Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Hé lộ 'món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng

http://vtc.vn/311-335676/quoc-te/he-lo-mon-qua-viet-nam-tang-lien-xo-sau-giai-phong.htm


Sự kiện: 
 
Đại tá Victor Kyznechov có những kỉ niệm khó quên tại Việt Nam, liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu các chiến đấu cơ F-5, A-37. Sau đây là những dòng cảm nhận được ông ghi lại trong những ngày tháng nhiều cảm xúc đó.

Một buổi tối tháng 11/1975, cố vấn kỹ sư trưởng của Không quân Nhân dân Việt Nam, Đại tá Mitin đến gặp chúng tôi. Ông chọn tôi, vì tôi có nhiều  kiến thức trong lĩnh vực vô tuyến, cho một nhiệm vụ mà ông không nói trước.

Sau đó, chúng tôi rời Hà Nội và bay vào Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Việt Nam.

Căn cứ quân sự này có 2 đường băng cất và hạ cánh hướng ra biển. Ở giữa căn cứ có một trung tâm quản lý. Ngoài ra, tại căn cứ này còn có 2 điểm điều phối bay, 1 trong 2 điểm đó được bảo vệ.

Trong căn cứ lúc đó có 150 trực thăng và máy bay do Mỹ sản xuất. Tất cả đều trong tình trạng tốt.

Tại đây chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo tình trạng kỹ thuật cho những phương tiện hàng không này, chuẩn bị di rời chúng bằng đường biển, đường bộ sang Liên Xô.

Đầu tiên chúng tôi có nhiệm vụ nghiên cứu một chiếc F-5. Bởi các máy bay đều ở tình trạng tốt nên chúng tôi có thể xem xét kỹ từng chi tiết tại nhà chứa máy bay.

Chiếc F-5 đầu tiên đã bị chảy dầu ở bộ tản nhiệt và hỏng hệ thống liên lạc với trạm vô tuyến. Chúng tôi buộc phải chọn chiếc thứ 2, trong tình trạng hoàn hảo, và niêm phong lại để tránh bị đánh tráo thiết bị.

Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam 
Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là F-5 có nhiều điểm nổi trội hơn so với MiG-21. Hầu hết các bộ phận đều có kích thước khá lý tưởng.

Chẳng hạn bộ phận máy phát có kích thước chỉ bằng 1/2, 1/3 so với máy bay của Liên Xô. Máy bay dễ dàng sử dụng đến nỗi hầu như chúng tôi không phải dùng đến tài liệu hướng dẫn. Để nạp thêm dầu thì dùng một chiếc xe đẩy chuyên dụng có chứa diesel.

Về cấu tạo, khoang lái của F-5 khá giống với MiG-21, tuy nhiên các bộ phận lại nhỏ gọn hơn, rất nhiều trong số đó có chỉ thị dạng băng chuyền. Khoang lái được sơn màu ngọc lam nhẹ (giống màu của MiG-23 sau này).

Cùng với máy bay, chúng tôi được nhận thêm rất nhiều bộ phận thay thế và tài liệu kỹ thuật.

Ngoài ra, các bạn Việt Nam còn chuyển cho chúng tôi rất nhiều trang thiết bị mặt đất: cả một hệ thống đầy đủ cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra, sửa chữa máy móc cho máy bay, cả một hệ thống bao gồm cả thiết bị kiểm tra và đo đạc, dùng cho 4 máy bay…

Chúng tôi cũng có cơ hội xem xét một chiếc máy bay cường kích A-37 cùng các thiết bị phụ tùng thiết yếu và các tài liệu kỹ thuật đi kèm.

Máy bay này còn đơn giản hơn cả F-5. Khoang lái có cấu tạo theo kiểu tổ hợp nhưng lại vô cùng thuận tiện, các thiết bị được lắp đặt giống như trên 1 chiếc trực thăng.

Cùng với F-5, máy bay cường kích A-37 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trên chiến trường Campuchia 

Phía Việt Nam chuyển giao lại cho chúng tôi 2 động cơ dự phòng, được đóng trong 2 container đóng kín, có bơm khí trơ bên trong.

Đây là cách giúp thiết bị không chịu tác động xấu của môi trường và giúp bỏ qua khâu kiểm tra trước khi lắp đặt động cơ vào máy bay.

AC-119 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ được mệnh danh là “máy bay chống du kích”, có khả năng lắp đặt thêm vũ khí để tấn công mục tiêu trên mặt đất, cũng được các bạn Việt Nam gửi đến cho chúng tôi xem xét. Tuy nhiên, loại máy bay này không gây cảm hứng với chúng tôi ngoại trừ các trang thiết bị đặc biệt trên máy bay.

Trực thăng CH-47 Chinook và UH-1 biến thể chiến đấu là 2 loại trực thăng thu hút được sự chú ý của chúng tôi.

So với Mi-8, UH-1 có nhiều ưu thế hơn. Máy bay nhỏ gọn hơn, nhưng lại được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn: 2 súng máy 6 nòng, rocket và tên lửa có điều khiển. Khoang lái được thiết kế thấp, 2 bên sườn trực thăng được bọc thép.

Trong vòng 10 ngày chúng tôi đã xem xét kĩ lưỡng, tỉ mẩn từng loại máy bay trên và gửi chúng sang Liên Xô. Những chiếc máy bay này sau đó được Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Lực lượng Không quân Liên Xô nghiên cứu.

Những chiến lợi phẩm trên chắc chắn đã giúp ích ít nhiều cho các kỹ sư Nga trong việc nghiên cứu và chế tạo các mẫu máy bay mới, hiện đại và tiện dụng...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét