Đường từ Sài Gòn về Lái Thiêu giữa trưa cuối thu của Miền Nam thì cũng không khác gì mùa hè. Nắng và nóng.
Từ sớm, những người chuyên sống nhờ người
chết đã đến nhổ cỏ, quét dọn quanh các ngôi mộ, mà theo kinh nghiệm của
họ, ngày hôm nay, 1 tháng 11, thế nào cũng có người đến viếng mộ.
Nghĩa trang Lái Thiêu và nghĩa trang Mạc
Đỉnh Chi đối diện nhau. Thật ra gọi tên là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi là
gọi theo cách của những người đến viếng mộ, vì hầu hết các ngôi mộ ở đây
đã được cải táng và di dời từ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, là tiền thân
của công viên Lê Văn Tám hiện nay, trước kia ra để cải tạo môi trường.
Chúng
tôi đến viếng mộ cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn được cải táng từ nghĩa
trang chùa Phổ Quang ra. Và điểm dừng chính là mộ cố tổng thống Gioan
Baotixita Ngô Đình Diệm, và mộ ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, giữa là
phần mộ của thân mẫu hai ông, cụ cố Luxia.
Nhìn tấm bia không hình, không ghi rõ
tên, mà chỉ ghi Huynh và Đệ, để ai biết chuyện có thể đoán ai là ngài
tổng thống, đâu là ông cố vấn. Cả hai mộ ghi ngày 2 tháng 11 năm 1963.
Cả hai người đã bị sát hại vào đúng lễ các linh hồn cách nay đúng 48
năm.
Bà Thịnh đã có 20 năm sống bằng nghề nhổ
cỏ nghĩa trang ở đây kể : “Cách đây vài năm có mấy người đến viêng mộ cụ
Huynh, cụ Đệ. Những người này đưa tiền cho chồng tôi bảo làm bia mới,
ghi rõ ‘Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu’, chồng tôi
không dám, nên bảo chỉ có thể ghi tên và họ thôi. Những người khách đồng
ý, chồng tôi đã làm và gắn lên. Thời gian sau, chính quyền địa phương
đi kiểm tra bắt tháo ra, ném xuống đất rồi họ lấy chân đạp lên !” Người
chết vẫn bị khinh miệt !
Điều này đau, nhưng không đau bằng 48 năm
rồi, mà vẫn có những người chấp nhận mình “mù”, không tự tìm sự thật để
rồi hành xử không hơn gì loài vật.
Việc tỏ bày sự kính trọng đối với cố tổng
thống Ngô Đình Diệm vẫn là một việc mà nhiều người cho rằng cấm kỵ. Như
thế mới biết thời nay còn phong kiến hơn cả các triều phong kiến Việt
Nam. Cô Thuỳ lần đầu tiên đến nghĩa trang này để thắp hương cho cố tổng
thống Ngô Đình Diệm, cô rất sợ, nhìn ai cũng nghĩ là cảnh sát công an và
lo họ sẽ bắt. Riêng với người viết bài này, trước lúc đi được một người
thân lưu ý “take care !”
Chúng tôi những người sinh sau đẻ muộn,
chỉ được học sử Việt Nam theo cái nhìn hiện tại, nhưng những người trẻ
ngày nay bắt đầu biết được nhiều điều thật hơn về lịch sử, rồi lại có cơ
hội bàn hỏi với nhiều người am hiểu lịch sự cách đa chiều. Chúng tôi
nay phải tự hào về ngài tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hoà, thổng thống
Ngô Đình Diệm. Một người lãnh đạo toàn tâm, toàn ý với dân nước, dứt
khoát không cuối đầu lệ thuộc ngoại bang. Cái chết của anh em cụ là kết
quả của sự dứt khoát không theo Mỹ, không để người nước ngoài can thiệp
quá sâu vào chuyện quốc gia Việt Tổ.
Chúng tôi muốn cầu lễ cho cụ cố tổng
thống Gioan Baotixita ngay tại phần mộ của cụ, như lời thì thầm xin lỗi
với cụ suốt 48 năm qua, chúng tôi đã không hiểu đúng về cụ, về công lao
cụ đã dành cho quê Việt mình, và nhất là cũng vì nỗi sợ hãi bị chụp mũ,
bị mắc vạ.
Thánh
lễ hôm nay bắt đầu lúc 12:00, ngày 01/11/2011, mộ cụ tổng thống là bàn
thờ. Thánh lễ do cha An Thanh chủ tế cùng với cha Hữu Thoại đồng tế. Cha
chủ tế nói lý do của buổi lễ : “chúng ta cầu nguyện cho các lãnh tụ
Việt Nam ở mọi phía và các tử sĩ thuộc về các bên. Cầu nguyện cho tổng
thống Ngô Đình Diệm và cả chủ tịch Hồ Chí Minh. Cầu nguyện cho những
chiến binh và thường dân chết vào tết Mậu Thân, những người chết vì bảo
vệ Hoàng Sa, Trường Sa, những người chết trong cuộc chiến Tây Nam và
biên giới phía Bắc năm 1979 và các năm tiếp theo tại Kampuchia, và tất
cả những người đã tử trận mà chưa có ai nhớ đến để cầu nguyện. Người
chết không còn giới tuyến, nên chúng ta không gây chia rẽ họ nữa”.
30 người chúng tôi không muốn dứt lìa với
quá khứ mà nối tiếp với tình yêu thương. Chúng tôi không muốn người một
nhà, dân một nước lại đối xử với nhau tồi tệ như những kẻ thù địch với
nhau. Hết rồi thời nhân danh ý thức hệ để đổ máu nhau, làm cho huynh đệ
tương tàn. Chấm dứt đi sự hận thù giữa người với nhau và với cả người
chết nữa.
thụyvi post (Bài NT. Ảnh Fx75 và H.Hoà – 2/11/2011)NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG DINH ĐỘC LẬP (2)
(Nối tiếp bài 1)
Dinh Độc Lập là nơi xảy ra những cuộc
binh biến, đảo chánh, cách mạng, cho nên đã từng bị ném bom, bắn phá.
Cuộc đảo chánh năm 1960 là cuộc đảo chánh đầu tiên của nước VNCH thời Đệ
Nhất, xảy ra tại Dinh Độc Lập cũ, có tên là Dinh Norodom thời Pháp
thuộc.
Lúc 5 giờ sáng ngày 11/11/1960, lực lượng
đảo chánh gồm có các đơn vị Nhảy Dù bao vây Dinh Độc Lập, sau khi khống
chế và uy hiếp các cơ quan quân sự trọng yếu như căn cứ Không Quân Tân
Sơn Nhất, đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, doanh trại của
Đội Phòng Vệ phủ Tổng Thống (trên đuờng Thống Nhất). Đồng thời họ đặt
hầu hết những tướng lãnh trong tình trạng quản thúc tại gia.
Nhiều loạt súng máy bắn vào dinh làm bể
cửa kiếng. Tổng thống Diệm suýt chết vì loạt súng máy bắn qua cửa sổ,
vào phòng ngủ, đạn ghim vào giường, nhưng thật may mắn, ông đã rời
giường ngủ vài phút trước đó.
Đội Phòng Vệ Phủ Tổng thống có từ 30 đến
60 người, kháng cự mãnh liệt, đã bắn hạ 7 người vượt rào băng qua sân
cỏ. Quân đảo chánh ngừng bắn và siết chặt vòng vây. Lúc 7 giờ 30 sáng,
quân tăng cường đã tới, lực lượng đảo chánh mở cuộc tấn công nữa, nhưng
đội Phòng Vệ bắn trả quyết liệt.
Lúc 8 giờ, 5 chiếc thiết giáp đi vòng ra
phía sau dinh, bắn vào những trạm gác và pháo kích vào sân dinh. Đến 10
giờ 30 thì tiếng súng ngừng hẳn. Tổng thống Diệm và ông bà Nhu đã xuống
hầm. Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Tham Mưu Trưởng, nghe tiếng súng nổ, ông
tìm cách ra khỏi nhà, đến DĐL bằng xe hơi dân sự, vượt qua rào ở ngỏ
sau, vào gặp Tổng thống Diệm. Quân đảo chánh canh gác trước nhà, không
biết ông đã bí mật ra đi.
Ở dưới hầm, Tướng Khánh điều động quân
đội về giải vây DĐL. Đến trưa, nhiều nhóm dân chúng tụ tập bên ngoài
DĐL, reo hò cổ võ quân đảo chánh và vẫy những biểu ngữ yêu cầu thay đổi
chế độ. Đài phát thanh Sài Gòn công bố là Hội Đồng Cách Mạng đã đảm
trách vai trò chính phủ của miền Nam. Quân đảo chánh do dự về bước kế
tiếp, vì có sự tranh luận bất đồng ý kiến về vai trò tương lai của Tổng
thống Diệm.
Vương Văn Đông chủ trương thừa thắng xông
lên tiến vào bắt sống Ngô Đình Diệm. Nguyễn Chánh Thi thì trái lại, ông
sợ Tổng thống Diệm có thể bị thiệt mạng trong cuộc tấn công. Mặc dù ông
Diệm có khuyết điểm, nhưng miền Nam không có lãnh tụ nào vượt trội hơn
ông cả.
Quân đảo chánh chỉ muốn ông bà Nhu phải
rời khỏi chính quyền, nhưng lại không đồng ý với nhau là nên giết họ hay
trục xuất ra nước ngoài. Để đối phó, ông Diệm dùng kế hoãn binh, câu
giờ bằng cách đề nghị phe đảo chánh đàm phán để thành lập chánh phủ mới.
Quân đảo chánh muốn cử Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, chỉ huy trưởng trường
Võ Bị làm thủ tướng, vì tướng Nghiêm không phải là người của đảng Cần
Lao.
Đài phát thanh Sài Gòn cho phát đi lời
tuyên bố của Đại tá Nguyễn Chánh Thi, cho rằng Ông Diệm đã bị truất phế
vì độc tài. Tổng thống Diệm lo ngại toàn dân sẽ nổi dậy, bèn cử bí thư
là ông Võ Văn Hải sang thương thuyết với quân đảo chánh. Đến xế chiều
ngày 11/11/1960, Tướng Nguyễn Khánh rời DĐL đến gặp cấp chỉ huy đảo
chánh để bàn về những yêu sách của họ.
Trung
tá Vương Văn Đông, Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi muốn rằng, những sĩ quan và
những chính khách đối lập phải được bổ nhiệm vào nội các chính phủ. Đồng
thời, yêu cầu Đại tướng Lê Văn Tỵ phải được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng
Quốc phòng.
Tổng thống Diệm điện hỏi Tướng Tỵ, đang
bị quản thúc tại gia, ông Tỵ không chấp nhận chức Bộ trưởng QP. Bác sĩ
Phan Quang Đán, phát ngôn nhân của đảo chánh, người chống ông Diệm quyết
liệt, vì ông Diệm đã xoá tên ông ra khỏi danh sách đắc cử dân biểu QH
và chận đường, không cho ông đến nhậm chức trong ngày lễ khai mạc. Bác
sĩ Đán lên tiếng trên đài phát thanh và tổ chức họp báo, trong khi quân
đảo chánh hạ những tấm hình của TT Diệm treo trên tường xuống và giẫm
chân, chà đạp lên nó.
Tướng Khánh trở lại DĐL, tường trình
những yêu cầu của quân đảo chánh và đề nghị TT Diệm nên chia sẻ quyền
hành. Bà Ngô Đình Nhu lớn tiếng phản đối việc đó, khiến cho Tướng
Khánh đe dọa rút lui, và ông Diệm buộc bà Nhu phải im tiếng.
Trong khi hai bên ngưng chiến để thương
lượng thì các đơn vị trung thành với Tổng thống Diệm có đủ thì giờ điều
động quân về tiếp cứu. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lịnh SĐ 5 BB, mang
pháo binh từ Biên Hoà về Sài Gòn.
- Ngày 12-11-1960 : Đại
tá Huỳnh Văn Cao, TL/SĐ 7 BB ở Mỹ Tho, Đại tá Trần Thiện Khiêm, TL/SĐ
21 mang 7 tiểu đoàn BB cùng với pháo binh của Trung tá Bùi Dzinh vể giải
vây DĐL.
Tướng Khánh cũng thuyết phục tướng Lê
Nguyên Khang, TL/TQLC gởi tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 TQLC. Biệt Động
Quân ở Tây Ninh cũng về chống đảo chánh. Tổng thống Diệm yêu cầu Tướng
Khánh tiếp tục thương lượng và tiếp tục ngưng bắn.
Sáng ngày 12/11/1960, đài phát thanh Sài
Gòn phát đi bản tuyên bố của TT Diệm, hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do, công
bằng và các biện pháp tự do khác, như chấm dứt kiểm soát báo chí…sẽ hợp
tác với Hội Đồng Cách Mạng để thành lập chánh phủ liên hiệp.
Cuộc tấn công trì hoãn 36 tiếng đồng hồ.
Tại Phú Lâm ngày 12-11-1960. Phú Lâm là
cửa ngỏ ra từ miền Tây vào thủ đô, cuộc giao tranh chớp nhoáng xảy ra
nhưng rất khốc liệt với khoản 400 người chết, phần đông là dân chúng tò
mò ra đường xem đánh nhau. Quân đảo chánh bị đánh tan ở Phú Lâm và lực
lượng cứu viện tiến về DĐL.
Một số đơn vị đã vượt qua khỏi vòng vây
của quân đảo chánh, bằng cách nói dối rằng họ là quân chống TT Diệm. Các
đơn vị đó bố trí chung quanh dinh xong, thì quay súng lại tấn công bất
ngờ quân đảo chánh. Hai bên “trao đổi hoả lực” cho nhau khoảng vài tiếng
đồng hồ, quân đảo chánh yếu thế, rút lui. Cuộc đảo chánh bị dẹp tan.
Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tr/t Vương Văn
Đông, Phạm Văn Liễu cùng một số sĩ quan chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất
nhờ Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ giúp đở.
Ông Thi nói “Kỳ, chúng tôi đã thất bại,
chúng tôi muốn thoát khỏi nơi nầy, bằng không, sẽ bị xử tử.” Thiếu tá
Nguyễn Cao Kỳ cho một chiếc C-47, thế là 15 người lên phi cơ do phi công
Phan Phụng Tiên lái. Phe đảo chánh bắt Tư Lịnh Biệt Khu Thủ Đô là Trung
tướng Thái Quang Hoàng đi theo làm con tin.
DĐL
cử 2 chiếc khu trục cơ đuổi theo chiếc C-47. Đến gần biên giới
Campuchia thì bắt kịp. Hai phi công gọi về xin chỉ thị. Lúc đó Tướng
Khánh nghe bà Nhu đứng bên cạnh lớn tiếng “Bắn rơi nó đi ! Giết hết lũ
Nhảy dù phản nghịch”. Nguyễn Khánh không đồng ý với bà Nhu, ra lịnh cho 2
khu trục cơ trở về.
Đại úy Phan Lạc Tuyên cũng chạy đến Campuchia bằng đường bộ.
Thái tử Norodom Sihanouk mừng rỡ đón chào
tất cả, bởi vì Campuchia và VNCH thù nghịch nhau. Vì Sihanouk làm ngơ
để cho Bắc Việt sử dụng lãnh thổ tấn công VNCH. Hơn nữa, VNCH đã có ít
nhất là 2 lần ám sát Sihanouk. Lần thứ nhất, Ngô Đình Nhu gởi bom thư,
lần thứ hai, Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu mua chuộc viên tướng Campuchia làm
đảo chánh lật đổ Sihanouk.
Tổ chức đảo chánh năm 1960
Kế hoạch do Trung tá Vương Văn Đông chủ
trương và tổ chức, với sự tham gia của Trung tá Nguyễn Triệu Hồng (anh
vợ của Tr/t Đông), Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, Th/t Phạm Văn Liễu, Th/t
Nguyễn Kiến Hùng, Đại úy Phan Lạc Tuyên, Đ/u Nguyễn Tiến Lộc, Đ/u Nguyễn
Thành Chuẩn và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tham gia đảo chánh. Đại
tá Nguyễn Chánh Thi được mởi tham gia sau cùng.
Kế hoạch chuẩn bị một năm. Tr/t Đông đã
móc nối được một trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân, 3 tiểu đoàn
Dù, một số đơn vị TQLC và Pháo binh. Phía chính trị gồm có Bác sĩ Phan
Quang Đán, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Trương Bảo Sơn, Phan Bá Cầm (nhân
sĩ Hoà Hảo), Phan Đình Nghị và Nguyễn Đình Lý…
Lý do thất bại
Theo lời tường thuật của nhà báo Stanley
Karnow, người được giải Pulitzer Prize, tác giả cuốn “Vietnam : A
History”, thì nguyên nhân thất bại là không cắt được đường dây liên lạc
từ DĐL đến các bộ chỉ huy quân sự trong nước, cho nên Tổng thống Diệm đã
gọi các đơn vị về giải cứu. Vì thế, không giữ được đài phát thanh và
không giữ được các nút chận vào Sài Gòn.
Qua thất bại, chúng ta thấy quân đảo
chánh mắc kế hoãn binh của TT Diệm. Trình độ chính trị kém là vội đàm
phán trên mặt trận mà việc thắng bại chưa ngã ngũ, thương lượng ở thế
yếu, khi trong tay không có gì, tức là ở thế hạ phong. Không có mục đích
chủ yếu của cuộc đảo chánh cho nên có bất đồng ý kiến, gây tranh cãi
tại mặt trận đang sôi động quyết định sống chết. Không có thống nhất
chỉ huy, có lẻ vì lý do bảo mật.
Toà án xét xử
Mãi đến 2 năm sau, ngày 8/7/1963, Toà án
Quân sự Đặc Biệt xét xử những người dính líu đến cuộc đảo chánh ngày
11/11/1960 giữa lúc có vụ khủng hoảng Phật Giáo. Có lẽ TT Diệm muốn cảnh
cáo dằn mặt những người có ý định đảo chánh.
19 sĩ quan và 34 thường dân bị kết án. 7
sĩ quan và 2 dân sự đào thoát sang Campuchia bị kết án tử hình khiếm
diện. 5 sĩ quan được tha bổng. Những người còn lại bị kết án từ 5 năm
đến 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Cách đó không lâu, sau cuộc Cách Mạng
ngày 1/11/1963, Đệ Nhất Cộng Hoà bị sụp đổ, những người bị tù được thả
ra, và những người ở Campuchia trở về nước phục vụ lại trong quân đội
VNCH.
Lần đầu tiên, DĐL “chứng kiến” cuộc binh
biến, đánh dấu sự xáo trộn, mở màn cho những cuộc đảo chánh làm suy yếu
VNCH trên mặt trận chống Cộng về sau.
Vụ ném bom Dinh Độc Lập năm 1962
Lúc 7 giờ sáng ngày 27/2/1962, bầu trời
Sài Gòn bị khuấy động bởi tiếng bom và tiếng súng máy. Dinh Độc Lập chìm
trong biển khói của cuộc tấn công từ hai chiếc phi cơ ném bom A-1
Skyraider. Bom nổ, bom xăng đặc (Napalm), rocket và đại lien trút vào
dinh tổng thống. (dinh cũ)
Trong 30 phút, 4 trái bom, 8 rocket và
đạn đại liên đánh vào mục tiêu, phá sập bên cánh trái của DĐL. Hai phi
công là Thiếu úy Nguyễn Văn Cử và Trung úy Phạm Phú Quốc, thuộc Phi đoàn
514 thuộc căn cứ Không Quân Biên Hoà.
Phi cơ của Phạm Phú Quốc bị trúng 72 viên
đạn 12 ly 7, trong đó, một viên trúng bình xăng nên phi cơ phát cháy và
rơi xuống sông Sài Gòn. Phạm Phú Quốc bị toán Người Nhái Hải quân đến
bắt. Nguyễn Văn Cử bay sang Campuchia.
Nguyễn
Văn Cử là người chủ mưu vì cha của Cử là ông Nguyễn Văn Lực, một lãnh
tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt giam vì hành động chống chính quyền của
TT Diệm. Phạm Phú Quốc, người Điện Bàn, Quảng Nam, là người bị Cử lôi
cuốn.
Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, Cử về nước, tiếp tục phục vụ trong Không quân.
Năm 1965, Trung tá Phạm Phú Quốc bị tử
trận khi bay từ Đà Nẳng, vượt vĩ tuyến 17 ra đánh phá đường giao thông
Hà Tĩnh. Năm 1977, hài cốt của ông được người chị là Phạm Thị Xuân Cơ
cải táng ở chùa Phước Lâm, Hội An, Quảng Nam.
Dinh Độc Lập bị đánh phá lần thứ hai,
thiệt hại nặng, nên phải đập phá và xây lại dinh mới theo đồ án thiết kế
của KTS Ngô Viết Thụ.
Nguyễn Thành Trung ném bom Dinh Độc Lập
Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 8/4/1975, Trung úy
phi công Nguyễn Thành Trung, từ Không đoàn 540 ở Biên Hoà, bay về Sài
Gòn ném bom Dinh Độc Lập. Phi cơ F-5E mang 4 trái bom 500 cân Anh và
trang bị đại liên 20 ly. Lần đầu ném 2 quả nhưng không trúng đích, quay
lại, ném lần thứ hai, 2 quả trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ. Thiệt
hại không đáng kể.
Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom, bay ra đáp xuống phi trường Phước Long đang do quân chính quy Bắc Việt chiếm giữ.
Cửa Dinh Độc Lập bị húc sập
Lúc 11 giờ 30 ngày 30/4-/1975, xe tăng Bắc Việt đã húc sập cánh cửa của dinh, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Vì sự tranh giành công trận, cho nên có nhiều tranh cãi xảy ra không dứt sau đó.
Chiếc xe tăng nào vào Dinh Độc Lập trước
nhất ? Ai là người treo cờ của Mặt Trận Giải phóng ở DĐL ? Ai tiếp nhận
sự đầu hàng của TT Dương Văn Minh ?
Báo chí trong nước ghi nhận chiếc xe tăng số 843 với thủ trưởng Bùi Quang Thận vào sân dinh đầu tiên.
Còn
theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon viết năm 1984, ghi
lại lời tường thuật của Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt,làm
việc cho đài truyền hình NBC, đã có mặt tại DĐL trong lúc đó, thì chiếc
xe tăng vào DĐL đầu tiên mang số 844. Và với Oliver Todd thì ghi là
chiếc xe tăng số 879 do Bùi Đức Mai lái đã ủi sập cánh cửa và vào trong
sân trước nhất.
Ai nói ?
Bùi Văn Tùng nói với Ông Dương Văn Minh “Các ông không còn gì để bàn giao. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện…”
Trong cuốn Tears Before the Rain, xuất
bản năm 1990, tác giả Larry Engelman đã phỏng vấn Đại tá Bùi Tín, ông
Tín nói ông là người gặp TT Dương Văn Minh và nói “Không có vấn đề bàn
giao quyền hành. Quyền hành của ông đã sụp đổ. Ông không còn gì trong
tay để bàn giao. Ông không thể chuyển giao cái mà ông không có” (Larry Engelman)
Kết
Ngày 30/4/1975, Dinh Độc Lập mất. Nước
Việt Nam Cộng Hoà mất, và người dân miền Nam không còn cuộc sống như
trước. Đổi tiền, Kinh tế mới, Hồi Hương, Trại cải tạo, đã có cuộc đổi
đời thực sự bắt đầu.
(tổng hợp theo tài liệu trên Internet)
Huỳnh Văn Yên post
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét