Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

tội ác diệt chủng

http://bocau.net/blog/vongthamtam/10913-bai-hat-cam-dong-phoi-bay-toi-ac-diet-chung.html

Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thế hệ chỉ với duy nhất một người đệ tử. Ngày 13-5-1992, Ông Lý Hồng Chí đã bắt đầu truyền Pháp Luân Công ra ngoài xã hội ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc với khoảng 180 người tham dự khóa giảng khi đó.
 
Sau đó các học viên bắt đầu luyện công thành nhóm tại công viên. Tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công được chính thức công nhận là một công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc. Được cho phép truyền giảng trên toàn quốc. Ông Lý được công nhận là "khí công sư" bởi Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc.

Từ năm 1992 đến 1994, Ông Lý Hồng Chí giảng 54 khóa học Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc với số lượng tham dự từ vài trăm đến 6000 người mỗi lần. Các khóa học kéo dài 8 đến 10 ngày, với khoảng 1 giờ rưỡi cho giảng Pháp ( các nguyên lý chỉ đạo việc tập luyện, và giữ gìn tâm tính của người học viên ) và nửa giờ cho thực hành.

Vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu, Pháp Luân Công nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc chỉ bằng cách truyền miệng. Các học viên Pháp Luân Công với lợi ích sức khỏe và tinh thần thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã cống hiến rất nhiều cho xã hội, trở thành những người tốt mẫu mực, họ cũng góp phần giúp môn phái được truyền rộng đi toàn quốc. Các điểm luyện công xuất hiện trên khắp các công viên tại Trung Quốc. Các cuốn sách về Pháp Luân Công được xuất bản: cuốn "Pháp Luân Công Trung Quốc" xuất bản tháng 4, năm 1993; tháng 1, năm 1995 sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản. Tại các điểm luyện công các học viên tình nguyện đảm trách hoạt động để quảng bá công pháp và hướng dẫn người mới tập miễn phí.

Tháng 9 năm 1995 Ông Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm Thụy điển, và sang các nước khác. Từ đó Pháp Luân Công được truyền lan ra khắp thế giới.

Với sự phát triển nhanh chóng, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công đã lên đến trên 70 triệu học viên theo ước tính của chính phủ Trung Quốc. Cùng với sự lớn mạnh của công phái là sự lo ngại và ghen tỵ cá nhân từ Giang Trạch Dân - chủ tịch và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, đơn giản vì số học viên Pháp Luân Công đã vô tình vượt qua số Đảng viên Đảng Cộng Sản lúc đó là 60 triệu người. Một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp đã được phát động từ 10 tháng 6 năm 1999 bởi Giang Trạch Dân mặc dù các điều tra không tìm thấy một chứng cớ nào chứng tỏ "Pháp Luân Công tham gia chính trị và hay gây ảnh hưởng xấu". Chiến dịch dựa trên sự " bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thể xác" đã gây tan vỡ hàng nghìn gia đình tại Trung Quốc.

Truy tố về tội diệt chủng

Ngày 18/11/1999 toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công. Các bị cáo bao gồm: Cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu phòng 610; Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng cộng sản Trung Quốc và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Các bị can có từ 4 đến 6 tuần để trả lời sau đó có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.

Quyết định của tòa án dựa theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát – nguyên tắc cho phép tòa án bất kỳ nước nào cũng có thể thụ lý những vụ án liên quan đến các tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra. Quyết định cũng dựa trên những báo cáo nhân quyền của tổ chức Ân xá quốc tế, tổ chức Quan sát nhân quyền, tổ chức sáng lập Luật nhân quyền và Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc , tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và có ảnh hưởng.


Xem thêm :

Địa ngục trần gian ở đâu?

Pháp Luân Công - 10 năm bị đàn áp

Pháp Luân Công trên khắp thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét