Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Ba ý nguyện cuối cùng của Alexander III Đại Đế

.

Đại Đế Alexander III (356 - 323) (Alexandre le Grand) : gốc Macédoine, học trò của Aristote. Được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử.




Đại Đế Alexander III đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Đế quốc vĩ đại của Alexander chạy dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ Dương.



Alexandros Đại Đế cũng được biết đến như là Alexandros III, là vua của xứ Macedon (336–323 TCN) và được xem là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi chết; ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Tiếp sau sự thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của cha ông, Philip II xứ Macedon, (một việc Alexandros phải lặp lại hai lần vì các miền phía nam Hy Lạp nổi loạn sau khi Philip chết), Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Anatolia, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedon) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.

Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros chết, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút:confused:. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexander sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông chết, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles.

Thời thơ ấu

Alexandros Đại Đế là con của Vua Philip II xứ Macedon và người vợ thứ tư, công chúa Olympias xứ Epirote. Theo như Plutarch, Olympias không phải thụ thai bởi Philip, người sợ hãi bà, vì bà thích ngủ với rắn, nhưng bởi Zeus Ammon. Plutarch kể rằng cả Philip và Olympias đều mơ đến sự ra đời trong tương lai của con trai họ. Olympias mơ một tiếng sấm lớn và một tia sét đánh vào tử cung của bà:cryss:. Trong giấc mơ của Philip, ông che tử cung của bà bằng tấm da của một con sư tử:fire:. Báo động bởi điều này, ông hỏi ý kiến nhà tiên tri Aristander xứ Telmessus, người xác định vợ ông sẽ có thai và đứa trẻ sẽ mang tính cách một con sư tử.

Aristotle là thầy của Alexander và đã huấn luyện Alexander về mọi mặt như thuật hùng biện và văn học và gợi lên các sở thích của cậu ta trong khoa học, y khoa và triết học. Sau khi viếng thăm Oracle xứ Ammon tại Siwa, theo như năm sử gia cổ đại (Arrian, Curtius, Diodorus, Justin và Plutarch), lan đi những lời đồn là Oracle đã tiết lộ cha của Alexander là Zeus, chứ không là Philip. Theo như Plutarch, cha ông là hậu duệ của Heracles qua Caranus và mẹ là hậu duệ của Aeacus thông qua Neoptolemus và Achilles[3]. Aristotle đưa cho cậu ta một bản Iliad mà cậu luôn giữ và đọc thường xuyên.

Lên ngôi ở Macedon

Khi Philip lãnh đạo cuộc tấn công vào Byzantium năm 340 TCN, Alexander, tuổi 16, được để lại như là quan chấp chính của Macedonia. Vào năm 339 TCN, Philip lấy người vợ thứ năm, Cleopatra Eurydice xứ Macedon. Vì mẹ của Alexander, Olympias, là người từ Epirus (một vùng đất thuộc phần phía tây của bán đảo Hy Lạp và không phải là một phần của Macedon), và Cleopatra là một người Macedonian chính gốc, điều này đã dẫn đến tranh cãi về quyền nối ngôi hợp pháp của Alexander. Attalus, chú của cô dâu, được kể là nâng ly trong tiệc cưới để chúc cho lễ thành hôn sẽ sản sinh ra một người nối ngôi hợp pháp của xứ Macedon; Alexander hất cốc rượu vào Attalus nạt lớn "Thế thì ta là gì, một đứa con bất hợp pháp à?" Cha của Alexander hiển nhiên đã rút gươm ra và tiến về phía Alexander, nhưng bị ngã vì quá say. Alexander nhận xét "Đây là người đàn ông dự định chinh phục từ Hy Lạp đến châu Á, và ông ta không thể di chuyển nổi từ bàn này sang bàn khác." Alexander, mẹ và em gái (cũng tên là Cleopatra) sau đó bỏ Macedon đi trong giận dữ. Cuối cùng Philip giảng hòa với con trai, và Alexander quay trở lại nhà; Olympias và em gái của Alexander vẫn ở lại Epirus. Vào năm 338 TCN Alexander giúp cha trong trận quyết định Trận đánh Chaeronea chống lại các thành phố Hy Lạp tự trị Athena và Thebes, cánh do đội kỵ binh dẫn đầu bởi Alexander đã tiêu diệt Đoàn quân thánh chiến Thebes, một lực lượng tinh nhuệ được xem là bất khả chiến bại. Sau trận đánh, Phillip tổ chức ăn mừng trọng thể, và đáng để ý là Alexander không tham dự (người ta tin rằng anh đang chăm sóc thương binh và chôn cất tử sỹ, của quân đội anh và của kẻ thù). Philip bằng lòng tước quyền thống trị của Thebes đối với Boeotia và để lại một đội quân đồn trú trong thành. Một vài tháng sau, để gia cố sự thống trị của Macedon đối với các thành phố Hy Lạp tự trị, Hiệp hội Corinth được thành lập.

Vào năm 336 TCN, Philip bị ám sát tại lễ cưới của con gái ông Cleopatra xứ Macedonia với Vua Alexander xứ Epirus. Kẻ ám sát được kể là một người được vua ân sủng trước đây, một nhà quý tộc trẻ bất mãn Pausanias, người có mối hận thù với Philip vì nhà vua bỏ mặc một lời than phiền mà anh ta đã đưa ra. Vụ ám sát Philip đã từng được nghĩ là được tính toán trước với thông tin và sự tham gia của Alexander hay Olympias. Một kẻ có khả năng là chủ mưu là Darius III, người vừa lên ngôi Vua Ba Tư. Plutarch đề cập đến một lá thư giận dữ từ Alexander gửi Darius, trong đó Alexander đổ thừa cho Darius và Bagoas, là quan tể tướng, cho cái chết của cha anh, nói rằng chính Darius là người đã khoác lác với các thành phố Hy Lạp là ông ta đã tổ chức ám sát Philip như thế nào. Sau cái chết của Philip, quân đội suy tôn Alexander, lúc này 20 tuổi, như là vua mói của Macedon. Các thành phố Hy Lạp như Athena và Thebes, bị bắt buộc phải quy phục Philip, thấy vị vua mới như là một cơ hội để giành lại hoàn toàn quyền độc lập của họ. Alexander hành động nhanh chóng và Thebes, là thành phố chống lại anh tích cực nhất, đã đầu hàng khi anh xuất hiện ở cửa thành. Hội đồng Hy Lạp tại Eo Corinth, với ngoại lệ Sparta, bầu anh lên như là tư lệnh chống lại Ba Tư, mà trước đây chức danh này được phong tặng cho cha anh.




Năm kế tiếp, (335 TCN), Alexander cảm thấy tự do tiến đánh Thracia và Illyria để bảo vệ Danube như là biên giới phương bắc của Vương quốc Macedonia. Trong khi anh đang chinh phạt phía bắc một cách thắng lợi, người Thebes và Athena lại nổi dậy một lần nữa. Alexander phản ứng lập tức và trong khi các thành phố khác lại một lần nữa do dự, Thebes lần này quyết định chống trả cật lực nhất. Sự chống trả là vô ích; cuối cùng, thành phố bị chinh phục với nhiều máu đổ. Người Thebes chịu số phận thê thảm hơn khi thành phố bị đốt trụi và lãnh thổ bị chia ra giữa các thành phố Boeotian khác. Hơn nữa, tất cả các công dân của thành phố bị bán thành nô lệ, chỉ chừa lại các thầy tu, các lãnh tụ của các đảng ủng hộ Macedonian và hậu duệ của Pindar, người mà nhà không bị đụng chạm đến. Kết cục của Thebes làm Athena sợ hãi mà đầu hàng và sẵn sàng chấp nhận yêu sách của Alexander cho lưu đày các lãnh tụ của đảng chống lại Macedonia, Demosthenes là người đầu tiên.


Đại Đế Alexander III đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Đế quốc vĩ đại của Alexander chạy dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ Dương

Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt 3 ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:


1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y giỏi nhất của thời đó.


2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...


3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.


Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những ý muốn kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao.


Ngài Alexander đã giải thích như sau:


1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.


2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).


3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và đến cuối cuộc đời, khi chúng ta đã cạn kiệt kho tàng quý giá nhất là thời gian, thì chúng ta cũng sẽ rời khỏi thế giới với hai bàn tay trắng.



Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét