Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người

http://bocau.net/blog/khoahoctamlinh/10477-kim-tu-thap-cong-trinh-kien-truc-bi-an-nhat-cua-loai-nguoi.html

Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp.
 
Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.

Kim tự tháp là gì?


Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.

Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.

Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người, Bí ẩn lịch sử, Phi thường - kỳ quặc, bi an,bi an kim tu thap,bi an lich su,bi an the gioi,tin tuc

Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.

Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.

Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.
 
Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.

Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.

Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.

Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người, Bí ẩn lịch sử, Phi thường - kỳ quặc, bi an,bi an kim tu thap,bi an lich su,bi an the gioi,tin tuc

Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).
 
Nó được xây dựng như thế nào?

Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.

Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.

Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.

Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.

Đưa đá lên cao

Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?

Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người, Bí ẩn lịch sử, Phi thường - kỳ quặc, bi an,bi an kim tu thap,bi an lich su,bi an the gioi,tin tuc

Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.

Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay" tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.

Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.

Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.

Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.

Xây dựng và hoàn thành
Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người, Bí ẩn lịch sử, Phi thường - kỳ quặc, bi an,bi an kim tu thap,bi an lich su,bi an the gioi,tin tuc

Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.

Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

Theo Khoa học

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

"nữ hoàng đồng trinh" Elizabeth I

http://bocau.net/blog/bocaunews/4135-bi-an-ve-nu-hoang-dong-trinh-elizabeth-i.html

Tại sao Elizabeth 1 của Anh tuy rất xinh đẹp và có nhiều người theo đuổi nhưng vẫn suốt đời không lấy chồng? Đó mãi là một điều bí ẩn.

Elizabeth (1533 – 1603) trị vì suốt 45 năm. Trong triều đại của bà, nước Anh trở thành một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu. Cuộc đời riêng của vị vua có danh hiệu “nữ hoàng đồng trinh” này có nhiều điều ly kỳ và bí ẩn.

Truân chuyên đường đến ngai vàng

Vừa ra đời, Elizabeth đã được vua cha Henry 8 ban quyền kế vị, dù ngài đã có con gái là Mary với người vợ trước. Nhưng khi mới lên ba, hoàng hậu Anne Boleyn mẹ cô đã bị thất sủng rồi bị chém đầu, Elizabeth lập tức bị tước danh hiệu công chúa, truất quyền thừa kế tài sản của mẹ và cấm sống gần cha, người đã nhanh chóng cưới vợ mới và sinh được con trai.

Từ đó, công chúa bé bỏng được trao cho hết người giám hộ này đến người giám hộ khác. Nhưng là một cô bé thông minh, đầy nghị lực, Elizabeth chăm chỉ học hành, trở nên hiểu biết rộng, nói được nhiều thứ tiếng và chiếm được tình cảm của nhiều người.

Henry 8 qua đời, em trai khác mẹ của Elizabeth là Edward kế vị, nhưng ông hoàng ốm yếu này sớm qua đời ở tuổi 15, để lại di chúc loại bỏ hai bà chị là Mary và Elizabeth khỏi danh sách thừa kế. Nhưng vị nữ hoàng mới là Jane Grey chỉ ở ngôi được hai tuần đã bị phế truất, ngai vàng về tay Mary, chị gái khác mẹ của Elizabeth. Hai chị em tiến vào London trong sự tung hô mừng rỡ của dân chúng. Thế nhưng, sự thân thiết của họ không kéo dài.



Nữ hoàng Elizabeth 1

Trong khi nữ hoàng Mary theo Công giáo thì cô em Elizabeth lại theo đức tin Kháng cách, và đức tin này luôn bị bà chị “đàn áp”. Năm 1554, và Elizabeth bị bắt giam trong tháp London do bị cho là có dính líu đến một cuộc nổi dậy chống lại Mary. Nàng công chúa này thậm chí còn suýt bị tử hình nếu không có sự phản đối của dân chúng. Sau hai tháng cầm cố, Elizabeth được thả và đưa về quản thúc tại gia trong tiếng hoan hô đón mừng của người dân hai bên đường.

Cuối cùng, những gian truân cũng qua đi. Khi Mary, người được gán biệt danh là nữ hoàng khát máu do sự đàn áp khắc nghiệt những người khác tôn giáo, qua đời do đẻ khó, Elizabeth được đón lên ngai vàng nước Anh, phù hợp với mong mỏi của dân chúng. Tương truyền, khi đó công chúa 25 tuổi đang ngồi dưới gốc sồi đọc Kinh thánh thì một người hầu háo hức đến truyền tin: “Thưa bệ hạ...”.

Những cuộc tình và cuộc đời độc thân


Nữ hoàng Elizabeth 1 được miêu tả là một cô gái rất xinh đẹp với gương mặt diễm lệ, mái tóc vàng óng rạng rỡ và thân hình nuột nà làm say lòng người. Elizabeth lại thích trang điểm và trang điểm rất khéo, vì thế luôn trở thành trung tâm của mọi cuộc vũ hội, làm giới đàn ông say mê. Người ta cho rằng, cả vua Felipe 2 của Tây Ban Nha, vua Thụy Điển Eric và vương công nước Pháp đều say đắm nữ hoàng, Ngay trong triều đình nước Anh cũng luôn luôn có các nhà quý tộc “gằm ghè” mong chiếm được trái tim nữ chúa tể. Và là một cô gái trẻ, Elizabeth cũng không thờ ơ với nam giới.

Người ta cho rằng, thời thiếu nữ, Elizabeth từng yêu người bảo trợ là Thomas Seymuor, chồng sau của mẹ kế cô. Sau này khi cô đã là nữ hoàng, cũng có một số người đàn ông được sủng ái, nhưng không ai trong số họ tiến được đến địa vị người chồng, ngay cả người tình gắn bó nhất là Robert Dudley, một người đã có vợ. Mối quan hệ giữa họ công khai đến nỗi ai cũng biết. Dudley có thể tự do đi thẳng vào phòng ngủ của nữ hoàng. Và những khi ông không đến, nữ hoàng buồn bã mặt ủ mày chau. Vì thế khi Dudley góa vợ, ai cũng nghĩ rằng nữ hoàng sẽ kết hôn. Nhưng điều đó đã không xảy ra, danh vị cao nhất mà Dudley đạt được chỉ là “bá tước Lester”.


Từng yêu nhiều người nhưng nữ hoàng không bao giờ lấy chồng

Năm 46 tuổi, Elizabeth yêu say đắm một chàng trai 23 tuổi, công tước Alencon nước Pháp, đến nỗi hai người dám âu yếm nhau trước đám đông. Nhưng trái với dự đoán của mọi người, vị công tước vẫn không thể thành chồng nữ hoàng. Một số người tình khác của bà cũng vậy, chỉ yêu đương và được phong tước vị, nhưng cưới thì không. Thậm chí một người tình của bà là bá tước Essex, trẻ hơn bà 30 tuổi, còn bị nữ hoàng ra lệnh chặt đầu khi phạm tội.

Là một nữ hoàng, Elizabeth luôn bị quần thần giục giã chuyện kết hôn ngay từ lúc mới lên ngôi cho đến khi lớn tuổi, nhưng bà vẫn một mực cự tuyệt mà không nói lý do. Nhiều người đoán rằng, bà bị ám ảnh bởi những cuộc hôn nhân của cha và cái chết đau thương của mẹ. Cha bà đã cưới đến 6 bà vợ, và liên tục là kẻ bạc tình. Mẹ bà, hoàng hậu Anne Boleyn, từng được Henry 8 sủng ái đến mức phế truất vợ trước (mẹ của nữ hoàng Mary) để cưới bằng được, nhưng cũng chỉ mấy năm đã bị nhà vua kiếm cớ chặt đầu để vội vàng cưới ngay người khác. Có lẽ nỗi đau thời thơ ấu đó khiến Elizabeth không dám mạo hiểm lấy chồng.

Cũng có ý kiến cho rằng, nữ hoàng không lấy chồng vì sợ bị chia sẻ quyền lực, rằng bà không cần có một người đàn ông giúp mình trị quốc. Mặt khác, một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối với ông hoàng nước ngoài nào đó có thể dẫn đến tình trạng chính sự nước Anh bị nước ngoài can thiệp, chi phối, như tấm gương của nữ hoàng tiền nhiệm là Mary, người đã cưới hoàng tử, sau là vua Tây Ban Nha.

Thậm chí có những người còn cho rằng, nữ hoàng không bình thường về mặt sinh lý, không phải là người phụ nữ thực thụ. Nhưng tất cả đều chỉ là giải thuyết, còn lý do thực sự khiến Elizabeth suốt đời không xuất giá vẫn mãi là điều bí ẩn. Còn với dân chúng thời bấy giờ, việc vị nữ hoàng xinh đẹp sống độc thân khiến hình ảnh bà trở nên linh thiêng như một vị nữ thần, họ sùng bái và gọi bà là “nữ hoàng đồng trinh”.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Những tảng đá kỳ dị xưa và nay


http://bocau.net/blog/tientri/13029-thien-tuong-nhan-gian-nhung-tang-da-ky-di-xua-va-nay.html

Cát bay trên trời, đá chạy dưới đất. Mỗi khi thiên tượng biến đổi, tất có dị tượng cảnh tỉnh. Hiện tượng những tảng đá kỳ dị không chỉ được ghi lại trong lịch sử, mà xã hội ngày nay cũng đã xuất hiện. Người đời không thể không biết, cũng không thể không suy ngẫm về điều này.
“Thủy Hoàng tử, nhi địa phân”
Trước khi Tần Thủy Hoàng chết không lâu, từ trên trời rơi xuống một tảng thiên thạch lớn, sau đó người ta phát hiện trên đó ghi mấy chữ — “Thủy Hoàng tử, nhi địa phân”. Tần Thủy Hoàng tra xét không ra ai đã viết, mới đem những người sống quanh vùng giết hại toàn bộ.
Đây kỳ thực là một câu sấm ngữ. Chẳng bao lâu sau, Tần Thủy Hoàng chết, sáu nước bị ông ta tiêu diệt lần lượt phục quốc, cát cứ trên đất của mình. Sự kiện này đã được ghi chép trong “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ”.

Đá hình người chỉ có một con mắt
Vào những năm Chí Chính triều Nguyên, Hoàng Hà chảy tràn, Thừa tướng Thoát Thoát điều 13 lộ dân phu trị sông Hoàng Hà. Trước khi trị thủy, vùng Nam, Bắc Hoàng Hà có câu đồng dao: “Thạch nhân nhất chích nhãn, khiêu động Hoàng Hà thiên hạ phản” (Đá hình người chỉ có một con mắt, kích động Hoàng Hà thiên hạ phản). Kết quả lúc trị thủy, đào được một tảng đá hình người chỉ có một con mắt, sau lưng còn viết: “Thạch nhân nhất chích nhãn, khiêu động Hoàng Hà thiên hạ phản”. Sau đó, quả nhiên khởi nghĩa nông dân bùng phát. Sự kiện này đã được ghi lại trong “Nguyên sử – quyển 17 – Hà cừ tam”.

Mưa thiên thạch tại Cát Lâm
15 giờ 01 phút ngày 8 tháng 3 năm 1976, trong phạm vi 500 km2 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, xuất hiện một trận mưa thiên thạch hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Vùng trời nơi ấy hiện ra một quả cầu lửa lớn, rất nhanh phân thành ba phần, một quả cầu lửa khá lớn và hai quả cầu lửa nhỏ, theo nhau bay về phía Tây. Tại vùng này có hơn 1 triệu người đã nghe thấy âm thanh lớn do quả cầu lửa bay với tốc độ cao, ma sát với không khí gây ra. Rợp trời dậy đất, tiếng hô lớn có thể được nghe thấy ở ngoài mấy trăm dặm. Thiên thạch rơi xuống đất tạo thành tiếng nổ và rung động lớn, khiến cửa kính vô số nhà dân gần đó vỡ tan, phạm vi rộng lớn, uy lực cự đại, như nổ bom nguyên tử.


Ảnh: Tảng thiên thạch trưng bày trong Viện bảo tàng Mưa thiên thạch tại thành phố Cát Lâm.

Trong dân gian lưu truyền rằng mưa thiên thạch trăm năm còn khó gặp, lần này rơi xuống 3 tảng thiên thạch lớn, đối ứng 3 đại nhân vật dương thọ đã hết. Quả nhiên, trong năm ấy, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời.

Còn rất nhiều khối thiên thạch nhỏ, đối ứng với một trận đại thiên tai. Ngày 28 tháng 7 năm ấy, đại địa chấn tại Đường Sơn phát sinh, là trận động đất bi thảm nhất của thế giới trong 400 năm qua, tương đương 400 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima cùng nổ trong bán kính 16 km. Trận động đất khiến thành phố hơn 1 triệu nhân khẩu biến thành bình địa chỉ trong khoảnh khắc, 240.000 người tử vong, 160.000 người trọng thương.

“Đá heo kêu” lại kêu nữa
“Đá heo kêu” nằm tại một thôn làng tự nhiên trong thắng cảnh hẻm núi Thái Hành Sơn, thuộc thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đá heo kêu còn gọi là “đá báo nguy”, “đá linh thông”, “đá thần”, “đá kỳ dị”, v.v. Bởi vì phát ra tiếng như heo kêu, nên mới gọi là “đá heo kêu”. Vùng núi non quanh đá heo kêu thì nhấp nhô trùng điệp, tùng bách tươi tốt, bốn mùa như Xuân. Vách núi phía trên đá heo kêu thì cao và dựng đứng, lại dốc ngược như đao đang chém xuống. Đá heo kêu toàn bộ có màu đỏ tím, hình dáng vuông vức, đầu đuôi đều cắm vào vách núi, cao 3 mét, rộng 3 mét, dày 2 mét. Trên mặt đất để lộ ra 4 m2, từng thớ nứt trông rất rõ ràng, kẽ đá so le không đều, phần lồi lõm tương đối nhiều.



Theo truyền thuyết, mỗi lần đá heo kêu kêu là thiên hạ lại có chuyện. Nhất định sẽ kêu, việc lớn kêu lớn, việc nhỏ kêu nhỏ. Khi kêu sờ tay vào sẽ có cảm giác run, nghỉ một lúc rồi lại kêu lên eng éc. Sau khi nghỉ sẽ kêu trở lại, tiếng kêu rất sống động, giống như con heo đang đứng cạnh tảng đá mà kêu vậy. Âm thanh lúc trầm lúc bổng, nhưng khó mà ghi âm lại. Đá heo kêu được người đời xưng là “Thái Hành đệ nhất kỳ quan”, “Thiên cổ chi mê trư khiếu thạch”.



Tảng đá thông linh từ thời cổ đã có ghi lại. Nghe nói hai núi Thái Hành, Vương Cố là thời xưa tiên nhân đạp xuống mà lên trời, bởi vậy, tiên gia lưu lại tảng đá có linh này, để cảnh tỉnh đời sau thông hiểu họa phúc ở nhân gian.


Ảnh: Trên tảng đá heo kêu thần kỳ này có 2 hoa văn tự nhiên trông như cặp mắt.

Theo các tư liệu liên quan, các nhân sĩ trong nước Trung Quốc từng thăm dò khám phá, nhưng không ai hiểu được nguyên nhân tại sao, nên đành mặc kệ. Còn theo các cụ già bản địa thì tảng đá này xác thực là một nhà tiên tri đạo hạnh cao thâm. Mấy trăm năm qua, thế gian biết bao đổi thay biến hóa, nhưng mỗi khi đại sự sắp phát sinh, nó đều kêu lên cảnh tỉnh người dân đương địa, vừa kịp thời vừa chuẩn xác.



Chẳng hạn, khởi nghĩa Lý Tự Thành cuối triều Minh, tàn sát triều đình nhà Thanh, liên quân tám nước tiến vào Trung Quốc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong đại chiến thế giới thứ II, mãi cho tới Cách mạng Văn hóa dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc, dịch bệnh SARS, v.v. Mỗi khi sự tình phát sinh, người dân đương địa đều biết trước nhờ tảng đá này, Thế nhưng theo lão nhân đương địa nói, tảng đá kỳ quặc này đúng là “miệng vàng khó mở”. Trước khi sự kiện phát sinh, nó chỉ kêu lên mấy tiếng, thế nhưng mấy năm qua nó lại kêu lớn không dứt. Các lão nhân đương địa biết rằng trong tương lai không xa, nhất định sẽ có đại sự chưa từng có trong lịch sử phát sinh.

“Vong cộng thạch” tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu
Đá heo kêu vì sao mấy năm qua kêu như điên dại? Rốt cuộc là sẽ phát sinh đại sự gì? Người ta hiện vẫn đang suy đoán. Thế nhưng “vong cộng thạch” tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu biết đâu có thể giải chỗ mê.


Ảnh: Tảng đá mang dòng chữ "Trung Quốc cộng sản đảng vong" in trên vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu.

Tại khu thắng cảnh thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, người ta phát hiện thấy một tảng đá mang chữ có từ 270 triệu năm trước, gọi là “tàng tự thạch”. Khối đá này rơi từ vách núi trên cao xuống, rồi tách ra làm hai. Tháng 6 năm 2002, nó được người dân trong thôn phát hiện mang chữ, rõ ràng khắc 6 chữ lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Thế là hơn 100 kênh truyền thông trong nước, bao gồm cả Tân Hoa Xã, CCTV, đều có chuyên đề đưa tin về sự kiện này. Trên mạng cũng có thể sưu tầm những tấm hình có liên quan.
Tất nhiên, họ đều không dám báo cáo về chữ cuối cùng (“vong”). Theo chuyên gia giám định, những chữ này đều là tự nhiên hình thành, theo xác suất mà nói thì đúng là “không thể xảy ra”.
Nếu như dùng cách nhìn ngược lại, giả sử “vong cộng thạch” là Thiên ý, thì đại sự như vậy phát sinh, liệu đá heo kêu có thể không kêu lên như cuồng hay không?
Thực ra, mọi người cũng đều có cảm giác như vậy. Đây cũng là chủ đề nóng hiện nay và được nghị luận rất nhiều. Nhân tâm bại hoại, làn sóng thoái đảng, Trời diệt Trung Cộng, dị tượng phát sinh, v.v. Những tảng đá kỳ dị có lẽ là để cảnh tỉnh người đời thoát khỏi vận rủi bị tuẫn táng, thoái đảng bảo mệnh.

Theo chanhkien

Việt Nam dưới cảm nhận của người nước ngoài

.

Với 5 năm làm giáo viên tiếng Anh tại TP. Hồ Chí Minh, blogger Tara đã có những trải nghiệm thú vị và độc đáo về Việt Nam. Dưới đây là 15 "sự thật" về Việt Nam mà Tara đã chia sẻ trên blog Herdailydigest:




Người Việt Nam rất thân thiện và hay cười.


Tôi đã ở Việt Nam từ năm 2007 và muốn chia sẻ với các bạn những kiến thức mà mình có được về Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Những suy nghĩ của tôi có thể đúng, có thể sai nhưng đó là những trải nghiệm mà tôi muốn viết ra.

1. Trà đá được phục vụ miễn phí ở hầu hết các nhà hàng. Một số nơi phục vụ trà nóng, những nơi khác có cả hai loại nóng và lạnh.

2. Khi người Việt Nam uống trà hay nước, họ luôn để lại từ 5 đến 10% nước trong cốc khi đứng lên. Họ không bao giờ uống cạn.

3. Người Việt Nam rất thân thiện và hay cười.

4. Người Việt Nam không tắm vào buổi sáng mà họ thường tắm vào buổi tối.

5. Các bạn trẻ tuổi teen yêu thích đồ ăn, âm nhạc, kiểu tóc, quần áo Hàn Quốc. K-POP là một thứ phổ biến ở đây.

6. Người Việt thường có một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa, vào khoảng 12-13h, lúc đó đường phố rất yên tĩnh và trơn tru, không hề xảy ra tắc đường.





Buổi trưa đường phố ít khi tắc.


7. Các ca khúc Happy New Year của Abba, Hotel California của Eagles và Papa của Paul Anka là những bài hát karaoke phổ biến nhất.

8. Người Việt Nam đội mũ bảo hiểm không phải là để an toàn khi đi đường mà là để tránh bị cảnh sát giao thông phạt.

9. Ít người ở Việt Nam tôn trọng làn đường dành cho người đi bộ. Chúng tôi thường phải cầu nguyện khi băng qua đường phố hay đi bộ trên vỉa hè.

10. Mỗi gia đình ở đây có 2 hoặc nhiều xe máy và họ để chúng ở tầng trệt. Phòng khách cũng đồng thời là phòng để xe.

11. Mai Linh và Vinasun là các hãng taxi đáng tin cậy nhất. Tại sân bay, mọi người xếp hàng để đi hai hãng taxi này. Họ thà đứng đợi lâu còn hơn nhảy lên một chiếc taxi ngẫu nhiên nào đó.



Hãng taxi Mai Linh được đánh giá cao.


12. Cà phê ở đây đúng là thiên đường. Mọi người thường ưa thích cà phê sữa đá, loại cà phê đen cho thêm nhiều sữa và đá.

13. “Nguyen” có thể là họ hoặc tên gọi, vì ở đây có rất nhiều người mang tên này. 7/10 người Việt tôi gặp đều mang tên hoặc họ này.

14. Người Việt Nam thường rất trung thực, thân thiện và hay giúp đỡ mọi người, họ còn rất hay cười nữa.

15. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không thể học được. Bạn có thể học được một số từ nhưng khi bạn nói, sẽ chẳng ai hiểu. Nếu muốn dễ hiểu thì hãy viết ra giấy. Đối với tôi, sử dụng điệu bộ, cử chỉ là cách tốt nhất.


Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Những thí nghiệm khoa học "điên rồ" nhất lịch sử

http://bocau.net/blog/bocaunews/12952-nhung-thi-nghiem-khoa-hoc-dien-ro-nhat-lich-su.html

Thí nghiệm là một bước đệm quan trọng để đưa nhân loại lên những tầm cao mới. Thế nhưng có không ít thí nghiệm mà sau đó người ta mới nhận ra nó thật điên rồ. Lý do là bởi không những nó không giúp cho sự phát triển của khoa học mà đôi khi còn để lại những hậu quả nặng nề.

1. Ghép đầu
Thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của khoa học. Con người lúc đó đã bắt đầu những chuyến thám hiểm không gian, xem tivi... Năm 1954, ca ghép nội tạng đầu tiên thành công đã mở ra nhiều hi vọng mới cho kỹ thuật cấy ghép. Và các nhà khoa học đã nghĩ tới việc cấy ghép… đầu người.


 
Vào khoảng giữa thế kỷ 20, hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư để nghiên cứu lĩnh vực này để rồi không biết bao nhiêu chú chó và khỉ đã lần lượt hi sinh cho khoa học. Các nhà khoa học đã cố gắng ghép đầu của một con chó vào cổ một con khác. Vào năm 1970, Robert J.White đã tạo ra một sinh vật còn sống với phần đầu và thân được ghép từ chó và khỉ.

2. Mèo điệp viên
Vào những năm 1960, giữa thời Chiến tranh Lạnh, các hoạt động gián điệp nằm trong rất nhiều các âm mưu do thám của 2 chính phủ Mỹ và Liên bang Xô Viết. Lúc đó CIA đã bỏ ra đến 10 triệu đôla (khoảng 208 tỷ VNĐ) và 5 năm trời để huấn luyện một con mèo gián điệp (được biết với cái tên Acoustic Kitty). Ngoài việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén vào trong con mèo; đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.

Sau 

một số cuộc giải phẫu gắn thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói của con vật, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ. Liệu cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái và tàn ác? Người dân Mỹ không biết gì về cuộc thử nghiệm trên cho đến khi các tài liệu liên quan được tiết lộ vào năm 2001.

3. Tiêm phóng xạ vào cơ thể
Khi 

Chiến tranh Thế giới thứ II sắp kết thúc, các nhà khoa học rất muốn tìm hiểu sâu hơn mức độ nguy hại của các nguyên tố phóng xạ đối với cơ thể người. Ngày 10/4/1945, người ta đã tiêm plutoni vào cơ thể một nạn nhân bị thương do tai nạn ôtô để nghiên cứu cơ chế loại bỏ chất phóng xạ của cơ thể người. Sau này, hơn 400 cuộc thí nghiệm tương tự cũng đã được tiến hành, gồm cả các thí nghiệm trị liệu phóng xạ đối với bệnh nhân ung thư, với lượng phóng xạ đưa vào cơ thể người khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thống kê được đã có bao nhiêu người trở thành nạn nhân của thí nghiệm này.

4. Cưỡi tên lửa
Trước 

khi sử dụng tên lửa đẩy đưa du thuyền và người vào vũ trụ, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã nghiên cứu chế tạo một loại xe trượt giảm áp, có tốc độ lên tới hàng trăm km/giờ. Tham gia vào thí nghiệm với xe trượt giảm áp bắt đầu từ năm 1954 là Đại tá, bác sĩ ngoại khoa John Stamp. Khi tốc độ đạt 1.010km/giờ, Stamp đã phải chịu áp lực tương đương với 35 lần sức hút của Trái đất. Hậu quả là Stamp đã bị thương tổn khắp người, không chỉ là việc gãy mất mấy dẻ xương sườn, dập xương cổ tay, bay cả "hàng tiền đạo", mà còn bị vỡ mạch máu ở mắt và chấn động não.

5. Chiến binh không ngủ
"Chiến binh không ngủ" là một trong những dự án lớn được Lầu Năm góc triển khai từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước. Theo đó, để tạo ra những chiến binh không ngủ cả ngày lẫn đêm trong các trận chiến kéo dài, Cục Kế hoạch nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho thử nghiệm modafinil - một loại thuốc có tác dụng kích thích trung khu thần kinh, khiến con người có thể thức liên tục trong 40 giờ liền. Không chỉ có vậy, cơ quan này còn tài trợ cho việc nghiên cứu nhiều biện pháp chống buồn ngủ khác thường như dùng điện từ trường kích thích đại não và tiêu trừ mỏi mệt.


 
Bên cạnh đó, để tạo cho các chiến binh khả năng tự bảo vệ trong điều kiện môi trường ác liệt, không bị lây bệnh truyền nhiễm, chống lại được những tác động của vũ khí sinh hóa và chịu được độ cao lẫn nhiệt độ cao, Lầu Năm góc còn thử nghiệm một dự án tạo ra bộ áo giáp cho cơ thể. Nếu thành công, các chiến binh sẽ có một số khả năng siêu phàm như bay ở trên cao như chim, lặn sâu dưới nước như sư tử biển... Tuy nhiên, ước mơ của Lầu Năm góc chưa kịp hoàn thiện thì đã kịp tạo ra không ít binh sĩ bị bệnh tâm thần và stress vì những thí nghiệm điên rồ kể trên.


* Bài viết có tham khảo tài liệu từ: Discovery News, Livescience.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Giai thoại về chú Hoả-người xây nên chợ Bến Thành

.


Sở hữu hầu hết các căn nhà ở những con phố lớn khu vực trung tâm Sài Gòn vào thế kỷ trước, người đàn ông với đôi gánh hàng phế liệu trở thành một trong bốn người giàu có nhất Việt Nam, nhưng cuộc đời của ông cũng là một bí ẩn hàng trăm năm nay chưa có lời giải đáp.

Lịch sử ghi nhận chú Hỏa (1845-1901) còn gọi là Hứa Bổn Hòa, Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, là một thương nhân, nổi tiếng nhất trong Tứ đại phú hộ lừng danh nước Việt. “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa).

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: chú Hỏa nổi tiếng không chỉ vì sự giàu có mà còn phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn trong thời gian này.

Giàu lên từ đôi gánh phế liệu

Ông có gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông di cư sang Việt Nam sau khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17.

Về sự giàu có của chú Hỏa thì người Sài Gòn còn có nhiều tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn là người đàn ông người Việt gốc Hoa này đã khởi nghiệp từ nghề buôn bán phế liệu và lang thang với đôi quang gánh trong nhiều trưa nắng gắt khắp các con phố Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19.

Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Những giai thoại cho rằng, trong một lần thu mua phế liệu, chú Hỏa nhặt được một túi vàng nằm trong chiếc ghế nệm cũ. Cũng có người lại tin rằng, ông mua được một bức tượng đồng bên trong đầy vàng, rồi nhờ biết đọc chữ Hán, nên mua trúng đồ từ thời nhà Minh, nhà Thanh và cả nhà Hán nữa rồi số đồ cổ đó được ông bán đi lấy một số tiền lớn để tạo dựng sự nghiệp. Nhưng, hầu hết các giai thoại này đều không đứng vững trước thời gian và lịch sử.





Khách sạn Majestic xưa và nay, vốn là một tài sản của chú Hỏa

Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương tình, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng. Ông khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng và nhờ khả năng ấy mà trở nên một đại gia lừng lẫy nổi tiếng trong lịch sử nước nhà.

Một giai thoại được xem là có cơ sở nhất trong những năm tháng khởi nghiệp của chú Hỏa là việc chính quyền Pháp thời ấy có mở một cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng. Các ông chủ thầu tại Sài Gòn thời ấy nghe đến thông tin này thì phì cười bỏ qua. Nhưng là một người từng làm nghề mua bán phế liệu, chú Hỏa nhìn thấy món hời lớn từ những chiếc máy truyền tưởng như vô dụng này. Không có một giá trị nào đối với việc tái sản xuất, nhưng trước đó, chú Hỏa đã một lần phân loại thành công vàng từ một chiếc máy truyền tin như vậy.

Vận dụng tất cả những mối quan hệ, mượn tiền, vay vốn, ông cầm cố tất cả tài sản để kiếm cho đủ số tiền mua trọn bộ 20 ngàn cái máy truyền tin phế thải. Sau khi phân kim, chú Hỏa thu được một số lượng vàng khá lớn, từ số tiền này và với tầm nhìn chiến lược của một nhà kinh doanh đại tài, ông đã xây dựng nên sự nghiệp.

Trở thành vua nhà đất

Khi có vàng, chú Hỏa chuyển sang kinh doanh nhà đất, bất động sản nhờ có óc kinh doanh, đặc biệt là có tầm nhìn xa cả trăm năm, mà bây giờ, người ta gọi đó là “đón đầu quy hoạch”.

Thời đó, khu chợ Bến Thành bây giờ chỉ là một vũng lầy với con kênh; đất trống Sài Gòn, Gia Định thì giá rẻ như bèo. Bắt được tin tức người Pháp có kế hoạch lấp vũng lầy và lấp con kinh để xây một cái chợ mới, nằm sát ngôi chợ đã có gọi là Chợ Cũ ngày nay, chú Hỏa tung tiền ra mua toàn bộ vùng đất vừa mới lấp. Một vụ giao dịch rất táo bạo, vì thời đó, không có kiểu giao dịch bất động sản nào theo kiểu này.

Sau khi khu chợ mới xây xong, ngày nay là Chợ Bến Thành thì trong tay chú Hỏa có 20.000 căn nhà phố cho thuê. Trong số hàng nghìn căn nhà của chú Hỏa có những công trình rất lớn còn tồn tại đến ngày nay, và không hề bị lỗi thời như: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn , khu nhà khách Chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán ở khắp Sài Gòn.



Hình ảnh chợ Bến Thành thế kỷ trước

Bất động sản của ông còn là các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác, các công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn.

Người Sài Gòn xưa từng có câu truyền khẩu nổi tiếng “đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa”. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản là các căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Nếu tính giá trị ngày hôm nay của lượng bất động sản ấy thì sẽ là một con số không thể tưởng tượng nổi.

Khi có được vốn liếng, ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.



Một góc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là nơi gia đình chú Hỏa từng sinh sống
Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong một tác phẩm của mình: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào”.

Dù một phần lớn phố xá Sài Gòn thời ấy là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ, nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều” và không bao giờ làm khó người mướn phố. Lúc trở thành một đại gia danh tiếng, ông tự đặt tên Pháp cho mình là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Theo các giai thoại, lúc sinh thời, nhờ sự giàu có của mình, nhà cầm quyền người Pháp dù rất hách dịch với quan chức và nhân dân người Việt, nhưng đối với chú Hỏa thì phải một mực cầu thân.

Nhưng không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Ông có hơn 10 người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con ông ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại. Từ sau năm 1975, con cháu chú Hỏa hầu như đều đã ra nước ngoài sống.

Thậm chí, sự nổi tiếng của chú Hỏa còn để lại cả những rắc rồi sau này cho những người không hề có liên quan đến ông. Chú Hỏa đã chết từ đầu thế kỷ trước nhưng vẫn đứng tên trên giấy báo và hóa đơn tiền nước. Mặc cho chủ nhà thay đổi qua nhiều đời nhưng hóa đơn tiền nước của một dãy phố tại Chợ Lớn vẫn là tên người chủ đời đầu đã chết cách đây cả trăm năm.

Năm 2003, khi mua căn nhà ở đường Phan Văn Khỏe (phường 2, quận 6, TP.HCM), bà L. tiếp tục sử dụng đồng hồ nước đã gắn tại đây từ lâu. Hàng tháng bà sử dụng và đóng tiền đều đặn cho Công ty cấp nước. Năm 2007, bà L. thấy mức nước tiêu thụ bỗng tăng vọt nên báo cho công ty đến kiểm tra. Qua kiểm tra, công ty phát hiện đồng hồ nước bà L. đang sử dụng do ông Hui Bon Hoa đứng tên. Công ty cho rằng bà L. không thông báo, làm thủ tục đổi tên trên danh bạ, điều chỉnh định mức nước cho đúng thực tế. Do đó, công ty đã truy thu hơn 1.400 m³ nước với tổng cộng hơn… 7 triệu đồng.

Với gia phong hết sức quy củ, sinh thời, chú Hỏa và con cháu sống trong một tòa nhà tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, quận 1, ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Trải qua gần 100 năm mà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, âm u, càng làm cho những giai thoại về chú Hỏa trở nên bí ẩn. Cũng tại dinh thự ấy, những giai thoại về con ma nhà họ Hứa đã ra đời mà nhiều người ngày nay vẫn còn nhắc lại.