Nói ngắn gọn, một luận thuyết là một quan niệm bị tuyên truyền phổ biến quá mức, nhiều khi nó át cả sự thật, bởi vì nó thuận tiện hơn sự thật.
Những bức tượng bằng đất sét kì lạ 1500 năm tuổi, câu hỏi không lời giải dành cho các nhà khảo cổ học
Cuốn sách The Structure of Science Revolutions (Cấu trúc của những
cuộc Cách mạng khoa học) của Thomas Kuln là cuốn hay nhất mà tôi từng
được đọc (mặc dù trước kia tôi không nhận ra điều đó). Sự tiết lộ chính
của cuốn sách này là rằng: khoa học, thay vì phát triển từ khám phá này
đến khám phá khác bằng sự trong sáng mượt mà, có lô-gic và dựa trên thực
tiễn, thì lại bị khuất phục bởi một con quỷ mang danh là “luận thuyết”.
“Luận thuyết” mà Kuln nhắc đến chính là sự bám chặt của khoa học vào
một quan niệm nhất định, nhiều khi thậm chí bất chấp cả các bằng chứng
mâu thuẫn hoàn toàn với nó. Khi thời gian trôi qua và con người thu thập
được thêm nhiều kiến thức hơn, thì thỉnh thoảng lại xuất hiện những sự
kiện thực tế trái ngược với những điều mà người ta tin tưởng trước đó,
và những thực tế không giải thích nổi này thường bị kiểm duyệt và ỉm đi.
Tuy nhiên, cuối cùng sẽ có một thuyết mới ra đời phù hợp với cả những
phát hiện đã được chấp nhận lẫn những điều chưa được giải thích trước
kia, và khi điều đó xảy ra, mọi người miễn cưỡng chấp nhận một hệ thống
tư tưởng mới, và rồi hệ tư tưởng mới đó sẽ lại trở thành một luận thuyết
giáo điều mới.
Nói ngắn gọn, một luận thuyết là một quan niệm bị tuyên truyền phổ
biến quá mức, nhiều khi nó át cả sự thật, bởi vì nó thuận tiện hơn sự
thật.
Vào thời xưa khi mà người ta coi trái đất là trung tâm, người ta đã
ghi chép được sự thay đổi vị trí “kỳ quặc” của sao Hỏa và sao Kim. Những
hành tinh sáng tỏ này dường như di chuyển dọc theo đường chân trời, rồi
dừng lại và sau đó quay trở lại trong một thời gian, và rồi lại tiếp
tục đường đi cũ. Người ta đã bỏ qua những chuyển động nhỏ này, cho đến
khi các học trò của Copernicus chứng minh rằng chuyển động dị thường của
các hành tinh này là kết quả của việc tất cả các hành tinh đó đều quay
quanh mặt trời của chúng ta. Chỉ đến khi đó, luận thuyết cũ mới bị loại
bỏ.
Việc cấm đoán những ý tưởng không quen thuộc hoặc những ý nghĩ nào mà
làm đảo lộn cái luận thuyết đương thời, không phải là trường hợp hiếm
gặp trong khoa học. Ngày nay vẫn tồn tại những định kiến tương tự trong
một số lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến nguồn gốc của
loài người và lịch sử của Trái đất. Như chúng ta đã từng được thấy ở
Những cái phôi giả của Haeckel, “Kennewich Man”
và Tấm bản đồ Piri Reis, có tồn tại xu hướng che đậy những phát hiện
khảo cổ học đích thực nào mà không phù hợp với các giáo điều đương thời.
Bộ sưu tập Julesrod, được thảo luận ở đây và những hòn đá Ica là 2 ví
dụ của những cố gắng loại này nhằm ỉm đi những sự thật không mong muốn.
Khoảng 50 năm trước, một nhà khảo cổ học tên là Val Julesrod đã tìm thấy một số bức tượng làm bằng đất sét nhỏ được khai quật ở dọc một cái mương dưới chân ngọn núi Bull Mountain ở Mexico. Khi nói chuyện với các nông dân địa phương, ông được biết rằng họ thường tình cờ bắt gặp những bức tượng này ở những hố chôn nông, trên cả dải đất rộng của vùng chân núi, mỗi hố có từ 20 đến 40 bức tượng. Thế là ông bắt đầu thu thập những bức tượng này, và sau đó khai quật khu đất này để tìm thêm những bức tượng khác. Cuối cùng ông đã có một bộ sưu tập gồm có hơn 30.000 bức tượng nhỏ đó!
Bộ sưu tập này có lẽ là gồm những bức tượng thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Những bức tượng cổ xưa nhất được cách điệu hóa với mắt to và môi lớn (phía dưới) trông giống với những người thuộc nền văn hóa trước thời Christopher Comlumbus hàng ngàn năm. Ước định niên đại bằng Cácbon phóng xạ của những bức tượng này cho thấy rằng chúng ít ra đã 3.500 tuổi.
Nhiều bức tượng khác lại gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Chúng không chỉ mô tả các loài động vật rất giống lạc đà, voi, ngựa – những con vật vốn không phải là bản xứ nơi này – mà còn cả những bức tượng chính xác một số loài khủng long mà người ta cho là đã tuyệt chủng từ hơn 60 triệu năm trước!
Chúng có lẽ được tạo thành từ một nguồn đất sét duy nhất, và đã được ước định niên đại là 1.500 năm tuổi. Điều này đã đặt ra một số vấn đề đối với luận thuyết lịch sử đương thời. Khủng long đã được khai quật và người ta đã rất cố gắng thu thập những phần hóa thạch còn sót lại của chúng trong vòng 150 năm qua. 200 năm trước, sự tồn tại của những loài sinh vật khổng lồ này hầu như chưa hề được biết đến. Trên thực tế, những loài khủng long mới hiện nay vẫn còn đang được phát hiện, nằm sâu dưới địa tầng Jura cổ đại trên khắp thế giới. Nếu thế thì 1.500 năm trước, lẽ ra con người hoàn toàn chưa hề biết đến loài khủng long.
Nhưng thực tế thì sao?
Bức tượng khủng long, có niên đại 1.500 năm trước
Theo ông Tierny, Julesrod không quan tâm đến bất kỳ món lợi nào từ việc bán những bức tượng nhỏ này, cũng không hề suy đoán cẩu thả về chúng. Ông nhận ra rằng giá trị cơ bản của chúng là dành cho toàn thể loài người, và ông tin rằng một ngày nào đó chúng sẽ là một manh mối quan trọng để chúng ta hiểu biết đúng đắn về lịch sử nhân loại. Cho đến nay, những bức tượng này đã làm nản lòng mọi nỗ lực giải thích cắt nghĩa chúng. Nhiều bức tượng đất sét mô tả chi tiết về những con khủng long Stegosaurus, Tyrannosaurus Rex, và Pterodactyl, thậm chí có những bức diễn tả cảnh khủng long tương tác với con người.
Theo ông Tierny: “Đây hoặc là trò giả mạo vĩ đại nhất, hoặc là khám phá khảo cổ học vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử khoa học!”.
Julesrrod đã nghĩ khám phá này cuối cùng rồi sẽ được quan tâm nghiên cứu chuyên nghiệp vào năm 1954. Năm đó chính phủ Mexico đã gửi một đội 4 nhà khảo cổ học hàng đầu tới để kiểm tra những mảnh đất sét này và những địa điểm khai quật. Tại một địa điểm do chính họ lựa chọn, đội khoa học gia này đã tiến hành 2 cuộc khai quật và phát hiện được một bộ tượng rất tương tự như bộ sưu tập của Julesrod. Họ đều xúc động trước khám phá này, và phát biểu rằng chúng thực sự chính xác là có thật. 3 tuần sau họ quay trở về trường đại học, thì lại có báo cáo của trường đại học này (họ ký tên) rằng những bức tượng đó không thể là thật vì lý do chúng mô tả con người và khủng long cùng tồn tại. Họ bất chấp kết quả xác định niên đại đó, rồi khám phá của Julesrod lại bị ỉm đi cho tới tận ngày hôm nay.
Vào những năm 1960, nhà khoa học lừng danh Charles Hapgood của đại học Harvard và đạo diễn truyền hình Earl Stanley Gardner đã viếng thăm ngôi làng này để tìm kiếm các bằng chứng. Hapgood thấy rằng phần nhiều ngôi làng này đã mở rộng với dân số gia tăng, và nhiều ngôi nhà nay đã được xây dựng đè lên khu vực chân núi Bull Mountain nơi những bức tượng đất sét được tìm thấy ban đầu. Ông nói Gardner rằng họ có thể thử đào tìm bên dưới móng của một trong những ngôi nhà cũ, vì đó là một cách tốt chứng tỏ rằng các hiện vật này không thể được chôn xuống mới đây để lừa đảo.
Đào sâu xuống qua nền đất cứng được lèn chặt phía dưới nền của một trong các ngôi nhà cũ đó, Hapgood đã tìm thấy được 43 mẫu vật rất giống kiểu các bức tượng trong bộ sưu tập của Julesrod trước kia. Đối với Hapgood và Gardener, đó là bằng chứng cho thấy những hiện vật này là hoàn toàn thật, không phải là một trò bịp. Bộ sưu tập của họ ngày nay đang được trưng bày công khai tại viện bảo tàng ở thị trấn Mexico ấy, nhưng không có cuộc nghiên cứu khoa học nào được (phép) tiến hành nữa.
(còn tiếp)
Dan Eden
(Theo viewzone)
(Theo viewzone)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét