỹ đã tự sát vì trầm cảm. Theo báo Anh The Daily Telegraph, một thí nghiệm tương tự cũng được CIA tiến hành tại một làng nhỏ miền Nam nước Pháp.

Chỉ trong vài tháng của năm 1951, hàng trăm người ở đây đột nhiên xuất hiện các biểu hiện bất thường về thần kinh, ảo giác. Ít nhất 5 người đã chết, hàng chục người phải vào bệnh viện tâm thần. Phóng viên điều tra người Mỹ H P Albarelli Jr cho rằng, CIA đã trộn thuốc gây ảo giác vào bánh mỳ và một số thực phẩm của người dân địa phương.

Trẻ không tha

Đứng đằng sau các thí nghiệm phi đạo đức không chỉ là CIA hay các tổ chức nghiên cứu của quân đội mà còn có một số nhà khoa học làm việc cho các đại học hàng đầu nước Mỹ.
Năm 1971, để trả lời câu hỏi liệu một con người sẽ biến đổi như thế nào sau 2 tuần nằm trong trại giam, Philip Zimbardo, giáo sư tâm lý thuộc Đại học Stanford đã tuyển 24 sinh viên, trả mỗi người 15 đôla một ngày rồi chia họ thành 2 nhóm, tù nhân và cai ngục. Họ được đưa vào một môi trường giả định giống hệt nhà tù.

Những người đóng cai ngục được dạy một số biện pháp trấn áp tù nhân. Họ nhanh chóng quên đi những thói quen, cách hành xử bình thường ngoài xã hội, trở nên cứng rắn đến mức tàn nhẫn. Còn tù nhân thì suy sụp. Thí nghiệm buộc phải kết thúc sớm hơn kế hoạch 1 tuần. Nhưng hậu quả của nó đối với những người tham gia thì kéo dài hơn rất nhiều so với dự liệu của tác giả.

Không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng bị biến thành vật thí nghiệm. Năm 1920, để nghiên cứu về cảm giác sợ hãi và tác động của phương pháp điều kiện hóa cổ điển, John B. Watson (Đại học Johns Hopkins) đã sử dụng một em bé mới 9 tháng tuổi. Ông ta cho em bé tiếp xúc với một số con vật như thỏ, chuột và đồ chơi để thăm dò phản ứng. Khi thấy bé không tỏ ra sợ hãi, nhà nghiên cứu đã tạo ra những tiếng động mạnh và bất ngờ mỗi khi bé định chạm vào các đồ vật làm "mồi nhử".

Kết quả thu được đúng như Watson mong đợi: Cậu bé khóc thét mỗi lúc nghe tiếng động và không dám chạm vào bất cứ thứ gì được đưa ra. Nhưng đối tượng thí nghiệm thì không may mắn như vậy. Watson đã không thể làm gì để khắc phục ảnh hưởng mà nghiên cứu tàn nhẫn này đã gây ra trước khi nó bị buộc phải chấm dứt.
Theo Bee


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét