Trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012



HOÀNG XUÂN PHÚ

 Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 đã làm chấn động bốn phương, quá đủ để thức tỉnh những ai còn có thể thức tỉnh. Nó buộc những người có lương tri phải suy nghĩ, để trả lời câu hỏi: Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy? Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này.
 
Một số người đòi nghiêm khắc xử lý ông Đoàn Văn Vươn và những người liên quan về tội chống người thi hành công vụ. Nhiều người tin rằng gia đình ông Vươn là nạn nhân của cường hào ác bá thời nay, nhưng cũng nghĩ là họ không thể tránh khỏi bị trừng phạt vì đã chống người thi hành công vụ. Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với ông Đoàn Văn Vươn và 3 người thân về tội giết người, đồng thời khởi tố vợ và em dâu ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ
 
Hai tiếng “công vụ” cứ lặp lại, vang lên như tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành, nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt. Vì vậy tôi phải gạt bao việc cần kíp sang một bên để viết bài này.
Công vụ hay mạo danh công vụ?
Công vụ là gì? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:
“Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội.” 
Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ. Những kẻ nhân danh chính quyền để chiếm đất của dân rồi giao cho người khác để kiếm chác những khoản tiền tham nhũng, thì không còn đủ tư cách xưng danh công chức để ra lệnh hay thi hành công vụ.
 
Công vụ phải có lý do rõ ràng và minh bạch. Lấy đất của dân, lúc thì bảo là do hết hạn thuê, lúc thì viện cớ xây dựng sân bay, lúc lại ngụy biện là để đảm bảo công bằng. Mỗi lúc tung ra một lý do khác nhau, để che dấu cái mục đích xấu xa, thì chỉ thể hiện thói dối trá đã ăn sâu vào xương tủy, đã di căn từ đầu đến chân, chứ không thể biện hộ được lý do công vụ.
 
Công vụ thì phải chính danh, phải có những người đủ thẩm quyền ra lệnh, thi hành và chịu trách nhiệm. Phá nhà của dân, rồi trơ trẽn vu khống cho nhân dân bức xúc nên phá, thì không thể gọi là chính danh. Việc cho công chức giả danh dân thường hoặc huy động thành phần bất hảo để giải tán biểu tình, ngăn cản khiếu kiện hay đàn áp ai đó là không chính danh. Việc dùng một thông báo không ai dám ký làm bình phong để đàn áp người biểu tình yêu nước là không chính danh. Công an mặc thường phục để rình bắt những người vi phạm quy tắc giao thông cũng không chính danh. Đang lái xe trên đường, thấy người mặc thường phục rượt đuổi, thì lấy gì để đảm bảo rằng đấy không phải là cướp? Ngay cả trong trang phục công an còn khó phân biệt được kẻ xấu, người ngay, huống chi là mặc thường phục. Vậy mà lại bắn vào đùi người đi đường chỉ vì không chịu dừng xe (theo đòi hỏi của công an giả dân), thật là ngang ngược hết mức. 
 
Thi hành công vụ thì phải thực hiện đúng mục tiêu. Quyết định thu hồi đất một nơi, lực lượng cưỡng chế lại tiến vào hành sự trên một mảnh đất khác, hoàn toàn không nằm trong khu vực bị thu hồi, và đập phá nhà dân trên diện tích ấy. Đó là xâm phạm và phá hoại tài sản hợp pháp của công dân. Không chỉ phá hoại, một khi người tham gia cưỡng chế đã vơ vét đồ đạc, Xã đội phó cuỗm cả cái ổn áp, thì phải gọi là cướp bóc. Chẳng nhẽ công vụ là vậy sao? Nếu người nhà ông Vươn đuổi theo vị Xã đội phó và giật lại cái ổn áp, thì sẽ bị buộc cho tội chống người thi hành công vụ chăng?
 
Điều tiên quyết là công vụ chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về vụ Tiên Lãng, đã có rất nhiều bài viết chỉ ra việc chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất và tiến hành cưỡng chế đối với gia đình ông  Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật. Đặc biệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã đánh giá: “Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại.”Thiết tưởng không cần phải bổ sung thêm gì nữa. Một hoạt động, cho dù của ai, cho dù ở cấp nào, mà vi phạm pháp luật, thì tự nó đã tước bỏ chính danh của công vụ.
 
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng vi phạm tất cả những tiêu chí kể trên, nên không thể xem là một công vụ theo nghĩa tử tế. Nó đẩy chính quyền đứng trước hai lựa chọn. Nếu coi nó là một công vụ thì sẽ phải trả lời cho nhân dân câu hỏi: Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy? Nếu không coi nó là một công vụ thì cũng không thể buộc cho ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào tội chống người thi hành công vụ, mà phải nghiêm trị những kẻ mạo danh công vụ để trục lợi, hại dân và bôi nhọ công vụ.

 Thi hành công vụ hay tòng phạm việc xấu?
Bình thường, đã là công chức thì phải thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo phân công. Là công an, bộ đội thì lại càng phải tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy. Kỷ luật ấy là điều kiện cần thiết để một chính quyền có thể vận hành trôi chảy. 
 
Nếu có thể yên tâm rằng mọi nhiệm vụ đều hợp lý, mọi mệnh lệnh đều đúng đắn, thì người thi hành chỉ còn phải lo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng lấy đâu ra cái yên tâm ấy giữa thời buổi tham nhũng tràn lan, trở thành quốc nạn, việc lớn việc nhỏ bị chi phối bởi các nhóm lợi ích? Khi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì không thể ngây ngô tin rằng mọi giọt nước từ trên trời rơi xuống đều trong sạch; ngược lại, phải ý thức rằng nước trời có thể chứa đầy độc tố. Khi trên đầu có cả “một bầy sâu” (theo cách nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) thì công chức có thể phải tiếp nhận cả những nhiệm vụ xấu xa, những mệnh lệnh sai trái.
 
Với những người a dua, mong được theo đóm ăn tàn, hay những kẻ chờ dịp để thỏa máu côn đồ, vốn dĩ bị kìm nén bởi địa vị công tác, như kẻ đã đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, thì chẳng có gì khiến họ phải lăn tăn. Nhưng với những công chức mẫn cán, những sĩ quan và chiến sĩ một mực trung thành, thì hoàn cảnh trớ trêu ấy đẩy họ rơi vào tình thế khó xử. Không tuân lệnh thì vi phạm kỷ luật và băn khoăn về trách nhiệm. Mà tuân lệnh thì lại bứt rứt lương tâm, nhất là khi phải tham gia làm hại người lành. Cuối cùng thì quyền lợi bản thân thường là trọng lượng quyết định làm lệch cán cân do dự. Liều thuốc an thần hay được dùng để tự an ủi là mình chỉ làm theo phận sự, buộc phải tuân lệnh, và nếu sai thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm chứ không phải người thi hành…
 
Tiếc rằng liều thuốc ấy không đủ để gột bỏ trách nhiệm của những người tham gia vào những việc sai trái. Khi người ta sai anh làm một việc xấu xa, ví dụ như việc dùng vòi cứu hỏa phun nước thải vào người dân để giải tỏa chợ, mà anh vẫn làm, thì anh sẽ bị nhân dân nguyền rủa và gia đình anh sẽ không biết trốn đi đâu để thoát khỏi nỗi nhục nhã.
 
Trong hoàn cảnh ô nhiễm, cần tỉnh táo suy xét, xem cái việc mình phải thực hiện có thể coi là công vụ chân chính hay không? Việc đó xuất phát từ lý do gì? Phục vụ ai và có hại cho ai? Điều đó có chính đáng hay không? Người thi hành công vụ trước hết phải là Người, tức là phải biết tư duy, biết phân biệt phải trái… Không thể hành động một cách mù quáng, với tư duy nô lệ, theo kiểu lính đánh thuê, rằng ai trả tiền cho tôi thì tôi tuân lệnh người đó. Nếu biết rõ là việc xấu mà vẫn làm thì là tòng phạm, không thể ngụy biện là thi hành công vụ.
 
Điều quan trọng là phải xét xem nhiệm vụ được giao có hợp pháp hay không. Khi phát hiện ra nhiệm vụ phải thực hiện hay mệnh lệnh phải tuân theo vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì mọi công dân có quyền không chấp hành và có trách nhiệm đấu tranh chống lại vi phạm ấy, theo đúng quy định trong Điều 12 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:
“Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.”
 
Rõ ràng, nếu có quy định buộc một loại công dân nào đó (kể cả công chức, sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng công an hay quân đội) phải chấp hành cả những mệnh lệnh tiến hành công vụ vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì quy định ấy vi phạm Điều 12 của Hiến pháp hiện hành, và hiển nhiên nó phải bị hủy bỏ.
 
Tiếc rằng, có cả cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trong khi Hiến pháp năm 1992 xác định nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, chống ngoại xâm (Điều 46) và nhiệm vụ của công an mới là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… (Điều 47). Tức là các cán bộ, chiến sĩ ấy đã vượt khỏi khuôn khổ hoạt động của quân đội được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Đây là một vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng, mang tính nguyên tắc. Không thể biện hộ là do thiếu hiểu biết, vì đó là kiến thức pháp luật tối thiểu và Luật số 16/1999/QH10 về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã quy định là sĩ quan phải có trình độ về pháp luật (Điều 12). Một khi tham gia vào chuyện không được Hiến pháp cho phép thì không thể quan niệm là các sĩ quan và chiến sĩ quân đội đã thi hành công vụ, và nếu quả thật cuộc cưỡng chế gia đình ông Vươn là sai trái thì họ đã trở thành tòng phạm trong một vụ việc xấu. Khi đó, nếu có bị thương thì cũng nên ráng chịu, thay vì oán trách những người bị dồn vào bước đường cùng. 
 
Kể cả trong trường hợp có vẻ như không vi phạm pháp luật hiện hành thì người công chức cũng nên thận trọng xem xét khía cạnh đạo lý của nhiệm vụ được giao. Đừng ỷ vào hai chữ “công vụ” và vị thế “thi hành mệnh lệnh” mà cho rằng chúng đủ để bảo vệ mình vĩnh viễn. Biết bao sĩ quan và binh sĩ của chế độ cũ đã bị giam vào trại cải tạo nhiều năm, mặc dù họ có thể biện minh rằng họ chỉ thi hành mệnh lệnh theo đúng nghĩa vụ của người lính và hành động của họ phù hợp với pháp luật của chế độ cũ.
 
Càng trung thành với chế độ thì càng phải ý thức rằng: Trong số những mệnh lệnh, nhiệm vụ mà mình tiếp nhận, có thể có những cái mà hệ quả của chúng là bôi nhọ và phá chế độ. Vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn là một trong rất nhiều trường hợp như vậy. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định rằng:
“… rõ ràng vụ việc Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho uy tín của các cấp ủy và chính quyền Hải Phòng và ảnh hưởng xấu đến cả nước.”
Cho nên, nếu cứ mù quáng chấp hành mọi mệnh lệnh sai trái thì sẽ có tội với chính chế độ mà mình đang phụng sự.
 
Phán xét cuối cùng không phải lời vàng ý ngọc của lãnh đạo, cũng không phải là phán xử của tòa án, mà thuộc về nhân dân, thuộc về lịch sử. Nếu tham gia vào chuyện bất nghĩa, thất đức, thì vỏ bọc công vụ sẽ không đủ để che chở trước sự lên án của nhân dân và sự phán xét của lịch sử.
 
Tội chống người thi hành công vụ
Chế độ nào cũng có trách nhiệm bảo vệ người thi hành công vụ. Chế độ này cũng rất tích cực trong việc ấy, thậm chí là trên cả mức hợp lý. Khi có va chạm, xung đột, thì tội của những người thuộc bộ máy chính quyền hay được nương nhẹ, thậm chí được bao che, còn tội của dân thường thì bị nghiêm trị, nhiều khi nghiêm hơn cả mức cần thiết. Kiểu cư xử không công bằng, quá nuông chiều người của chính quyền, đồng thời coi nhẹ dân thường, khiến nhiều công chức, công an ngày càng trở nên quá trớn, hay lợi dụng lý do công vụ để làm chuyện bất minh. Bức xúc dồn nén, dẫn đến hành động chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng, đó cũng là quy luật.
 
Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt. Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ.
 
Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện “thực hiện đúng pháp luật” được duy trì trong Điều 113 suốt 98 năm, “sống sót” qua 4 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:
Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong Điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật.
 
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1985 (trong đó tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 205) và được sửa đổi, bổ sung 4 lần trong các năm 1989, 1991, 19921997. Năm 1999 Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự mới (trong đó tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 257) và nó đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Trong cả hai lần ban hành và qua 5 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, điều về tội chống người thi hành công vụ chỉ quy định một chiều về việc xử phạt đối với những người chống người thi hành công vụ, mà không nhắc đến điều kiện công vụ phải được “thực hiện đúng pháp luật”, lại càng không có khoản nào để bảo vệ dân oan, buộc phải tự vệ trước hành động vi phạm pháp luật của người mang danh thi hành công vụ. Xét về phương diện này thì Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam không bằng Bộ luật hình sự của Đức ra đời cách đây 141 năm, chỉ 4 tháng sau khi Đế chế Đức (Deutsches Kaiserreich, 1871-1918) được thành lập.
 
Khiếm khuyết này của Bộ luật hình sự khiến các “con trời” càng dễ ngộ nhận và tùy tiện chụp lên đầu người dân tội chống người thi hành công vụ. Bị công an đánh mà giơ tay che chắn theo phản xạ tự nhiên cũng có thể bị ghép cho tội ấy. Một số công an không mặc quân phục, không xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách công an, nhưng nếu người dân nghi ngờ và không tuân theo đòi hỏi của họ, thì họ cũng có thể nổi nóng, vu cho người dân tội chống đối. Trong vụ Tiên Lãng, khi xảy ra đụng độ, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) đứng trên đê, từ xa nhìn lại. Vậy mà hai người phụ nữ yếu ớt ấy lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ
 
Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong Bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thực sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà sự tha hóa và tham nhũng đã làm ô nhiễm bộ máy công quyền, công chức quá thiếu hiểu biết về pháp luật, tòa án hay xét xử tùy tiện, thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi Điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.
 
Ngay cả với quy định hiện nay của Bộ luật hình sự thì cũng không thể đơn giản buộc cho những người trong gia đình họ Đoàn tội chống người thi hành công vụ, nếu không chứng minh được rằng việc cưỡng chế là một công vụ đúng đắn, được thi hành theo đúng quy định của pháp luật, và mọi người được huy động đều có đủ tư cách pháp lý để tham gia. Khi quyết định thu hồi đất là sai thì việc cưỡng chế cũng sai. Cho dù coi quyết định thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là đúng, thì việc lực lượng cưỡng chế có trang bị vũ khí hiện đại tự tiện tiến vào khu đất không thuộc diện thu hồi và phá hủy ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý nằm trên mảnh đất đó là hoàn toàn sai. 
Theo Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBNDQuyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng thì phạm vi cưỡng chế chỉ là 19,3 ha đã được giao cho gia đình ông Vươn theo Quyết định số 220/QĐ-UBND. Những người họ Đoàn không hề có mặt trên diện tích 19,3 ha ấy, không cản đường vào khu vực ấy, nên không thể nói là họ chống lại lực lượng cưỡng chế, nếu lực lượng này chỉ tiến hành cưỡng chế theo đúng Quyết định số 3307/QĐ-UBND. Anh em họ Đoàn chỉ ở trong nhà của mình, trên mảnh đất hợp pháp của mình, vì vậy họ có quyền tự vệ nếu có người tấn công họ. 
 
Mục tiêu thực sự của cuộc cưỡng chế ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 là gì? Hãy xem An ninh Thủ đô 5/1/2012 tường thuật:
“Trước đó vào lúc 7 giờ 30, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm hơn 100 CBCS Công an, quân đội và Bộ đội Biên phòng và đại diện các ban ngành chức năng tổ chức cưỡng chế diện tích đất hơn 50 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi ven của Đoàn Văn Vươn (SN 1960) đã đấu thầu nhiều năm nhưng đến nay đã hết hạn và không chịu đóng thuế trong thời gian dài.”
“Để đảm bảo an toàn cho đoàn công tác cưỡng chế, một tổ công tác bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ hất văng 2 CBSC công an huyện Tiên Lãng làm bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong.”
… khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ từ trong nhà Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 Cán bộ chiến sỹ Công an và một số cán bộ chiến sỹ quân đội bị thương.”
 
Như vậy, ngay từ đầu người ta đã định cưỡng đoạt toàn bộ diện tích đất mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang sử dụng (tức bao gồm cả 21 ha không có quyết định thu hồi). Điều này cũng được Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đề cập trong cuộc họp báo chiều ngày 5/1/2012. Hơn nữa, lực lượng vũ trang đã chủ động tiếp cận ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (mà An ninh Thủ đô gọi là “ngôi nhà của Vươn”), nằm trên diện tích 21 ha không thuộc diện thu hồi. Có nghĩa là ngôi nhà vô can và hợp pháp ấy đã bị xác định là mục tiêu tấn công, trước khi người nhà họ Đoàn có bất cứ biểu hiện chống đối nào. Chỉ khi lực lượng vũ trang tiếp cận ngôi nhà của ông Quý thì quả mìn mới phát nổ và sau đó, khi lực lượng ấy lại áp sát ngôi nhà thì đạn hoa cải mới bắn ra.
 
Làm sao có thể biện minh được việc huy động lực lượng công an và quân đội để tấn công vào nhà đất hợp pháp của công dân như vậy? Chuyện “không chịu đóng thuế trong thời gian dài” được đưa ra không chỉ để bổ sung thêm tội, mà có lẽ để biện hộ cho việc chiếm cả diện tích 21 ha chưa hết hạn cho thuê. Cái mẹo không chịu nhận tiền thuế của dân để sau này dễ bề “gây sự” đã trở thành kinh điển từ lâu. Có điều, dân đóng thuế thì không chịu nhận, rồi lại vu cho dân không chịu đóng thuế, thì quá vô liêm xỉ.
 
Nếu lực lượng cưỡng chế chỉ tới diện tích 19,3 ha ghi trong Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND, không tùy tiện tiến vào khu vực 21 ha mà quyền quản lý và sử dụng hợp pháp hoàn toàn thuộc về anh em họ Đoàn, không tiếp cận ngôi nhà của ông Quý, thì mìn đã không nổ, súng đã không bắn và do đó không có ai bị thương cả. Vậy thì, nói cho cùng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy?
 
Giả sử công vụ không vi phạm pháp luật hiện hành, thì khi phán xét về tội chống người thi hành công vụ cũng không thể bỏ qua khía cạnh đạo lý. Vâng, có một thứ cao hơn cả pháp luật, bền hơn cả chế độ, đó là đạo lý. Đất đã giao cho dân sử dụng bao nhiêu năm nay, dân đã đổ biết bao công sức và tiền của để cải tạo và gây dựng, bây giờ chính quyền thu hồi mà không bồi thường, rồi giao cho cá nhân khác, thì chẳng đạo lý nào chấp nhận được.
 
Trước khi lên án một hành động chống người thi hành công vụ thì nên lưu ý là tội này không phải là một phạm trù tuyệt đối, không phải là vĩnh cửu. Trên cương vị cầm quyền thì thấy hành động chống người thi hành công vụ rõ ràng là một tội cần bị trừng trị nghiêm khắc, không thể bàn cãi. Nhưng nếu chịu khó lục lại trí nhớ, quay về thuở còn đang tìm cách giành chính quyền bằng bạo lực, sẽ thấy thời ấy quân ta cũng đã từng chống người thi hành công vụgiết người thi hành công vụ của chế độ cũ. 
 
Những tiếng nổ tuyệt vọng làm cộng đồng tỉnh giấc, nhưng cũng làm tan nát một đại gia đình. Giá mà mấy anh em họ Đoàn kiềm chế hơn… Nhưng liệu họ còn có cách hành động nào khác, để cứu thành quả lao động vất vả mấy chục năm và bao tỷ đồng còn vay nợ, hay không? Khiếu nại với chính quyền, với tòa án địa phương ư? Thì họ đã làm rồi. Không thu được kết quả cần thiết, mà lại còn bị lừa. Khiếu nại với chính quyền trung ương và tòa án cấp cao hơn ư? Bao dân oan kéo về thủ đô đã bị trả về địa phương với lý do không được khiếu kiện vượt cấp. Hơn nữa, kết quả của một số vụ xét xử gần đây cho người dân cảm giác rằng cấp nào xử cũng vậy. Gửi kiến nghị cho X, Y, Z ư? Ngay cả các bậc đại công thần gửi tâm thư cũng không nhận được hồi đáp, các trí thức có tên tuổi kiến nghị hay khởi kiện cũng không được trả lời tử tế, vậy thì những người như ông Vươn (đến cả cấp xã cũng coi là dân ngụ cư nên không cần quan tâm) có thể hy vọng gì? Có lẽ gia đình họ Đoàn cảm thấy mọi nẻo đường hợp pháp đều đã bị chặn đứng, nên đành liều tự xử. Trách nhiệm gây ra cảnh bất công cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn có thể thuộc về một số người trong bộ máy chính quyền ở Hải Phòng. Nhưng để cho người dân mất hết niềm tin, manh động trong tuyệt vọng, thì trách nhiệm chắc chắn không chỉ nằm ở cấp Hải Phòng.
 
Giá mà gia đình họ Đoàn kiên trì hơn, như bao người theo đòi công lý suốt hàng chục năm không nản… Nhưng cũng nên thông cảm với sự sốt ruột của những người chăn nuôi hải sản, không thể bỏ rơi đàn tôm cá hàng năm trời. Vả lại, khi trời chưa kịp yên, sóng chưa kịp lặng, mà những người mới tiếp quản đã vơ vét hàng chục tấn hải sản, thì làm sao có thể đòi hỏi những người chủ thực sự của khối tài sản ấy điềm tĩnh được. Hoàn cảnh của họ cũng giống như người mẹ nghe tiếng con trẻ khóc thét trong căn phòng kẹt khóa bị hỏa hoạn, hiển nhiên là cuống cuồng tìm mọi cách để phá cửa ngay lập tức.
 
Giá mà người nhà họ Đoàn không bắn vào lực lượng tham gia cưỡng chế, vì họ chỉ là những người thừa hành… Tiếc thay, không mấy khi kẻ cầm đầu ra trận. Cũng như trong các cuộc chiến tranh, cho dù mệnh lệnh sai trái được phát ra từ bộ máy đầu não xa xôi, thì đạn cũng chỉ nhằm vào những người lính đối phương đang lăn lộn trên chiến trường. Không nhằm vào đó thì biết nhằm vào đâu nữa?
*
*   *
Trên đây tôi chỉ trao đổi một số khía cạnh liên quan đến khái niệm “công vụ”, “thi hành công vụ” “tội chống người thi hành công vụ”. Hy vọng chúng sẽ có ích, không chỉ cho việc xem xét vụ Tiên Lãng.
 
Tiếng nổ đã phát ra, không thu lại được nữa. Vấn đề còn lại chỉ là đánh giá và xử lý như thế nào? Nếu cương quyết trừng trị bọn lộng hành, tham nhũng và trả lại công bằng cho người dân, thì mới hy vọng khôi phục được niềm tin của nhân dân và sự bình yên của xã hội. Nếu tiếp tục lấp liếm, xử lý một cách thiên vị cho phía công quyền và dồn tội lên đầu nạn nhân, thì sẽ góp phần đẩy đất nước vào một chu kỳ loạn lạc. Bức xúc dồn nén khắp nơi, có lẽ đã ở mức tới hạn của phản ứng dây chuyền.
 
Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 chỉ dừng lại ở vai trò cảnh tỉnh để phục hồi công bằng và luân lý, hay sẽ trở thành tiếng nổ khởi đầu cho loạt nổ lan rộng tiếp theo, điều đó phụ thuộc vào cách xử lý của những người cầm quyền đối với vụ Tiên Lãng.
 
Hà Nội, ngày 28/1/2012
 
__________________________________
Nguyễn Xuân Diện xin phép giới thiệu đôi dòng về tác giả Hoàng Xuân Phú:
 
 
Giáo sư Tiến sỹ khoa học HOÀNG XUÂN PHÚ (ảnh: Nguyễn Xuân Diện)
Viện Toán học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 
Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg 
Viện sỹ thông  tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria Ông cũng đã từng vài lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, và có một bộ ảnh rất đẹp gửi tặng Nguyễn Xuân Diện – Blog, tại đây:  Lắng nghe đồng bào tôi nói: Chùm 1- Chùm 2  -  Chùm 3  **Ông là tác giả của loạt bài về Điện Hạt nhân (trong mục Bài quan trọng của Blog này). Loạt bài này đã được gửi tới 63 đoàn Đại biểu Quốc hội Khóa XIII:
 
Ông còn là tác giả của bài viết: Quyền Biểu tình của công dân, đăng trên NXD-Blog.

Nguồn: blog NXD


TIÊN LÃNG ĐÃ PHÁT NỔ MỘT QUẢ BOM SỰ THẬT

http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/01/30/tin-r%E1%BA%A5t-nong-tien-lang-da-cho-n%E1%BB%95-m%E1%BB%99t-qu%E1%BA%A3-bom-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt/#more-1687




Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá,  cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…Hôm nay, chúng tôi có trong tay văn bản báo cáo chính thức của Hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng ( một đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Tiên Lãng) đã phát một văn bản báo cáo, vạch trần toàn bộ sự thật về những sai trái, thậm chí phạm pháp của lãnh đạo của mình, nó có sức mạnh như một quả bom tấn, nó là tiếng nói của một tổ chức có tư cách pháp nhân, đóng dấu đỏ…Những sự thật trong văn bản sẽ làm ngả ngửa giới chức lãnh đạo Tiên Lãng vì nó phanh phui những bí mật động trời…Văn bản ngay lập tức trong chiều nay đã được gửi cho rất nhiều các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ…

Người trong cuộc đã lên tiếng vì sự thật.

Một thông tin rất nóng và cần thiết vào lúc này. Một tài liệu quan trọng cho các đoàn kiểm tra Trung ương. Văn bản như một quả bom sự thật của chính người trong cuộc đã châm ngòi.

Chúng tôi có niềm vui được công bố lần đầu văn bản này

Tặng những cựu chiến binh của Cu Vinh và các bác bài hát VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNHnghe bài này trong lúc đọc mới sướng

______________________

Các bác yêu dấu.
Lúc này, một lá đơn của người dân Tiên Lãng, một báo cáo của một tổ chức xã hội nghề nghiệp ( như báo cáo này), một tiếng nói của một cán bộ, đảng viên ở địa phương…tất cả là đường dẫn cho các cơ quan kiểm tra tìm đến các ngóc ngách, bằng chứng của sự thật. Với công tác điều tra, những thông tin này quý giá như vàng. Ví dụ, sở Tư pháp Hải Phòng đã phát công văn yêu cầu huyện Tiên Lãng thu hồi văn bản trái pháp luật mà huyện không thu hồi, ví dụ một số văn bản của huyện về một số chủ trương không báo cáo Thành phố mà thực hiện lén lút…v..v..Tất cả những điều đó sẽ biến thành sự thật chính thống của các đoàn kiểm tra. Có đường dẫn này, các đoàn kiểm tra sẽ giảm đi rất nhiều thời gian tìm kiếm sự thật. Với Cu Vinh, văn bản này đọc xong, chỉ có cách uống cốc trà, phả khói thuốc và he he he.
Với công việc điều tra sai phạm, đôi khi chỉ là mấy dòng chữ viết rất vội trên võ bao thuốc lá mà phanh phui ra cả một tội tày đình các bác ạ.
Cái giá trị văn bản báo cáo này nằm ở chỗ đó.

_____________

CÁC BÁC TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP TIỀN GIÚP GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN NHÉ, NHÉ NHÉ…HÌ HÌ

Thời gian đóng góp 10 ngày ( kể từ hôm nay thứ 7 ngày 28/1/2012 đến ngày 8/2/2012). Số tiền này dùng chủ yếu để ủng hộ việc gia đình anh Vươn làm lại căn nhà ở, gây dựng lại cuộc sống trong thời gian chờ đợi CÔNG LÝ gõ cửa. Các khoản đóng góp chúng tôi sẽ công khai cập nhật từng ngày. Để tiện theo dõi, khi chuyển tiền đề nghị  mọi người thông báo tên, địa chỉ và số tiền đóng góp giúp đỡ qua Email: vinhbanhtet@gmail.com.

Tiền đóng góp từ trong nước xin chuyển về: NGUYỄN QUANG VINH, số Tài khoản: 0311000492977,  Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Bình ( 54- đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Đồng Hới)

Ở nước ngoài xin xin sử dụng thêm Swift code: bftvvnvx

Từ nước ngoài cũng có thế gửi tiền ở OMNEX GROUP,INC  qua dịch vụ kiều hối của Ngân hàng ĐÔNG Á bằng số điện thoại của người nhận là Nguyễn Quang Vinh 0973155550 nhận tại Hà Nội.

    Đề nghị mọi người ghi rõ: Tiền ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn

______________________________________________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam

http://quechoa.info/2012/01/28/them-m%E1%BB%99t-b%E1%BA%B1ng-ch%E1%BB%A9ng-hoang-sa-la-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam/

NGUYỄN KHẮC PHÊ

Bìa cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”

Trước thềm Xuân Nhâm Thìn, nhà giáo lão thành Thân Trọng Ninh gọi điện cho tôi:
- Mình nhận được sách từ Pháp rồi. Cậu xuống đi!
Ông không dài dòng, vì quả tim của ông lão 90 tuổi đang lúc “trục trặc”, nhưng niềm vui khiến giọng nói của ông như trẻ lại.

Khoảng nửa tháng trước, ông đã trao cho tôi một tài liệu mà bà Yvette Amiot Thân Trọng – một cô dâu của họ Thân – từ Pháp vừa gửi về – một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu là bản phô-tô từ một một cuốn sách nên ông đã đề nghị bà Yvette gửi cho cuốn sách đã xuất bản tại Pháp. Và hôm nay cuốn sách từ Pháp đã về đến Huế.

Đó là cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”) của tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau (NXB L’ Harmattan, Paris, 1996), trong đó có lá thư (nguyên văn chữ Pháp) viết từ Huế ngày 23 tháng giêng năm 1929 của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (Hà Nội) liên quan tới quần đảo Hoàng Sa. Ông Thân Trọng Ninh đã dịch lá thư và nội dung quan trọng nhất chúng ta đọc thấy dưới đây là một bằng chứng rằng quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam:

“…Trong quyển sách viết về “Điạ lý Nam Kỳ” dịch ra tiếng Anh và đăng trong “Báo của Hội Châu Á xứ Bengale” năm 1838, Đức Ông Jean-Louis Taberd, giám mục xứ Isauropolis, giám mục tông toà xứ Nam Kỳ, Cao Miên và Champa đã viết về việc vua Gia Long đã đem quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1816 và đã làm lễ thượng kỳ lá cờ Nam Kỳ một cách long trọng tại đó.

Một trang nguyên bản lá thư của Khâm Sứ Trung kỳ…

Tuy nhiên vẫn có sự nghi ngờ về tính xác thực của sự kiện chính vua Gia Long đã đích thân chỉ huy sự chiếm đóng Quần đảo, nhưng sự chiếm đóng này là có thực và đã được khẳng định trong các biên niên ký của Chính phủ An Nam hay là “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển số 6, và “Nam Việt Địa Dư” quyển số 2, về địa lý nước An Nam xuất bản vào năm thứ 14 triều vua Minh Mạng và sau cùng trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển 6 về địa lý dưới triều vua Duy Tân.
Những tài liệu nói trên được lưu giữ tại các thư viện của Chính phủ An Nam đã cung cấp thêm cho chúng tôi nhiều chi tiết sau đây:

Trong những triều đại trước đây, một đội quân gồm 70 lính tuyển mộ trong dân chúng làng Vĩnh An đã được phái ra đóng đồn tại quần đảo Hoàng Sa, lấy tên là “Đội Hoàng Sa”; một đội khác mang tên “Đội Bắc Hải” được thành lập sau đó và được đặt dưới quyền chỉ huy của Đội Hoàng Sa….

Dưới triều vua Minh Mạng có nhiều phái bộ của Chính phủ được gửi ra nghiên cứu và khai thác tại Quần đảo. Một phái bộ đã phát hiện một ngôi chùa cổ trong đó có ghi một dòng hàng chữ.

Năm 1838, nhà vua lại phái ra Quần đảo một đội thợ xây cùng các nguyên vật ;iệu để xây dựng một ngôi chùa và một tấm bia nhằm đánh dấu kỷ iệm sự có mặt của họ đã đến đây….

Nhà nước được chúng ta bảo hộ đã khẳng định từ lâu đời chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và ngài Thân Trọng Huề, nguyên là Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong một bức thư đề ngày 3 tháng 3 năm ấy, đã viết “những hòn đảo này luôn luôn thuộc chủ quyền của nước An Nam, việc này không có gì để bàn cãi cả…”

Đoạn tiếp theo nhấn mạnh vị trí quan trọng của quàn đảo Hoàng Sa trong việc lưu thông và lập căn cứ quân sự để sử dụng khi tấn công đất liền.

Nhà giáo Thân Trọng Ninh chăm chú xem cuốn sách vừa gửi từ Pháp về.

Xin được lưu ý ông Thân Trọng Huề (1869-1925) là một trong những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Thân danh giá mà tiêu biểu hơn cả là tiến sĩ Thân Nhân Trung, tác giả câu nói bất hủ đã đã ghi trên một tấm bia tại Quốc Tử Giám (Hà Nội): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Năm 2010, trong dịp kỷ niệm 1000 họ Thân cũng tại Văn Miếu (Hà Nội), đã có bài viết nêu công lao của ông Thân Trọng Huề “đã buộc nhà đương cục Pháp phải ký vào văn kiện công nhận lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa” nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.

Nay, với lá thư của Khâm Sứ Trung Kỳ đã dẫn ở trên, việc đó mặc nhiên được xác nhận, đồng thời thêm một bằng chứng khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Nội dung này có thể có nhà nghiên cứu đã biết, nhưng việc một phụ nữ Pháp, chỉ với “chức danh” duy nhất liên hệ đến đề tài này là cô dâu của một gia đình họ Thân định cư ở Pháp nhiều chục năm trước vẫn luôn hướng về Việt Nam, chăm chú tìm những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa gửi về  cho một ông giáo già ở Huế là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Lẽ nào một “bà đầm” bên Tây, một ông lão gần đất xa trời còn biết đau đáu về một vùng lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài ngang nhiên chiếm đoạt, quan tâm tìm thêm bằng chứng lịch sử để đòi họ thực thi theo luật pháp quốc tế mà những cơ quan công quyền, những vị chức trọng quyền cao lại cảm thấy “khó khăn” mỗi khi lên tiếng đòi chủ quyền cho Tổ quốc mình?

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

loài rồng từ châu Á tới châu Âu

http://bocau.net/blog/khoahocnhanloai/11639-zoom-vao-loai-rong-tu-chau-a-toi-chau-au.html

Rồng liệu có tồn tại ngoài đời thực hay chỉ là truyền thuyết mà thôi?


Rồng (tên Hán - Việt là Long) là con vật đứng đầu trong “tứ linh” mà người phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa… thờ phụng. Ở phương Tây, rồng xuất hiện trong nhiều huyền thoại như một con ác thú đại diện cho sự xấu xa, độc ác và gắn liền với các hiệp sĩ diệt rồng thời Trung cổ. Vậy theo các bạn, rồng có thật hay không?
Phần lớn chúng ta vẫn cho rằng đây chỉ là con vật tưởng tượng, do người xưa nghĩ ra khi khoa học chưa phát triển. Đến thời nay, động vật duy nhất mà người ta gọi là rồng là rồng Komodo - loài bò sát khổng lồ sống ở Indonesia.
Điểm đặt chân đầu tiên có lẽ không đâu tốt bằng đất nước Trung Hoa. Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía Bắc của sông Tùng Hoà Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con này dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dài và cứng. Thân trên có đường kính khoảng 1/3 mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát, trên thân phủ lớp vảy như vảy cá sấu. Đây là sự khởi nguồn cho những quan điểm ủng hộ có sự hiện thân của rồng trên đời.
 
Sau đó 56 năm, ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa lớn trút xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, song điều lạ là ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cả các cửa đều đóng kín. Một chàng trai trẻ hiếu kì đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra và kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy những cái sừng, vảy, chân và đuôi của hai con vật giống hệt với con rồng trong các bức tranh truyền thống. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”
 
Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Ngay lúc đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất hoàn toàn trước những đôi mắt chăm chú của mọi người. Không ai có thể giải thích được sự biến mất ấy và sự kiện này vẫn là một ấn số cho đến ngày nay.
 
Theo quan điểm của phương Tây, nhiều nhà khoa học gần đây đã khẳng định sự có mặt của loài rồng ở Trái đất. Trên Discovery Channel đã từng có một chương trình nói về bí ẩn của loài vật mang tên “Dragons: A Fantasy made real”.
 
Theo đó, loài rồng xuất hiện vào kỉ Phấn trắng, cùng thời với khủng long và các loài bò sát. Nó được coi là vua của các loài vật. Nó có hình tượng như khủng long bạo chúa ăn thịt nhưng nhỏ con hơn và có đôi cánh như loài thằn lằn bay. Ban đầu đôi cánh của nó gần như vô dụng, không thể bay được nhưng do ăn các khoáng chất ở vùng núi lửa đã giúp nó sản sinh ra một lượng khí metan, giúp cơ thể trở nên nhẹ hơn lúc trước và với đôi cánh khoẻ mạnh đã tạo điều kiện cho nó bay được. 

Trên cuống họng của con vậy này có một màng lớn và dày có cơ chế hoạt động như van ngăn cách giữa ống thở và ống thực quản. Chính ống này đã giúp nó phun được lượng khí metan dư thừa ra và với áp suất lớn, cộng với sự tiếp xúc O2 trong không khí nên hợp chất sẽ nổ. Đó là sự lí giải khá logic cho việc rồng có thể bay và phun lửa như trong truyền thuyết.
Một chi tiết đáng chú ý khác đó là hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ các loài thời tiền sử. Với loài rồng, các nhà khoa học chia chúng thành hai chủng loại là rồng núi và rồng biển (giống loài rồng trong các truyền thuyết Á Đông). Khi thảm hoạ đại diệt chủng diễn ra cách đây 65 triệu năm, loài rồng để thích nghi đã tiến hoá thành cá sấu, vakalas (một loài vật sống ở Rumani) để tồn tại đến ngày nay.
Xung quanh loài vật này còn rất nhiều những bàn cãi và tranh luận, còn các bạn, các bạn nghĩ sao về loài vật linh thiêng này? Hãy cùng chúng tớ tiếp tục đi theo loạt bài tìm hiểu về rồng bạn nhé!
Theo kenh14

Chuyện con Rồng xưa và nay

http://bocau.net/blog/than-truyen/11760-chuyen-con-rong-xua-va-nay.html



Hội múa Rồng ngày 28 Tết (21/01/2012) tại một khu phố ở MadridHội múa Rồng ngày 28 Tết (21/01/2012) tại một khu phố ở MadridREUTERS/Andrea Comas
Rồng là con vật do con người tưởng tượng ra. Đó là một con vật không chỉ bò trên mặt đất mà còn có thể bay trên trời. Nếu rồng là con vật sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, thì câu hỏi đặt ra là : rồng đã « xuất hiện » từ lúc nào và từ đâu ? Hầu như không thể nào trả lời cho câu hỏi này được, mà người ta chỉ có thể đoán rằng, rồng đã « ra đời » cùng thời với những quái vật tưởng tượng khác, như con nhân sư, người cá, ...
Hình tượng con rồng không chỉ có ở Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa. Ở Trung Quốc, rồng là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, thể hiện uy quyền của nhà vua. Thời Hy Lạp cổ đại, rồng là người canh giữ các kho tàng. Trong những chuyện thời châu Âu Trung Cổ, rồng là tên hung ác, chuyên bắt cóc các nàng công chúa xinh đẹp. Nói chung, rồng phương Tây thường thuộc về « phe địch », trong khi ở phương Đông, rồng thường đóng vai « chính diện » hơn.

Trong các chuyện cổ tích châu Âu, rồng thường có ba, bốn đầu, biết phun ra lửa, chặt đầu nào, thì đầu đó tự mọc ra. Những con rồng này thường sống tại các nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc, gan cùng mình mới dám đặt chân đến.

Hình tượng con rồng ở Việt Nam theo dòng lịch sử
Còn trong văn hóa châu Á, rồng cũng nguy hiểm, nhưng không hẳn là một « lực lượng thù địch », mà thường tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Riêng đối với Việt Nam, hình tượng con rồng đã được thể hiện như thế nào qua các thời kỳ, đối với các vua chúa, cũng như trong dân gian, nhà nghiên cứu Nguyễn Dư ở Lyon tóm lược cho chúng ta :
« Con rồng đối với người Việt Nam rất đặc biệt vì chúng ta là « con Rồng cháu Tiên », nhưng rồng chỉ là con vật tưởng tượng và tiên cũng chỉ là nhân vật tưởng tượng, sống trên trời, trên núi. Có lẽ con rồng đặc biệt quá nên trong 12 con Giáp, 11 con là có thật, sống trên mặt đất, chỉ có rồng là con vật tưởng tượng, mà lại sống trên trời. Từ xưa đến nay, rồng luôn là biểu hiện của nhà vua, cái gì đụng đến vua đều có rồng bên cạnh cả. Ví dụ như thấy vua thì mình gọi là « long nhan », « long thể » là thân hình của vua, áo vua mặc được gọi là « long bào », chỗ vua ở mình gọi là « bệ rồng », thuyền vua đi cũng được gọi là « thuyền rồng ». Các đền đài ngày xưa cũng được trang trí bằng rồng rất nhiều. 

Dưới vua là hàng các quan lớn, tức là xuất thân từ giới sĩ tử. Khi sĩ tử đi học thì ai cũng mong thi đỗ để ra làm quan. Người nào thi đỗ thì ta gọi là « cá hóa rồng », xuất phát từ tích « Cá vượt vũ môn ». Đây là những con cá anh vũ, khi mà vượt qua được vũ môn, thì hóa thành con rồng. Các ông quan của mình ngày xưa thì ông nào cũng phải thơ văn cho thật hay, chữ viết cho thật đẹp. Dân gian mình qua bài « Ông Đồ » rất nổi tiếng của Vũ Đình Liên thì khen các ông là chữ viết như « rồng bay phượng múa ».

Dân gian của mình thì cũng chịu tác động của xã hội theo, cũng có nhiều người mơ lấy được những sĩ tử học hành thành đạt, làm quan lớn. Nên có một câu nghe không được « tiến bộ » cho lắm : « Một ngày dựa mạn thuyền rồng, còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài », tức là lấy được quan thì sướng hơn dân thường nhiều.

Tuy vậy, trong dân gian cũng có cái nhìn tiến bộ hơn, thấy được những bất công của xã hội, nên có câu : « Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu », tương đương với câu : « Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa », nghĩa là ông nào dòng dõi vua quan, thì con cái tiếp tục ăn trên ngồi chốc, còn dân đen thì muôn đời ở dưới. 

Còn đời sống hằng ngày của dân gian Việt Nam thì có nhiều hình ảnh con rồng. Nước ta có một trái cây rất ngon là long nhãn, có nghĩa là mắt rồng, vì hột quả nhãn rất đen. Nhưng long nhãn là tiếng Hán Vìệt, khi gọi qua tiếng Việt thì dân gian gọi là trái nhãn lồng. Chữ « lồng » là do chữ « long ». 

Thế rồi mình có cây xương rồng có nhiều gai, thường được trồng làm hàng rào, có hoa gọi là hoa móng rồng. Con rồng mình đã không thấy được, mà còn tưởng tượng ra cây xương rồng và hoa móng rồng ! Trong các loại rau mình có loại rau gọi là « long tu », người ta tưởng tượng những sợi rau giống như là râu con rồng. 

Khi bạn bè đến thăm nhau, người ta thường chào bằng câu : « Hôm nay rồng đến nhà tôm », mình tự hạ thành hàng « tôm tép », còn người đến thăm mình thuộc hàng cao quý như là rồng. 

Đối với trẻ con, con rồng chỉ là một đồ chơi. Trẻ con lâu lâu rủ nhau rõ chiên, gõ trống rồi đi múa rồng. Đặc biệt có một trò chơi gọi là « rồng rắn lên mây ». Trẻ con rất thực tế, xem ra chúng nhìn vấn đề đúng hơn là người lớn, tức là rồng cũng chỉ là cùng họ với con rắn, cũng đi và uốn éo như vậy, cho nên mới đặt ra trò chơi « rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, có nhà điểm danh, hỏi thăm thấy thuốc còn nhà hay không . . . Tóm lại, hình ảnh con rồng đã ăn sâu vào đời sống của người Việt. 

Nhiều người nói rằng năm Rồng là năm rất tốt. Rồng đương nhiên có thể là tốt hơn các con gà, heo, chó, mèo. Nhưng năm nào người ta cũng có những lý do để nói là năm đó tốt. Năm nay, chúng ta cứ bình tĩnh chờ hết năm, thì sẽ biết là nó tốt hay xấu. Hôm nay, là ngày đầu năm, nhân tiện tôi cũng xin chúc tất cả các thính giả của RFI và bạn bè gần xa, bây giờ rải rác khắp năm châu, một năm vui vẻ, khoẻ mạnh và nhiều thành công. »
Xin cám ơn ông Nguyễn Dư và cũng thay mặt ban Việt ngữ xin kính chúc ông một năm mới được nhiều sức khoẻ và may mắn trong năm Nhâm Thìn này.

Năm con Rồng với áp lực dân số
Vì con rồng thuộc loại động vật « quý hiếm » hơn nhiều so với 11 con giáp khác, mà lại được xem là tượng trưng cho giàu sang và quyền uy, nên nhiều cặp vợ chồng ở châu Á đợi đến năm Thìn để sinh con, và nếu sinh được con trai thì càng tốt. Cho nên, người ta đang sợ là dân số của châu lục này sẽ bùng nổ trong năm nay. Tân Hoa Xã vừa dự báo là trong năm 2012 này, tại Trung Quốc số trẻ em sinh ra sẽ tăng 5%.

Còn bên Hồng Kông thì năm con Rồng đang trở thành cơn ác mộng đối với một số bà mẹ. Lý do là vì mỗi năm vẫn có hàng chục ngàn bà mẹ từ Hoa lục để sinh con, để con mình được hưởng những quyền lợi như công dân Hồng Kông. Những bà mẹ này lấy gần hết số giường vốn rất hạn chế của các bệnh viện phụ sản ở vùng lãnh thổ này và khiến chi phí bệnh viện tăng vọt. Gần đây phụ nữ Hồng Kông đã xuống đường để phản đối tình trạng đó.

Năm nay sẽ lại càng có nhiều người tranh thủ năm Thìn để sản xuất thêm em bé, áp lực lên các bệnh viện phụ sản Hồng Kông sẽ tăng thêm nữa, khiến một số bà mẹ ở cựu thuộc địa Anh quốc không dám nghĩ đến chuyện sinh con năm nay. Thê thảm hơn nữa, một số phụ nữ đang có thai nay không tìm được chỗ trống ở bất kỳ bệnh viện nào, kể cả bệnh viện tư.

Để ngăn chận làn sóng từ Trung Quốc tràn sang, chính phủ Hồng Kông đã siết chặt các quy định nhập cảnh, tăng cường kiểm soát biên giới, thấy bà nào vác cái bụng bầu đi ngang là đuổi về ngay và hạn chế số giường dành cho các bà mẹ từ Hoa lục. Nhưng các bà Trung Quốc cũng chẳng vừa gì: nhiều bà mặc đồ thật rộng để che cái bụng bầu hoặc những ai có tiền thì thuê nhà ở Hồng Kông từ lúc có thai mới vài mấy tháng để tránh bị phát hiện. Một số bà thì liều lĩnh hơn, đợi đến giờ chót mới ôm bụng quằn quại, rên la buộc xe cứu thương cấp tốc đưa họ vào bệnh viện ở Hồng Kông.

Trong khi Trung Quốc đang sợ là dân số sẽ lại tăng vọt năm nay, thì bên Đài Loan, tổng thống Mã Anh Cửu hôm thứ năm tuần trước đã hối thúc các cặp vợ chồng ở nước này sinh thêm con nhân năm con Rồng, để giúp tăng tỷ lệ sinh đẻ, mà trong năm 2010 đã xuống thấp đến mức kỷ lục. Nói chung, từ năm con Rồng lần trước, tức là năm 2000, cho đến nay, sinh lệ sinh sản của Đài Loan đã giảm liên tục.

Để lời kêu gọi có thêm hiệu quả, ông Mã Anh Cửu đã dọa rằng, nếu không có đủ nhân công trong nước, Đài Loan sẽ buộc phải nhập thêm lao động nước ngoài và như vậy vấn đề sẽ thêm phức tạp.

Singapore cũng vậy, chính quyền nước cũng đang hy vọng là năm Nhâm Thìn sẽ giúp đảo ngược xu hướng sụt giảm tỷ lệ sinh sản. Trong hai năm con Rồng trước đó, tức là 2000 và 1988, số trẻ sinh ra ở Singapore đã tăng 10%. Năm nay, người ta dự đoán mức tăng đó sẽ là 8%.

Tại Singapore, tỷ lệ sinh đẻ hiện chỉ là 1,15 em bé/ phụ nữ, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 2,1 cần phải có để dân số có thể được duy trì đều đặn. Vì thiếu nhân công cho nên Singapore đã phải nhập rất nhiều lao động nước ngoài và hiện nay, trong tổng dân chỉ 5,2 triệu dân của nước này, có đến 1/4 là người ngoại quốc.

Những xa xỉ phẩm cho khách hàng Năm Rồng
Như đã nói ở trên, con rồng là tượng trưng cho quyền thế và giàu sang. Cho nên, những nhà giàu ở châu Á cũng thích thể hiện sự giàu sang ấy qua những chiếc xe hạng sang, những túi sách đắt tiền, ...

Các công ty chuyên sản xuất xa xỉ phẩm đã đua nhau chào mời khách nhà giàu, đặc biệt là ở Trung Quốc. Chẳng hạn như hãng Roll-Royce nhân dịp này đã tung ra một kiểu xe mang tên Dragon Phantoms, sản xuất với số lượng hạn chế, với những con rồng vàng vẽ bằng tay hai bên thân xe và rồng thêu trên đồ tựa đầu bằng da. Giá kiểu xe này lên tới hơn gần 1 triệu đôla một chiếc, nhưng chỉ trong tám tuần kể từ khi được tung ra thị trường vào mùa hè vừa qua ở Trung Quốc, tất cả đều được bán sạch, Rolls Royce có thể phải sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hãng Versace thì tung ra một kiểu túi sách tay cũng với những hình tượng rồng vàng, giá bán 31.800 đôla Hồng Kông ( 3.100 euro ), với số lượng giới hạn ( 210 chiếc ) với hy vọng sẽ chinh phục thêm khách nhà giàu ở châu Á trong năm Nhâm Thìn này.

Hãng ST Dupont thì chào mời những bật lửa và cây bút có chạm khắc hình con rồng và gắn 88 hột xoàn nhỏ, vì đối với người Hoa, số 8 là số hên. Còn công ty sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ Piaget thì tung ra kiểu đồng hồ Dragon để thu hút thêm khách Trung Quốc. Giới phân tích dự báo là thị trường xa xỉ phẩm ở Trung Quốc sẽ tăng mỗi năm 18%, lên đến 28 tỷ đôla năm 2015 và như vậy là Trung Quốc sẽ qua mặt Nhật Bản về tiêu thụ xa xỉ phẩm.

Các địa điểm bỏ hoang ở Nam Cực

http://bocau.net/blog/thegioiquanhta/11637-cac-dia-diem-bo-hoang-lanh-toc-gay-o-nam-cuc.html

Nam Cực là lục địa duy nhất không có cư dân thường xuyên sinh sống. Trung bình mỗi năm, chỉ có khoảng 2.500 người làm công tác nghiên cứu khoa học tại vùng đất hoang vu này. Vào mùa hè, lượng dân cư ở Nam Cực tăng lên 4.000 người nhưng sẽ giảm xuống 1.000 người trong tiết trời mùa đông khắc nghiệt.

Ảnh chụp Nam Cực, lục địa lạnh nhất Trái đất từ vệ tinh.

Vào thời điểm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, nhiều nhà thám hiểm đã tới vùng đất cực Nam của địa cầu và không ít người đã bỏ mạng tại đây. Với số cư dân trung bình 2.500 người và số người từng thiệt mạng tại Nam Cực là 268, dễ thấy rằng cứ 10 người đang sống thì sẽ có 1 người chết. Có lẽ, đây sẽ là nơi bạn cảm thấy âm u và "lạnh tóc gáy" nhất quả đất. Bây giờ, hãy cùng chúng tớ đi theo dấu chân những nhà thám hiểm xấu số và cư dân đã từng sống ở đây để khám phá các địa điểm bỏ hoang ở Nam Cực bạn nhé!

Vẻ hoang tàn là nét đặc trưng của những khu dân cư bỏ hoang từ thế kỉ trước.

Khu trại của Robert Scott
Năm 1911, Robert Scott và 4 đồng sự muốn trở thành những người đầu tiên đến cực Nam của Trái đất nhưng khi đến đích,  họ ngỡ ngàng khi biết nhà thám hiểm người Na Uy, Roald Amundsen đã đặt chân đến đây trước. Trong chuyến hành trình trở về, toàn bộ 5 người đã thiệt mạng.

Nhà thám hiểm Robert Scott.

Đoàn thám hiểm xấu số của Robert Scott.

Những vật dụng bỏ lại của đoàn.

Ngày nay, khu trại của Scott và những người bạn đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều vật dụng từng gắn bó với các nhà thám hiểm dũng cảm.

Đảo Deception
Bản đồ đảo Deception.

Quang cảnh đảo Deception từ trên cao.

Đảo Deception (Đảo Lừa Dối) là một địa danh thú vị khi tham quan Nam Cực. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nếu đi thuyền từ bên ngoài, nhiều người không ai ngờ rằng trung tâm hòn đảo bị nhấn chìm bởi nước biển và tạo thành một trong những hải cảng tự nhiên an toàn nhất thế giới.

 Một nhà chứa máy bay bỏ hoang.

Những máy móc bị bỏ lại trên đảo.
 
Một con tàu rỉ sét bị bỏ mặc giữa mưa, gió.

Nằm trong vịnh Whalers, hòn đảo nhỏ này từng là trung tâm của hoạt động săn cá voi lấy mỡ đầu thế kỉ 20. Đến năm 1931, khu vực này hoàn toàn bị bỏ hoang do nhu cầu mỡ cá voi của thế giới sụt giảm.

Một nấm mồ trên đảo Deception.

Một chiếc xuồng bỏ không trên đảo.

Điều thú vị là đảo Deception thực chất là phần nhô cao của một miệng núi lửa. Đảo có hình móng ngựa và có một con kênh để tàu bè đi vào hải cảng nằm ở trung tâm. Những hoạt động địa chất khiến cho khí hậu của đảo tương đối ấm áp. Nơi đây còn có các trạm nghiên cứu khoa học của Argentina và Tây Ban Nha.

Đảo Nam Georgia
 Một thị trấn từng phồn thịnh nhờ nghề săn cá voi.

Hòn đảo gần Nam Cực này cũng từng là một trung tâm săn bắt cá voi đầu thế kỉ 20. Ngày đó, nơi đây là một khu dân cư thịnh vượng với dân số khoảng 2.000 người.

Nhà thờ tại thị trấn Grytviken trên đảo Nam Georgia.

Vẻ tiêu điều của Nam Georgia.
 
Ngày nay, nó đã trở thành một thị trấn ma. Một số công trình có giá trị kiến trúc tại đây vẫn được lưu giữ, thu hút khách du lịch ghé thăm, tiêu biểu như nhà thờ tại thị trấn Grytviken.

Dãy núi ma của Nam Cực
Dãy núi Gamburtsev ẩn mình dưới độ dày 4km của băng.

Dãy núi Gamburtsev nằm tại trung tâm của Nam Cực có kích thước tương đương với dãy Alps của châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay và thậm chí cả sau này, sẽ không ai có thể nhìn thấy dãy núi đấy. Đó là bởi những ngọn núi của Nam Cực bị một lớp băng dày 4km bao phủ. Sự tồn tại của dãy núi này chỉ được biết đến bằng các thiết bị sóng radar mà thôi.

Những công trình tàn nhẫn nhân danh khoa học

http://www.khoahoc.com.vn/sukien/cong-trinh/35138_Nhung-cong-trinh-tan-nhan-nhan-danh-khoa-hoc.aspx


Trong những năm 1940, khoảng 1.300 tù nhân, bệnh nhân tâm thần và gái mại dâm Guatemala đã bị một số bác sĩ Mỹ cho nhiễm giang mai, lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đây không phải là lần đầu tiên, con người bị sử dụng làm công cụ trong những thí nghiệm như vậy.

Cả làng phát điên

Báo cáo do Ủy ban nghiên cứu các vấn đề đạo đức sinh học của Tổng thống Mỹ công bố đầu tuần này gọi sự kiện nói trên là "một chương đen tối trong lịch sử y học của chúng ta". Cách mô tả này có lẽ còn là quá nhẹ đối với những gì mà một số nhà khoa học Mỹ đã làm với những đối tượng nghiên cứu người Guatemala. Họ không hề được cho biết mình bị sử dụng vì mục đích gì và trong số những người bị nhiễm, chỉ có hơn một nửa được cho dùng một loại thuốc nào đó để điều trị.

Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.
Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học
Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.

Sự kiện này làm người ta nhớ đến hàng loạt các thí nghiệm phi đạo đức khác mà Mỹ đã tiến hành với con người. Dự án MKULTRA mà Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành trong những năm 1950 là một ví dụ. Hàng nghìn người, dù không tình nguyện và không được thông báo, đã bị bí mật cho dùng các loại thuốc hướng thần và chất gây nghiện, bao gồm cả LSD. Nhiều nạn nhân đã bị hủy hoại nặng nề về tâm thần.
Năm 1953, một trong số này, Frank Olson, chuyên gia vũ khí sinh học của Chính phủ Mỹ đã tự sát vì trầm cảm. Theo báo Anh The Daily Telegraph, một thí nghiệm tương tự cũng được CIA tiến hành tại một làng nhỏ miền Nam nước Pháp.

Chỉ trong vài tháng của năm 1951, hàng trăm người ở đây đột nhiên xuất hiện các biểu hiện bất thường về thần kinh, ảo giác. Ít nhất 5 người đã chết, hàng chục người phải vào bệnh viện tâm thần. Phóng viên điều tra người Mỹ H P Albarelli Jr cho rằng, CIA đã trộn thuốc gây ảo giác vào bánh mỳ và một số thực phẩm của người dân địa phương.

Trẻ không tha

Đứng đằng sau các thí nghiệm phi đạo đức không chỉ là CIA hay các tổ chức nghiên cứu của quân đội mà còn có một số nhà khoa học làm việc cho các đại học hàng đầu nước Mỹ.
Năm 1971, để trả lời câu hỏi liệu một con người sẽ biến đổi như thế nào sau 2 tuần nằm trong trại giam, Philip Zimbardo, giáo sư tâm lý thuộc Đại học Stanford đã tuyển 24 sinh viên, trả mỗi người 15 đôla một ngày rồi chia họ thành 2 nhóm, tù nhân và cai ngục. Họ được đưa vào một môi trường giả định giống hệt nhà tù.

Những người đóng cai ngục được dạy một số biện pháp trấn áp tù nhân. Họ nhanh chóng quên đi những thói quen, cách hành xử bình thường ngoài xã hội, trở nên cứng rắn đến mức tàn nhẫn. Còn tù nhân thì suy sụp. Thí nghiệm buộc phải kết thúc sớm hơn kế hoạch 1 tuần. Nhưng hậu quả của nó đối với những người tham gia thì kéo dài hơn rất nhiều so với dự liệu của tác giả.

Không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng bị biến thành vật thí nghiệm. Năm 1920, để nghiên cứu về cảm giác sợ hãi và tác động của phương pháp điều kiện hóa cổ điển, John B. Watson (Đại học Johns Hopkins) đã sử dụng một em bé mới 9 tháng tuổi. Ông ta cho em bé tiếp xúc với một số con vật như thỏ, chuột và đồ chơi để thăm dò phản ứng. Khi thấy bé không tỏ ra sợ hãi, nhà nghiên cứu đã tạo ra những tiếng động mạnh và bất ngờ mỗi khi bé định chạm vào các đồ vật làm "mồi nhử".

Kết quả thu được đúng như Watson mong đợi: Cậu bé khóc thét mỗi lúc nghe tiếng động và không dám chạm vào bất cứ thứ gì được đưa ra. Nhưng đối tượng thí nghiệm thì không may mắn như vậy. Watson đã không thể làm gì để khắc phục ảnh hưởng mà nghiên cứu tàn nhẫn này đã gây ra trước khi nó bị buộc phải chấm dứt.
Theo Bee