Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin

http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/01/22/rot-cuoc-nha-nuoc-vn-phai-tra-no-cho-vinashin/

Tác giả: Jonathan Rogers, chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế
Người dịch: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế
Nguồn: International Financing Review, Vietnam may end up paying for Vinashins defaults, 20/1/2012
———————————————–

CHÚNG TA NGHĨ gì về Việt Nam? Chắc chắn phải là chiến tranh – thứ đã biến đổi nếp suy nghĩ của quốc gia này theo cách hết sức khó hiểu.

Có thể những bộ óc tiểu thuyết sẽ gợi lại tác phẩm Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene trong năm 1950 và giả định của nó rằng Việt Nam sẽ không phát triển tốt dưới chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa cộng sản mà là dưới một “Lực lượng thứ Ba” có cơ sở là sự kết hợp của các truyền thống địa phương.

Greene đã không nhắc tới việc quỵt nợ các nhà đầu tư nước ngoài như một truyền thống địa phương này. Nhưng các chủ nợ nước ngoài của tập đoàn đóng tàu Vinashin nhận thấy rõ ràng rằng họ đang hớ nặng khi đầu tư vào tham vọng quốc tế của quốc gia này.

Trở lại năm 2005, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra kế hoạch đẩy tỉ trọng của ngành công nghiệp biển quốc gia này lên tới 50% GDP vào năm 2020. Ông ta đề xuất dồn khoảng 200 công ty vận tải biển vào một tập đoàn – Vinashin – với mục đích rõ ràng là tạo nên tập đoàn đóng tàu biển lớn thứ 4 trên thế giới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Ông ta đã quá phấn khích bởi bản kế hoạch hoành tráng này đến nỗi ông ta đã dự một cuộc họp với Standard & Poor’s để thúc đẩy việc xếp hạng một Vinashin non nớt ngang bằng tín dụng quốc gia.
S&P tuân theo yêu cầu này và Moody’s cũng vậy. Và Vinashin đã đat được một khoản vay trả góp 600 triệu đô la có thời hạn 8 năm thông qua Credit Suisse với lá thư ủng hộ từ chính phủ cam kết hỗ trợ Vinashin cả về hoạt động lẫn tài chính. Tham vọng vĩ đại của Việt Nam nhằm xây dựng nên một người khổng lồ vận tải biển dường như chuẩn bị thành hiện thực.

CHUYỂN SANG NĂM 2010 và tất cả trở nên tồi tệ. Chính phủ Việt Nam tuyên bố phát hiện sai phạm tại tập đoàn này nhưng không nêu cụ thể bao nhiêu tiền bị thất thoát hay thất thoát đi đâu.

Chính phủ Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin đã đầu tư hàng loạt vào các lĩnh vực ngoài ngành như du lịch, sản xuất xe máy và bất động sản. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan nếu như bạn không phải là một trong các chủ nợ của khoản vay 600 triệu đô la kia.

Các chủ nợ chính gồm có Credit Suisse, DEPFA, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisors và Maybank. Dẫu cho họ phấn khởi khi Vinashin trả lãi của khoản vay vào tháng Sáu năm 2010 nhưng niềm vui này không kéo dài lâu khi tập đoàn này xù khoản nợ trả góp 6 tháng sau đó. Đồng thời Moody’s và S&P hạ xếp hạng tín dụng Việt Nam trùng với thời điểm đình chỉ xếp hạng Vinashin. Khoản vay đã chính thức vỡ nợ.

Sau đó Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết.

Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục.

Elliott rời khỏi ủy ban giám sát sau khi nhận được đề nghị trên và khởi kiện Vinashin ra tòa án Anh dựa trên cơ sở rằng khoản vay được soạn thảo dưới luật Anh.

Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa án Anh nhưng còn lâu mới có thể thi hành được phán quyết của tòa án nước ngoài tại nơi họ đầu tư tài sản.

NHƯNG còn có một rắc rối nữa có thể gây nản lòng ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ Việt Nam. Đó là việc 2 tập đoàn quốc doanh lớn nhất Việt Nam, Vinalines và PetroVietnam đều là chủ sở hữu của một phần tài sản thuộc Vinashin theo sự tái cơ cấu do nhà nước chỉ đạo.

Việc vô tình sở hữu các đơn vị bảo lãnh cho khoản vay này có thể dẫn tới vỡ nợ dây chuyền cho những khoản vay của chính Vinalines và PetroVietnam.

Đó là vấn đề với PetroVietnam khi hãng này đang hỏi vay vốn 1,5 tỷ đô la để mua tài sản của hãng ConocoPhillips tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang lo sợ rằng số cổ phần này sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc vốn đã không hài lòng với Việt Nam trong bối cảnh xung đột thường xuyên tại biển Đông.

Một giàn khoan dầu ngoài biển Đông

Nếu như khoản vay tự động vỡ nợ dây chuyền do bảo lãnh cho Vinashin, PetroVietnam hoàn toàn bị trói tay.

Sau chuyện lộn xộn này, bài học rõ ràng của các nhà đầu tư là phải cẩn trọng cực độ với những công cụ giúp tăng tín dụng như các lá thư ủng hộ và ngay cả bản thân xếp hạng tín dụng.
Sự phức tạp của vụ Vinashin này ở chỗ định chế vỡ nợ thực sự ở đây là một quốc gia chứ không đơn thuần là một tập đoàn. Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận thị trường tài chính nước ngoài trong tương lai thì phải cố tránh tạo ra tiền lệ ô nhục có thể ngăn nó tham gia sân chơi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét