+Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững: “Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp này nhân dịp đầu năm mới. Rất nhất trí với Thủ tướng. Rất mong đọc được bài viết của Thủ tướng về việc sử dụng nguồn vốn ODA
+ Báo Trung Quốc: “Việt Nam lại trở mặt, Bắc Kinh không còn đường thoái lui ở Nam Hải”: Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, về vấn đề Nam Hải, Trung Quốc luôn áp dụng biện pháp xoa dịu đối với Việt Nam, đã ban cho Việt Nam một chút ân huệ, để có thể ngăn chặn được những hành vi khiêu khích của Việt Nam ở Nam Hải, từ đó mà phân hóa được sự liên hợp giữa Việt Nam với Philippines, khiến cho Philippines không thể vỗ được bằng một bàn tay ở Nam Hải. Nhưng chính sách xoa dịu của Trung Quốc đối với Việt Nam dường như không có hiệu quả như dự liệu, Việt Nam không hề cảm kích trước ân huệ của Trung Quốc, trái lại, còn gia tăng sự giễu võ giương oai ở Nam Hải.Láo toét. Cũng tại sự nhún nhường quá đáng của ta nên TQ mới lên giọng láo toét thế này.
+Bùi Quang Minh – Cuối năm bàn chuyện “đồng chí”…: Trong quan hệ đối ngoại quốc tế, chúng ta cũng đã phải thay đổi việc dùng từ “đồng chí” trong nhiều trường hợp cho phù hợp với các cá nhân và tổ chức. Các bạn và tôi sẽ phân vân dùng hay không dùng từ “đồng chí” với những tên chính khách quen thuộc sau đây: Pol Pot, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Fidel Castrô, Saddam Hussein, Mikhail Gorbachev, Raul Castro, Hugo Chavez, Muammar Gaddafi, Boris Yeltsin, Dmitry Medvedev… Sẽ là buồn cười nếu như bạn vừa gọi đồng chí với: Vladimir Putin và với Gennadi Zyuganov, với Kim Jong-Ill và với Lee Myung-bak, với Hồ Cẩm Đào và với Trần Thủy Biển… Rất khó làm đồng chí của cùng cả hai đối thủ chính trị sống mái với nhau như thế. Từ nay ngoài đời nên bỏ cái sự gọi nhau bằng đồng chí đi, nó vừa giả dối vừa vô lối. Chẳng quen biết nhau cũng đồng chí, nực cười.
+Quốc Phương:: Chỉnh đốn đảng để tránh ‘sụp đổ’?: Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên gia am hiểu tình hình nội bộ của Việt Nam, cho BBC hay hội nghị trung ương đảng lần thứ tư, khóa XI vừa bế mạc đã lựa chọn chủ đề “chỉnh đốn đảng” dưới áp lực trong nước và tác động của biến động quốc tế năm qua. Giáo sư Long cũng nhắc đến khả năng có một thay đổi, điều chỉnh về nhân sự cấp cao của đảng, vốn có thể xảy ra vào dịp Đại hội giữa kỳ của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới đây. Ông nói: “Sau này Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng sẽ gộp lại thành một vị trí. Còn Đảng thì riêng rẽ. Có lẽ đây là lúc họ nghĩ phải tách rời Đảng khỏi nhà nước.”- Mình rất tâm đắc ý này với gs Ngô Vĩnh Long.
+Trương Duy Nhất: Trị đảng: Cái tít nghe ghê răng, nhưng cái ý này hay: “Muốn trị quốc phải trị đảng. Muốn trị đảng phải dựa vào dân! Đã trọng bệnh, không thể nằm đó mà tự “chùi rửa” cho mình được. Chỉ có dân mới có thể làm sạch đảng. Chỉ có “bác sĩ” dân mới trị được căn bệnh trầm kha trong đảng. Còn nếu đảng cứ tự “xây dựng chỉnh đốn” mãi, tự “đánh răng chùi rửa” mãi, thì không mong gì khỏi bệnh để… vững mạnh được!”
+Nguyễn Trọng Tạo: “GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN LƠ TƠ MƠ: HỘI NHÀ VĂN LÀ GÌ? Là PHONG TRÀO hay GIÁ TRỊ? Tôi nghĩ, cả hai.Nhưng khi trao giải, thì GIÁ TRỊ vẫn là trên hết.” Bác Tạo nói rất đúng, coi thường giá trị, bỏ rẻ giá trị, chạy theo phong trào đó là cách giết chết Hội nhà văn một cách nhanh nhất. Nhưng thôi, không bàn chuyện cao xa, chỉ mong mấy ông BGK đọc kĩ cho cũng chẳng xong thì còn mong gì nữa đây?
+ Lê Dũng: Cháy trách nhiệm – khắc phục bằng gì ?: “Loanh quanh vẫn chỉ ở chuyện quản lý mấy thứ phục vụ đời sống thôi nhưng nhìn đâu cũng còn nhều bất cập. Không phải vì thiếu các nhà khoa học về quản lý, thiếu trợ lý, chuyên gia giúp việc, thiếu tâm hay thiếu tầm mà chung qui chỉ là thiếu trách nhiệm.” Hoàn toàn chính xác.
+Văn hóa – thay đổi bắt đầu từ những cá nhân: “Văn hóa bị bỏ quên, bị xuống cấp nghiêm trọng trong thời buổi kim tiền? Vì sao sự dửng dưng, vô cảm nhiều thế trong đời sống thường nhật và cái ác hiện diện ở ngay những nơi ít ngờ nhất?” Hoan hô báo Tuổi trẻ đã bàn đến một đề tài rất hay. Nhưng báo Tuổi Trẻ hãy bắt đầu từ một cá nhân của báo, đó là Hoàng Khương để hiểu “vì sao sự dửng dưng, vô cảm nhiều thế”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét