Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013
Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những từ ngữ đã đi vào quá khứ
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/ngon-ngu-sai-gon-xua-nhung-tu-ngu-i-vao.html
Chính phủ VNCH cho in và phổ biến Giấy thông hành nhằm mục đích giúp các cán binh, du kích trở về với quốc gia. Phần trên của Giấy thông hành có cờ VNCH và cờ của các quốc gia tham chiến gồm Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Thái Lan, Đại Hàn, Tân Tây Lan và Phi Luật Tân. Giấy thông hành được viết bằng 4 ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đại Hàn và tiếng Thái. Phần dưới có nội dung như sau:
Những cán binh trở về với Chính phủ VNCH được gọi là người hồi chánh hay hồi chánh viên. Trong số những người hồi chánh có ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính (con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn), nhà văn Xuân Vũ (tác giả hồi ký Đường Đi Không Đến và Vượt Trường Sơn, đã qua đời tại Texas năm 2002), Trung Tá Lê Xuân Chuyên (bị chính quyền mới xử tử hình vào ngày 30/4/1975), Trung tá Tám Hà, Trung tá Phan Văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự…
Chiêu hồi, ngoài ý nghĩa chính trị còn được dùng như động từ để chiêu dụ ai đó, chẳng hạn như trong câu: “Hắn đã ‘chiêu hồi’ được một tay chọc trời khuấy nước về làm việc dưới trướng”. Gần đây, trên http://nguoivietblog.com/hagiang/?p=497, tác giả Tam Thanh có một bài viết với tiêu đề “Chiêu hồi” ngôn ngữ, bàn về cách dùng khác nhau và ý nghĩa đúng-sai của những từ ngữ xuất xứ từ miền Nam và miền Bắc.
Nhân vật “nằm vùng” thứ hai là Phạm Xuân Ẩn [4] là một thiếu tướng tình báo của Hà Nội với biệt danh Trần Văn Trung hay Hai Trung. Trong suốt thời gian chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn sống tại Sài Gòn dưới vỏ bọc “ký giả” làm việc tại Việt tấn xã, cộng tác với hãng thông tấn Reuters và có nhiều bài viết trên tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor...
Vũ Ngọc Nhạ [5], Thiếu tướng tình báo của Hà Nội cũng là một trường hợp “nằm vùng” ngay trong đầu não của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam, kéo dài từ năm 1954 đến ngày Sài Gòn sụp đổ. Miền Bắc ca tụng ông là “điệp viên siêu hạng” với những “điệp vụ bất khả thi” trong “vụ án chính trị lớn nhất thời đại”.
Ở trường Sinh ngữ Quân đội, một đơn vị tương đối nhỏ trong quân lực VNCH, cũng đã có vài trường hợp “nằm vùng”. Nổi bật nhất có Đại úy TVQ và Thiếu úy NCD. Đại úy Q. là người từ đơn vị chuyển về trường SNQĐ khi nhu cầu huấn luyện Anh văn cho quân đội tăng cao do chương trình Việt Nam hóa chiến tranh nhằm đào tạo quân nhân các binh chủng Hải-Lục-Không quân VNCH đi học chuyên môn tại Hoa Kỳ để về nước đảm nhận công việc của quân đội Mỹ.
Ngôn ngữ là phương tiện trao đổi ý tưởng trong cuộc
sống hàng ngày. Thế cho nên, ngôn ngữ cũng phải thay đổi theo cách sống
và lối sống của từng thời kỳ. Sự kiện tháng 4/1975 là một cột mốc
thay đổi lớn nhất trong đời sống văn hóa, chính trị và xã hội của
người miền Nam, kéo theo sự mai một của một số từ ngữ vốn đã dùng
quen hàng ngày.
Thay đổi sâu rộng nhất là cả một hệ thống chính
trị tại miền Nam
cho nên những từ ngữ có liên quan đến ý thức hệ cũ dần dần đã đi
vào quá khứ. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Bài viết này
có mục đích ghi lại những từ ngữ đã một thời phổ biến trong xã
hội miền Nam để những thế hệ kế tiếp có thể hiểu được những gì
cha ông đã thường nói trong cuộc sống hàng ngày.
Chiêu hồi là một
trong những từ ngữ của Sài Gòn xưa và sẽ dần dần đi vào quên lãng.
Đây là một chương trình do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đề ra để khuyến khích
các thành phần vũ trang của Mặt trận Giải phóng miền Nam và Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa buông súng quay về với phe chính phủ. Vận động tuyên truyền
được thực hiện dưới nhiều hình thức: truyền đơn thả từ máy bay hoặc qua
những chương trình phát thanh và đài phát thanh [1].
Giấy Thông Hành
Chính phủ VNCH cho in và phổ biến Giấy thông hành nhằm mục đích giúp các cán binh, du kích trở về với quốc gia. Phần trên của Giấy thông hành có cờ VNCH và cờ của các quốc gia tham chiến gồm Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Thái Lan, Đại Hàn, Tân Tây Lan và Phi Luật Tân. Giấy thông hành được viết bằng 4 ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đại Hàn và tiếng Thái. Phần dưới có nội dung như sau:
“MANG TẤM GIẤY THÔNG HÀNH nầy về cộng tác với Chánh
Phủ Quốc Gia các bạn sẽ được:
- Đón tiếp tử tế
- Bảo đảm an ninh
- Đãi ngộ tương xứng
(Ký tên)
Nguyễn Văn Thiệu
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
Song song với việc phổ biến Giấy Thông Hành là các chương trình Phát thanh Chiêu hồi được mở đầu bằng bản nhạc Ngày Về của Hoàng Giác được dùng làm
nhạc hiệu (nghe Ngày Về qua giọng
ca của Anh Ngọc trên http://www.youtube.com/watch?v=rNKpu3IEW2c):
"Tung
cánh chim tìm về tổ ấm
nơi
sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ
phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến
tiếc bao ngày xanh…”
Điều khá lý thú là Hoàng Giác (sinh năm 1924) vốn
là nhạc sĩ theo kháng chiến chống Pháp và đã từng là đội viên tuyên
truyền trong chiến khu Việt Bắc. Năm 1947, Hoàng Giác viết Ngày về, theo ông, đó là ca khúc ưng ý
nhất. Năm 1948 Hoàng Giác “dinh tê” trở về Hà Nội, hoạt động nghệ thuật
như một nhạc sĩ và cũng là một ca sĩ được dân Hà Thành hâm mộ.
Cũng giống như một số nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Giác sáng
tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc, trong số đó có những bài hát nổi tiếng,
vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Hương lúa đồng quê. Ông hiện sống ở Hà Nội và có người con trai
là nhà thơ khá nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm.
Báo Công an Nhân dân
trong bài viết “Nhạc sĩ Hoàng Giác: Mãi
giấc mơ hoa” có đoạn đề cập đến bản nhạc Ngày về: “Sau khi được một
số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu
nhiên, giai điệu của "Ngày về" được chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn
làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến
sau 1975, bài "Ngày về" mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều
giọng ca nổi tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân…”
Nhạc sĩ Hoàng Giác
Những cán binh trở về với Chính phủ VNCH được gọi là người hồi chánh hay hồi chánh viên. Trong số những người hồi chánh có ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính (con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn), nhà văn Xuân Vũ (tác giả hồi ký Đường Đi Không Đến và Vượt Trường Sơn, đã qua đời tại Texas năm 2002), Trung Tá Lê Xuân Chuyên (bị chính quyền mới xử tử hình vào ngày 30/4/1975), Trung tá Tám Hà, Trung tá Phan Văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự…
Hồi chánh viên (từ trái qua phải): Trung Tá Phạm Viết Dũng,
Trung đoàn phó Phạm Văn Xướng, Trung Tá Tám Hà
Chiêu hồi, ngoài ý nghĩa chính trị còn được dùng như động từ để chiêu dụ ai đó, chẳng hạn như trong câu: “Hắn đã ‘chiêu hồi’ được một tay chọc trời khuấy nước về làm việc dưới trướng”. Gần đây, trên http://nguoivietblog.com/hagiang/?p=497, tác giả Tam Thanh có một bài viết với tiêu đề “Chiêu hồi” ngôn ngữ, bàn về cách dùng khác nhau và ý nghĩa đúng-sai của những từ ngữ xuất xứ từ miền Nam và miền Bắc.
Trần Trung Đạo trong bài “Mặc cảm chiêu hồi và khát vọng tự do” viết: “Tôi có
mặc cảm rằng ra Hà Nội là đầu hàng, ra Hà Nội là chấp nhận chế độ, là một hình
thức chiêu hồi. Tôi ở lại Việt Nam thêm 6 năm nhưng nhất định không đi thăm
miền Bắc, dù có nhiều cơ hội…” (http://www.trantrungdao.com/?p=262).
Thuật ngữ “chém vè”
cũng là một từ ngữ chính trị được sử dụng tại miền Nam. Chém vè, nguyên thủy có ý nghĩa ẩn mình dưới nước hoặc những nơi lùm bụi
rậm rạp gần bờ nước để trốn tránh. Theo một số người, “chém vè” xuất phát từ con ba ba (cua
đinh) với hai càng rất khỏe còn gọi là vè. Hễ nghe tiếng động, hai vè
của nó chém mạnh rồi chui vào bùn để trốn.
Đối với chính quyền VNCH, thuật ngữ “chém vè” chỉ tình trạng các cán
binh “giã từ vũ khí” để ra “hồi
chánh”. Xem ra, cũng chỉ một từ ngữ nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau tùy theo chính kiến. Đó cũng là điều dễ hiểu ở một đất nước
đang trong tình trạng chiến tranh về ý thức hệ.
Chuyện cười của Bác Ba Phi trong Rùa U Minh viết: “Hai bác
cháu tui chạy một mạch qua tới Lung Bùn, chém vè cho tới chiều. Về chưa tới nhà
thì thằng Ba Lùn chặn lại rủ vô nhà nhậu thịt rùa rang muối. Nó bảo là hồi trưa
nó đốt giang sậy ven Lung Tràm, bắt được vài chục con rùa. Nghe nói mà tui tiếc
hùi hụi. Hồi trưa thấy bầy rùa bò đó mà tưởng đâu xe lội nước [thiết vận
xa M113, chú thích của NNC], bỏ chạy
trốn. Thiệt tức!”. Chém vè ở
đây chỉ thuần túy là ẩn núp.
Theo hồi ký Chém vè
giữa làng báo Sài Gòn của nhà văn Nguyên Hùng [2], thuật ngữ “chém vè” trong bài viết này chỉ
việc những cán bộ Cộng sản, sau hiệp định Genève 1954, được đưa về Sài Gòn
để “trường kỳ mai phục”, “hoạt động trong lòng địch” hay còn gọi là “nằm vùng”.
“Nằm vùng” quả
là một từ vừa gợi hình lại gợi ý. Đối với chính quyền VNCH, nằm vùng là một từ có ý miệt
thị chỉ những người sinh sống tại miền Nam hoạt động bí mật cho
Cộng sản, tương tự như cụm từ người ta thường nói: “Ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản”.
Mãi đến sau năm 1975, những nhân vật nằm
vùng mới dần dần lộ diện.
Theo cuốn Decent
Interval của Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của CIA, có đến hàng
chục ngàn cán bộ Cộng sản “nằm
vùng” tại miền Nam trong cuộc chiến vừa qua. Họ có thể là một
người lái taxi, đạp cyclo… hằng ngày vẫn theo đuổi công việc của mình
nhưng sau 30/4/1975 họ lại là những cán bộ trong Ủy ban Quân quản giữ nhiệm vụ điều hành một thành phố
Sài Gòn còn đang trong thời kỳ hỗn mang.
Ở một mức độ cao hơn, cán bộ “nằm vùng” nằm ngay trong guồng máy chính phủ Sài Gòn, nổi
bật nhất là nhân vật tình báo bí ẩn Phạm Ngọc Thảo [3]. Điều bất
ngờ là Thảo mang cấp bậc Đại tá của Quân lực VNCH tại miền Nam trong
khi chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn không biết ông còn là
Đại tá trong Quân đội Nhân dân ở miền Bắc.
Biết Phạm Ngọc Thảo từng là chỉ huy du kích Việt Minh, đầu
năm 1961 Ngô Đình Nhu đã quyết định cử ông làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (tức
Bến Tre) để trắc nghiệm Chương trình Bình
định. Từ khi Phạm Ngọc Thảo nhậm chức, tình hình an ninh tại vùng này
trở nên rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Tuy nhiên, do có
nhiều tố cáo nghi ngờ ông là “cán bộ cộng
sản nằm vùng”, ông thôi giữ chức Tỉnh trưởng và được cử sang Hoa Kỳ
học một khóa về chỉ huy và tham mưu.
Tháng 9/1963 Bác sĩ Trần Kim Tuyến (nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị, thực chất là cơ
quan mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu một cuộc đảo chính. Phạm Ngọc Thảo đã kêu
gọi được một số đơn vị như Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Biệt động quân, Bảo an...
sẵn sàng tham gia. Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11/1963,
Phạm Ngọc Thảo được lên chức đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng.
Sau đó, Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật cho
phía bên kia chiến tuyến vì ngày càng nhiều nghi vấn ông là Việt Cộng mằm vùng. Phạm Ngọc
Thảo bị chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kết án tử hình và
treo giải 3 triệu đồng cho ai bắt được. Cuối cùng, Phạm Ngọc Thảo bị Cục
an ninh quân đội (Số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm) bắt giữ và bị thủ tiêu ngày
17/7/1965 khi mới 43 tuổi.
Những năm hoạt động “nằm
vùng” của Phạm Ngọc Thảo cho chính quyền miền Bắc được ngụy
trang rất kỹ và rất ít người ở miền Nam biết ông là một nhà tình báo.
Ngay cả sau 30/4/1975, nấm mộ ông vẫn chỉ là nấm mồ vô danh vì ông hoạt
động “đơn tuyến”. Mãi sau này, một số đồng đội đã sưu tầm tài liệu
về ông và đề nghị Nhà nước truy tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân... Năm 1987, nhà cầm quyền
truy tặng ông danh hiệu liệt sỹ với
quân hàm đại tá và mộ của ông được đưa về nghĩa trang thành phố, trên đồi
Lạc Cảnh (huyện Thủ Đức).
Phạm Ngọc Thảo được coi là một trong 4 tình báo viên xuất
sắc nhất của Chính phủ miền Bắc (3 người kia là Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ
và Lê Hữu Thúy). Đối với Chính phủ miền Nam, cả 4 người này đều là “Việt Cộng Nằm Vùng”, không hơn không
kém!
Tiểu thuyết Ván Bài
Lật Ngửa của nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) được mở
đầu bằng câu: “Tưởng nhớ anh Chín T. và
những người đã chiến đấu hy sinh thầm lặng”. Nhân vật chính trong
truyện, Nguyễn Thành Luân, chính là hình ảnh của Phạm Ngọc Thảo, bí
danh Chín T. hay Chín Thảo.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo dưới sắc áo Quốc gia
Nhân vật “nằm vùng” thứ hai là Phạm Xuân Ẩn [4] là một thiếu tướng tình báo của Hà Nội với biệt danh Trần Văn Trung hay Hai Trung. Trong suốt thời gian chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn sống tại Sài Gòn dưới vỏ bọc “ký giả” làm việc tại Việt tấn xã, cộng tác với hãng thông tấn Reuters và có nhiều bài viết trên tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor...
Theo một tài liệu được công bố, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về
Hà Nội 498 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp, các thông
tin thu lượm cùng phân tích và nhận định của Ẩn về VNCH và Hoa Kỳ. Là
người đã từng được đào tạo về ngành báo chí tại Mỹ, Phạm Xuân Ẩn
là nhân vật được chèo kéo bởi nhiều cơ quan tình báo miền Nam cũng như miền
Bắc, trong nước cũng như ngoài nước, kể cả CIA.
Ngày Sài Gòn đổi chủ, vợ con Phạm Xuân Ẩn đã rời
Việt Nam theo chiến dịch di tản của người Mỹ và theo kế hoạch của miền
Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo. Tuy nhiên, theo
một số tài liệu, Phạm Xuân Ẩn đã đề nghị cấp trên cho ngưng công tác vì
lý do đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đã phải mất một
năm để quay lại Việt Nam
theo đường vòng: Paris - Moscow
- Hà Nội - Sài Gòn.
Như cái tên “định mệnh” mà ông mang, cuộc đời của
Phạm Xuân Ẩn lúc “ẩn”, lúc “hiện” và cũng có lúc “lên voi”, lúc “xuống chó”. Năm 1997, chính phủ Việt Nam từ chối không cho phép
Phạm Xuân Ẩn đến Hoa Kỳ để dự một hội nghị ở New York mà ông được mời với tư
cách khách mời đặc biệt. Trong những
năm cuối đời, có vẻ như Phạm Xuân Ẩn cảm thấy thất vọng với những gì ông
chứng kiến tại Việt Nam
sau cuộc chiến. Ông tiết lộ với Thomas A. Bass, tác giả cuốn The Spy Who Loved Us: “Dân chúng tại đây [tức Việt Nam] không được viết tự do. Đó là vì sao tôi
không viết hồi ký”.
Năm 1978, Phạm Xuân Ẩn phải ra Hà Nội học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Sự kiện
này được xem như một hình thức “cải tạo” và ông giải thích vì lý do
đã “sống quá lâu trong lòng địch”. Có người cho rằng ông bị nghi kị và bị
quản chế tại gia, không được xuất ngoại, bị cấm tiếp xúc với bên ngoài, đặc
biệt với giới báo chí ngoại quốc do cách suy nghĩ, cư xử… “rất Mỹ”.
Ông đã từng giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến rời khỏi Việt Nam
vào ngày 30/4/1975 (Bác sĩ Tuyến là “xếp” cũ của Phạm Xuân Ẩn năm
1959. Cơ quan mật vụ của BS Tuyến biệt phái ông sang làm việc tại Việt tấn xã, phụ trách bộ phận
các phóng viên ngoại quốc làm việc trong cơ quan này).
Phạm Xuân Ẩn và các con
Vũ Ngọc Nhạ [5], Thiếu tướng tình báo của Hà Nội cũng là một trường hợp “nằm vùng” ngay trong đầu não của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam, kéo dài từ năm 1954 đến ngày Sài Gòn sụp đổ. Miền Bắc ca tụng ông là “điệp viên siêu hạng” với những “điệp vụ bất khả thi” trong “vụ án chính trị lớn nhất thời đại”.
Với vỏ bọc của một “con chiên ngoan đạo” đã từng
sát cánh với Giám mục Lê Hữu Từ
và Linh mục Hoàng Quỳnh,
Phạm Ngọc Thảo trở thành một
người tâm phúc, thường xuyên bàn bạc những vấn đề cơ mật với Tổng
thống Ngô Đình Diệm. Thời Đệ nhất Cộng hòa có “bốn con rồng”: Bạch Long (Ngô Đình Diệm), Hồng Long (Ngô Đình Thục), Thanh Long (Ngô Đình Nhu) và Hắc Long (Ngô Đình Cẩn). Cố vấn Ngô
Đình Nhu đã gọi Vũ Ngọc Nhạ là Hoàng
Long để trở thành con rồng thứ năm trong Ngũ Long của Đệ nhất
Cộng hòa.
Cuối năm 1965, do sự chạy đua quyền lực quyết liệt trong
nhóm các tướng trẻ, tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò
liên lạc viên với Công giáo, qua sự giới thiệu của Linh mục Hoàng Quỳnh, nhằm
tìm chỗ dựa chính trị. Là một điệp viên, Vũ Ngọc Nhạ đã khéo léo sử dụng vai
trò này để tạo dựng các mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến giới chính trị cả
trong dân sự lẫn quân sự.
Một lần nữa, Vũ Ngọc Nhạ trở thành “Ông Cố Vấn” sau
khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống năm 1967. Đây cũng là thời điểm
mạng lưới tình báo A.22 (vốn là mật danh riêng của Nhạ) được hình thành
và phát triển. Thành công ngoạn
mục nhất của cụm tình báo A22 là thu hút được Huỳnh Văn Trọng, một phụ tá của Tổng
thống Thiệu.
Tháng 8/1968, tướng Thiệu đã cử Huỳnh Văn Trọng cầm đầu một phái đoàn
của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ tiếp xúc, gặp gỡ với hàng loạt tổ chức, cá
nhân trong chính phủ và chính giới Hoa Kỳ để thăm dò thái độ của Chính phủ
Johnson đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Chính những thông tin này đã góp một
phần cho Hà Nội trước khi
ngồi vào bàn đàm phán tại Paris với Mỹ.
Vũ Ngọc Nhạ và “vụ án chính trị lớn nhất thời đại”
Ở trường Sinh ngữ Quân đội, một đơn vị tương đối nhỏ trong quân lực VNCH, cũng đã có vài trường hợp “nằm vùng”. Nổi bật nhất có Đại úy TVQ và Thiếu úy NCD. Đại úy Q. là người từ đơn vị chuyển về trường SNQĐ khi nhu cầu huấn luyện Anh văn cho quân đội tăng cao do chương trình Việt Nam hóa chiến tranh nhằm đào tạo quân nhân các binh chủng Hải-Lục-Không quân VNCH đi học chuyên môn tại Hoa Kỳ để về nước đảm nhận công việc của quân đội Mỹ.
Sự gia tăng bất ngờ về số khóa sinh tại trường SNQĐ
khiến nhà trường phải tuyển thêm quân nhân có khả năng tiếng Anh từ
các đơn vị về để đào tạo thành giảng viên Anh ngữ. Đại úy Q. thuộc
thành phần bổ xung đó. Q. về trường khi đã đeo lon Đại úy từ một đơn
vị chiến tranh chính trị. Anh là một sĩ quan hiền lành, ít nói nhưng
sau ngày 30/4/75 bạn bè cũ mới “bật ngửa” khi biết anh thuộc hàng
ngũ… bên kia chiến tuyến.
Sau thời gian cải tạo tôi trở về Sài Gòn gặp lại Q.
khi đó là nhân viên hành chánh của trường Đại học Kinh tế. Tôi tiếp
xúc với anh một cách dè dặt trong một vài buổi họp mặt các anh em
giảng viên cũ. Sau đó Q. biến mất khỏi các cuộc gặp gỡ, có lẽ vì
không chịu nổi những xầm xì, bàn tán về vai trò “nằm vùng” của mình.
Trường hợp “nằm
vùng” thứ hai ở trường SNQĐ là Thiếu úy NCD, một người được
tuyển thẳng từ Thủ Đức về trường. Cũng như Đại úy Q., Thiếu úy D.
là người ít nói và hầu như rất ít giảng viên trong trường để ý đến
người thanh niên “trầm lặng” này. Sau này, có một số anh em giảng viên
nói chính Thiếu úy NCD đã “tiếp quản” trường SNQĐ những ngày đầu
tháng 5/75.
Hành tung của viên thiếu úy “nằm vùng” được sáng tỏ: người anh của NCD là một cán bộ
cao cấp. Được coi là một trí thức Marx-Lenin, Viện sĩ NCT (Sáu Quang),
anh ruột NCD, là nguyên Bí thư Thành Đoàn giai đoạn 1977 - 1981, Trưởng Ban
quản lý Khu Chế Xuất – Khu Công Nghiệp đầu tiên của thành phố, nguyên Chủ
nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài và hiện là Viện phó Viện khoa học
công nghệ Phương Nam (thuộc Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam). Có người
anh như vậy nên thiếu úy NCD không “nằm
vùng” mới là chuyện lạ!
Với những câu chuyện “nằm
vùng” điển hình ở mọi cấp chính quyền miền Nam kể trên, quân đội
miền Bắc ngày càng tiến dần đến thủ đô và người Sài Gòn ngỡ ngàng
trước biến cố 30/4/1975. “Tiên trách
kỷ, hậu trách nhân” có lẽ là một trong những triết lý thâm thúy
nhất được rút ra trong cuộc chiến vừa qua.
===
Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (2)
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/ngon-ngu-sai-gon-xua-linh-trang-2.html
(Tiếp theo)
Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu
những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong,
bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh. Đời Phi
Công xuất bản lần đầu năm 1960 và được Giải
thưởng Văn chương Toàn quốc cùng năm. Trong một phỏng vấn ở hải ngoại sau
này, tác giả Toàn Phong cho biết ông bắt đầu viết Đời Phi Công vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Hai
trên nhật báo Tự Do.
Đời Phi Công là
một cuốn truyện dưới dạng những bức thư của một phi công viết cho người yêu
là sinh viên tên Phượng để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày
“lướt gió tung mây”, đêm thì dõi
theo “ánh tinh cầu”. Những bức thư
ghi lại kỷ niệm vui buồn trong những phi vụ, kể lại một cuộc sống vừa lãng mạn
vừa sôi nổi của một phi công thời
chiến.
Đời Phi Công ra
đời làm nức lòng các thanh niên thiếu nữ. Thanh niên thì nuôi giấc mộng hải
hồ, thiếu nữ thì mơ có người yêu là một chàng phi công hào hoa “đi mây về gió”. Tác phẩm này đã là
đề tài của nhiều buổi thuyết trình và có những đoạn được trích dẫn trong
chương trình “kim văn” trung học đệ
nhất cấp.
Trong một bức thư gửi cho Phượng khi bước chân sang
Pháp học lái máy bay, Toàn Phong viết: “Em cũng như tất cả những người thân-tình, cũng như tất cả những người
dân Việt, chắc hẳn phải đồng ý rằng nước nhà cần có đủ mọi ngành quân-lực.
Đường đời muôn vạn nẻo anh đã chọn lấy một hướng, dù gian-nan muôn trùng anh
cũng sẽ mỉm cười dấn bước”.
Ngôn ngữ trong Đời
phi công là một thứ ngôn ngữ gợi
hình. Tác giả gọi những bức thư là “giòng lá thắm”, ánh mắt của cô Phượng “trông như ánh pha-lê”, hành trình của người con trai thời
chiến như “một chiếc lá vàng đã
trót được thả trên giòng đời” còn phi công được thi vị hóa như
những “tráng-sĩ” hay “hiệp-sĩ không-trung”…
Nếu để ý, ta sẽ thấy những từ Hán-Việt đều được
Toàn Phong viết có gạch nối. Đó là phong cách viết cầu kỳ của
người Sài Gòn xưa. Tham khảo thêm về Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại http://nguyenngocchinh.multiply.com/journal/item/27 (Đà Lạt sương mù: Hồi ức về một người thân).
Phi công VNCH sau phi vụ “Bắc Phạt” năm 1965
Nhà văn quân đội thứ hai mà tôi muốn đề cập đến là
Thế Uyên. Tôi biết Thế Uyên khi còn học tại Ban Mê Thuột. Khi đó ông
lưu lạc đến cao nguyên đất đỏ trong vai trò một giáo sư dạy môn Công dân Giáo dục và Triết trước khi bị động viên vào khoá
14 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cùng một lượt với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Thầy trò chỉ hơn nhau có 11 tuổi nhưng, đối với tôi,
thầy Dũng mang dáng dấp của một người từng trải với điếu thuốc lúc
nào cũng gắn trên môi. Thế Uyên, bút hiệu của Nguyễn Kim Dũng, sinh
năm 1935 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn học. Mẹ ông
là em ruột nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, và là chị nhà văn Thạch Lam.
Sau 1975, cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan của miền Nam, ông
bị đi tù cải tạo một thời gian, trước khi đến định cư tại Mỹ. Cách đây vài năm
ông bị “stroke” tê bại một nửa
người, phải ngồi trên xe lăn để di chuyển trong nhà. Tuy nhiên, bằng một nghị
lực phi thường, ông đã tập viết lại bằng tay trái, và đã viết bài cho các tạp
chí văn học hải ngoại.
Đoạn đường chiến binh – Thế Uyên
Thế Uyên là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng xoay quanh
người lính trong chiến tranh Việt Nam như Mười ngày phép của một người lính, Tiền đồn, Đoạn đường chiến binh... Trong một cuộc phỏng vấn
Thế Uyên cho biết:
“Nếu nghề dạy học đã
làm tôi hút thuốc lá từ lúc trẻ cho tới khi bị stroke, thì nghề làm lính làm
tôi thích bia rượu và thay đổi hẳn quan niệm và cách viết văn. Tôi từ bỏ (hay
bị từ bỏ, vì hoàn cảnh sống có tác động mạnh đến bút pháp) lối viết và đề tài
cũ, giã từ những mối tình trai gái lãng mạn trong thành phố an bình, chuyển
sang chiến tranh và các hệ luỵ của nó. Với tôi, quân đội và chiến tranh, như
một vết cắt, thành trước và sau, before and after, trước sex vẫn hiện diện, nhẹ
nhàng thôi, bây giờ sex nặng nề, tràn đầy… Như trong Tiền Đồn, Mười Ngày Phép
Của Một Người Lính, Nỗi Chết Không Rời...
Thủ bút và chân dung Thế Uyên (tranh của Tạ Tỵ)
Trong tác phẩm Tiền
đồn, Chị Ba, người nông dân tượng trưng cho người dân Việt Nam -ở cả
miền Nam lẫn miền Bắc - đã phải, được và bị làm tình với cả ba phe lâm chiến hồi đó: lính miền Bắc, lính
miền Nam và lính Mỹ. Đó là một đề tài sex rất mới lạ trong mảng
chiến tranh mà Thế Uyên đã đưa vào tiểu thuyết. Có người bảo giữa
tình dục và chiến tranh hoàn toàn không có gì liên quan đến nhau nhưng
Thế Uyên lại nghĩ khác:
“…Nhà văn Võ Phiến
(một người không đi lính và không ở tiền tuyến với súng đạn chông mìn) không
đồng ý với phân tích đó, cho rằng chiến tranh vẫn có đó, cho nhiều người, nhưng
không liên quan gì đến tăng hay giảm sex trong văn chương... Tôi tôn trọng ý
kiến nhưng không đồng ý với bậc đại trưởng lão này. Để tránh tranh cãi, tôi xin
nói lại thế này: Riêng đối với cá nhân tôi, đang khi và sau khi rời mặt trận,
tôi cảm thấy phải sử dụng tới sex, tới làm tình, nghĩa là sự sống, tạo sự sống,
mới diễn tả được chiến tranh, sự chết, huỷ diệt. Tôi cảm thấy thế thì phải
viết như thế, thật tự nhiên, không gò ép…
Ở Tiền đồn còn
có những chi tiết nhỏ nhoi mà những tác giả chưa từng sống trong tâm
trạng của người lính trực tiếp cầm súng không thể nào có được: “Mới chỉ thiếu đi một khoảnh khắc ánh trăng
... mình mệt rồi, chàng thì thào, phải kiếm đôi giày khác, đưa đôi này đi làm
fermeture. Một thằng bạn nào đã nói: Phải đi giày có fermeture mới đỡ căng
thẳng thần kinh... Hắn có lý đấy, chàng sợ nhất ban đêm bị đánh bất ngờ, xỏ
giày không kịp, cứ chân không tác chiến và chạy băng bờ bụi…”
Trong giai đoạn “chiến
tranh du kích”, người Sài Gòn dùng cụm từ “đắp mô” để chỉ những hoạt động của du kích MTGPMN tối tối
thường ra các trục lộ giao thông phá hoại đường xá. Trong Tiền Đồn, chuyện “đắp mô” của “những người anh em phía bên kia” lại được Thế Uyên diễn tả
bằng “ngôn ngữ của lính”:
“Hai tiếng nổ lớn kế
tiếp vang dội. Những viên đất nhỏ rơi lả tả trên đầu, quần áo. Vũ quay đầu lại
la lớn về phía toán đang dùng TNT phá ụ: "Còn mấy cái mả Hồ Chí Minh nữa
mới xong?". Một tiếng la trả lời: "Ba mả nữa!".
Người lính tiền đồn và gia đình
Dĩ nhiên trong lãnh vực báo chí Sài Gòn xưa tràn
ngập những tin tức liên quan đến lính, từ các mục Tin Chiến Sự, Tin Chiến
Trường đến các mục Hậu phương
& Tiền Tuyến, Ủy lạo binh sĩ,
v.v… Riêng quân đội cũng có cơ quan báo chí trực thuộc Phòng 5 Bộ tổng tham mưu với tờ Phụng Sự, ấn phẩm ra hàng tháng
trong suốt thời gian từ 1953 đến 1960. Phụng
Sự là tạp chí nghị luận, biên khảo và văn nghệ với sự góp mặt
của Toàn Phong (tác giả Đời Phi Công
đã đề cập đến ở phần trên), Hoàng Ngọc Liên, Hà Liên Tử, Nguyễn
Mạnh Côn, Uyên Thao, Phan Lạc Tuyên…
Báo Chiến Sĩ Cộng Hòa
(1959-1974) là cơ quan hợp nhất hai tờ Phụng
Sự và Quân Đội và tạp chí Chỉ Đạo xuất hiện từ tháng 10/1956
thuộc Ủy ban Chỉ đạo chiến dịch Tố Cộng.
Ngoài những nhà văn vừa kể, những tờ báo lính còn xuất hiện bài
vở của các cây bút tiếng tăm trong và ngoài quân đội như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Thiệu Lâu, Toan Ánh,
Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên
Lộc, Trần Phong Giao, Dương Kiền, Duyên Anh, Hà Huyền Chi…
Nguyệt san Quân Đội
của Nha Chiến tranh Tâm lý xuất
hiện từ đầu năm 1957 đến 1960, do Trung-úy Tô Kiều Ngân làm chủ bút (hẳn bạn đọc còn nhớ tiếng
sáo của Tô Kiều Ngân trong chương trình Tao
Đàn trên đài phát thanh Sài Gòn). Tiếp đến là những tờ Tiền Phong, Lý Tưởng, Mũ Đỏ, Lướt Sóng, Tinh Thần, Khởi Hành, và
các nhật báo Tiếng Dân, Dân Việt, Tiền Tuyến…
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã xác định trong một bài diễn
văn tại trường Sĩ quan Võ bị Đà Lạt năm 1960: “Cuộc chiến tranh ta phải đương đầu không phải là một thứ chiến tranh
quân cụ, một thứ chiến tranh bấm nút, hay một thứ chiến tranh chỉ liên hệ đến
một số quân nhân mà thôi đâu. Thứ chiến tranh mà ta phải đối địch là thứ chiến
tranh cách mạng, một thứ chiến tranh lý tưởng liên hệ trực tiếp đến toàn dân,
và trong đó yếu tố tinh thần, yếu tố tin tưởng vào chế độ của mình là yếu tố
quyết định”.
Ngày Quân-lực VNCH
được chính thức chọn vào ngày 19/6/1965 trong thời Ðệ nhị Cộng hòa (dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, và
Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương,
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ) sau khi nền Đệ
nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Từ năm
1965 cho đến 1974 đều có các cuộc diễn binh trọng thể để kỷ niệm Ngày Quân Lực tại Sài Gòn. (Một
sự tình cờ ngẫu nhiên 19/6 lại trùng với ngày sinh của tác giả bài
viết này (19/6/1946)!
Diễn binh mừng Ngày Quân Lực 19/6
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”,
mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng, chẳng hạn như Không quân
là “Tổ quốc, Không gian”, “Bảo quốc, Trấn không” hoặc Cảnh
sát thì có “Cảnh sát Quốc gia,
Phục vụ Đồng bào”… Các đơn vị quân đội VNCH ngoài tên gọi còn có
những “biệt danh” nghe rất kêu
nhưng cũng rất ngổ ngáo. Thủy quân
lục chiến có Quái Điểu
(tiểu đoàn 1), Trâu Điên (tiểu
đoàn 2), Sói Biển (tiểu đoàn 3),
Kình Ngư (tiểu đoàn 4), Hắc Long (tiểu đoàn 5), Thần Ưng (tiểu đoàn 6), Hùm Xám (tiểu đoàn 7), Ó Biển (tiểu đoàn 8), Mãnh Hổ (tiểu đoàn 9). Biệt động quân có biệt hiệu “Cọp ba đầu rằn”, Không quân có các
phi đoàn Thần Phong, Thần Tượng, Song Chùy, Phi Hổ, Hổ Cáp, Thiên Lôi, Hỏa Long, Phượng
Hoàng…
Quân lực VNCH có một số cơ sở đào tạo và huấn luyện.
Đứng đầu là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt,
đào tạo những thanh niên tình nguyện trở thành sĩ quan hiện dịch ra trường với cấp bậc Thiếu úy. Khi mới
thành lập năm 1948, thời gian huấn luyện tại trường chỉ kéo dài 9 tháng.
Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là 2 năm.
Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm, từ năm 1966 trở đi
lại tăng lên 4 năm. Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh
viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như hoàn tất
bằng tú tài toàn phần (gồn Phần I,
lớp Đệ nhị và Phần II, lớp Đệ nhất). Đến năm 1966, sinh viên tốt
nghiệp Trường Võ Bị có văn bằng
tương đương với bằng cử nhân khoa học. Hai năm đầu sinh viên mang cấp bậc
trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với
cấp thiếu úy.
Khóa học bao gồm những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến,
kết hợp lý thuyết với thực hành. Theo truyền thống, để được gắn Alpha,
khóa sinh sau những tuần huấn nhục
phải leo lên ngọn Lang Biang để nhận phù hiệu trên đỉnh ngọn núi cao
nhất Đà Lạt.
Trường Võ bị Quốc
gia lấy Học viện West Point của
Hoa Kỳ làm mẫu mực. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống
nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong
đó 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.
Trường Võ bị Quốc gia
Năm 1965, quân lực VNCH tiếp nhận khái niệm và cơ cấu Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) khi đó
được áp dụng trong Quân đội Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Tổng cục CTCT
được tổ chức thành 5 cục bao gồm Cục
chính huấn, Cục tâm lý chiến,
Cục xã hội, Cục an ninh quân đội, Cục
quân tiếp vụ và một trường Ðại học
Chiến Tranh Chính Trị cũng đặt tại Đà Lạt. Tại đây, sinh viên phải
qua một chương trình huấn luyện 2 năm để trở thành Thiếu úy hiện dịch. Chương
trình học nhấn mạnh về khoa học xã hội và chính trị. Sinh viên phải học quân
sự hàng năm tại Trường Võ bị Quốc gia để
có thể chỉ huy một trung đội bộ binh với đầy đủ kiến thức về chiến thuật,
chiến lược. Bên cạnh đó là việc học những kiến thức chuyên môn tại
trường để trở thành sĩ quan chiến tranh chính trị.
Sinh viên Sĩ quan Đại học Chiến tranh Chính trị
Trường Bộ binh Thủ Đức
là nơi tập họp các thanh niên có bằng Tú tài Phần I trở lên (lớp
Đệ nhị) bị động viên vào quân
ngũ để được đào tạo trở thành sĩ
quan trừ bị và ra trường với cấp bậc Chuẩn úy. Trong suốt thời
gian hoạt động 1953-1975, trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó
khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt là
những hạ sĩ quan được đặc cách
đi học lớp sĩ quan. “Thao trường đổ
mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” và “Cư An Tư Nguy” (Muốn sống hòa bình phải nghĩ đến chiến
tranh) là những châm ngôn của Trường.
Trường Bộ binh Thủ Đức
là nơi tôi đã từng trải qua với vô vàn kỷ niệm, vui cũng như buồn
rất khó quên. Bò hỏa lực, đoạn đường chiến binh, leo dây tử thần, hít đất, thụt dầu, phạt dã chiến là những món “ăn chơi” không thể thiếu trong thời
gian “huấn nhục” của người chiến
binh. Vui nhất phải kể đến những lần về phép cuối tuần tại Sài Gòn
nếu không có lệnh “cấm trại 100%”.
Người ta thường gọi sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng
tôi là “lính con cá” vì trên cầu
vai không có lon mà chỉ có chữ Alpha
tựa như hình con cá! Phải đợi đến khi tốt nghiệp ra trường mới được
đeo lon Chuẩn úy (Omega). Trường
Bộ binh Thủ Đức có “khu bưu chính”
(KBC) mang số hiệu 4100, con số 4100 (bốn ngàn một trăm) được sinh viên
chúng tôi đọc trại thành “bốn người
một mâm”… chả là vì mỗi khi lên “nhà
bàn” ăn cơm thì cứ bốn người ngồi chung một carrée!
Sinh viên sĩ quan Thủ Đức
Tại Sài Gòn còn có Trung
tâm Huấn luyện Quang Trung chuyên đào tạo binh sĩ cho các đơn vị
tác chiến khắp “bốn vùng chiến
thuật”. Tôi cũng đã từng nếm mùi quân trường Quang Trung trước khi
được chuyển sang Thủ Đức ở giai đoạn 2. Quang Trung có món “chà láng”: những lúc rảnh rỗi tất
cả phải ra giao thông hào, dùng càmen bằng inox để chà đất cho thật
láng! Một việc làm “vô bổ” nhưng
lại có tác dụng khiến cho những thanh niên mới khoác áo lính phải
bận rộn, không còn thì giờ rảnh rỗi để nhớ nhà, nhớ cuộc đời dân
sự.
Trường Huấn luyện
Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường
Hạ sĩ quan (tốt nghiệp với cấp bậc Trung sĩ, thường được gọi là Trường Đồng Đế) tất cả đều ở Nha
Trang, “miền quê hương cát trắng”.
Trường Thiếu sinh quân đặt tại
Vũng Tàu, ưu tiên cho các con em tử sĩ. Còn một số trung tâm huấn
luyện chuyên môn cho các quân binh chủng như Pháo binh, Công binh, Quân
cụ, Quân khuyển, Quân y, Truyền tin… đặt tại các địa phương trên cả
nước.
Sẽ là điều bất công nếu không nói về Đoàn Nữ Quân Nhân, “những bông hồng trong bộ đồ lính”
hay nói một cách thi vị hơn: “Hoa lạc
giữa rừng gươm”. Trưởng Đoàn Nữ
Quân Nhân đầu tiên là nữ Đại tá Trần Cẩm Hương, ái nữ của kỹ sư Trần Văn
Mẹo – Tổng trưởng Công chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Nữ quân nhân hiện diện tại các đơn vị quân đội với quân phục tác chiến ở tiền phương
hoặc với đồng phục màu xanh tại
các đơn vị tham mưu. Họ có mặt trong mọi binh chủng và ngành chuyên
môn trong quân lực và vào thời điểm “leo
thang chiến tranh”, quân số của Đoàn
Nữ Quân Nhân lên tới xấp xỉ 10.000 người.
Trường Nữ Quân Nhân
nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại (ngày nay là Lý Thường Kiệt), giữa Trường
đua Phú Thọ và Chợ Tân Bình. Trường được thành lập từ giữa thập niên
1960 và đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hồ Thị Vẽ từ ngày đầu
tiên cho đến ngày cuối cùng, 30/4/1975.
Một nữ quân nhân xuất thân từ Trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị,
nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học
tiếp ở Trường Quân Y để trở thành một
y tá lành nghề. Tùy theo trình độ văn hóa, người nữ quân nhân có thể
phục vụ trong quân đội như “lính trơn”,
hạ sĩ quan hay sĩ quan.
Ngoài ra còn có Trường
Xã Hội Quân Đội thuộc Tổng cục Chiến
tranh Chính trị, tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô nằm trên
đường Lê Văn Duyệt (ngày nay là Cách mạng tháng 8). Trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo và huấn
luyện những cô giáo nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại các trung tâm, trường học
ở khu gia binh thuộc quyền điều hành của quân đội. Trường Sinh ngữ Quân đội nơi tôi giảng dậy cũng có một nhà
trẻ dành cho con em của các giảng viên và do nữ quân nhân phụ trách.
Người có cấp bậc cao nhất trong Đoàn nữ quân nhân là Đại tá Trần Cẩm Hương, xuất thân từ
ngành Nữ trợ tá xã hội. Khi
Đại tá Cẩm Hương giải ngũ về hưu, Trung tá Lưu Thị Huỳnh Mai lên nắm
quyền Chỉ huy trưởng. Ngoài ra
còn có những nữ Trung Tá thâm niên quân vụ và cấp bậc như Nguyễn Thị Hằng,
Hồ Thị Vẽ, Nguyễn Thị Hạnh Nhơn. Cấp bậc Thiếu tá có khoảng trên dưới mười
người trong quân lực VNCH.
Đoàn Nữ Quân Nhân diễu hành trong Ngày Quân Lực
Lực lượng quân đội VNCH có đến 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn
nhảy dù, 1 sư đoàn thủy quân lục
chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù,
21 liên đoàn biệt động quân, 4 lữ đoàn Kỵ binh thiết giáp, Lực lượng
Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập và lực lượng Địa phương quân gồm 400 tiểu đoàn, nghĩa quân hơn 50.000 quân.
Lực lượng Không quân có quân số khoảng 60.000 người.
Chỉ huy trực tiếp là Bộ tư lệnh Không
quân với đầy đủ các cơ quan yểm trợ. Binh chủng bao gồm 5 Sư đoàn không quân tác chiến trong đó
có 20 Phi đoàn khu trục cơ (khoảng
550 phi cơ A-1H, A-37 và F-5); 23 Phi
đoàn trực thăng (khoảng 1.000 phi cơ UH-1 và CH-47); 8 Phi đoàn quan sát (khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17); 1 Sư đoàn vận tải (khoảng 150 phi cơ C7, C-47,
C-119 và C-130); 1 Không đoàn tân trang
chế tạo và 4 Phi đoàn Hỏa long
(trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre Gunship). Ngoài ra còn có Phi đoàn Trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát RC119L và Biệt đoàn Đặc vụ 314. Các phi công đều
được đào tạo chuyên môn tại Hoa Kỳ sau thời gian học quân sự và ngoại
ngữ ở trong nước.
Lực lượng Hải quân có quân số hơn 40.000 người, ngoài
các đơn vị yểm trợ hành chánh, huấn luyện và tiếp vận còn bao gồm các lực
lượng tác chiến: Hành quân lưu động sông
và Hành quân lưu động biển. Lực
lượng Hải quân bao gồm tuần dương hạm
(WHEC - White High Endurance Cuttert), hộ
tống hạm (PCE - Patrol Craft Escort), khu
trục hạm (DER - Destroyer Escort and Ricket), tuần duyên hạm (PGM - Patrol Gunboat Motor), giang pháo hạm (LSIL - Landing Ship Infantry Light), trợ chiến hạm (LSSL - Landing Ship
Support Large), dương vận hạm (LST -
Landing Ship Tank), hải vận hạm (LSM
- Landing Ship Medium) và giang vận hạm
(LCU - Landing Craft Utility).
Hải quân còn có các Lực
lượng đặc nhiệm 211 thủy bộ và Liên
đoàn Người nhái. Tổng cộng được trang bị khoảng 1.500 tàu xuồng các loại,
trong đó có khoảng 700 tàu chiến trên sông và trên biển. Nổi tiếng nhất
trong số đó là Liên đoàn Người nhái
với hai tướng Dã Tượng và Yết Kiêu được tôn vinh là Thánh tổ của đơn
vị. “Người nhái” là những thanh
niên gan dạ, có đầy đủ sức khỏe để thực hiện những “hải vụ” bí mật trên sông và trên
biển.
Những con số vừa nêu rõ ràng là nói lên sức mạnh
hùng hậu của quân lực VNCH. Chỉ tiếc một điều, sức mạnh đó sẽ không
là gì một khi đồng minh “đem con bỏ
chợ” và hậu quả là ngày 30/4/1975.
Dưới đây là huy hiệu của các đơn vị quân lực VNCH do
Đỗ Văn Phúc vẽ lại
Huy hiệu 4 Quân đoàn và các Sư đoàn Bộ binh
Huy hiệu các quân binh chủng
Huy hiệu các lực lượng tổng trừ bị
Huy hiệu các quân trường
***
Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (1)
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/ngon-ngu-sai-gon-xua-linh-trang-1.html
Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì
miền Nam
khi đó đang trong thời kỳ “leo thang
chiến tranh” với lệnh “tổng động
viên” trên toàn lãnh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ
một số trường hợp được “hoãn dịch”
vì lý do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn.
“Đi lính” là
một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trên đầu môi cũng như trong tâm
thức của mọi người. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” còn thanh niên thì đứng
trước một ngã rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể
hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…”
và còn bi đát hơn với hai câu thơ:
Rớt
tú tài anh đi trung sĩ,
Em
ở nhà lấy Mỹ cho xong…
Nhạc phẩm Thà như
giọt mưa (http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/2536756)
với tiếng hát Ngọc Lan cũng nói về chuyện “thi hỏng tú tài” và kết quả là phải “đợi ngày đi lính”. Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên viết một bài
thơ này cho một người con gái tên Duyên, sinh viên trường Luật, và
người yêu… “lạc đệ tú tài”.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc để biến thành một bản nhạc buồn man
mác:
Người
từ trăm năm về qua trường Luật
người
từ trăm năm về qua trường Luật
ta
hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu
thi
hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
đau
lòng ta muốn khóc
đau
lòng ta muốn khóc
Thời nào cũng vậy, những thành phần COCC (chữ tắt
của cụm từ Con Ông Cháu Cha), bao
giờ cũng có cách luồn lách để khỏi đi lính. Người Sài Gòn thường
dùng chữ “trốn lính” hay “trốn quân dịch”. Một trong những
cách “trốn lính” là tìm đường
cho các “quý tử” đi du học, hay
cùng lắm, khi bị “bắt lính” các
bậc cha mẹ lo “chạy” để con được
phục vụ trong các đơn vị không tác chiến, làm “lính văn phòng” hay còn một thuật ngữ rất phổ biến là “lính kiểng”. Người ta thường chưng
hoa kiểng, cây kiểng để làm đẹp căn nhà nhưng “lính kiểng” lại chính là một hình thức “tự làm đẹp đời mình” trước những
viễn cảnh u ám của chiến tranh, bom đạn, chết chóc vẫn xảy ra hàng
ngày.
Đôi khi loại “lính
kiểng” còn được gọi qua cái tên nghe khá ngộ nghĩnh nhưng cũng rất
thâm thúy: “lính cậu”. Chả là
thứ lính này xuất thân từ những “cậu
ấm” trong các gia đình quyền thế hoặc giàu có. Đây là loại “lính
nhưng không phải là lính” nếu đem so sánh với những chiến binh
ngày đêm phải đương đầu với súng đạn tại những tiền đồn heo hút hay
rừng sâu núi thẳm, cách biệt hẳn với chốn phồn hoa đô hội. Xem ra câu
“huynh đệ chi binh” không phải lúc
nào cũng đúng như ý nghĩa vốn có của nó.
Hầu như cả thế hệ thanh niên miền Nam, kẻ trước người sau, đều
lần lượt rời ghế học trò để khoác trên mình bộ quần áo lính. Đó
có thể là sắc áo “rằn ri” của
các binh chủng dữ dằn như Nhảy dù (được “thần
tượng hóa” thành “thiên thần mũ
đỏ”). Lực lượng đặc biệt, Biệt cách dù (Airborne Ranger, Liên đoàn 81 Biệt cách dù trong trận chiến An Lộc đã nổi tiếng
với 2 câu thơ: "An Lộc địa, sử ghi chiến tích. Biệt Cách Dù vị quốc
vong thân) hay Thủy quân lục
chiến đội trên đầu chiếc mũ “mũ
be-rê xanh” còn Biệt động quân
thì lại chọn màu mũ nâu.
Tuy nhiên, mũ be-rê chỉ dùng khi về phép và các dịp
đặc biệt, khi ra trận mọi quân binh chủng đều đội chiếc “mũ sắt” phía bên trong có lót lớp
“nũ nhựa” để bảo vệ phần đầu.
Trên nguyên tắc là vậy chứ nhiều khi đạn có thể xuyên thủng “mũ sắt” nếu bắn từ khoảng cách
gần.
Khẩu súng, chiếc nón sắt và đôi giày trận
Lính bộ binh thì “hiền”
hơn với bộ kaki, sau này được thay thế bằng bộ quân phục “bốn túi”, áo bỏ ngoài quần, giống
như lính Mỹ. Đặc điểm của bộ binh là phải “gom ống quần” trong khi Không quân và Hải quân được thả ống
quần, “lè phè”, thoải mái. Cũng
vì thế lính không quân và hải quân sợ nhất là bị “gom ống quần lội bộ”, thuật ngữ ám chỉ bị thuyên chuyển
sang bộ binh để đi tác chiến.
“Giày trận”
được gọi là “bốt đờ sô” (botte
de saut), có loại hoàn toàn bằng da nhưng sau này có loại giày kết
hợp giữa da và vải, rất nhẹ trong những chuyến lội rừng, băng suối.
Lính “địa phương quân” hay “nghĩa quân” thì hẩm hiu hơn với
những đôi giày bằng vải bố, được gọi tắt là “giày bố”, kiểu như giày “ba-ta”
nhưng cổ cao hơn giày thường.
Ngay khi bắt đầu trình diện tại các Trung tâm Tuyển mộ Nhập ngũ, thanh
niên dù “đăng lính” hay bị “bắt lính” cũng đều phải qua một
trong những thủ tục là làm “thẻ
bài”. Tấm “thẻ bài” là vật
bất ly thân, được đeo trên cổ trong suốt thời gian tại ngũ của quân
nhân. “Thẻ bài” tựa như tấm lắc
đeo ở cổ con chó nên người Mỹ gọi nó bằng cái tên… “dog tag”!
Mỗi quân nhân bắt buộc có 2 tấm “thẻ bài” bằng kim loại không rỉ, được đeo bằng sợi dây
cũng bằng kim loại. Trên mỗi tấm có ghi họ tên, “số quân” và loại máu để khi bị thương, cần tiếp máu, quân
y biết ngay loại máu gì. Khi người chiến sĩ tử trận, một tấm thẻ
bài được bỏ trong miệng tử sĩ và tấm kia đơn vị sẽ giữ lại để làm
tài liệu báo cáo.
Tấm thẻ bài
Hình trên là tấm thẻ bài của tướng Nguyễn Văn Điềm,
“số quân” 50/200.102, ông thuộc
loại máu A. (Người anh em ở bên kia chiến tuyến dùng từ “số lính” thay cho “số quân”). Hai số đầu của “số quân” là năm sinh sau khi trừ 20.
Như vậy, tướng Điềm sinh năm 1930 (50 – 20 = 30). Tôi sinh năm 1946 nên có
hai số đầu là 66: 66/168.566. “Số quân” của người lính tựa như “số an sinh xã hội” (social security number của Mỹ gồm 9
số), số “căn cước” (thời VNCH)
hay chứng minh nhân dân (thời CHXHCNVN).
Thẻ Căn Cước thời VNCH (mặt trước)
Thẻ Căn Cước thời VNCH (mặt sau)
Bài hát “Tấm Thẻ Bài”
(http://www.youtube.com/watch?v=UDuscC0xDec) qua tiếng hát “liêu trai” của Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong lòng người
nghe và mãi đến bây giờ, mỗi lần được nghe lại bài hát nầy hoặc là nhìn thấy
lại hình tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ
đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Nhạc sĩ Huyền Anh đã viết những câu
thật xúc động:
Sau
cuộc chiến này còn chi không anh?
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã mờ mờ mang tên anh.
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã mờ mờ mang tên anh.
….
Anh
đã đi, đã đi vào vùng biển đời người
Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
Anh ơi sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh
Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
Anh ơi sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh
Trong số các món quân trang, quân dụng được cấp phát,
ngoài chiếc balô người lính còn
có poncho là một tấm vải mưa
trùm đầu theo kiểu vải khoác của người Nam Mỹ. Poncho lại còn có một công dụng mà bất cứ người lính nào
cũng chẳng muốn sử dụng: poncho
sẽ được dùng để khâm liệm xác của tử sĩ bỏ mình trên chiến
trường.
Bài hát Kỷ vật cho
em (http://www.youtube.com/watch?v=yL65W5oupwA)
với giọng ca Elvis Phương có một đoạn rất bi thương:
Em
hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã.. Em ơi!
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã.. Em ơi!
Bài hát này do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ Để trả lời một câu hỏi của Linh Phương.
Ca khúc ra đời vào năm 1970, trong thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam đang leo
thang và trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất tại miền Nam. Đã có
một thời, bản nhạc bị chính quyền cấm đoán vì làm “nản lòng chiến sĩ” đồng thời “băng hoại hàng ngũ quân đội” dù Phạm
Duy đã cố gắng sửa câu “Không về bằng
chiến thắng Pleime” của Linh Phương thành “Có thể bằng chiến thắng Pleime”.
Lời bài hát rất thật nhưng cũng không kém phần bi
lụy với những ngôn từ như “anh trở
về, có khi là hòm gỗ cài hoa, anh trở về bằng chiếc băng ca, trên trực thăng
sơn màu tang trắng”… “anh trở về trên
đôi nạng gỗ, anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân. Em ngại ngùng dạo phố
mùa xuân bên người yêu tật nguyền chai đá” và… “anh trở về nhìn nhau xa lạ, anh trở về dang dở đời em, ta nhìn nhau ánh
mắt chưa quen, cố quên đi một lần trăn trối”.
Thi thể những tử sĩ được chùm poncho
chờ trực thăng đưa về hậu cứ
Không phải bài hát nào về lính cũng nhuộm màu bi
quan như Kỷ vật cho em. Chúng ta
còn vô số bài với nhịp điệu vui tươi và ngôn từ nhí nhảnh như bài Tình thư của lính do Trần Thiện
Thanh sáng tác.
Thư
của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
Thư
của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
Thư
của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay.
Nhưng
thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.
Và kết thúc lá thư với một câu thật dễ thương:
Thư
của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư
của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ "Hôn em..."
(Xem video này được các diễn viên trẻ trình diễn trên
sân khấu hải ngoại http://www.youtube.com/watch?v=b1kHk7ZW5VM
).
Sau năm 1975, Thư của
lính vẫn còn xuất hiện. Lang thang trên mạng tôi bắt gặp bài hát
được hòa âm và làm clip với lời dẫn: “Tặng các chiến sĩ quân đội Việt Nam” (ý muốn nói Quân đội Nhân dân Việt Nam). Bản
nhạc của Trần Thiện Thanh đã được sửa ngay từ câu đầu “Từ
khi anh thôi học và từ khi anh khoác áo treilli” thành “Từ khi anh thôi học và từ khi anh khoác
áo lính ra đi” và cứ như thế, lời và âm điệu của bài hát được
“biên tập” theo dạng karaoke… Xin mời vào xem tại:
Sau khi so sánh hình ảnh thể hiện trong 2 clip mang
cùng tên Tình thư của lính,
người ta nhận thấy ngay chân dung của hai người lính và ngộ ra một
điều thật đơn giản: trong đánh nhau không phải cứ to xác là thắng theo
kiểu “mạnh được yếu thua”, trái
lại việc thắng-bại còn được quyết định qua nhiều yếu tố khác nữa.
Truyện David & Goliath là một
thí dụ điển hình.
Thủy quân lục chiến tái chiếm Huế sau Tết Mậu Thân 1968
Tổng Thống Mỹ, John F. Kennedy, trong diễn văn nhậm chức
năm 1961 đã từng tuyên bố: “Đừng hỏi
tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” (Ask
not what your country can do for you — ask what you can do for your country).
Đối với người lính bình thường, họ không bao giờ có những ý nghĩ
cao xa, lý tưởng như ông Kennedy mà chỉ đơn thuần làm theo những yêu
cầu của tình hình chính trị tại miền Nam khi đó.
“Trốn lính” là
chấp nhận sống bên lề xã hội, “trốn
chui trốn nhủi” khi thấy bóng dáng cảnh sát, quân cảnh. Cuộc sống
của người trốn quân dịch là những chuỗi ngày bấp bênh, không tương lai
ngay giữa Sài Gòn đô hội. Cũng vì thế, có người tự chặt “ngón tay bóp cò” (ngón trỏ) để
khỏi đi lính, có người “tự hành
xác”, “ốm tong ốm teo” để
được các trung tâm nhập ngũ trả về vì “không đủ sức khỏe”.
Cảnh bắt thanh niên trốn quân dịch tại Sài Gòn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã một thời “trốn lính” để không một ngày nào
phải khoác áo treilli. Với thân
hình khẳng khiu, ốm yếu, anh đã ung dung ngồi tại nhà để viết nhạc,
trong đó có cả những bài “phản
chiến”. Có người bảo TCS đã “đâm
sau lưng chiến sĩ”. Người ta đồn TCS còn nhận được sự che chở của
Chuẩn tướng Lưu Kim Cương, tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân (Lưu Kim Cương đã
tử trận vì trúng đạn B-40 của VC, trong khi đang đi trên xe Jeep điều quân
giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất ngay sau Tết Mậu Thân 1968). Cái chết
của Lưu Kim Cương là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ TCS sáng tác nhạc phẩm Cho một người nằm xuống:
Anh
nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai từng ngày
Không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
Trong nghĩa trang này có loài chim thôi.
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai từng ngày
Không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
Trong nghĩa trang này có loài chim thôi.
Nhà văn Thế Phong
trong Hồi ký ngoài văn chương phát hành tại Westmington ghi lại
chuyện giữa TCS và Lưu Kim Cương: “Buổi đưa tiễn [Lưu Kim Cương]
đến nơi an nghỉ cuối cùng có rất đông nghệ sĩ từng giao du yêu mến chàng. Bài
nhạc “Anh nằm xuống” [bài hát chính thức có tựa đề “Cho một người nằm xuống” chứ không phải là “Anh nằm xuống” - chú thích
của NNC] của Trịnh Công Sơn là một ví dụ.
Nhưng bữa nay không thấy mặt Sơn, buổi sinh thời Sơn giao du với Cương, được
Cương yêu mến, nên Cương đề nghị với Tướng Tư Lệnh đưa Sơn vào lính không quân
để cho qua cơn binh đao nội chiến. Tư lệnh trả lời Cương, hình như điệu nhạc
phản chiến của Sơn không hợp với binh chủng này, nếu nhận làm nhạc công như
nhiều nhạc sĩ khác như Duy Quang, Nguyễn Trung Cang, Trí khùng... chưa chắc Sơn
đã làm công việc này hoàn hảo, nên tướng chối từ”.
Đã có rất nhiều văn nghệ sĩ khoác áo kaki. Làng tân
nhạc ngày xưa có 4 nam ca sĩ hàng đầu mà người ta thường gọi là “tứ trụ”: Duy Khánh (1938-2003), Hùng
Cường (1935-1998), Nhật Trường (1942-2005) và Chế Linh. Duy Khánh thường hát
với Thanh Thúy, Chế Linh đi đôi với Thanh Tuyền, Nhật Trường rất ăn ý với Thanh
Lan và Hùng Cường hát chung với Mai Lệ Huyền. Họ thường lên sân khấu với
bộ đồ treilli để hát những ca khúc về lính trong khi các nữ ca sĩ
đóng vai… “em gái hậu phương”.
Tùy theo định kiến của người xem nên có nhiều người “thương” nhưng cũng không ít kẻ “ghét” những hoạt cảnh về lính trên
sân khấu.
Ca sĩ Nhật Trường, chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh,
tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục tâm lý chiến thuộc Bộ
tổng tham mưu từ năm 1965 cho đến ngày Sài Gòn đổi chủ. Nhật Trường
đã từng làm việc tại Ðài phát thanh
Sài Gòn và sau đó là Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và đến năm
1968 anh còn phụ trách thêm chương trình phóng
sự chiến trường. Năm 1993, Nhật Trường sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia
đình (ODP) và qua đời vào ngày 13/5/2005 tại thành phố Westminster, Quận Cam, do bệnh ung thư phổi.
Trong số khoảng 200 bài hát Nhật Trường Trần Thiện
Thanh sáng tác thì có đến hơn nửa về lính. Điển hình là: Anh không chết đâu anh (vinh danh Đại úy
“Mũ đỏ” Nguyễn Văn Đương), Người ở lại Charlie (vinh danh Đại tá
Nguyễn Ðình Bảo), Rừng lá thấp (viết
tặng Đại Úy Vũ Mạnh Hùng, tử trận trên cầu Thị Nghè), Tuyết trắng (viết về Không quân), Hoa biển (viết về Hải quân), Biển mặn (kể lại
cuộc đời quân ngũ của chính tác giả), Người yêu của lính, Màu mũ anh, màu áo em…
Nhật Trường - Trần Thiện Thanh
Hùng Cường (1935-1998) là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương,
diễn viên điện ảnh và diễn viên kịch nổi tiếng từ thập niên 1950 tại Sài Gòn.
Thập niên 1960, Hùng Cường cùng Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại “nhạc kích động” theo các điệu nhanh
như Twist, Bebop… gây nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó. Hùng
Cường tình nguyện vào binh chủng Biệt
động quân với cấp bậc Hạ sĩ đóng tại trại Đào Bá Phước. Chàng
ca sĩ thuộc loại “lính văn phòng”
đóng tại Sài Gòn để còn thì giờ đi hát tại các vũ trường, đại nhạc hội và đóng phim.
Hùng Cường sở hữu giọng hát “ténor” và thành công với các bản nhạc như Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần
Trăm, Lính mà em, Làm quen với lính… Từ những khán
giả hâm mộ giọng ca Hùng Cường những phim anh đóng cũng được người xem
chú ý như: Chân Trời Tím, Mãnh Lực Đồng Tiền, Còn Gì Cho Nhau… Trong lãnh vực cải lương, Hùng Cường hát chung
với Bạch Tuyết tạo thành một “cặp
bài trùng” trên sân khấu với các vở tuồng nổi tiếng một thời như
Má hồng phận bạc, Tình chú Thoòng…
Như đã nói, một nghệ sĩ được gọi là thành công khi
có người hâm mộ nhưng cũng không thể nào tránh khỏi sự “dị ứng” của những người thuộc
nhóm… “không ưa”, trong đó có cả
những người lính.
Hùng Cường & Mai Lệ Huyền: “Lính Mà Em”
Ca sĩ Duy Khánh (1936-2003), người gốc Quảng Trị, nổi
danh từ thập niên 1960 với dòng nhạc dân ca, nhạc quê hương và nhạc
lính. Ông còn được biết đến như một
nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung,
Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê...
Duy Khánh là một người lính ngành Chiến tranh Chính trị nhưng đồng thời cũng là một ca sĩ “đào hoa”, ăn mặc rất đúng mốt và lịch
lãm. Nhờ thân hình cao lớn và cân đối, nên thứ gì khoác vào người (nhất là
những bộ đồ lính) giúp chàng ca sĩ “hớp
hồn” các fan hâm mộ, nhất là phái yếu. Áo may ở La Ligne, quần ở Văn Quân,
giày đóng ở Trinh đó là những địa
chỉ “thời thượng” ở Sài Gòn
ngày xưa.
Sau 1975, Duy Khánh ở lại Sài Gòn và đến năm 1988
được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác. Duy Khánh
mất vào ngày 12/2/2003 tại bệnh viện Fountain
Valley, California,
thọ 68 tuổi. Giọng hát Duy Khánh có người rất thích nhưng cũng có
người lại chê là “nhạc sến”.
Tại Hoa Kỳ, “giọng ca một thời”
Duy Khánh hát Người lính già xa quê
hương của Nhật Ngân. Như đã nói, “hay”
hay “dở” còn tùy người nghe, xin
mời vào Youtube để thưởng thức: http://www.youtube.com/watch?v=l5N89SbsAf4
Duy Khánh
“Tứ trụ” của
sân khấu ca nhạc Sài Gòn ngày xưa hiện nay chỉ còn lại Chế Linh. Anh
cũng là ca sĩ gây nhiều tranh cãi nhất trong vấn đề “yêu” hay “ghét”, “sến” hay “không sến”. Chế Linh là người gốc
Chàm ở Phan Rang, tương tự như trường hợp của nhạc sĩ Từ Công Phụng.
Có thể nói, hai văn nghệ sĩ này tượng trưng cho hai “trường phái”, hai “thái cực”: “hâm mộ” người này thì sẽ “dị
ứng” với người kia.
Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh ca tụng
người lính VNCH dù anh không phải nhập ngũ vì thuộc thành phần “dân tộc thiểu số”. Những bài hát nổi
tiếng nhất phải kể đến: Đêm nguyện cầu,
Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa
mặc một lần...
Chế Linh ở lại Sài Gòn sau năm 1975. Năm 1976-1978, anh
bị bắt vì “vượt biên trái phép” và
tội “phản động”, biệt giam 28 tháng.
Năm 1980, anh vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada.
Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát “nhạc vàng” được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có
nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1/2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con!
Có một thời, ở Sài Gòn, người ta bàn tán cái tên
Chế Linh theo kiểu “nói lái” sẽ
trở thành… “Lính chê”! Theo lời
giải thích của Chế Linh, đó cũng là điều dễ hiểu vì anh được “miễn dịch” với lý do “dân tộc thiểu số” nên quân đội “chê”. Một số người lại hiểu theo
nghĩa khác, họ nói những bài hát về lính của anh lại bị… “lính chê”. Rõ ràng đây là quan điểm
của những người lính không thích những bài anh hát về họ.
Một lần nữa, vấn đề “nhạc sến” lại được đặt ra. Chủ đề “sến” sẽ được bàn đến ở một entry khác trong loạt bài Ngôn ngữ Sài Gòn xưa.
Chế Linh và nhạc sĩ Châu Kỳ tại Sài Gòn
(Còn tiếp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)