Người đã một lần phản chủ thì rất có thể sẽ phản chủ thêm nhiều lần khác nữa. Trần Văn Đôn chính là một người như thế.
Trong cái gọi là "biên niên sử" của chế độ Sài Gòn, Trần Văn Đôn cũng
bị xếp vào loại "bẩn tướng" như Trung tướng Đặng Văn Quang (xem ANTG CT
số tháng 1/2008). Trả lời câu hỏi: Tướng nào giỏi đóng tuồng và chuyên
"trở cờ"?", ông Quách Tòng Đức, người từng làm Đổng lý Văn phòng cho
Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã nhìn thấy quá nhiều tấn trò nhem nhuốc
trên sân khấu chính trị Sài Gòn một thuở đã khẳng định ngay: "Đó là Trần
Văn Đôn!".
Kỳ nhông đặc biệt
Gia tộc Trần Văn Đôn là đại điền chủ ở Nam Bộ. Cha của ông ta sang Pháp
học y khoa và Trần Văn Đôn đã được sinh ra tại Cauderan, Bordeaux ngày
19/8/1917.
Trong gia tộc mang quốc tịch và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng thờ Pháp
này, Trần Văn Đôn là người con út. Lớn lên, ông ta được gia đình cho
sang Pháp để du học.
Năm 1939, Trần Văn Đôn tốt nghiệp Trường Thương mại cao cấp Hautes
Etudes Commerciales (HEC) ở Paris. Tiếp đó, ông ta gia nhập quân đội
Pháp khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu và theo học Trường Quân sự
đặc biệt Saint Cyr (École spéciale militaire de Saint-Cyr). Rồi Trần
Văn Đôn trở lại Việt Nam, cầm súng cho Pháp chống lại cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Ông ta từng là sĩ quan tình báo.
Tới năm 1955, Trần Văn Đôn đã đeo quân hàm đại tá. Cùng với Dương Văn
Minh (lúc đó cũng mới là đại tá), Trần Văn Đôn đã phò tá Ngô Đình Diệm
trong những nỗ lực thâu tóm quyền lực ở miền Nam với sự hậu thuẫn của
Mỹ. Sau khi góp tay dẹp những lực lượng chống đối Ngô Đình Diệm, cả Trần
Văn Đôn và Dương Văn Minh đã được đeo quân hàm tướng của chế độ Sài
Gòn.
Tướng Trần Văn Đôn và cuộc di tản tháng 4/1975 |
Năm 1956, tướng Trần Văn Đôn còn được giao cho chức Tổng Tham mưu trưởng
của quân đội Sài Gòn. Để có thể ngồi trên vị trí cũng vào loại chóp bu
này, Trần Văn Đôn đã công khai bày trò đốt quốc tịch Pháp của mình,
không ngại mang tiếng ăn cháo đái bát.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã rất hài lòng với sự trở cờ đó của Trần Văn
Đôn. Tuy nhiên, cho tới cuối đời, Trần Văn Đôn vẫn bị dư luận Sài Gòn
coi là một anh Tây con, ăn chơi đàng điếm. "Dấu ấn của quỷ" gắn lên trán
ông ta từ thời trẻ đã không bao giờ mờ phai.
Người đã một lần phản chủ thì rất có thể sẽ phản chủ thêm nhiều lần khác
nữa. Trần Văn Đôn chính là một người như thế. Ông ta cùng với Dương Văn
Minh và Tôn Thất Đính chính là những nhân vật trụ cột trong âm mưu đảo
chính năm 1963 hạ bệ Ngô Đình Diệm với sự hậu thuẫn của các điệp viên
CIA.
Cùng chung tay vào cuộc chính biến khá đẫm máu này còn có những viên
tướng Sài Gòn như Mai Hữu Xuân, Lê Kim Xuân (người anh em đồng hao với
Trần Văn Đôn) và cả Đỗ Mậu…
Tuy nhiên, khác với nhiều đồng sự từng cùng dính líu với vụ đảo chính
năm 1963 (họ thường là bị đẩy ra ngoài cuộc rất nhanh chóng và phải tìm
nơi dung thân ở hải ngoại), tướng Trần Văn Đôn đã đổi màu như kỳ nhông
rất kịp thời và không bao giờ bị mất phần béo bở. Và ông ta đã trụ được
trong bộ máy chính quyền Sài Gòn cho tới khi chế độ này sụp đổ tháng
4/1975, khi ông ta buộc phải vội vã bỏ tổ quốc cứu mạng sống cá nhân
trên một chiếc trực thăng của Mỹ. Trong nội các cuối cùng của chế độ Sài
Gòn, Trần Văn Đôn từng được giữ ghế Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc
phòng.
Dấu tích ô danh
Nguyễn Văn Ngân, phụ tá tin cẩn một thời của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, khi được yêu cầu nói lên sự đánh giá của mình đối với các tướng
lĩnh của chế độ Sài Gòn, đã chua chát và gay gắt nói: "Hầu hết các tướng
lĩnh đều thoát thai từ một môi trường xấu, nguyên phục vụ trong những
đội quân phụ thuộc của quân đội viễn chinh Pháp, là những đội quân thiếu
truyền thống. Họ không có lý tưởng chính trị và cũng không có lương tâm
trách nhiệm của một người lính chuyên nghiệp.
Vì không thể tiến thân bằng con đường học vấn nên họ đã phải vào quân
đội để kiếm sống. Do sự bành trướng của quân đội nên họ được thăng cấp
rất nhanh nhưng thiếu kinh nghiệm chiến trường, không biết hoặc không
cần biết tới nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy. Đa số đều tham nhũng, nuôi
dưỡng tình trạng lính ma, lính kiểng, đã làm băng hoại cả một quân
đội...".
Trần Văn Đôn cũng là một trong những viên tướng như thế. Ông ta từng
chịu nhiều ân huệ của chế độ Ngô Đình Diệm. Khi tướng Lê Văn Tỵ bị ung
thư phổi phải sang Mỹ chữa trị, Trần Văn Đôn, lúc đó là Tư lệnh Lục
quân, đã được Ngô Đình Diệm cho giữ chức Quyền Tổng Tham mưu trưởng thay
ông này từ ngày 27/7/1963.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, khi gió đã đổi chiều, ông ta không ngại
tham gia những hoạt động chống lại anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu,
mặc dù trong thâm tâm, ông ta có thể chưa chắc đã muốn cho hai người
này phải chết bất đắc kỳ tử như đã xảy ra.
Vụ đảo chính bắt đầu từ ngày 1/11/1963. Vào lúc 13h30’ ngày hôm đó, một
số sĩ quan cao cấp của chế độ Sài Gòn được mời tới tham dự một cuộc họp
tại một sở chỉ huy ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, tướng Trần Văn
Đôn đã thông báo về việc cái gọi là Hội đồng cách mạng quân sự đã lên
nắm quyền.
Mọi thành viên tham gia cuộc họp đều tỏ ra phấn khởi, duy chỉ có viên
Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt, người rất thân cận và
trung thành với gia tộc Ngô Đình và vì thế, đã bị đại sứ Mỹ ở Sài Gòn
lúc đó là Henry Cabot Lodge ra lệnh cho những viên tướng lãnh đạo đảo
chính cho tên vào danh sách cần bị thủ tiêu, đã không đứng dậy vỗ tay
hoan hô thông báo này. Lập tức đại tá Tung bị bắt giữ và bị Nguyễn Văn
Nhung (khi đó là đại úy) đưa sang một căn phòng khác ở trong sở chỉ huy
này,
Mặc dầu thất thế nhưng Tung vẫn hét to được một câu: "Hãy nhớ ai đã gắn
sao cho tụi bay!". Đêm hôm đó, Nguyễn Văn Nhung chở đại tá Tung và người
em của ông ta là Thiếu tá Lê Quang Triệu đến một nơi bên ngoài doanh
trại và bắn chết cả hai.
Sáng hôm sau, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chạy thoát khỏi Dinh Độc Lập
qua một đường hầm bí mật và trốn ở một ngôi nhà tại Chợ Lớn. Trần Văn
Đôn bằng các mối quan hệ riêng đã liên lạc được với anh em Ngô Đình Diệm
- Ngô Đình Nhu, hứa sẽ bảo toàn mạng sống cho họ và để họ đi ra nước
ngoài một cách an toàn nếu họ thuận tình trao quyền một cách yên ả cho
những viên tướng làm đảo chính.
Tuy nhiên, mọi sự lại không diễn ra theo hướng này. Viên đại uý Nguyễn
Văn Nhung đã dẫn một toán sỹ quan cùng lính tráng đến nơi trú ẩn của anh
em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu tại Nhà thờ St. Francis được xây thời
Pháp và bắt giữ họ. Một đoàn xe gồm một xe bọc thép M-113 và 4 chiếc xe
Jeep cùng nhiều binh lính do tướng Mai Hữu Xuân cầm đầu đã tức tốc tới
nơi anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu đang bị bắt giữ.
Đại uý Nguyễn Văn Nhung và Thiếu tá Dương Hữu Nghĩa ngồi chung với anh
em Ngô Đình Diệm trong chiếc xe bọc thép quay lại Sài Gòn. Khi đoàn xe
dừng lại tại một điểm giao cắt với đường sắt thì thấy, anh em họ Ngô đã
bị giết chết trước đó. Theo hồi ký của Trần Văn Đôn, thì một cuộc điều
tra do ông ta ra lệnh tiến hành đã xác định rằng chính Dương Hữu Nghĩa
đã bắn anh em họ Ngô bằng một phát đạn súng bán tự động, còn Nguyễn Văn
Nhung đã bắn hàng loạt đạn khắp thân thể hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô
Đình Nhu. Nguyễn Văn Nhung cũng là người đã đâm nhiều nhát dao vào thân
thể hai anh em họ Ngô (sau "chiến tích" này, Nguyễn Văn Nhung được thăng
lên cấp thiếu tá nhưng rồi y cũng bị thủ tiêu bởi một phát súng bắn vào
sau gáy).
Theo lời Trần Văn Đôn kể lại sau này, ông ta cùng nhiều sỹ quan khác đã
kinh ngạc khi thấy xác hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu tại sở
chỉ huy của lực lượng đảo chính. Trần Văn Đôn tức tốc gặp Dương Văn Minh
trong văn phòng của ông này và to tiếng về cái chết của hai anh em họ
Ngô. Trong lúc họ đang cãi nhau, Mai Hữu Xuân đi vào phòng, đứng nghiêm
trước Dương Văn Minh và báo cáo: "Mission accomplie" (nhiệm vụ đã hoàn
thành)!
Tướng Trần Văn Đôn về sau đã tốn khá nhiều công sức để thanh minh về
trách nhiệm của ông ta đối với cái chết thê thảm của anh em họ Ngô. Trần
Văn Đôn cũng tiết lộ rằng CIA đã chi cho các viên tướng chủ trì đảo
chính 42 nghìn USD để họ hạ sát anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu.
Còn theo thông tin của ông Nguyễn Văn Ngân, trong cuộc đảo chính tháng
11/1963, CIA cũng đã sử dụng Trần Văn Đôn, mặc dù không tin con người
tráo trở này chỉ vì lý do đơn giản là lúc đó, Trần Văn Đôn đang giữ chức
vụ quyền Tổng tham mưu trưởng thay tướng Lê Văn Tỵ đang đi Mỹ trị ung
thư (không có được sự đồng ý của nhân vật này khó có thể điều hành được
các đơn vị quân đội một cách suôn sẻ).
Và các quan thầy Mỹ cũng đã loại Trần Văn Đôn khỏi vị trí quan trọng
trên trong vụ chỉnh lý ngày 30/1/1964. Tuy nhiên, với sự khéo léo của
một kẻ hoạt đầu, sau đó Trần Văn Đôn đã lấy lòng được Nguyễn Văn Thiệu
và được viên Tổng thống này trọng dụng cho tới khi chính ông ta cũng
phải ê chề bỏ nước ra đi vì thất thế.
Sau này ở hải ngoại, trong các bài trả lời phỏng vấn với báo chí và
trong các tập hồi ký của mình, Trần Văn Đôn đã không tiếc lời phê phán
Nguyễn Văn Thiệu cũng như các chiến hữu cũ, đổ cho họ phần lớn trách
nhiệm về những chuyện xấu xa và đổ vỡ của chế độ Sài Gòn
Đụ con đĩ mẹ thằng chó đẻ bú cặc CIA: Trần Văn Đôn.
Trả lờiXóaĐụ má thằng chó đẻ Trần Văn Đôn: thằng chó đẻ phản quốc hại dân.