Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Trường giáo dưỡng: Nơi sản sinh … sát thủ

http://bocau.net/blog/bocaunews/10111-truong-giao-duong-noi-san-sinh-sat-thu.html


Theo nhóm điều tra của Hãng truyền thông Quốc gia Australia (ABC), hơn 35 vụ án mạng thảm khốc tại Australia đều liên quan tới những cựu trại viên của trường giáo dưỡng Tamworth dành riêng cho nam thiếu niên cách đây 50 năm. 

Trường giáo dưỡng: Nơi sản sinh ... sát thủ - Tin180.com (Ảnh 1)
Trung tâm giáo dưỡng nam sinh Tamworth sau đó đổi tên thành Endeavour House

Trung tâm giáo dưỡng nam sinh (Institution for Boys) tại Tamworth thuộc New South Wales được thành lập năm 1947 làm nơi trừng phạt những cậu bé tuổi 15-18 bỏ trốn khỏi các trường nội trú dành cho nam sinh.
 Đây là nơi mà những kẻ sát nhân và tội phạm khét tiếng nhất tại Australia từng bị quản chế.

ABC đã phỏng vấn sáu người từng bị giữ tại trường giáo dưỡng Tamworth và họ đều đồng ý rằng thời gian lưu trú tại nơi này có thể biến người ta thành những kẻ sát nhân.
Ông Bob MacCuland 67 tuổi, từng bị quản chế tại Tamworth 5 tháng trong năm 1962, nói môi trường ở đó mang lại cho người ta bản năng của một kẻ sát nhân và có thể cắt cổ bất cứ ai động đến mình.
Được miêu tả giống như một “trại tập trung” hay“nhà tù Alcatraz”, trường giáo dưỡng Tamworth từng là nhà tù thực dân, nơi tù nhân bị quật bằng roi và thậm chí bị treo cổ.

Một khi bị chuyển tới đây, các cậu bé không được nói chuyện với nhau. Họ phải ngủ trong một phòng giam khép kín bằng gạch, ánh sáng chỉ len qua những song sắt, rất lạnh vào mùa đông và cực kỳ nóng vào mùa hè. Các cậu bé đi vệ sinh vào những chiếc xô sắt.

Các hình phạt được đưa ra đối với các cậu bé bao gồm: đánh đập, bắt nhịn ăn, cách ly, kéo các khối đá dọc theo hành lang và đi lại với một chiếc hộp giấy đội trên đầu.

Trung tâm giáo dưỡng nam sinh Tamworth sau đó đổi tên thành Endeavour House và cho phép các thành viên được giao tiếp với nhau ở chừng mực nào đó. Sau một loạt vụ tự tử của các cậu bé ở đây, Endeavour House bị đóng cửa năm 1989 và hiện đang được sử dụng làm nhà tù dành cho người trưởng thành.

Truyền thống của trung tâm giáo dưỡng Tamworth vẫn tiếp tục được nhắc tới trong các nhà tù Australia, nơi rất nhiều cựu trại viên của trường bị giam giữ do những tội danh có yếu tố bạo lực.

ABC đã lấy được danh sách đầy đủ những người từng bị quản chế tại trung tâm này từ Bộ Gia đình và Dịch vụ hiệu chỉnh bang New South Wales. Tuy nhiên vì lý do bảo mật đời tư, họ của các trại viên này đã không được công bố.

Quá trình đối chiếu tên và ngày sinh đã khẳng định một số tội phạm khét tiếng của Australia, lúc khoảng 17 tuổi, đã bị quản chế tại nơi được mô tả là cơ sở quản chế tồi tệ nhất trong lịch sử Australia thời hậu thuộc địa.

Những trại viên “đình đám”
 Những tên tội phạm khét tiếng nhất Australia từng bị quản chế tại đây là Neddy Smith, James Finch (kẻ gây ra vụ cháy Au-Go-Go khiến 15 người thiệt mạng, vụ thảm sát khủng khiếp nhất tại Australia thời đó),kẻ giết người hàng loạt Archibald McCafferty, Kevin Crump “không bao giờ được thả tự do”, “bố già” George Freeman, William ’Billy’ Munday phạm tội hiếp dâm giết bạn tù và Peter Schneidas giết hại quản giáo.

Phần lớn những sát thủ khét tiếng này đều đã bị gửi đến Tamworth trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1972. Đây cũng là thời điểm mà những trại viên đều cho rằng việc đối xử trong trại tồi tệ nhất.

Một nhân vật xã hội đen ở Sydney có tên Smith bị cáo buộc với 8 vụ giết người nhưng chỉ bị kết án vì liên quan tới hai vụ và hiện đang chịu án chung thân tại Nhà tù Long Bay đã viết trong hồi ký: “Trung tâm giáo dưỡng nam sinh Tamworth là một trại tập trung thật sự. Họ đối xử với các cậu bé như súc vật, với những trận đòn roi và nhịn ăn hàng ngày… Tôi đã từng bị giam tại Nhà tù Grafton khét tiếng hai lần trong khoảng thời gian hơn bốn năm. Tôi bị đánh đập hàng ngày, vài lần đến ngất xỉu. Nhưng vẫn chẳng thấm vào đâu nếu so với những gì tôi bị đối xử tại Tamworth”.

“Vô cảm với thế giới xung quanh” sau khi rời Tamworth
 Ông Bob McCluland, người bị gửi tới Tamworth khi vừa tròn 18 tuổi, nói với ABC: “Người ta sẽ trở nên vô cảm với thế giới xung quanh sau rời khỏi nơi đó. Tự nhiên, các trại viên nhiễm cách ứng xử‘giết hay bị giết’. Tất cả những người ra khỏi nơi đó đều giống nhau. Đó cũng là lý do tại sao lại có những vụ thảm sát kinh hoàng như vậy…”.
Keith Kelly, hiện 67 tuổi, từng bị giữ tại Tamworth trong gần sáu tháng khi ông 16 tuổi. Ông cho biết từng bị giám thị đánh hai lần khi không chịu tuân lệnh phục vụ nhu cầu tình dục của người này.

Quá khứ này vẫn in đậm, đeo bám suốt cuộc đời ông.
 Ông Kelly cũng cho biết bắt nhịn đói là một trong những hình phạt chính, cùng với biệt giam. Một khi bị phạm quy, trại viên sẽ bị tước ba phần tư khẩu phần ăn. Nếu một ngày bị ba lần phạm quy, trại viên sẽ chỉ được nửa ly nước pha sữa và một lát bánh mì.

Toàn những hận thù
 Billy Munday và George Freeman – giống như Neddy Smith – xác nhận thời gian ở Tamworth là những trải nghiệm tồi tệ nhất và dẫn đến một cuộc sống phạm tội.

Trong hồi ký của mình, Munday viết:“Khi ra khỏi đó, tôi là một cậu bé chai sạn nhưng đầy hoang mang, đang chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành. Tôi cảm thấy trong mình đầy thù hận”.

Sự tức giận này sau đó chuyển sang một thế giới quan ác dâm như Munday thú nhận: “Thỉnh thoảng… tôi dạo quanh các công viên và tìm kiếm những cặp tình nhân. Tôi nấp đằng sau và gí súng vào đầu họ rồi đưa họ tới chỗ khuất. Tôi sẽ đánh người nam bất tỉnh và hãm hiếp người nữ. Xong xuôi, tôi thường dọa sẽ giết họ, chỉ để xem nét mặt họ. Rất nhiều lần tôi cảm thấy sợ muốn chết nhưng tôi chỉ muốn được thấy phản ứng của họ”.

Bạo lực sinh bạo lực
 Một trại viên từng bị giữ tại Tamworth cùng khoảng thời gian với Keith Kelly cho biết đánh đập là chuyện thường xảy ra trong thập niên 1960. Trong khi những trại viên trong thập niên 50, 70 và 80 cho biết ít có những hành xử bạo lực hơn nhưng họ đều đồng ý về những trải nghiệm rất vô nhân đạo.

Michael Daffern, Chủ tịch của Trường đào tạo chuyên viên tâm lý pháp y thuộc Hiệp hội Tâm lý Australia, cho biết những biện pháp được áp dụng tại Tamworth có lẽ đã làm tăng khả năng bạo lực của những chàng trai trẻ từng đến đó.

Tiến sĩ Daffern nói: “Nếu như chúng ta tiếp tục để những người sẵn có nguy cơ (bạo lực) cao tiếp xúc với kiểu hành xử khốc liệt mà không đưa ra những can thiệp tâm lý có thể có những tác động tích cực cho cuộc sống của họ, thì chúng ta đã tạo ra môi trường mà những cá nhân này sẽ càng xấu đi”.

Ông Des Drury, một giám ngục tại New South Wales trong 18 năm và cũng từng lớn lên trong các trường nam sinh nhưng chưa bao giờ bị gửi tới Tamworth, nói: “Những trại viên từng ở trung tâm giáo dưỡng Tamworth cho biết các trại giáo dưỡng khác chỉ là một cuộc dạo chơi ở công viên so với Tamworth. Đó cũng là lý do tại sao những tay đầu bò đầu bướu này lại đi vào con đường tội phạm. Nếu như tiếp xúc với bạo lực đủ lâu, chính bạn cũng trở nên bạo lực. Tất cả phẩm giá con người đều biến mất… Những người này không còn gì cả. Họ chỉ còn là cái xác vô hồn. Họ lấy tiền ở bất cứ nơi nào có thể. Bạo lực sinh ra bạo lực và những người này quá chán chường với các nguyên tắc và quy định, đặc biệt tại Tamworth”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét