2011 là năm đầy biến động của làng công nghệ với sự ra đi của "thầy phù thủy" Steve Jobs, tin tặc lộng hành trên khắp thế giới, và năm cũ sắp khép lại bằng những vụ kiện tụng không có hồi kết.
5/10
- một ngày sau khi Apple ra mắt iPhone 4S, tin “thầy phù thủy” Steve
Jobs mất làm cả thế giới “thảng thốt”. Dù ai cũng biết rằng Steve Jobs
đã mắc bệnh ung thư, thời gian sống không còn nhiều nhưng niềm tin của
giới công nghệ lẫn những người hâm mộ vẫn dành cho ông, vẫn tin rằng ông
sẽ vẫn đủ sức để chèo lái “con thuyền” Apple.
Niềm
tiếc thương dành cho người đàn ông vĩ đại, một nhà lãnh đạo tài ba.
Trên trang web, tại các cửa hàng bán lẻ của Apple tràn ngập những lời
tiếc nuối để tiễn đưa Steve Jobs. Apple đã dành những lời tôn kính nhất
để nói về sự ra đi của ông: “Chúng tôi đã mất đi một thiên tài sáng tạo.
Tài năng xuất chúng,
niềm đam mê và nghị lực của Steve Jobs đã tạo ra những phát minh xuất
chúng, làm phong phú và cải thiện tất cả cuộc sống của chúng ta. Thế
giới thực sự tốt lên nhờ có Steve”.
Các
cuộc tấn công “tổng lực” vào 2 mạng Sony PlayStation và Qriocity đã làm
sập tất cả dịch vụ của hàng triệu người dùng trong vòng 2 tháng. Nhóm
tin tặc khét tiếng Anonymous đã chiếm quyền kiểm soát thông tin của hơn
70 triệu thuê bao và làm tổn hại của Sony đến hơn 170 triệu USD.
“Thảm
họa” đổ lên đầu Sony sau khi hãng này phản ứng trước hành động tấn công
của tin tặc GeoHot nhằm bẻ khóa đầu game PS3 để chạy các phần mềm bất
hợp pháp.
An ninh trên Internet càng trở nên rối ren hơn khi nhóm tin tặc
Anonymous “nổi nóng” với một nhóm hacker mới nổi là LulzSec vì dám tổ
chức những vụ “đột kích” các máy chủ của 3 hãng game Internet nổi tiếng:
League of Legends, Minecraft, EVE Online, và hàng loạt tổ chức và chính
phủ như HBGary, ngân hàng Mỹ America, NATO, cùng nhiều website của
chính phủ các nước. Thậm chí, FBI, CIA, Cục dự trữ liên bang, Thượng
viện Mỹ cũng bị “nã đạn” liên tiếp. 2 nhóm tin tặc này còn thể hiện sự ngông cuồng sau khi "ngừng chiến" và bắt tay hợp tác với nhau. Nhóm tin tặc khét tiếng này đã lập hẳn một đường dây nóng… để hack theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau nhiều tháng gây loạn trên Internet, những “kẻ bạo loạn” này đã tạm lắng sau khi nhiều thành viên bị bắt giữ ở một số nước trên thế giới.
Những thương vụ bắt tay và thâu tóm đình đám
Năm 2011 không chỉ chứng kiến
những cái bắt tay khá bất ngờ giữa “các ông lớn” công nghệ, mà bên cạnh
đó còn là những vụ thâu tóm với số tiền khổng lồ.
Cái bắt tay giữa Nokia và Microsoft được xem là cái bắt tay lịch sử
Mở đầu cho “phong trào” hợp tác giữa “các ông lớn” đó chính là việc Microsoft và Nokia chính
thức tuyên bố trở thành đối tác với nhau để tạo thành một khối liên
minh chiến lược nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc đua trên thị trường
smartphone, mà Microsoft đã quá chậm chân trong khi Nokia lại đang gặp
rất nhiều khủng hoảng. Đây là sự hợp tác mà giới công nghệ đánh giá
Nokia sẽ mất nhiều hơn được, khi phải từ bỏ những nền tảng do chính mình
phát triển để sử dụng nền tảng Windows Phone 7 của Microsoft, trong khi
đó, Microsoft lại tận dụng tiền đề sẵn có để đường hoàng đặt chân vào
“sân chơi” smartphone, mà vốn hãng đã bị bỏ lại rất xa. Tuy nhiên, Nokia
cũng đã ít nhiều gặt hái được "thảnh quả" sau 8 tháng tuyên bố hợp tác.
Mẫu điện thoại Windows Phone đầu tiên của Nokia - Lumia 800 - dù không
phải là "kiệt xuất" như mong đợi của người dùng nhưng thiết kế nguyên
khối lẫn tính năng vừa đủ đã giúp smartphone này đạt được doanh số ấn
tượng tại một số thị trường châu Âu đầu tiên bán ra.
Google đang có tham vọng tham gia cuộc đua thị trường di động?
Tiếp sau đó, Google cũng đã khiến không ít người bất ngờ khi bỏ ra số tiền lên đến 12,5 tỷ USD để
mua lại bộ phận di động của Motorola, mà theo hãng là để tăng thêm số
lượng các bản quyền công nghệ, giúp tăng cường “sức mạnh” trong những
tranh chấp về pháp lý sau này. Tuy nhiên, ai cũng hiểu, với một hãng có
nhiều tham vọng như Google, việc đặt chân vào thị trường di động bằng
những sản phẩm của riêng mình là điều có thể dự đoán được, và việc thâu
tóm Motorola được xem như là bước đi đầu tiên cho động thái đó.
Skype là thương vụ đắt giá nhất lịch sử Microsoft
Thương vụ thâu tóm lớn cuối cùng được chứng kiến trong năm qua đó
là Microsoft đã bỏ ra 8,5 tỷ USD để mua lại hãng cung cấp dịch vụ
Internet Skype, với tham vọng tích hợp Skype vào các sản phẩm của
Microsoft và tận dụng lượng người dùng khổng lồ hiện nay của Skype. Đây
là thương vụ thâu tóm đắt nhất trong lịch sử tồn tại của Microsoft.
Không chỉ thâu tóm hay bắt tay, năm 2011 là năm chứng kiến những
cuộc chiến không khoan nhượng giữa các hãng công nghệ trên chiến trường
pháp lý, tiêu biểu nhất trong đó chính là cuộc chiến dai dẳng và căng
thẳng giữa Apple và Samsung.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Samsung vẫn chưa có hồi kết
Vốn là đối tác tốt của nhau trong suốt thời gian qua, cho đến tháng
4 năm nay, khi Apple bất ngờ khởi kiện Samsung vì cho rằng các sản phẩm
của hãng điện tử Hàn Quốc sao chép kiểu dáng iPhone và iPad của mình.
Cũng không vừa, Samsung cũng lập tức phản pháo và cho rằng Apple đã sử
dụng trái phép các công nghệ đã được đăng ký bản quyền của mình.
Cho đến nay, cuộc chiến pháp lý giữa Samsung và Apple vẫn chưa kết
thúc và liên tục nổ ra trên nhiều chiến trường mới, từ châu Á, châu Âu,
châu Mỹ và đến tận châu Úc. Mặc dù đã có những chiến thắng nhất định
dành cho cả Samsung lẫn Apple, tuy nhiên cho đến nay, 2 hãng vẫn chưa
gặp quá nhiều khó khăn từ những vụ kiện này, mà ngược lại, số lượng tiêu
thụ sản phẩm của cả 2 vẫn liên tục tăng.
Đáng chú ý, Samsung không phải là đối thủ bị gây hấn duy nhất của
Apple, mà cả HTC lẫn Motorola cũng bị cuốn vào những cuộc chiến pháp lý
dai dẳng với Apple, và chưa có hồi kết cho đến nay, với những cáo buộc
vi phạm bản quyền lẫn nhau.
Máy tính bảng và cuộc đua “sôi động”
Ngay khi Apple trình làng iPad, chiếc máy tính bảng đầu tiên của
mình vào năm 2010 đã mở ra một thị trường mới về thiết bị nằm giữa phân
khúc của smartphone và máy tính cá nhân. Tuy nhiên, cuộc đua này chỉ
thực sự trở nên sôi động và nóng hơn bao giờ hết vào năm 2011.
Khởi đầu tại triển lãm Hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES
2011 diễn ra vào tháng 1, với sự xuất hiện ồ ạt của những mẫu máy tính
bảng mới, báo hiệu một năm “đổ bộ” của những loại sản phẩm này trên thị
trường công nghệ, và sự thực quả đúng là như vậy.
Năm 2011 chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của những mẫu máy tính bảng mới
Chỉ tính riêng trong năm 2011, cuộc đua trên thị trường máy tính
bảng đã kéo theo sự góp mặt của “những ông lớn” trong thị trường công
nghệ, như Samsung, Sony, HP… và thậm chí, cả những “kẻ ngoại đạo” cũng
bước chân vào thị trường đầy tiềm năng này, như Amazon (chuyên bán lẻ trực tuyến) hay Barnes & Noble (hãng bán lẻ sách lớn nhất nước Mỹ…)
Tuy nhiên, sôi động đồng nghĩa với nhiều thử thách và khốc liệt,
khi không phải “đấu thủ” nào cũng bám trụ được trên thị trường này, khi
mà mục tiêu “lật đổ iPad” không phải dễ dàng gì. Không ít các hãng đã
phải khai tử sản phẩm của mình do không thể cạnh tranh, hoặc chỉ phát
triển cầm chừng, như trường hợp máy tính bảng TouchPad của HP hay PlayBook của RIM là những ví dụ tiêu biểu.
Khó cạnh tranh với iPad 2 về thiết kế và thương hiệu, các hãng sản
xuất chọn phương án giá thành để làm “vũ khí chính” cho mình, mở đầu cho
chiến lược này là máy tính bảng Kindle Fire của Amazon, đã phần nào gặt hái được những thành công nhất định.
Nhiều khả năng thị trường máy tính bảng trong năm 2012 sẽ phần nào chùng lại với
sự xuất hiện và phát triển của phân khúc laptop siêu mỏng ultrabook,
tuy nhiên, thị trường này vẫn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, mà
các chuyên gia dự đoán ít nhất cũng phải đến tận sau 2015 mới có sự thay
thế cho phân khúc đầy tiềm năng này.
Scandal gián điệp trên smartphone
Chưa bao giờ, vấn đề riêng tư của người dùng lại trở nên được quan
tâm như thế trong năm 2011, khi hàng loạt những scandal liên quan đến
việc bí mật theo dõi hoạt động người dùng trên smartphone bị phát giác.
Mở màn cho những rắc rối chính là việc các chuyên gia bảo mật phát hiện ra hệ điều hành iOS 4
của Apple trên iPhone 4 và iPad 2 bí mật lưu lại vị trí địa lý của
người dùng. Sau đó, Apple đã phải thừa nhận vấn đề này, nhưng cho biết
đó chỉ là lỗi của hệ điều hành và đã phải nhanh chóng tung ra bản cập
nhật để sửa lỗi này.
Vấn đề gián điệp trên smartphone liên tục khiến người dùng lo lắng trong năm 2011
Không lâu sau đó, Google cũng bị “tố” theo dõi vị trí địa lý của
người dùng sử dụng smartphone trên nền Android của hãng. Google sau đó
cũng đã phải thừa nhận lỗi của mình và đưa ra biện pháp để khắc phục.
Sau đó, cả Apple lẫn Google đều phải ra điều trần Quốc hội Mỹ để giải
thích cho rắc rối này.
Mới đây nhất, scandal gián điệp trên smartphone lại một lần nữa rộ
lên những lo lắng cho người dùng, khi chuyên gia bảo mật phát hiện ra
một phần mềm gián điệp có tên Carrier IQ được bí mật cài đặt trên hàng trăm triệu smartphone trên toàn cầu để thu thập hoạt động và thông tin của người dùng.
Sau thông tin này, nhiều ông lớn đã lên tiếng thừa nhận có sử dụng
Carrier IQ, nhưng phủ nhận dùng nó để theo dõi người dùng. Cuối cùng,
các hãng viễn thông lẫn sản xuất smartphone đều đồng loạt đưa ra biện
pháp để loại bỏ Carrier IQ trên sản phẩm của mình.
Smartphone, cuộc đua không ngừng nghỉ
Thị trường smartphone
năm 2011 là một minh chứng của tốc độ phát triển như vũ bão của làng
công nghệ. Nếu như những năm trước, smartphone hay di động chỉ đổi mới ở
thiết kế thì năm 2011, điện thoại đã có những bước đột phá khó mà có
thể dự báo trước.
Smartphone mở đầu năm
2011 với những mẫu máy màn hình cỡ 3-3,5 inch với vi xử lý 600-800MHz.
Tuy nhiên, cuộc đua của các nhà sản xuất di động đã biến những chiếc
điện thoại thông minh trở thành những “cỗ máy” với màn hình siêu rộng và
cấu hình mạnh mẽ với vi xử lý lõi kép, tốc độ 1,5GHz.
Galaxy Note là chiếc điện thoại gây ấn tượng với màn hình rộng 5,3 inch, vi xử lý 1,4GHz.
Trong khi Apple vẫn
“dẫm chân” với chiếc điện thoại iPhone 4S màn hình chỉ 3,5 inch thì
Samsung và HTC, kể cả LG đã nối dài các mẫu smartphone màn hình rộng, từ
4 inch, 4,5 inch và Samsung gây ấn tượng nhất với mẫu máy Galaxy Note màn
hình 5,3 inch. Xu hướng nới rộng màn hình của smartphone đã thực sự
được giới công nghệ cũng như người dùng đón nhận bởi nhu cầu truy cập
web cũng như giải trí trên điện thoại ngày càng tăng.
Về cấu hình, smartphone
lõi kép đã trở thành thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay.
Cuộc đua chip lõi kép bắt đầu khi LG trình làng mẫu Optimus 2X chạy nền
tảng Tegra 2. Tốc độ di động đã tăng từ 1GHz lên đến 1,5GHz. Ngoài ra,
smartphone đã được tích hợp những tính năng đặc biệt, như NFC hay 3D.
Cuộc chạy đua giữa
các hệ điều hành di động cũng có những điều thú vị không kém khi Google
Android với tuổi đời non trẻ, ra đời năm 2008, đã nhanh chóng trở thành
nền tảng phổ biến nhất thế giới. iOS buộc phải nhường bước, Symbian tụt
hậu và RIM cũng rơi vào ngõ cụt.
Siêu máy tính Watson "đánh bại" con người
Siêu máy tính Watson đã
chiến thắng xuất sắc hai nhà đương kim vô địch thành công nhất của trò
chơi truyền hình hàng đầu của Mỹ có tên Jeopardy! là Ken Jennings và
Brad Rutter trong “cuộc chiến” kéo dài 3 ngày. Watson chứa 2.800 bộ vi
xử lý Power 7 trên 10 phiến máy chủ. Hệ thống POWER7 có thể cung cấp
những năng lực hàng đầu để phân tích hàng triệu hạng mục dữ liệu và xử
lý hàng nghìn tác vụ đồng thời với tốc độ rất cao, một lĩnh vực mà trước
đây chỉ có siêu máy tính mới thực hiện được.
Ultrabook và xu thế máy tính mới
Cùng với sự ra mắt
của iPad, cuộc đua trên thị trường máy tính bảng trong năm 2011 trở nên
sôi nổi hơn bao giờ hết, với sự xuất hiện của hàng chục mẫu máy tính
bảng khác nhau. Điều này khiến cho thị trường máy tính cá nhân bị chững
lại, thậm chí, netbook, thế hệ laptop cỡ nhỏ đã bị khai tử vì không tìm
được chỗ đứng trước máy tính bảng.
Ultrabook mở ra tương lai mới cho thị trường máy tính cá nhân
Trong khi đó, Intel,
hãng sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới, nhưng lại chậm chân trong cuộc
đua vi xử lý cho thiết di động đã cho ra mắt khái niệm ultrabook,
phân khúc laptop mới với thiết kế siêu mỏng, siêu nhẹ nhưng cấu hình
mạnh mẽ, sử dụng thế hệ vi xử lý mới nhất của Intel. Đây được xem là sản
phẩm đối trọng với laptop MacBook Air siêu mỏng của Apple.
Ngay từ khi khái niệm
ultrabook được khai sinh, các hãng sản xuất máy tính như “chết đuối vớ
được cọc”, đã nhanh chóng cho ra mắt những sản phẩm đầu tiên thuộc phân
khúc ultrabook và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường, mở ra
một phân khúc máy tính mới sôi động.
Sức mạnh số
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét