Nam Cực là
lục địa duy nhất không có cư dân thường xuyên sinh sống. Trung bình mỗi
năm, chỉ có khoảng 2.500 người làm công tác nghiên cứu khoa học tại
vùng đất hoang vu này. Vào mùa hè, lượng dân cư ở Nam Cực tăng lên 4.000
người nhưng sẽ giảm xuống 1.000 người trong tiết trời mùa đông khắc
nghiệt.
Ảnh chụp Nam Cực, lục địa lạnh nhất Trái đất từ vệ tinh.
Vào thời điểm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, nhiều nhà thám hiểm đã tới vùng đất cực Nam của địa cầu và không ít người đã bỏ mạng tại đây. Với số cư dân trung bình 2.500 người và số người từng thiệt mạng tại Nam Cực là 268, dễ thấy rằng cứ 10 người đang sống thì sẽ có 1 người chết. Có lẽ, đây sẽ là nơi bạn cảm thấy âm u và "lạnh tóc gáy" nhất quả đất. Bây giờ, hãy cùng chúng tớ đi theo dấu chân những nhà thám hiểm xấu số và cư dân đã từng sống ở đây để khám phá các địa điểm bỏ hoang ở Nam Cực bạn nhé!
Vẻ hoang tàn là nét đặc trưng của những khu dân cư bỏ hoang từ thế kỉ trước.
Khu trại của Robert Scott
Năm 1911, Robert Scott và 4 đồng sự muốn trở thành những người đầu tiên đến cực Nam của Trái đất nhưng khi đến đích,
họ ngỡ ngàng khi biết nhà thám hiểm người Na Uy, Roald Amundsen đã đặt
chân đến đây trước. Trong chuyến hành trình trở về, toàn bộ 5 người đã
thiệt mạng.
Nhà thám hiểm Robert Scott.
Đoàn thám hiểm xấu số của Robert Scott.
Những vật dụng bỏ lại của đoàn.
Ngày
nay, khu trại của Scott và những người bạn đã trở thành một địa điểm du
lịch nổi tiếng. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều vật dụng từng
gắn bó với các nhà thám hiểm dũng cảm.
Đảo Deception
Bản đồ đảo Deception.
Quang cảnh đảo Deception từ trên cao.
Đảo
Deception (Đảo Lừa Dối) là một địa danh thú vị khi tham quan Nam Cực.
Sở dĩ có tên gọi này là bởi nếu đi thuyền từ bên ngoài, nhiều người
không ai ngờ rằng trung tâm hòn đảo bị nhấn chìm bởi nước biển và tạo
thành một trong những hải cảng tự nhiên an toàn nhất thế giới.
Một nhà chứa máy bay bỏ hoang.
Những máy móc bị bỏ lại trên đảo.
Một con tàu rỉ sét bị bỏ mặc giữa mưa, gió.
Nằm
trong vịnh Whalers, hòn đảo nhỏ này từng là trung tâm của hoạt động săn
cá voi lấy mỡ đầu thế kỉ 20. Đến năm 1931, khu vực này hoàn toàn bị bỏ
hoang do nhu cầu mỡ cá voi của thế giới sụt giảm.
Một nấm mồ trên đảo Deception.
Một chiếc xuồng bỏ không trên đảo.
Điều
thú vị là đảo Deception thực chất là phần nhô cao của một miệng núi
lửa. Đảo có hình móng ngựa và có một con kênh để tàu bè đi vào hải cảng
nằm ở trung tâm. Những hoạt động địa chất khiến cho khí hậu của đảo
tương đối ấm áp. Nơi đây còn có các trạm nghiên cứu khoa học của
Argentina và Tây Ban Nha.
Đảo Nam Georgia
Một thị trấn từng phồn thịnh nhờ nghề săn cá voi.
Hòn
đảo gần Nam Cực này cũng từng là một trung tâm săn bắt cá voi đầu thế
kỉ 20. Ngày đó, nơi đây là một khu dân cư thịnh vượng với dân số khoảng
2.000 người.
Nhà thờ tại thị trấn Grytviken trên đảo Nam Georgia.
Vẻ tiêu điều của Nam Georgia.
Ngày
nay, nó đã trở thành một thị trấn ma. Một số công trình có giá trị kiến
trúc tại đây vẫn được lưu giữ, thu hút khách du lịch ghé thăm, tiêu
biểu như nhà thờ tại thị trấn Grytviken.
Dãy núi ma của Nam Cực
Dãy núi Gamburtsev ẩn mình dưới độ dày 4km của băng.
Dãy
núi Gamburtsev nằm tại trung tâm của Nam Cực có kích thước tương đương
với dãy Alps của châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay và thậm chí cả sau này, sẽ
không ai có thể nhìn thấy dãy núi đấy. Đó là bởi những ngọn núi của Nam
Cực bị một lớp băng dày 4km bao phủ. Sự tồn tại của dãy núi này chỉ
được biết đến bằng các thiết bị sóng radar mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét