Quân đội Mỹ vừa phóng tên lửa Atlas mang tàu con thoi mini không người
lái X-37B lên không gian từ căn cứ phóng tên lửa của không quân, đặt
trên mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên X-37B được triển khai nhưng là lần phóng
được chú ý nhất bởi thời gian trước đó, sự tồn tại của tàu con thoi mini
không người lái X-37B hoàn toàn nằm trong sự tối mật. Sáng sớm ngày
16/6/2012, X-37B trở về trái đất sau hơn một năm hoạt động trong không
gian. Pha hạ cánh hoàn hảo của X-37B tại căn cứ Không quân Vandenberg, California khiến nó bắt đầu được chú ý.
Nhìn bề ngoài rất giống với phi đội tàu con thoi đình đám của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhưng thực tế, X-37B mang rất nhiều điểm khác biệt. Được gắn trên lưng tên lửa Atlas để bay vào quỹ đạo, X-37B hoạt động hoàn toàn theo chương trình được cài đặt sẵn. Thậm chí việc tách khỏi tên lửa đẩy hay bay trở lại trái đất của X-37B cũng không cần đến sự can thiệp của con người.
Kể từ khi được phóng lần đầu năm 2010 tới nay, nhiệm vụ và khả năng hoạt động của máy bay dưới hình dạng tàu con thoi do Boeing chế tạo nằm dưới sự bảo mật tuyệt đối. Nhiều người suy đoán rằng, chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ trinh sát từ quỹ đạo tầm thấp, giúp nó tránh khỏi mọi sự phòng ngừa của đối phương. Trong lần phóng thứ 2 năm 2011, chiếc X-37B đã lơ lửng trong không gian 469 ngày, nhiều hơn 270 ngày so với thời gian tối đa của tàu con thoi NASA.
Công nghệ do thám
Các chuyên gia khá rõ về chương trình X-37B của Mỹ nhấn mạnh, tàu con thoi mini thừa hưởng những công nghệ vũ trụ tiên tiến mà đội tàu con thoi đình đám của Mỹ được trang bị. Trong khi đó, Không quân Mỹ mô tả vai trò của X-37B là “đáng tin cậy, có thể tái sử dụng, nền tảng của chương trình không gian không người lái”.
Hầu hết các chuyên gia ngoài quân đội đều nhận định, nhiều khả năng X-37B được thiết kế nhằm mục đích giám sát và trinh sát bí mật. Allen Thomson, một cựu chuyên gia phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận định: “Tôi đoán rằng X-37B được sử dụng cho các mục đích phản ứng nhanh, cung cấp hình ảnh và dữ liệu chiến thuật tại mọi khu vực trên thế giới khi được yêu cầu”.
Nếu quả thực được ra đời nhằm mục tiêu gián điệp, X-37B sẽ gây ra những cuộc tranh luận lớn về vai trò của hàng loạt vệ tinh gián điệp nhiều tỷ USD mà Mỹ đang sở hữu. Việc bổ sung thêm X-37B vào đội quân trinh sát phần nào cho thấy năng lực kém của các vệ tinh do thám Mỹ đang bay lơ lửng trên không trung.
Trên thực tế, Giáo sư Joan Johnson-Freese, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc gia tại trường Naval War College tại Newport tin rằng, do thám bằng X-37B sẽ tăng đáng kể tính cơ động so với đội vệ tinh đang di chuyển trong quỹ đạo trái đất, đồng thời vô hiệu hóa các loại vũ khí chống vệ tinh mà đối thủ của Mỹ đang trang bị.
Không trang bị vũ khí
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ cũng như các nhà quan sát, thiết kế và kiểu dáng của X-37B khó lòng cho phép nó trang bị vũ khí. Trong khi đó, việc xác lập quỹ đạo bay cho tàu con thoi mini này cũng vô cùng khó khăn. Quỹ đạo bay được chọn phải giúp X-37B dễ dàng quan sát được những khu vực khác nhau trên cùng một hành trình với việc điều chỉnh một chút góc bay.
Quỹ đạo bay của X-37B cũng chỉ ra quân đội đang cố gắng phát triển hệ thống cảm biến mới như radar hình ảnh hoặc cảm biến hyperspectral, cho phép con tàu thu thập thông tin qua những bước sóng khác nhau. Tuy nhiên, giống với các vệ tinh do thám, quỹ đạo bay của X-37B không được phép trùng với quỹ đạo bay của mặt trời, nhằm duy trì một góc nhất định giữa mặt trời, con tàu và trái đất. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn thiên nhiều về suy đoán chứ hoàn toàn không có cơ sở thực tế.
Về phần mình, Không quân Mỹ vẫn im lặng về tính năng của tàu con thoi mini. Tuyên bố duy nhất họ đưa ra nhằm mục đích trấn an rằng, tàu con thoi mini hoàn toàn không mang vũ khí. “Tôi không thấy có điều gì để gọi đây là trạm vũ khí ngoài không gian. Nó chỉ là một phiên bản nâng cấp của tàu con thoi Mỹ mới bị đình chỉ hoạt động”, ông Gary Payton, Phó chỉ huy Không quân Mỹ phụ trách các vấn đề không gian cho biết trong năm 2010.
Trả lời câu hỏi về khả năng hoạt động của X-37B, ông Payton nói ngắn gọn: “Không quân có một phần chương trình quân sự trong không gian và mẫu thiết bị mới này có có khả năng giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn”. Ông Payton từ chối trả lời chi tiết về những nhiệm vụ được X-37B hỗ trợ.
Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ liên tiếp tiến hành những thử nghiệm vũ khí đình đám, với khả năng tác chiến được coi là vượt trội. Chỉ một hôm trước vụ phóng X-37B lên quỹ đạo vừa diễn ra, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm cất và hạ cánh máy bay không người lái sở hữu bộ não nhân tạo X-47B trên tàu sân bay.
Không lâu trước đó, Lầu Năm Góc cũng tiến hành thử nghiệm một máy bay không người lái siêu thanh mang tên X-51A Waverider. Tuy nhiên, không lâu sau khi rời cánh chiếc B-52 chuyên chở, X-51A Waverider đã gặp sự cố và rơi xuống một khu vực chưa xác định trên biển. Không quân Mỹ tuyên bố, họ đang xác định sự cố khiến vụ thử nghiệm bất thành nhưng không có kế hoạch trục vớt nguyên mẫu thất bại.
Trịnh Duy
Tàu con thoi mini X-37B. |
Nhìn bề ngoài rất giống với phi đội tàu con thoi đình đám của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhưng thực tế, X-37B mang rất nhiều điểm khác biệt. Được gắn trên lưng tên lửa Atlas để bay vào quỹ đạo, X-37B hoạt động hoàn toàn theo chương trình được cài đặt sẵn. Thậm chí việc tách khỏi tên lửa đẩy hay bay trở lại trái đất của X-37B cũng không cần đến sự can thiệp của con người.
Kể từ khi được phóng lần đầu năm 2010 tới nay, nhiệm vụ và khả năng hoạt động của máy bay dưới hình dạng tàu con thoi do Boeing chế tạo nằm dưới sự bảo mật tuyệt đối. Nhiều người suy đoán rằng, chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ trinh sát từ quỹ đạo tầm thấp, giúp nó tránh khỏi mọi sự phòng ngừa của đối phương. Trong lần phóng thứ 2 năm 2011, chiếc X-37B đã lơ lửng trong không gian 469 ngày, nhiều hơn 270 ngày so với thời gian tối đa của tàu con thoi NASA.
Công nghệ do thám
Các chuyên gia khá rõ về chương trình X-37B của Mỹ nhấn mạnh, tàu con thoi mini thừa hưởng những công nghệ vũ trụ tiên tiến mà đội tàu con thoi đình đám của Mỹ được trang bị. Trong khi đó, Không quân Mỹ mô tả vai trò của X-37B là “đáng tin cậy, có thể tái sử dụng, nền tảng của chương trình không gian không người lái”.
X-37B trong lần tiếp đất đầu tiên năm 2010. |
Hầu hết các chuyên gia ngoài quân đội đều nhận định, nhiều khả năng X-37B được thiết kế nhằm mục đích giám sát và trinh sát bí mật. Allen Thomson, một cựu chuyên gia phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận định: “Tôi đoán rằng X-37B được sử dụng cho các mục đích phản ứng nhanh, cung cấp hình ảnh và dữ liệu chiến thuật tại mọi khu vực trên thế giới khi được yêu cầu”.
Nếu quả thực được ra đời nhằm mục tiêu gián điệp, X-37B sẽ gây ra những cuộc tranh luận lớn về vai trò của hàng loạt vệ tinh gián điệp nhiều tỷ USD mà Mỹ đang sở hữu. Việc bổ sung thêm X-37B vào đội quân trinh sát phần nào cho thấy năng lực kém của các vệ tinh do thám Mỹ đang bay lơ lửng trên không trung.
Sở hữu công nghệ cách nhiệt của những chiếc tàu con thoi giúp X-37B không bị tổn hại trong quá trình hạ cánh. |
Trên thực tế, Giáo sư Joan Johnson-Freese, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc gia tại trường Naval War College tại Newport tin rằng, do thám bằng X-37B sẽ tăng đáng kể tính cơ động so với đội vệ tinh đang di chuyển trong quỹ đạo trái đất, đồng thời vô hiệu hóa các loại vũ khí chống vệ tinh mà đối thủ của Mỹ đang trang bị.
Không trang bị vũ khí
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ cũng như các nhà quan sát, thiết kế và kiểu dáng của X-37B khó lòng cho phép nó trang bị vũ khí. Trong khi đó, việc xác lập quỹ đạo bay cho tàu con thoi mini này cũng vô cùng khó khăn. Quỹ đạo bay được chọn phải giúp X-37B dễ dàng quan sát được những khu vực khác nhau trên cùng một hành trình với việc điều chỉnh một chút góc bay.
X-37B hoạt động ở quỹ đạo thấp của trái đất, cách mực nước biển 180 - 800 km. |
Quỹ đạo bay của X-37B cũng chỉ ra quân đội đang cố gắng phát triển hệ thống cảm biến mới như radar hình ảnh hoặc cảm biến hyperspectral, cho phép con tàu thu thập thông tin qua những bước sóng khác nhau. Tuy nhiên, giống với các vệ tinh do thám, quỹ đạo bay của X-37B không được phép trùng với quỹ đạo bay của mặt trời, nhằm duy trì một góc nhất định giữa mặt trời, con tàu và trái đất. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn thiên nhiều về suy đoán chứ hoàn toàn không có cơ sở thực tế.
X-37B được đặt lên đỉnh tên lửa Atlas để đưa tới quỹ đạo đã định. |
Về phần mình, Không quân Mỹ vẫn im lặng về tính năng của tàu con thoi mini. Tuyên bố duy nhất họ đưa ra nhằm mục đích trấn an rằng, tàu con thoi mini hoàn toàn không mang vũ khí. “Tôi không thấy có điều gì để gọi đây là trạm vũ khí ngoài không gian. Nó chỉ là một phiên bản nâng cấp của tàu con thoi Mỹ mới bị đình chỉ hoạt động”, ông Gary Payton, Phó chỉ huy Không quân Mỹ phụ trách các vấn đề không gian cho biết trong năm 2010.
Trả lời câu hỏi về khả năng hoạt động của X-37B, ông Payton nói ngắn gọn: “Không quân có một phần chương trình quân sự trong không gian và mẫu thiết bị mới này có có khả năng giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn”. Ông Payton từ chối trả lời chi tiết về những nhiệm vụ được X-37B hỗ trợ.
Sử dụng phin mặt trời giúp X-37B có thể hoạt động hơn một năm trên không trung. |
Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ liên tiếp tiến hành những thử nghiệm vũ khí đình đám, với khả năng tác chiến được coi là vượt trội. Chỉ một hôm trước vụ phóng X-37B lên quỹ đạo vừa diễn ra, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm cất và hạ cánh máy bay không người lái sở hữu bộ não nhân tạo X-47B trên tàu sân bay.
Không lâu trước đó, Lầu Năm Góc cũng tiến hành thử nghiệm một máy bay không người lái siêu thanh mang tên X-51A Waverider. Tuy nhiên, không lâu sau khi rời cánh chiếc B-52 chuyên chở, X-51A Waverider đã gặp sự cố và rơi xuống một khu vực chưa xác định trên biển. Không quân Mỹ tuyên bố, họ đang xác định sự cố khiến vụ thử nghiệm bất thành nhưng không có kế hoạch trục vớt nguyên mẫu thất bại.
|