“Nếu bạn hỏi một chuyên gia về Trung Quốc năm yếu tố quan trọng nhất có thể giúp chúng ta hiểu về đất nước Trung Quốc là gì, câu trả lời là tăng trưởng kinh tế, nạn tham nhũng tràn lan,chênh lệch giàu nghèo, đấu đá trong nội bộ Đảng, và còn rất nhiều nữa. Nhưng thông thường, phân tích của những chuyên gia còn thiếu một yếu tố. Một yếu tố mang tầm cỡ của 100 triệu người. Một yếu tố có thể khiến chúng ta thay đổi về cơ bản cách suy nghĩ về đất nước Trung Quốc, và quan trọng hơn là thay đổi cách mà chúng ta tiếp cận đối với đất nước này. Yếu tố đó chính là Pháp Luân Công.
Ở
bên ngoài Trung Quốc không có mấy người biết về nó. Những người biết
thì có cảm giác mơ hồ rằng đó là việc đã qua. Nhưng nếu thực sự hiểu
được vấn đề này, bạn sẽ có thể lý giải được một trong những nghịch lý
khó có thể vãn hồi của Trung Quốc ngày nay.
• Tại sao Trung Quốc vẫn sản xuất ra nhiều sản phẩm nhiễm độc đến vậy bất chấp những chiến dịch liên tục chống tham nhũng?
•
Tại sao Đảng Cộng sản đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ cho việc kiểm duyệt
internet, máy camera theo dõi, và trại lao động, trong khi trường học và
bệnh viện đang thiếu nguồn lực cần thiết một cách vô vọng?
•
Tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại dè dặt không muốn buông lỏng
kiểm soát đối với hệ thống tư pháp và truyền thông đến vậy, ngay cả khi
phải trả giá bằng sự mất tín nhiệm trong mắt công chúng?
Nếu
quay trở lại năm 1992, chúng ta sẽ có thể tìm được mảnh thiếu của bức
tranh: Đúng 20 năm trước, ở một ngôi trường đơn sơ vùng Đông Bắc Trung
Quốc, ông Lý Hồng Chí, bắt đầu truyền những bài giảng đầu tiên về Pháp
Luân Công ra công chúng.” ( Trích Minh Huệ Đa Ngữ )
Ngày
13-5-2012 này kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân
Công) truyền ra công chúng, Minh Huệ Net một mạng lưới do các học viên
lập ra đã ra báo Minh Huệ Quốc Tế ( Minh Huệ Đa Ngữ ) chứa thông tin
toàn diện về Pháp Luân Công, và cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc đối với
Pháp Luân Công, và các ảnh hưởng đối với Trung Quốc về văn hóa, đạo đức, kinh doanh, chính trị mà cuộc bức hại phi lý này mang lại.
Kể
từ năm 1999, Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn
áp pháp môn này, với chiến dịch “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính,
hủy hoại thể xác” , thành lập phòng 610 đứng ngoài vòng luật pháp giống
như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã để huy động toàn bộ hệ thống công
an, cảnh sát, quân đội, và bộ máy tuyên truyền, dốc toàn lực đàn áp 100
triệu con người tin theo Chân Thiện Nhẫn.
Để
tạo cớ đàn áp, Giang Trạch Dân đã sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ,
một chiều, và được kiểm soát dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc để
tuyên truyền trên khắp Trung Quốc và thế giới vào thời gian đầu để tạo
cớ đàn áp. Các tin thường đưa về vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An
Môn mà bị dán nhãn là do học viên Pháp Luân Công , cuộc thỉnh nguyện ôn hòa bị biến thành “bao vây”, ngụy tạo chứng cớ 1400 người chết vì tập Pháp Luân Công... Ngay
tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc tháng 8 năm 2001, Trung tâm Phát triển Giáo
dục Quốc tế đã vạch rõ rằng "vụ tự thiêu tại Thiên An Môn" là do bàn
tay của Giang Trạch Dân đạo diễn, và đã đưa ra trước hội nghị những đoạn
băng hình phân tích. Các tuyên truyền lừa dối khác được các học viên
không ngừng vạch trần trên xã hội quốc tế.
Cuộc
đàn áp được đẩy xa đến mức hình thành một tội ác chưa từng có trên nhân
loại, ĐCS Trung Quốc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công một cách
có hệ thống để kiếm lời. David Matas - điều tra viên người Canada mô tả tội ác này là: “[Đây là] một kiểu tội ác mà chúng ta chưa từng được chứng kiến trên Trái Đất này”
XẾP
HÀNG ĐÒI CÔNG LÝ: Các học viên Pháp Luân Công đứng trật tự ở Bắc Kinh
vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, mang tính lịch
sử, để kêu gọi chấm dứt đàn áp này sau đó đã được các phương tiện truyền
thông của chính phủ, trong nỗ lực bao biện cho chiến dịch đàn áp của
ĐCSTQ, mô tả lại là một cuộc “bao vây.”
Hệ
quả của cuộc đàn áp không những ảnh hưởng đến các học viên, mà còn ảnh
hưởng đến toàn bộ xã hội Trung Quốc. Người dân ở mọi tầng lớp xã hội
cũng đã trở thành nạn nhân của nó một cách vô thức. Cũng như ảnh hưởng
đến các nước, các nhà doanh nhân nước ngoài đến Trung Quốc để kinh
doanh.
“TẠI TRUNG QUỐC
Người chồng chịu
sức ép từ đơn vị công tác nên đã đánh vợ của mình, khi bị các cán bộ
Đảng dọa đuổi việc nếu vợ anh vẫn tiếp tục tập Pháp Luân Công.
Người công an buộc
phải tra tấn các học viên Pháp Luân Công, khiến họ từ bỏ tín ngưỡng của
mình, nếu không chính bản thân anh sẽ mất cơ hội thăng tiến hay bị
giáng chức vì không hoàn thành chỉ tiêu.
Người
sinh viên tố cáo bạn học với lãnh đạo trường vì tin vào tuyên truyền về
Pháp Luân Công và nghĩ rằng đó là một môn phái tà ác và nguy hiểm.
TRÊN THẾ GIỚI
Người
phóng viên phản bội đạo đức liêm chính của nghề báo và độc giả mà lựa
chọn không đưa tin về việc ngược đãi đối với học viên Pháp Luân Công vì
sợ mất chứng chỉ hành nghề ở Trung Quốc.
Người
thị trưởng không làm tròn bổn phận công dân khi từ chối tiếp xúc với cử
tri là học viên Pháp Luân Công vì sợ sẽ làm các chính khách Trung Quốc
nổi giận và gây hại cho việc đầu tư của Trung Quốc vào thành phố mình.
Người thương nhân phản
bội lương tâm mà nhượng bộ trước yêu cầu từ chối học viên Pháp Luân
Công của các đối tác Trung Quốc, với hy vọng được ưu ái và có thêm cơ
hội kinh doanh.” ( Trích Minh Huệ Đa Ngữ )
Minh
Huệ Đa Ngữ cũng nêu lên một nỗ lực không ngừng nghỉ để thức tỉnh lương
tâm của người dân Trung Quốc, và sự thờ ơ im lặng của các nước trên thế
giới. Bằng chính tiền tiết kiệm và niềm tin tưởng, các học viên ở Trung
Quốc đã làm thành các cơ sở sản xuất tài liệu, DVD, biểu ngữ để nói rõ
sự thật về đàn áp cho người dân Trung Quốc, phá vỡ tuyên truyền lừa dối,
và làm thức tỉnh lại lương tâm của người Trung Quốc,… các hoạt động được tổ chức bí mật, nếu bị bắt cái giá phải trả cho việc dán một tờ rơi ở nơi công cộng là 7 năm tù, và tra tấn.
Xanh Petecpua, Nga, Người qua đường cẩn thận đọc các tờ rơi và các tấm biển trưng bày với thông tin về cuộc bức hại. Đây là một trong các hoạt động của học viên Pháp Luân Công thế giới để vạch trần cuộc bức hại.
Kỷ niệm ngày 25 tháng 04, các học viên ở Tây Ban Nha kêu gọi chấm dứt bức hại trước Đại sứ quán Trung Quốc
Cùng
với học viên ở Trung Quốc, các học viên trên thế giới tổ chức nhiều
hoạt động để làm sống lại nền văn hóa đặc sắc, hòa ái, và thuần chính
của Trung Quốc đã bị chôn vùi dưới chế độ Cộng sản Trung Quốc, thay vào
đó là “bạo lực” và “đấu tranh”. Và nhiều hoạt động để giảng rõ sự thật;
nâng cao nhận thức về cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn… Nhiều người thông
qua những hoạt động này cũng đã học Pháp Luân Công, và tìm thấy sự yên
bình trong tâm hồn, lợi ích sức khỏe cũng như tinh thần từ việc tập
luyện và tu dưỡng tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét