“Khoa địa chất học hoàn toàn không cho thấy bất kỳ chuỗi hữu cơ phát triển dần dần một cách tinh vi nào như vậy; và điều đó, có lẽ là lý do phản đối rõ ràng và đáng sợ nhất có thể bị đưa ra để chống lại lý thuyết này”.
>> Những hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, lời nói dối xuyên thế kỷ (phần 1)
>> Bí ẩn thế giới các hóa thạch sống (kỳ 4)
>> Vụ lừa đảo “Piltdown Man” chấn động thế giới (Phần 2)
>> Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kỳ 1)
“Số lượng dạng trung gian từng tồn tại trước đây thực sự phải rất lớn. Vậy tại sao không có bất kỳ cấu tạo địa chất nào và địa tầng nào tràn đầy các mắt xích trung gian như thế? Khoa địa chất học hoàn toàn không cho thấy bất kỳ chuỗi hữu cơ phát triển dần dần một cách tinh vi nào như vậy; và điều đó, có lẽ là lý do phản đối rõ ràng và đáng sợ nhất có thể bị đưa ra để chống lại lý thuyết này”.
(Charles Darwin, “Nguồn gốc các loài”, Ấn bản lần thứ 6, năm 1902, trang 341-342)
“Tôi thường rùng mình ớn lạnh, và tôi đã tự hỏi mình rằng liệu tôi có thể đã hiến dâng bản thân mình cho một ảo tưởng hay không”.
(Charles Darwin, “Cuộc đời và những bức thư của Charles Darwin”, năm 1887, tập 2, trang 229)
“Piltdown Man”: Một quai hàm đười ươi + một cái sọ người
Thời gian tồn tại: 42 năm
1) Các hóa thạch được khai quật bởi Charles Dawson và được trao cho Sir Arthur Smith Woodward.
2) Các mảnh vụn bị dựng lại để tạo thành cái hộp sọ nổi tiếng này.
3) Dựa trên hộp sọ được tái tạo đó, các bản vẽ và bức tượng khác nhau đã được dựng lên, nhiều bài viết và bình luận báo chí được phát hành. Hộp sọ ban đầu trưng bày ở Bảo tàng Anh.
4) Sau 40 năm “phát hiện” ra nó, một nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh hóa thạch Piltdown là một vụ lừa đảo tầm cỡ thế giới.
Năm 1912, một nhà cổ nhân loại học nghiệp dư đồng thời là một bác sĩ
nổi tiếng tên là Charles Dawson tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một
mảnh xương hàm và một mảnh sọ trong một cái hố ở Piltdown, Anh. Mặc dù
chiếc xương hàm rất giống hàm vượn, nhưng răng và hộp sọ lại giống như
của người. Những mẫu vật này được dán nhãn gọi là “Piltdown Man”. Được
tuyên bố là 500.000 năm tuổi, chúng đã được trưng bày như thể là một
bằng chứng tuyệt đối của sự tiến hóa của con người trong một số viện bảo
tàng. Trong hơn 40 năm, nhiều bài viết khoa học đã viết về “Piltdown
Man”, nhiều bài diễn giải, nhiều bản vẽ đã được dựng lên, và hóa thạch
này đã được coi là bằng chứng quan trọng cho sự tiến hóa của con người. Có tới hơn 500 luận án tiến sĩ đã lấy đề tài này để bảo vệ
(!) [1] Trong khi tham quan Bảo tàng Anh năm 1921, nhà cổ nhân loại học
hàng đầu người Mỹ là Henry Fairfield Osborn đã tuyên bố “Piltdown Man”
là “một khám phá có tầm quan trọng tối cao về thời tiền sử của loài người”.[2]
Năm 1949, Kenneth Oakley thuộc Cục cổ sinh vật học của Bảo tàng Anh, đã cố gắng sử dụng Phương pháp kiểm thử flo,
một phương pháp mới – để xác định niên đại của các hóa thạch. Một thử
nghiệm đã được thực hiện trên các hóa thạch của “Người Piltdown”. Kết
quả đã làm người ta hết sức kinh ngạc. Trong khi kiểm thử, họ đã nhận ra
rằng xương hàm của “Piltdown Man” đã không chứa chút flo nào cả. Điều
này chỉ ra rằng nó mới chỉ được chôn dưới đất trong vòng một vài năm mà
thôi. Chiếc hộp sọ chỉ chứa một lượng nhỏ flo, cho thấy nó không quá một
ngàn năm tuổi.
Người ta đã xác định được rằng các răng trong xương hàm là của một
con vượn, đã bị mài mòn một cách nhân tạo. Người ta cũng xác định rằng
các công cụ “nguyên thủy” được phát hiện cùng với các hóa thạch đó là
những món đồ giả, được mài sắc bằng các dụng cụ thép. [3] Trong tài liệu
phân tích chi tiết của Joseph Weiner, vụ giả mạo này đã được phơi bày
trước công chúng vào năm 1953. Hộp sọ “Piltdown Man” là của một người đàn ông
sống vào 500 năm trước, và xương hàm là của một con khỉ vừa mới chết!
Những chiếc răng đã được sắp xếp một cách đặc biệt rồi gắn vào quai hàm,
và bề mặt các răng được mài giũa để trông giống như của một con người.
Sau đó, tất cả các mảnh vụn này đã được nhuộm bằng hóa chất dicromat
kali để cho nó trông thật là cổ xưa. Những vết nhuộm này dần dần biến
mất khi người ta nhúng chúng vào acid. Sir Wilfred Le Gros Clark, người
trong nhóm phát hiện ra vụ giả mạo này, đã không thể giấu nổi sự kinh
ngạc và nói: “Các bằng chứng của việc mài mòn giả tạo ngay lập tức
đập vào mắt. Thực tế quá rõ ràng như vậy mà tại sao – làm thế nào trước
đây họ lại có thể dễ dàng qua mặt được công chúng?”. [4] Sau khi vỡ lở, “Người Piltdown” đã bị loại bỏ khỏi Bảo tàng Anh, nơi nó đã được trưng bày trong suốt hơn 40 năm trời.
Lạ thay, vụ lừa đảo này không phải là biệt lệ.
“Nebraska Man”: Diễn cảnh tuyệt vời từ 1 chiếc răng lợn
Thời gian tồn tại: 5 năm
Năm 1922, Henry Fairfield Osborn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một chiếc răng hàm hóa thạch thuộc thời kỳ Pliocen ở phía tây Nebraska gần Snake Brook. Chiếc răng này có vẻ mang đặc điểm chung của cả con người và loài khỉ. Một tranh cãi khoa học lớn đã nổ ra xung quanh hoá thạch được gọi là “Người Nebraska” này. Một số người giải thích cái răng này là thuộc về người Pithecanthropus erectus, trong khi những người khác thì cho rằng nó gần với con người hơn. “Người Nebraska” cũng ngay lập tức được tặng cho một cái “tên khoa học”, gọi là Hesperopithecus haroldcooki.
“Nebraska Man”: Diễn cảnh tuyệt vời từ 1 chiếc răng lợn
Thời gian tồn tại: 5 năm
Năm 1922, Henry Fairfield Osborn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một chiếc răng hàm hóa thạch thuộc thời kỳ Pliocen ở phía tây Nebraska gần Snake Brook. Chiếc răng này có vẻ mang đặc điểm chung của cả con người và loài khỉ. Một tranh cãi khoa học lớn đã nổ ra xung quanh hoá thạch được gọi là “Người Nebraska” này. Một số người giải thích cái răng này là thuộc về người Pithecanthropus erectus, trong khi những người khác thì cho rằng nó gần với con người hơn. “Người Nebraska” cũng ngay lập tức được tặng cho một cái “tên khoa học”, gọi là Hesperopithecus haroldcooki.
Hình ảnh này đã được suy diễn ra dựa trên cơ sở của chỉ một chiếc răng duy nhất đó (!) và nó đã được xuất bản trong tạp chí Illustrated London News uy tín vào ngày 24 tháng 7 năm 1922. Tuy nhiên, 5 năm sau người ta phát hiện ra chiếc răng này không phải thuộc về một “người vượn” hay của một con người nào cả, mà là của một con lợn
Nhiều chuyên gia có uy tín đã ủng hộ Osborn. Dựa trên cái răng duy
nhất đó, họ đã “tái tạo” cả cái đầu của “Người Nebraska” và nguyên cả cơ
thể của “anh ta”. Hơn nữa, “Người Nebraska” đã thậm chí còn được dựng
lên cùng với vợ và con của “anh ta” thành một gia đình hoàn chỉnh trong
khung cảnh thiên nhiên.
Tất cả các diễn cảnh này đều được dựng lên từ chỉ một cái răng (!).
Các tín đồ tiến hóa đã đặt nhiều niềm tin vào “người Nebraska” tới mức,
khi nhà nghiên cứu William Bryan phản đối việc họ tùy tiện đưa ra những
kết luận này dựa vào một chiếc răng duy nhất thì ông đã bị chỉ trích gay
gắt.
Năm 1927, các phần khác của bộ xương này cũng được tìm thấy. Theo các
mảnh vụn mới được phát hiện đó, cái răng không thuộc về một người đàn
ông và cũng không thuộc về một con khỉ nào. Người ta nhận ra rằng nó
thuộc về một loài lợn hoang dã đã tuyệt chủng ở châu Mỹ gọi là
Prosthennops. William Gregory đã viết một bài báo trong tạp chí Science
để công bố sự thật, có tựa đề “Hesperopithecus: Rõ ràng không phải vượn cũng không phải người”
[5] Sau đó, tất cả các bản vẽ của “Hesperopithecus haroldcooki” và “gia
đình của anh ta” đã nhanh chóng bị xóa khỏi các tài liệu tiến hóa.
Những cái phôi của Haeckel
Thời gian tồn tại: 142 năm – Vô thời hạn
Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách nổi tiếng “Sự tiến hóa của loài người”. Thế nhưng đó chỉ là sự giả mạo của Ernst Haeckel.
Những cái phôi của Haeckel
Thời gian tồn tại: 142 năm – Vô thời hạn
Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách nổi tiếng “Sự tiến hóa của loài người”. Thế nhưng đó chỉ là sự giả mạo của Ernst Haeckel.
Vào năm 1868, Haeckel xuất bản cuốn sách “Lịch sử của sự sáng tạo tự
nhiên”, trong đó Ernst Haeckel tuyên bố rằng ông ta đã thực hiện các so
sánh bằng cách sử dụng phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình
ông ta vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó,
Haeckel liền tuyên bố các giống loài có một nguồn gốc chung.
Nhưng sự thực thì hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình
của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi
khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách
khác, đó là một trò lừa đảo.
Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến độ ông ta đã bị
cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán là có tội bởi tòa án
trường Đại học Jena. Khi bị phát giác ra hành vi giả mạo, điều duy nhất
ông ta muốn biện hộ khi thú tội là: những người theo phái tiến hóa khác
cũng cần phải bị xử tội như ông ta.
Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông
ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề:
“Darwin và hậu Darwin”, rồi được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh
học viết bằng tiếng Anh.
Mặc cho việc trò giả mạo bị bại lộ, Darwin và những nhà sinh vật học
ủng hộ ông ta tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như là nguồn dẫn
chứng tham khảo. Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn.
Ông ta vẽ các hình vẽ các phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và phôi
người sát cạnh nhau. Đặc biệt, sự giống nhau giữa phôi người và phôi cá
thực sự là rất ấn tượng, đến mức cái “mang” có thể được nhìn thấy trong
hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá.
Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai
đoạn đầu của phôi thai con người, trong thực tế là ống tai giữa, tuyến
cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Cái phần của phôi thai mà trông
giống như “túi lòng đỏ trứng” hóa ra là một cái túi mà sản xuất máu cho
trẻ sơ sinh. Cái phần mà Haeckel nói là cái “đuôi” trong thực tế là
xương sống, trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó hình thành trước khi
đôi chân xuất hiện.
Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science
nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là
lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Gian lận đã bị phát hiện lần nữa”. Bài báo đã mô tả các phôi, trong thực tế, trông khác hẳn nhau như thế nào
Ota Benga: Một người châu Phi bản địa bị nhốt vào chuồng
Bìa cuốn sách “OTA BENGA: Người Pygmy trong sở thú”
Sau khi Darwin xuất bản cuốn sách “Dòng dõi loài người”, nói rằng con
người tiến hóa từ những sinh vật gọi là “người vượn”, ông bắt đầu tìm
kiếm các hóa thạch để ủng hộ cho luận điểm này. Tuy nhiên, một số tín đồ
của lý thuyết tiến hóa tin rằng những sinh vật “nửa người nửa vượn” đã
được tìm thấy không chỉ trong các mẫu hóa thạch, mà còn tồn tại ở một số
vùng đất khác nhau trên thế giới. Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc tìm
kiếm “những loài chuyển tiếp sống” đã dẫn đến nhiều sự việc đau lòng.
Một trong những vụ việc tàn bạo nhất trong số đó là câu chuyện của một
người lùn Pygmy có tên là Ota Benga.
Ota Benga bị bắt vào năm 1904 bởi một tín đồ tiến hóa ở Congo. Trong
ngôn ngữ của người Pygmy, tên của anh có nghĩa là “người bạn”. Anh đã có
một vợ và hai con. Anh bị xiềng xích và nhốt vào chuồng như một con
vật, rồi bị đưa đến Mỹ. Ở đó anh bị các tín đồ tiến hóa đưa ra trước
công chúng tại Hội chợ Thế giới St Louis cùng với những con vượn, giới
thiệu rằng anh là “loài chuyển tiếp gần với con người nhất”. Hai năm
sau, họ đưa anh đến Sở thú Bronx ở New York và ở đó họ trưng bày anh như
là “những tổ tiên cổ xưa của con người” cùng chuồng với một vài con
tinh tinh, một con gorilla có tên là Dinah, và một con khỉ tên là
Dohung. Tiến sĩ William T. Hornaday, giám đốc sở thú cũng là tín đồ tiến
hóa, đã đọc nhiều bài phát biểu rất dài, về việc ông ta tự hào có “loài
chuyển tiếp” đặc biệt này trong vườn thú của mình ra sao. Ông ta đối xử
với Ota Benga – đang bị nhốt trong lồng – như thể anh là một con vật.
Không thể chịu đựng nổi, Ota Benga cuối cùng đã tự sát. [6]
Ota Benga tại sở thú Bronx Zoo vào năm 1906
Nhưng đáng sợ thay, liệu Piltdown Man, Nebraska Man, Ota Benga, những
cái phôi Haeckel… là tất cả hay chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi
bí ẩn khổng lồ? Bóng ma nào đang đùa giỡn với lịch sử chân thật của loài
người?
Tham khảo:
[1] Malcolm Muggeridge, “Đoạn kết của những người theo đạo Cơ Đốc”, Grand Rapids, Eerdmans, 1980, trang 59.
[2] Stephen Jay Gould, “Sự điên rồ của Smith Woodward”, New Scientist, 5/2/1979, trang 44.
[3] Kenneth Oakley, William Le Gros Clark & J. S, “Piltdown”, Meydan Larousse, Tập 10, trang 133.
[4] Stephen Jay Gould, “Sự điên rồ của Smith Woodward”, New Scientist, 5/4/1979, trang 44.
[5] W. K. Gregory, “Hesperopithecus: Rõ ràng chẳng phải khỉ cũng chẳng phải người”, Science, Tập 66, 12/1927, trang 579.
[6] Philips Verner Bradford, Harvey Blume, “Ota Benga: Người Pygmy trong sở thú”, New York: Delta Books, 1992.
Minh Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét