Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Phát hiện thành quách của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/90163/phat-hien-thanh-quach-cua-vua-dinh-bo-linh-o-thai-binh.html

Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m.

Sách Đại Việt Sử Ký toàn thư (tập 1 - trang 202 - NXB Văn hóa - Thông tin, năm 2004) viết: "Đinh Mão, năm thứ 17 (967) lúc ấy trong nước không có người đứng chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không thể thống xuất nhau. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin Trần Minh Công là người có đức mà không có con bèn cùng con là Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Bộ Lĩnh dung mạo khôi ngôi lạ thường, khí độ, mới nuôi làm con, đối đãi càng ngày càng hậu; rồi giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác đều được cả...''. “Vua Đinh Tiên Hoàng còn nhỏ mồ côi cha, mẹ là họ Đàm...".

Theo thần tích miếu Lộc Thọ (làng Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) nơi thờ bà Đàm Thị (tục gọi là bà Thiềm Nương) thì sau khi về với sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố - Hải Khẩu, để ngăn chặn sự tiến công của các sứ quân Lữ Đường (ở vùng Tế Giang nay là Văn Giang – Hưng Yên), Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át) ở Đằng Châu (nay là Kim Động – Hưng Yên), Trần Minh Công đã lệnh cho Đinh Bộ Lĩnh về trấn giữ ở trang Thụy Thú.

Miếu Lộc Thọ

Cũng theo ngọc phả, thần tích ở miếu Lộc Thọ và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian vùng Duyên Hà xưa thì Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ.

Qua khảo sát thực địa tại cánh đồng Nội Phủ, tương truyền xưa là nơi Đinh Bộ Lĩnh cùng các tướng đắp thành, đất để ngăn chặn sứ quân Phạm Phòng Ất và Lữ Đường từ Hưng Yên sang đánh.

Lịch sử cũng đã từng ghi nhận trong thời kì loạn 12 sứ quân, hầu hết sau khi chiếm cứ các địa phương, họ (các sứ quân) đều cho xây, đắp thành lũy, lập doanh trại để tạo dựng lực lượng cho mình, điển hình như Nguyễn Khoan chiếm cứ huyện Lập Thạch, tướng Nguyễn Thủ Tiệp nắm giữ huyện Tiên Sơn, Nguyễn Siêu nắm giữ Đông Phù Liệt huyện Thanh Đàm. Nơi đâu cũng lập doanh trại, đồn thú, thu giữ binh quyền để mưu cầu việc lớn.


Phế tích tường thành đất, được cho là thành lũy do vua Đinh Bộ Lĩnh đắp nên

Thông qua ngọc phả, thần tích, miếu, đình, sắc phong thờ Đàm Thái Hậu (Thiềm Nương) và các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành… lại được các cụ già ở làng Lộc Thọ chỉ dẫn chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa tại vùng đất cánh đồng Nội Phủ để tìm dấu vết của tòa thành cổ.

Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m.

Mặt thành phía Đông, phía Nam, phía Tây đã bị san đào thành ruộng, chỉ còn duy nhất tường thành phía Bắc (mặc dù đã bị đào lấy đất để đắp đường) nhưng đến nay vẫn còn nhô cao lên khỏi mặt ruộng từ 1,3m đến 2m, bề mặt rộng từ 1,2m – 2m, chiều dài tường thành còn lại khoảng 200m - 300m. Các chòi canh xưa đã bị san bằng.

Cánh đồng Nội Phủ, nơi có phế tích thành đất

Mặt tường thành phía Bắc (cách sông Dời ( Dồi) khoảng 700m. Người làng cho biết cách nay 60-70 năm, tường thành vẫn dài khoảng 700 - 800m, mặt thành rộng từ 2 - 3m , cao 1,5m đến hơn 2m. Các cụ Nguyễn Xuân Trà (78 tuổi), Bùi Văn Tôn (74 tuổi), Nguyễn Hữu Đợi (79 tuổi) cùng các cụ khác cho biết: Đã bao đời nay cánh đồng này vẫn được gọi là cánh đồng Nội Phủ.

Khi đắp thành, quân đội nhà Đinh đã đào đất để đắp, hiện còn vết tích các ao, hồ (tương truyền xưa nằm ở trong thành), một số ao hồ đã bị san lấp làm ruộng. Mặt phía Nam của thành là đất bằng (nay là ruộng), phía Tây thành giáp Long Nái. Phía Đông gần giáp làng Chuẩn Cách (Xã Minh Tân, Hưng Hà). Phía Bắc giáp sông đồng Dời, con sông này là một nhánh chảy từ sông Luộc vào, đi qua xã Minh Tân (Hưng Hà). Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vòng qua làng Lộc Thọ, uốn lượn trước mặt thành đất xưa rồi chảy sang địa phận thuộc xã Minh Hòa, sau đó chảy ra sông Sa Lung rồi ra sông Tiên Hưng, chảy ra sông Diêm để ra của biển Diêm Điền (cửa sông Đại Toàn xưa).

Sau Cách mạng tháng 8, ruộng đất được chia cho dân, hợp tác xã đã san lấp đất tường thành để lấy đất làm đường. Vì thế đến nay chỉ còn lại tường thành ở phía Bắc với độ dài khoảng 200 - 250m. Trong khu vực phế tích thành cổ, khi làm ruộng, lấy đất làm gạch dân làng vẫn đào được các đồ gốm, chum, lọ đựng nước đã bị vỡ nát.

Phía Bắc thành nay còn địa danh cầu Giáp Diêm và cánh đồng Nội Phủ (tương truyền nơi ở của Đinh Bộ Lĩnh và mẹ). Cánh đồng Nội Quan tương truyền là nơi các tướng và quân lính nhà Đinh đóng doanh trại ở đó. Hướng Bắc giáp sông Dời còn có địa danh là dinh Đầu, tương truyền là đồn trại, tuyển quân lương của Đinh Bộ Lĩnh xưa.

Cây đa được trồng trên tường thành

Từ những tư liệu thần tích, thần phả, sắc phong nơi thờ Đàm Thái Hậu (bà Thiềm Nương) và các tướng lĩnh thời Đinh, kết hợp với điều tra thực địa chúng ta có thể khẳng định: Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã từng xây dựng tòa thành đất mang tính quân sự trên vùng đất làng Thú (Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình).

Chắc chắn tòa thành xưa đã lợi dụng ưu thế sông nước tự nhiên của vùng đất Thụy Thú – Diên Hà xưa và sát vùng sông Luộc để tạo nên thành trì vững chắc, đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường từ Tế Giang (Văn Giang) và Đằng Châu (Kim Động) – Hưng Yên ngày nay đánh sang.

Theo thần phả, thần tích ở làng Đô Kỳ (Đông Đô), làng Bái (xã Minh Tân) nơi thờ tướng Lê Hoàn nhà Đinh, thì Lê Hoàn đã từng đánh nhau với quân của Phạm Bạch Hổ tại vùng đất nói trên. Trên mặt tường thành xưa còn sót lại, dân làng đã trồng một cây đa với mục đích muốn giữ lại phế tích lịch sử xưa.

Rất mong các nhà khoa học, khảo cổ học, Viện Lịch sử Việt Nam sớm tổ chức nghiên cứu, khảo sát thành đất của Đinh Bộ Lĩnh để đi tới kết luận chính xác và có ý kiến với chính quyền địa phương nên bảo tồn hiện trạng di tích lịch sử thời Đinh còn sót lại ở huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.


(Theo Nhà sử học Đặng Hùng - VTC News)

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

CON NGƯỜI, CẢNH VẬT SÀI GÒN QUA GÓC ẢNH XƯA

http://cafevannghe.wordpress.com/2012/09/02/nghi-ve-sai-gon-xua/

Hoa hậu Sài Gòn năm 1925 đoan trang, e ấp trong tà áo dài. Những con đườngrợp bóng cây xanh, thưa thớt người… là hình ảnh đầy hoài niệm về một Hòn ngọc Viễn Đông xưa, nay đang phát triển năng động.

Tại Hội sách lần thứ bảy tổ chức tại công viên Lê Văn Tám ở Sài Gòn trong tháng ba năm 2012, triển lãm 100 bức ảnh đen trắng ghi nhận phong cảnh, sinh hoạt, chân dung người Sài Gòn xưa đã thu hút hàng chục nghìn lượt người tham quan.
Xin giới thiệu lại các bức ảnh tư liệu quý:

1/-  nhạc Sài Gòn năm 1900. 2/- Đoàn hát Sài Gòn tham dự hội chợ Marseille năm 1906. 3/- Trang phục phụ nữ Sài Gòn đầu thế kỷ 20.

4/- Xích lô Sài Gòn xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân Pháp tên Coupeaud phát kiến ra. Thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là Phnompenh. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một hành trình đến Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp gần 200 km, hết 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc. 5/- Cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn năm 1880. 6/- Những cô gái Sài Gòn chơi bài 3 lá.

7/- Hoa hậu Sài Gòn năm 1925. 8/- Vườn Bách thảo Sài Gòn được xây dựng năm 1864 trên diện tích 12 ha vùng thuộc vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Năm 1865 vườn Bách Thảo được nới rộng diện tích đến 20 ha và đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ông Jean Baptiste Louis Pierre là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong vườn Bách Thảo tồn tại hai công trình kiến trúc đặc sắc là đền thờ Vua Hùng (xây dựng năm 1926) và Bảo tàng lịch sử mở cửa từ năm 1929. 9/- Tuyến xe đò từ Sài Gòn đi Vũng Tàu năm 1925.

10/- Một sứ đoàn Trung Hoa từ tàu thủy xuống bến cảng Sài Gòn năm 1920. 11/- Bệnh viện Gia Định trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hopital de GiaDinh. Năm 1945, Hopital de GiaDinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 được xây dựng mới và đổi tên thành Trung tâm thực tập Y khoa Gia Định. Sau năm 1975, Bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 12/- Một xe ngựa chở khách ở Sài Gòn.

13/- Một đường phố xưa ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915. 14/- Tàu neo đậu trên sông Sài Gòn năm 1920. 15/- Chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp chiếm Gia Định. Đầu tiên, chợ được đặt dọc theo bờ sông Bến Nghé, sau đó được xây dựng bên bờ nam một con kinh được gọi là Kinh Lớn. Năm 1887, người lấp con kinh này, chợ được dời về nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (tức địa điểm chợ Bến Thành ngày nay). Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Lễ ăn mừng chợ Bến Thành được gọi là “Tân Vương hội”. Khu chợ mới này vẫn mang tên chợ Bến Thành. Tuy nhiên, nhiều người Sài Gòn thường gọi đây là chợ Sài Gòn hay chợ Mới để phân biệt với chợ Cũ.

16/- Thương xá Tax được xây dựng từ năm 1880. Một thời gian dài Thương xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner, chuyên bán các mặt hàng bazar của các nước trên thế giới, chủ yếu là Pháp, Anh. Thời bấy giờ chỉ có giới thượng lưu ở Sài Gòn hoặc các đại điền chủ ở miền quê đến đây mua sắm mặt hàng vải, đồng hồ, máy hát. Năm 1942, Thương xá đập bỏ phần tháp đồng hồ ở bên trên xây thêm một tầng nữa. Năm 1960, Charner được giao lại cho Hội mậu dịch, đổi tên là Thương xá Tax với hoạt động chủ yếu là cho thương nhân thuê mặt bằng để kinh doanh. 17/- Quán cà phê đầu tiên ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915. 18/- Dinh Xã Tây được xây dựng từ năm 1898-1909, theo đồ án của kiến trúc sư Gardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây, thời chế độ Sài Gòn là Tòa Đô Chính. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của UBND Thành phố.

19/- Hãng buôn Boy-Landry, một trong những hãng buôn nổi tiếng của người Pháp nằm ở trung tâm thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. 20/- Khách sạn Grand (Grand Hotel Saigon) cổ kính được xây dựng năm 1930 với lối kiến trúc của Pháp. Tọa lạc tại khu vực trung tâm Sài Gòn. Khách sạn này là nơi đón tiếp các doanh nhân và du khách quốc tế. Từ đây chỉ cần tản bộ một đoạn đường là có thể ngắm khung cảnh tuyệt vời của con sông Sài Gòn. 21/- Tòa hòa giải Sài Gòn (nay là tòa nhà Sunwah ở quận 1).

22/- Đường Huyền Trân Công Chúa nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp mang tên đường MissCavell. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa. 23/- Đường L’Avenue Jaccareo năm 1925 nay là đường Tản Đà. 24/- Quảng trường trước nhà thờ, nhìn từ hướng Nhà thờ Đức Bà. Năm 1958 nơi đây có tên là Quảng trường Hòa Bình, hiện nay là Quảng trường Công xã Paris.

Xuân Mai 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Trại tù binh Phú Quốc thời VNCH.

http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/09/trai-tu-binh-phu-quoc-thoi-vnch.html


Posted on 13/09/2012 by Nhóm Thân Hữu Quốc Nội (nguồn ảnh: Flickr- manhhai)



1- Trại tù binh Phú Quốc 1973: tòan cảnh khu trại giam.
Hàng rào kẽm gai bảo vệ xung quanh trại kỷ luật.
Trại tù binh Phú Quốc lúc chiều tối với đèn chiếu sáng an ninh.
2- Quân cảnh và hàng rào an ninh bảo vệ khu Tân Sinh hoạt
và khu tù binh cốt cán.
3- Tháp canh :
4- Khu lưu trữ , quản lý hồ sơ cho tất cả tù binh lúc nhập trại .
5- Tù binh vc đang ngồi xếp hàng chờ được phân loại trước khi nhập trại.
6- Quân cảnh đang kiểm tra vật dụng cá nhân của tù binh
trước khi nhập trại.
7- Tù binh vc mang các đồ tiếp tế mới nhận được vào trại.
8- Mền và chiếu đang được chuyển vô trại cho những tù nhân mới
9-Tù binh vc đang học và làm việc tại khu dạy nghề
và may đồ bên trong trại.
10-Tự cung , tự cấp từ nguồn nguyên liệu có sẵn ,
tù binh vc đang trổ tài làm dép râu.
11- Xưởng gò , rèn , hàn :
làm chân giả cho các trại viên khác bị thương tật .
12- Xách nước giếng , phục vụ sinh hoạt cá nhân .
13- Phân loại cá các loại cho nhà bếp :
14-Tù binh vc trong giờ giải trí :
Với trận túc cầu hào hứng và các cầu thủ rắn chắc, khỏe mạnh
15- Cưa cây ngoài rào cho xưởng gỗ trong trại :
16- Sửa chữa đường sá khu vực vòng quanh trại giam
17-Một tù binh đến trình diện để khám bịnh.
18- Tiêm ngừa dịch bệnh :
19- Các Bác sĩ quân y
đang khám bệnh cho 1 tù binh vc bị cụt chân
20- Ở một giường bệnh khác:
Các BS đang chuẩn bị châm cứu cho một tù binh.
21- Các tù binh đang chữa bệnh trại Biên Hòa
trong trại tù binh Phú Quốc ăn cơm cùng nhau ngay tại giường của họ.
22- Nghĩa trang tù binh bên ngoài trại tù :
23- Trại “Tân Sinh Hoạt XI” nơi giam giữ các tù binh cốt cán của vc .
24- Một nhóm tù vc đang chăm sóc vườn hoa bên trong trại
25- Một tù binh trẻ đang khoe chiếc khăn tự thêu của mình.
26- Tù binh trong trại Tân Sinh Hoạt
múa lân giúp vui các bạn tù dịp Tết :
27- Ông Địa và Lân tự chế tạo
28- Diễn kịch , hát tuồng giúp vui cho các bạn tù
29- Một buổi kiểm đếm các trại viên ở trại số 10 :
30- Kiểm tra vật dụng của cá nhân trước khi nhập trại
31- Tù binh csbv đang chuyển qua 1 trại mới.
32- Nhóm QC tiến vào trại tù binh để kiểm tra an ninh.
33- Thùng đồ của mỗi tù nhân
34- Những lá thư thăm tù của người nhà
mà một tù binh đã nhận được.
35- Nhật ký trong tù và một số “đồ nghề”
tịch thâu được của trại viên
36- Một đường hầm vừa bị lực lượng QC
phát giác trổ ra ngay bên ngoài khu nhà
 
 
 
Cùi-bắp than :
Giá gì mấy người tù “cải-tạo” được 1 phần trăm như bọn tù-binh cộng-sản … thì ơn đoỏng, ơn boóc biết bao.
Bọn cộng-sản ngày nay vẫn cứ ngoác miệng chửi chế-độ ngục tù thời VNCH là ghê-rợn, là địa-ngục trần-gian.
Sự thật vẫn mãi mãi là sự thật. Những tấm hình trên đã thay cho ngàn lời nói. VNCH quá ngây-thơ trong chiến-tranh tuyên-truyền lắm vậy !