*
9. NẠN ĐÓI TẠI TRUNG QUỐC
Mao
biết nền kinh tế đang suy thoái trầm trọng. Thực tế của Thiều Sơn đã
đánh thức Mao. Tuy nhiên không nghi ngờ gì trong đầu ông rằng về căn
bản chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt vẫn đúng, chỉ đơn giản nó đang cần
điều chỉnh. Vấn đề là mang cán bộ trở về với thực tế mà không làm giảm
nhiệt tình. Ðể đạt được mụch đích nầy, Mao quyết định tổ chức một hội
nghị tuyên truyền rộng rải để thảo luận vấn đề. Hội nghị lúc đầu dự tính
tổ chức ở Vũ Hán. Chúng tôi đến Vũ Hán vào 28 tháng sáu. Thời tiết
nóng và oi bức. Vương Nhậm Trọng nghĩ phiên họp nên tổ chức ở một nơi
thời tiết dể chịu hơn. Thị trưởng Thượng Hải Kha Khánh Thi đề nghị Lư
Sơn, nơi trước đây Tưởng Giới Thạch đã từng tổ chức đại hội Quốc Dân
Ðảng. Mao đồng ý.
Tôi
chưa bao giờ chứng kiến tình trạng đói thê thảm như vậy. Trên đường đi
Lư Sơn bằng tàu thủy chúng tôi còn nghe thêm nhiều tin tức khủng khiếp
liên quan đến nạn đói. Nạn đói xảy ra ngay trong cả cái vựa lúa của
Trung Quốc là Tứ Xuyên. Trên tàu ngoài Mao và bộ tham mưu còn có nhiều
lãnh đạo tỉnh. Ðiền Gia Anh cũng có mặt trên tàu. Tôi đứng trên mạn tàu
chuyện trò với Lý Khắc và Vương Kính Tiên, người chịu trách nhiệm anh
ninh cá nhân cho Mao sau khi Uông Ðông Hưng bị đày đi xa. Ðiền Gia Anh
đang mô tả tình trạng đói kém tại tỉnh Hứa. Họ Ðiền giận dữ không phải
chỉ vì nạn đói đang hoành hành mà thôi nhưng còn một căn bệnh tai hại
khác là sự lừa dối của các cấp đảng. Theo Ðiền Gia Anh thì những ai nói
dối thì được ca ngợi trong lúc nói thật thì lại bị phê bình.
Cuộc
đối thoại càng về sau càng tập trung vào chính bản thân Mao. Mao Trạch
Ðông là một triết gia lớn, một người lính giỏi và một nhà chính trị
đại tài nhưng lại là một nhà kinh tế rất là tồi. Ngoaì ra, Vương Kính
Tiên còn cho chúng tôi biết thêm về đời sống tình dục riêng tư của Mao,
tin nào cũng giật gân. Tôi và Lý Khắc lắng nghe mà không dám nói gì vì
lo sợ cho an ninh.
Kha
Khánh Thi, Vương Nhậm Trọng và và Lý Dinh Toàn sau đó cũng tham gia
cuộc thảo luận của chúng tôi và thắc mắc là chúng tôi đang nói gì. Ðiền
Gia Anh nói với những người mới nhập bọn “chúng tôi đang thảo luận về
nạn đói đang hoành hành”. Lý Dinh Toàn trả lời “Trung Hoa là quốc gia
lớn, có triều đại nào mà không đói đâu ?”.
Ngay
cả trước khi đến Lư Sơn sự chia rẽ trong hàng ngũ đảng đã diễn ra.
Những cán bộ như Vương Nhậm Trọng, Ly Dinh Toàn, Kha Khánh Thi đã hy
sinh sự thật cho chức tước của cá nhân họ. Họ cung cấp cho trung ương
những con số thống kê tưởng tượng chỉ vì họ biết nói những gì mà trung
ương thích nghe. Ðám cán bộ trung ương như La Thoại Khanh và Dương
Thượng Côn, trước đây đã từng bị Mao phê bình, đã không dám làm ông ta
buồn lòng một lần nữa. Họ ủng hộ Mao không phải vì niềm tin mà từ sự ích
kỷ cá nhân. Họ gạt qua một bên tình trạng thảm hại của nền kinh tế,
chỉ biết nhắm mắt ủng hộ Mao.
Tàu
cập bến Diêu Giang, tỉnh Giang Tây vào ngày 1 tháng 7 năm 1959. Uông
Ðông Hưng lúc bây giờ vẫn còn ở Giang Tây để được “cải tạo” và đang là
Phó Chủ Tịch Tỉnh Giang Tây, bước lên tàu đón mừng Mao. Họ Uông báo cáo
với Mao rằng y đã gần gũi với quần chúng, và thật sự đã được giáo dục.
Mao vui mừng và nói “Con người không thể lúc nào cũng đứng lên cao,
thế thì từ nay cứ ai làm việc ở cấp trung ương cũng nên thay phiên nhau
để làm việc ở các cấp hơn”.
Xa
lộ từ Diêu Giang đến Lư Sơn được tráng nhựa nên chúng tôi chỉ cần hơn
một giờ lái xe là đến khu nhà ở. Mao nghỉ lại trong biệt thự hai tầng
cũ của Tưởng Giới Thạch, còn bọn tôi thì ở trong khu nhà bên cạnh. Nhà
xây trên một vùng đất cao đến nỗi nếu tôi mở cửa sổ mây có thể bao vào
và bay ra bằng cửa khác. Mao khai mạc phiên họp của Bộ Chính Trị vào
ngày 2 tháng 7. Mao gọi là phiên họp “thần tiên”, ám chỉ là sống trên
mây. Thần tiên cũng có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Mao không chủ
trương một chương trình nghị sự rõ ràng, ai muốn phát biểu gì cứ phát
biểu. Mao đề nghị 19 chủ đề để thảo luận và đại biểu có quyền thảo luận
một cách tự do. Khi hội nghị bắt đầu Mao đã nghĩ thế nào cũng có vấn đề
với chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt, và ông ta tin rằng sẽ có biện pháp
để khắc phục. Trong diễn văn khai mạc ngắn, Mao ca ngợi những thành tựu
của Bước Tiến Nhảy Vọt.
Sự
tin tưởng của mao trong Bước Tiến Nhảy Vọt dường như không thể nào lay
chuyển và tôi không biết là Mao có thật sự biết chuyện gì đang xảy ra
hay không. Chuyến viếng thăm quê hương Sao Sơn đã giúp Mao có một nhận
thức rõ ràng rằng có một vấn đề với chính sách. Ông ta cũng chắc chắn
biết một điều gì đó đang sai, biết tình trạng đói khát đang diễn ra,
tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm. Mao cũng biết rằng nhiều nơi
không có gạo mà ăn. Tuy nhiên trong diễn văn khai mạc, giải pháp đơn
giản của Mao cho tất cả vấn đề trên là làm cho quần chúng phải làm việc
năng nỗ hơn. Tôi nhớ là Mao đã nói nguyên văn như sau “Nếu mức sản xuất
của chúng ta cao tại sao thực phẩm lại quá căng, tại sao các đồng chí
nữ không mua nỗi cái kẹp tóc ? tại sao nhân dân không mua nỗi xà phòng
hay hộp quẹt ? À, nếu chúng ta không thể giải thích được những câu hỏi
nêu trên thì tốt nhất là đừng giải thích gì cả, thay vào đó chúng ta
nên quyết tâm cao hơn. Chúng ta sẽ có nhiều thứ hơn trong năm tới. Nói
tóm lại tình trạng thật là tuyệt, dù đang có vấn đề nhưng tương lai sẽ
sáng sủa”. Sau diễn văn khai mạc, Mao phân chia đại biểu dựa trên yếu
tố địa lý, thành nhiều nhóm để thảo luận.
Các
nhóm địa phương thảo luận trong suốt năm ngày không có một nghị trình
nhất định. Mao không tham gia trực tiếp với nhóm nào nhưng đọc các bản
báo cáo của từng nhóm. Các thảo luận viên bắt đầu phàn nàn về con số
báo cáo ma cũng như tình trạng đói trầm trọng đang diễn ra ở nông thôn.
Thời gian họp càng kéo dài càng có thêm nhưng người can đảm nêu lên sự
thật.
Vào
ngày 10 tháng 7, Mao triệu tập một phiên họp của các đại biểu địa
phương. Lần nữa Mao nhấn mạnh đến nội dung của chính sách của Bước Tiến
Nhảy Vọt là đúng. Nếu có thất bại cũng chỉ là những thất bại nhỏ. Mao
cảnh giác chống lại tư tưởng duy tâm cho rằng Trung Quốc đang tiến gần
tới chủ nghĩa Cộng Sản. Theo Mao, trong giai đoạn phát triển xã hội hiện
nay, Công Xã Nhân Dân chỉ là hình thức của hợp tác xã nông nghiệp. Nói
xong Mao đi ra ngay. Diễn văn của ông ta thật sự là lời cảnh cáo cho
những ai còn tiếp tục phê bình chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt. Cả hội
nghị im phăng phắt.
Duy
chỉ có Thống Chế Bành Ðức Hoài vẫn còn tiếp tục phê bình trong một lá
thư viết tay gởi Mao vào ngày 14 tháng 7. Tôi không được đọc nội dung
lá thư nhưng biết là Mao không vui chút nào. Lá thư làm Mao mất ngủ sau
khi đọc.
Thời
gian sau tôi đọc đọc của lá thư Thống Chế Bành Ðức Hoài gửi Mao. Nội
dung khen có chê có. Trong phần thứ nhất của lá thư, Bành Thống Chế ca
ngợi những thành tựu của Bước Tiến Nhảy Vọt trong năm 1958. Nhắc đến
những gia tăng lớn lao trong năng suất nông nghiệp và công nghiệp. Ông
ta cũng nhắc đến Công Xã Nhân Dân, chỉ ra những trở ngại phần lớn đã
được sửa đổi. Những nhà luyện kim sau vườn cũng đã tạo ra những thành
công và thất bại. Theo Bành Ðức Hoài, sự thành công thể hiện ở chỗ nhiều
người đã học được kỷ thuật mới, cán bộ cải thiện được cách thức tổ
chức. Tuy nhiên những sức người và sức của đã bị lãng phí, Bành Ðức Hoài
kết luận thất bại nhiều hơn là thành công.
Trong
phần hai của lá thư, Bành Ðức Hoài nhấn mạnh đến nhu cầu học hỏi kinh
từ của Bước Tiến Nhảy Vọt. Ông biện dẫn rằng việc Nhảy Vọt đã nuôi
dưỡng tinh thần tả khuynh. Bành Ðức Hoài kết luận bằng lời kêu gọi đảng
nên biết phân biệt cái đúng cái sai. Ông ta không muốn đổ lỗi cho bất
cứ ai trong đảng vì làm như vậy sẽ tổn thương cho tinh thần đoàn kết
của Ðảng. Bành Ðức Hoài đã viết một lá thư chân thành và cân đối. Ông
ta là một con người đơn giản, thành thật. Ông ta còn là một người can
đản lạ thường, nói lên sự thật trong lúc những người khác đang lừa dối.
Ðặt biệt nhất là, không giống những lãnh tụ khác trong đảng, Bành Ðức
Hoài không sợ Mao.
Ngày
16 tháng 7, Mao triệu tập phiên họp Ban Thường Trực Bộ Chính Trị tại
biệt thự của ông ta đang ở. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Ðức và Trần
Vân có mặt tại chỗ. Ðặng Tiểu Bình đang nằm trong bệnh viện Bắc Kinh để
săn sóc cho cái chân gảy. Trong thời gian nằm bệnh viện Ðặng gian díu
với cô y tá trẻ săn sóc cho y. ( Giám Ðốc Cục Sức Khỏe Trung Ương là kể
lại với tôi là cô y tá nầy có thai với Ðặng Tiểu Bình nhưng bị thuyên
chuyển đi Thượng Hải và buột phải phá thai ). Lâm Bưu cũng không có
mặt, ông ta cũng bị bệnh.
Trong
phiên họp nầy, Mao tuyên bố rằng các phần tử hữu khuynh ngoài đảng đã
phê bình chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt và nay một số thành phần trong
đảng cũng đang phê bình. Bành Ðức Hoài là một trong những người như
thế. Mao nói là ông ta sẽ phân phối lá thư đến các đại biểu đang tham
dự hội nghị Lư Sơn để họ đánh giá nội dung của nó. Mao nói nếu đảng
chia thành hai, ông ta sẽ lập một đảng khác và ngay cả nếu quân đội
chia hai, ông ta tổ chức quân đội khác. Ủy Ban Thường Trực bắt đầu thảo
luận nội dung của lá thư Bành Ðức Hoài đã gởi cho Mao Sau khi Ban
Thường Trực thảo luận, lá thư chuyển đến các nhóm đại biểu cấp địa
phương để thảo luận. Một số rất ít đã can đảm ủng hộ Bành Ðức Hoài.
Hoàng Khắc Thành, Tổng Tham Mưu Trưởng và là bạn thân của Bành Ðức Hoài
bày tỏ sự ủng hộ cho lá thư. Châu Tiểu Châu, Bí Thư Ðảng Ủy Tỉnh Hồ
Nam cũng ủng hộ cho lá thư. Cả hai ca ngợi ý định của lá thư. Ngay cả
Lý Nhuệ, Bí Thư chính trị của Mao cũng ủng hộ lá thư. Ông ta cho rằng
lá thư của Bành Ðức Hoài làm cho những vấn đề của Bước Tiến Nhảy Vọt
được tập trung.
Vào
ngày 21 tháng 7, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trương Thính Thiên đã làm
mọi người ngạc nhiên khi ông ta tấn công vào vai trò lãnh đạo của Mao
và Bước Tiến Nhảy Vọt. Kể từ 1930, Dương đã là một thành viên trong
nhóm Vương Minh, chống đối sự lãnh đạo của Mao. Sau đó thì chuyển sang
ủng hộ Mao. Ông ta phục vụ như Ðại Sứ tại Liên Xô một thời gian nhưng
không đảm nhiệm chức vụ gì quan trọng sau 1949. Họ Trương tranh luận
“chúng ta cần phải tạo ra một không khí sống động, tươi mát trong đó mọi
người có quyền nói ra những điều họ nghĩ. Lá thư của Bành Ðức Hoài
nhằm mục đích đánh giá và tổng kết kinh nghiệm của chúng ta. Thống Chế
có ý định tốt”.
Những
người khác trong nhóm nhỏ của Trương Thính Thiên, nhiều người như Thị
Trưởng Kha Khánh Thi, lên tiếng phản đối Trương Thinh Thiên mỗi khi ông
ta công kích thẳng vào Mao. Họ Trương đáp lại bằng việc nói thẳng ra
là thà chết mà được nói lên sự thật hơn là sống trong khốn khổ.
Ngày
23 tháng 7, Mao triệu tập một phiên Bộ Chính Trị mỡ rộng. Lần nữa Mao
nói rằng cả trong lẫn ngoài đảng đều tập trung chống lại chúng ta.
Nhiều kẻ ngoài đảng là hữu khuynh và bây giờ nhiều kẻ trong đảng cũng
là hữu khuynh. Phiên họp trở nên căng thẳng.
Bành
Ðức Hoài ngồi trong hàng ghế cuối cùng của hội trường. Ông ta đang
giận giử. Ngay cả trước khi Mao nói, họ Bành đã đương đầu với Mao, đòi
hỏi Mao cho biết lý do tại sao Mao đã đem một lá thư riêng ra phổ biến
cho mọi người mà không hỏi ý kiến y. Mao đổ thừa là họ Ðặng không dặn
đừng phổ biến trong thư. Bành giận đến nỗi ông ta không thể tiếp tục
cãi tay đôi với Mao. Ngay sau khi Mao chấm dứt diễn văn, Bành Ðức Hoài
bỏ đi cửa mặc dù Mao đã khuyên Bành ở lại để tiếp tục tranh cãi. Việc
Mao phê bình Bành Ðức Hoài là hữu khuynh đã được nhiều người ủng hộ ông
ta lập lại. Mao sau đó triệu tập Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương. Ban
Chấp Hành Trung Ương là cơ cấu chính trị cao nhất tại Trung Quốc. Mọi
hành động chính thức chống lại Bành Ðức Hoài đều phải có sự chấp thuận
của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng.
Ngày
hôm sau thì Giang Thanh đến Lư Sơn. Trước đó bà ta đã gọi cho Mao và
tỏ ý muốn đến. Mao cũng thay đổi ý kiến và muốn Giang Thanh có mặt ở Lư
Sơn. Giang Thanh đến Lư Sơn với một nhiệm vụ chính trị. Thái độ của bà
ta bỗng dưng thay đổi. Căn bệnh tự nhiên như hết hẳn. Vì Mao còn đang
ngủ nên Giang Thanh đến gặp Lâm Bưu, người cũng vừa mới tới. Sau hai
giờ thảo luận với Lâm Bưu, Giang Thanh đi gặp Chu Ân Lai. Chưa bao giờ
Giang Thanh hoạt động tích cực trong chính trị như thế. Ngày Mao cưới
Giang Thanh ở Diên An, Bộ Chính Trị đã đặt ra một điều kiện dứt khoát
là Giang Thanh không được dính líu vào các hoạt động chính trị. Khi
Giang Thanh đến Lư Sơn để gặp các lãnh đạo đảng cũng có nghĩa là Mao
đang phải đối phó với vấn đề hết sức khó khăn và quan trọng.
Khi
Hội Nghị Trung Ương Ðảng khai mạc, Mao lần nữa tấn công “Khi mới đến
Lư Sơn, chúng ta tổ chức hội nghị theo kiểu “thần tiên”, chuyện trò với
nhau không cần theo một nghị trình nào cả. Sau đó tôi ý thức rằng
nhiều người cảm thấy họ không có cơ hội để phát biểu tự do. Họ không
thích thái độ lỏng lẻo của chúng ta. Họ muốn một tình hình khẩn trương.
Họ muốn tấn công đường lối chung. Bây giờ dấu hiệu chia rẻ đang bắt đầu
xuất hiện. Trong chín tháng qua, chúng ta đã chống lại bọn tả khuynh.
Hôm nay thì vấn đề đã đổi khác, chúng ta phải đối đầu với hữu khuynh.
Bọn hữu khuynh đang tấn công vào đảng, tấn công vào vai trò lãnh đạo của
đảng, vào sự nghiệp của nhân dân, và vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội vĩ đại và cơ động”.
Với
diễn văn đó Mao đã đặt Bành Ðức Hoài vào vị trí là kẻ thù của đảng,
không một câu nói, hay ý kiến nào có thể cứu được Thống Chế họ Bành.
Trong suốt tuần lễ theo sau, hội nghị chia thành từng nhóm nhỏ để hội
thảo và phê bình Bành Ðức Hoài và phe của ông ta. Trong thực tế chẳng
có điều gì trong lá thơ của Bành Ðức Hoài là chống đảng và chống Mao.
Nhưng dưới sự điều khiển của Mao lá thư trở thành bằng chứng của một âm
mưu. Bành Ðức Hoài và những người ủng hộ ông bị gọi lên trước hội nghị
để trả lời câu hỏi làm thế nào họ đã “cùng nhau âm mưu cả trước và
trong suốt thời gian hội nghị”.
Tôi
không phải lo lắng gì đến những nguy hiểm chính trị có thể xảy ra cho
bản thân, mặc dầu người bạn thân của tôi là Gian Trạch Dân đang bị phê
bình. Cá nhân tôi có sự tin cẩn ở Mao, tôi chưa hề nói một lời nào
chống lại ông ta.ôi quá lưu ý và cũng bởi lẽ tôi quá thật thà về chính
trị. Dù sao quang cảnh các cấp đảng viên tố nhau ở Lư Sơn thật đau đớn
để nhìn. Tôi bị bệnh đau dạ dày nhưng không dám xin phép Mao để được đi
chửa trị vì sợ ông ta nghi ngờ tôi ủng hộ Bành Ðức Hoài. Tôi cố che dấu
và chịu đựng nhưng cuối cùng thì không còn chịu đựng nỗi. Mãi đến khi
Hồ Giao Mưu đến thăm, trông thấy tôi đang bị cảm và ốm đi nhiều , ông
ta khuyên tôi phải đi chữa trị ngay.
Hồ
đích thân đi gặp Mao và Mao đồng ý rằng tôi phải tức khắc trở về Bắc
Kinh để chửa bịnh. Tôi đến chào tạm biệt Giang Thanh. Giang Thanh cũng
ngạc nhiên khi trông thấy vóc dáng tiều tụy của tôi. Cả Mao lẫn Giang
Thanh đều quá bận rộn với các vấn đề chính trị nên không ai biết tôi
bịnh. Tôi yêu cầu Giang Thanh chuyển lời tạm biệt Mao nhưng Giang Thanh
khuyên tôi nên đích thân đi chào Mao.
Mao
đang nằm đọc cuốn sử nhà Minh trong lúc tôi bước vào. Mao khuyên tôi
nên đến bịnh viện Bắc Kinh vì thời bấy giờ có lẽ không có một bịnh viện
nào tốt hơn. Ðồng thời Mao cũng cảnh cáo tôi không được tiết lộ điều
gì đang xảy ra ở Lư Sơn.
Trên
đường đến phi trường để lại sau lưng những đấu tranh, tố cáo. Giấc mơ
về Trung Hoa và về Ðảng Cộng Sản đã tan vở. Hy vọng duy nhất của tôi
lúc bây giờ là cứu chính bản thân mình. Càng xa Lư Sơn bao nhiêu tôi
càng cảm thấy dạ dày tôi ít đau hơn một chút. Tôi rơi vào giấc ngủ và
chỉ chợt choàng tỉnh giấc khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Bắc kinh
mang theo người khách duy nhất là tôi.
Những
thay đổi chính trị quan trọng đã diễn ra trong suốt bốn tháng tôi nằm
trong bịnh viện. Bành Ðức Hoài đà bị hạ bệ. Ông ta bị tố cáo là phần tử
hữu khuynh trong đảng, bị cách chức Bộ Trưởng Quốc Phòng. Tướng Hoàng
Khắc Thành Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội cũng bị cách chức. Lâm Bưu
được thăng chức Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế họ Bành. Nhiều người ngạc
nhiên tại sao Mao lại đề cử Lâm Bưu, một con người bệnh hoạn, vào một
chức vụ quan trọng như thế.
Hành
động đầu tiên của Lâm Bưu là tấn công người tiền nhiệm của mình như là
kẻ hữu khuynh. Tố Bành Ðức Hoài xong Lâm Bưu quay sang tố Chu Ðức. Lâm
hỏi lớn “Tổng tư lịnh quân đội như Chu Ðức thuộc loại tổng tư lệnh nào
vậy ? Y chưa bao giờ đánh một trận đánh lớn, chưa bao giờ thắng một
chiến thắng lớn”. Sỡ dĩ Lâm Bưu lớn tiếng phê bình Chu Ðức là nhờ có
Mao đã bật đèn xanh. Mao đang quay sang chống người bạn chiến đấu ngày
xưa của ông ta.
10. TÌNH TRẠNG THAM Ô, DÂM DẬT TRONG BỘ THAM MƯU CỦA MAO
Hai
ngày trước khi tôi xuất viện, Uông Ðông Hưng gọi điện thoại và dặn tôi
đến trình diện Mao tại Hàng Châu. Ngày 22 tháng 12 năm 1959, tôi cùng
với Lý Ngân Kiều đáp máy bay đi Hán Châu giữa cơn bão tuyết lớn. Bão
lớn đến nỗi máy bay phải hạ cánh xuống Nam Kinh. Chúng tôi ngủ đêm ở
đó, sáng hôm sau sở an ninh Tỉnh Giang Tô đưa chúng tôi đi Hàn Châu
bằng xe hơi. Ðến nơi thì đã ba giờ chiều. Mao đang ngủ trưa, tôi đợi đến
tối mới đến báo cáo Mao.
Mao
đang bị cảm nặng, ho liên tục. Chào tôi khi tôi bước vào “Sao sức khỏe
Bác Sĩ thế nào ?”. Tôi đáp “tôi đã bình phục, nhưng Chủ Tịch hình như
không được khỏe.” Tôi khám Mao tổng quát. Mọi cơ quan đều hoạt động
bình thường. Mao muốn chóng khỏi bịnh vì một phiên họp khác của đảng sắp
bắt đầu. Sau khi dùng vài viên thuốc cảm và thuốc chống nhiễm trùng,
hôm sau thì Mao khỏe đi nhiều.
Sinh
nhật thứ 66 của Mao gần đến. Mặc dù viên bí thư thứ nhất của đảng bộ
Tỉnh Triết Giang là Giang Hoa đến khẩn hoản mời Mao tham dự buổi tiệc
mừng sinh nhật Mao nhưng Mao không đi. Mao ngõ ý là ông ta không còn
thích tổ chức sinh nhật nữa, và cần thêm thời gian để phục hồi sau cơn
bệnh. Thay vì đó, Mao sai chúng tôi đi thế và báo cáo lại cho ông ta
biết về thức ăn. Diệp Tử Long thì trái lại đã chuẩn bị sẵn sàng để nhậu
nhẹt, y còn cho tôi biết chuyến nầy y nhất định phải làm cho Vương
Phương, Giám Ðốc Công An Tỉnh Triết Giang say gục.
Ngày
hôm sau, 26 tháng 12 là ngày sinh nhật Mao Trạch Ðông. Chúng tôi, toàn
bộ bộ tham mưu của Mao cùng đến chúng mừng ông ta. Mao đã hoàn toàn
lành bệnh nên tỏ ra vui vẻ hơn ngày thường. Ông ta ngõ lời cám ơn tôi,
sau đó thì cùng với chúng tôi chụp hình kỷ niệm.
Ðêm
đến là buổi tiệc mừng sinh nhật Mao được tổ chức một cách trọng thể.
Toàn ban lãnh đạo đảng bộ địa phương cùng với bộ tham mưu riêng của Mao
được dịp ăn uống no say. Chẳng còn ai nhớ đến lời cảnh cáo không nên
xài xa xí của Mao. Thức ăn trong buổi tiệc có thể nói là ngon nhất
nước. Ăn được chừng nửa bữa, Vương Kính Tiên quay lại nói với tôi “Thật
là nhục nhả cho chúng ta khi được ăn uống no say trong lúc bao nhiêu
người khác đang chết đói”. Tôi đồng ý.
Phía
bên ngoài bức tường luôn luôn được bảo vệ của Nhóm Một ( ám chỉ cho bộ
tham mưu riêng của Mao ) đầy đủ đặc quyền đặc lợi, bên ngoài tầng lớp
lãnh đạo của đảng, nông dân Trung Quốc đang chết đói. Con số người chết
đã lên đến nhiều triệu. Trước khi nạn đói chấm dứt, ít nhất cả chục
triệu người đã chết. Ngồi giữa bàn tiệc nhìn các cấp lãnh đạo đảng say
sưa tôi cảm thấy khổ tâm vô cùng.
Nhưng
tôi không có một chọn lựa nào khác hơn được. Nếu tôi từ chối tham gia,
thì nguy hiểm chính trị có thể xảy ra cho bản thân tôi như Lý Khắc
thường nói “những kẻ chiến đấu đơn độc đều bị tiêu diệt ngay”. Ðiều duy
nhất có thể làm cho tôi bớt hổ thẹn với lương tâm là từ chức nhưng tôi
không được phép làm như vậy dù đã thử nhiều lần. Cuộc sống trong vòng
bộ tham mưu của Mao Trạch Ðông giống như một thiên đường, không luật
pháp, không hạn chế, chỉ dưới quyền một người duy nhất là Mao Trạch
Ðông.
Sự
thối nát trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày càng gia tăng theo
mức độ của cơn khủng hoảng thực phẩm. Ðầu tháng giêng năm 1960, nhiều
ngày sau sinh nhật Mao, chúng tôi rời Hàng Châu đi Thượng Hải để tham
dự phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng sẽ tổ chức vào
ngày 7 tháng Giêng. Mao ngủ lại trên xe lửa của ông ta, trong lúc các
ủy viên Bộ Chính Trị khác tá túc trong khách sạn Cẩm Giang, một khách
của Pháp để lại. Phiên họp được tổ chức trong khách sạn và những tài
liệu tưởng tượng lại được lần lượt trình bày trước một bộ chính trị
đang càng ngày càng khuynh tả. Mọi mục tiêu sản xuất đều tăng vọt, sản
xuất sắt thép tăng 18 triệu tấn. Các đề án thủy lợi đều được mở rộng,
các nông trường chăn nuôi ngày càng được mở rộng.
Ban
ngày thì các đại biểu đề ra những kế hoạch kinh tế không thể nào thực
hiện được, ban đêm thì thi nhau tận hưởng các lạc thú mà một người dân
thường không thể nào có được và thưởng thức những buổi trình diễn ca
múa do các đoàn văn công trung ương và địa phương phục vụ.
Kể
từ sau khi tôi xuất viện, Mao đã thay đổi nhiều, ông ta chẳng còn cố
che dấu ham muốn tình dục của ông ta nữa. Mao hiện nay có một thư ký
mới làm việc trong Cục Văn Thư Mật. Nàng là một cô trẻ măng, có làn da
trắng mịn, đôi mắt đen lánh nằm dưới đôi lông mày cong. Cô ta thu phục
cảm tình của Mao khi cô ta kể lại câu chuyện cô đã binh vực Mao trong
lúc tranh luận với bạn bè liên quan đến vấn đề công xã hóa hôn nhân và
tài sản. Thậm chí cuộc tranh luận đã dẫn đến cả việc xử dụng tay chân và
nàng ta bị xây sát trong cuộc ấu đã nầy cũng chỉ vì binh vực cho lãnh
tụ Mao Trạch Ðông của nàng.
Sau
đó, người đẹp nầy thường ở lại với Mao, và quan hệ của họ ngày càng
trở nên lộ liễu trước công chúng. Nàng ở lại Thượng Hải với Mao, tháp
tùng y cả ban ngày lẫn ban đêm, nhảy nhót với Mao đến 2 giờ sáng. Mao
chỉ trở lại xe lửa riêng của ông ta khi không còn sức nhảy nữa.
Cô
gái nầy cũng là cô gái đầu tiên mà Mao đối xử gần như công khai, không
che dấu ngay cả với Giang Thanh. Người đẹp hãnh diện về quan hệ gần
gũi và thân mật với Mao đến nỗi coi bà Chủ Tịch Ðảng phu nhân như một
người bạn. Tôi có cảm tưởng rằng Giang Thanh cũng biết chuyện đó là
chuyện không thể nào tránh khỏi nên cũng đành chịu đựng mà thôi.
Việc
Lý Ngân Kiều chịu trách nhiệm cho các vấn đề cá nhân của Mao cũng
không làm cho Nhóm Một trong sạch chút nào vì chính bản thân y cũng dan
díu tình ái lăng nhăng với nhân viên của y. Mao cũng biết việc nầy và
có lần than với tôi hai nhân viên của ông ta dính với nhau như keo, và
ông có cảm tưởng rằng họ làm việc cho nhau nhiều hơn là làm việc cho
ông ta. Thậm chí trong lúc Mao đang họp, Lý Ngân Kiều cùng người yêu bỏ
xe lửa lén lên Khách Sạn Cẩm Giang du hí, khi Thị Trưởng Thượng Hải Hà
Khánh Thi đi đón Mao thì chẳng thấy xếp cận vệ trưởng của Mao ở đâu,
chuyện nầy làm Mao nỗi giận mắng Lý Ngân Kiều “có phải mầy ăn ở với đàn
bà cả ngày lẫn đêm phải không, mầy có biết mầy là ai không ?.” Câu
chuyện càng tệ hại hơn khi, sau đó, người yêu của Lý Ngân Kiều tìm tới
tôi và thú nhận rằng nàng đã có thai. Cô ta van xin tôi giúp nàng phá
thai. Tôi do dự. Hai ngày sau Lý Ngân Kiều tìm đến và van nài tôi giúp.
Cả Diệp Tử Long cũng đồng ý. Tôi cuối cùng đành sắp xếp để bịnh viện
Quảng Châu giúp cô ta phá thai. Dù sao cũng không qua mắt được Giang
Thanh và bà ta đã đùng đùng nỗi giận. Thế nhưng cả hai vẫn tiếp tục
ngoại tình.
Diệp
Tử Long cũng chẳng thấy hạnh phúc cho cá nhân hắn chút nào. Họ Diệp bị
Mao phê bình nhiều lần, không đuổi y ra khỏi Nhóm Một nhưng cũng không
giao cho y trách nhiệm gì cụ thể. Diệp Tử Long bắt đầu phao những tin
đồn về đời sống trụy lạc của Mao Trạch Ðông. Mặc dù chuyện nầy chẳng có
gì lạ trong đám lãnh đạo Ðảng nhưng nếu phát ra từ chính miệng Diệp Tử
Long thì thật là nguy hiểm. Mao chẳng hề biết những gì Diệp Tử Long
nói và tôi không biết Mao sẽ xử tên họ Diệp nầy ra sao nếu Mao biết
được.
Ðời
sống dâm dật của Mao chẳng làm ai trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của
Ðảng ngạc nhiên. Bộ Tham Mưu của Mao, cả nam lẫn nữ, đều thuộc thành
phần trẻ đẹp. Trai thì rất đẹp trai còn gái cũng rất đẹp gái. Tiêu
chuẩn dành cho Mao và các lãnh đạo cao cấp khác xa với các lãnh đạo cấp
thấp hơn. Mao không tuân theo mệnh lệnh của bất cứ ai nhưng Bộ Tham Mưu
của Mao ngược lại phải dựa theo những nguyên tắc nghiêm khắc. Giải
pháp để ổn định tình trạng rối rắm của bộ tham mưu là triệu hồi Uông
Ðông Hưng.
Uông
Ðông Hưng trở lại Trung Nam Hải vào tháng 10 năm 1960. Sau một thời
gian lưu đày dài, quan điểm chính trị của y được gọt dủa và trở nên bén
nhạy hơn. Họ Uông đã học được những luật sống còn mới, đó là tuyệt đối
tuân theo lời Mao. Không bao giờ nói không, nếu Mao nói một là một,
nói hai thì là hai. Uông Ðông Hưng không muốn bị lưu đày một lần nữa.
Chấp
hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị của Giang Thanh cũng là một sai lầm nên
tránh. Trước khi bị lưu đày đến Giang Tây, họ Uông coi mệnh lệnh phát
ra từ Giang Thanh cũng giống như từ Mao. Như Mao đã có lần nói “Nếu anh
nghe lời Giang Thanh, rồi anh làm việc cho bà ta chứ không phải cho
tôi”.
Nhiệm
vụ đầu tiên của Uông Ðông Hưng là cũng cố lại Nhóm Một bằng cách loại
bỏ những kẻ cựu thù và tuyển dụng những người chỉ biết trung thành đến
ông ta. Tình trạng tham ô, hủ hóa trong vòng Nhóm Một cũng là một cái
cớ để họ Uông thanh lọc lại hàng ngũ. Mục tiêu hàng đầu của Uông Ðông
Hưng sau khi trở về đơn vị cũ là tìm cách loại bỏ Diệp Tử Long và Lý
Ngân Kiều.
Mao
cũng chẳng ưa gì hai tên Diệp và Lý nhưng cũng không phải dể loại bỏ
họ vì cả hai đã dính líu quá sâu vào đời tư của Mao. Do đó thay vì loại
bỏ họ công khai, Mao tìm cách loại trừ họ từ phía sau. Uông Ðông Hưng
không thích loại bỏ một cách mờ ám, trái lại y muốn hai tên Diệp và Lý
ra đi một cách công bằng. Trong những năm bị đày xuống vùng đồng ruộng
Giang Tây, họ Uông đã chịu nhiều khó khăn, gian khổ và chính mình đã
từng gậm nhấm bao nhiêu cay đắng, những đặc quyền của Nhóm Một là một
điều quá đáng. Nạn đói, cuối cùng đã lan tràn đến Trung Nam Hải. Bức
tường châu ngọc, ngày thường đã ngăn cách những dân cư trong giới thượng
lưu Trung Nam Hải và thực tế phủ phàng của đất nước đã lộ liễu. Khẩu
phần của chúng tôi chỉ còn khoảng còn mười ký gạo mỗi tháng. Dầu ăn và
trứng cũng đã chẳng còn thấy đâu nữa. Chúng tôi được phép mua rau cải
ngoài chợ nhưng có ai bán đâu mà mua. Chúng tôi tổ chức những đoàn đi
săn vịt hoang nhưng chẳng bao lâu thì chúng cũng chẳng còn tung tích con
nào.
Mao,
dĩ nhiên, là không bị ảnh hưởng của nạn đói và mọi người cố tình không
cho Mao thấy hậu quả tai hại của nó. Nhưng Mao dù sao cũng không thể
không biết đến thực tế trầm trọng của nạn đói. Những báo cáo hàng ngày
gởi về từ khắp nơi trên đất nước, và vào mùa hè năm 1960 thì Mao trở
nên suy thoái tinh thần đến nỗi y nằm vùi trên giường. Về tâm lý, Mao
hoàn toàn mất khả năng để đối phó với nạn đói. Mao thực hiện một điều
nhượng bộ: ngưng ăn thịt. Mao nói “Trong lúc mọi người đang đói, tôi
không thể ăn thịt.”
Lưu
Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai sợ sự hy sinh (không ăn thịt) của Mao ảnh hưởng
đến sức khỏe nên khuyên tôi nên tìm cách thay đổi ý định của Mao. Một
lần, các tỉnh miền Bắc gởi một biếu trung ương một ít thịt cọp và thịt
dê. Tôi đề nghị Mao nên ăn thử. Mao lắc đầu “Tôi không ăn thịt bây giờ
được.” Sự hy sinh của Mao cũng chẳng làm thay đổi chút nào cho nạn đói.
Một vài người ở Trung Nam Hải may ra được ăn thêm một chút thịt cọp,
thịt dê nhưng không thể làm các vụ mùa thất thu sống lại. Tuy nhiên
hành động của Mao ai nghe cũng sinh lòng kính phục.
Trong
lúc đó, Uông Ðông Hưng tiến hành mục tiêu loại bỏ hai kẻ thù của y là
Diệp Tử Long và Lý Ngân Kiều. Mao cũng đồng ý với họ Uông là không tấn
công Diệp Tử Long một cách công khai trước dư luận. Sinh nhật thứ 67
của Mao là cơ hội để kế hoạch của Uông thực hiện.
Hai
ngày trước đo, Uông Ðông Hưng đã trình bày Mao kết quả chi tiết của
cuộc điều tra về cuộc sống tham ô, lãng phí của nhiều nhân viên trong
Nhóm Một. Theo lời họ Uông thì trong lúc cả nước đang chịu đựng khó
khăn thì nhiều thành viên trong bộ tham mưu riêng của Mao lại sống
trong xa hoa, phung phí, làm hại uy tín của Nhóm Một.
Diệp
Tử Long, Lý Ngân Kiều, Vương Kính Tiên, Lý Khắc, Thư Ký Tin Cẩn Cao
Chi, Y Tá Trưởng Ngô Nhất Quân và Uông Ðông Hưng đều có mặt trong tiệc
mừng sinh nhật lần thứ 67 của Mao. Tôi phải đi Hàng Châu với Giang
Thanh nên không có mặt, chỉ nghe Uông Ðông Hưng kể lại câu chuyện sau
đó.
Vì
Mao Chủ Tịch vẫn chưa ăn thịt nên buổi tiệc được tổ chức đơn giản. Khi
ăn uống được nửa chừng thì Mao cất tiếng kể lại một câu chuyện thời
Chiến Quốc (403-221 trước Thiên Chúa). Câu chuyện Tô Tần đi thăm người
bạn cố tri của mình là Trương Nghi đang làm Thừa Tướng nước Tần. Tô Tần
đang trong lúc khó khăn mong tìm lại bạn cũ để giúp đỡ tiến thân.
Trương Nghi sắp xếp để Tô Tần tạm trú trong một dinh thự nguy nga, với
đầy đủ tiện nghi để bạn mình thưởng thức nhưng tuyệt nhiên không đích
thân tiếp Tô Tần. Sau hai tháng sống một cuộc sống thượng lưu đài các
Tô Tần buồn bã trở về nguyên quán, thầm nghĩ rằng người bạn xưa đã phụ
lòng mình, không còn coi mình là thân thiết nữa.
Nhưng
ngay khi trở lại nhà, thì căn nhà dột nát bây giờ đã được sửa sang
tươm tất, đồ đạc, thực phẩm dư thừa. Một phụ tá của Trương Nghi có mặt
tại nhà và trình lại Tô Tần rằng “quan Thừa Tướng không gặp ngài chỉ vì
quan lớn nghĩ rằng đường ngài sẽ lập nên công trạng ở những nơi khác.
Quan Thừa Tướng mời ngài giữ làm Sứ Thần để chu du lục quốc và thuyết
phục họ đừng tấn công nước Tần.” Tô Tần thuận lời và từ đó đã đi khắp
thiên hạ dùng ba tấc lưỡi biện thuyết một cách thành công. Nước Tần nhờ
thế mà tránh được cơn binh lửa. Mao kể câu chuyện chỉ để bày tỏ ý định
là gởi các cán bộ trong bộ tham mưu riêng của ông đi xa giống như Tô
Tần vậy. Mao nói “Ngay cả bạn bè cũng không nên sống dựa vào nhau. Mỗi
người đều dựa vào chính mình. Ðất nước ta đang gặp đại nạn, nhiều người
đang chết đói.” Mao muốn các bạn của ông ta lao động tại một cấp thấp
hơn, san sẻ cuộc đời với quần chúng, học hỏi những khó khăn của họ và
báo cáo cho ông ta biết.
Nói
như thế không phải ai cũng phải ra đi, Uông Ðông Hưng dĩ nhiên là ở
lại, Mao muốn Diệp Tử Long, Lý Ngân Kiều, Vương Kính Tiên và Lý Khắc
phải đi. Ngoài ra Mao cũng muốn Thư Ký Tin Cẩn Cao Chi và cận vệ riêng
Phương Giao Song ra đi. Mao quả thật là một diễn viên xuất sắc. Ông ta
loại bỏ những nhân vật then chốt của Nhóm Một, gởi họ đến vùng đói rét
và ngay cả khi đuổi họ ra khỏi sở Mao vẫn muốn họ giữ lòng trung thành
với ông ta. Mao đóng kịch rằng họ, cũng giống nhân vật Tô Tần trong câu
chuyện, là bạn của y. Sỡ dĩ Mao phải làm vậy vì Mao đang muốn được họ
giúp đỡ.
Ngay
cả trước khi họ khởi hành, Uông Ðông Hưng cũng xoay xở nhét thêm một
kẻ thù vào trong danh sách: Lưu Ðạo Phương. Trong suốt thời gian Uông
bị lưu đày, họ Lưu tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Giám Ðốc Cục Bảo Vệ
Trung Ương. Chính Lưu Ðạo Phương đã tìm cách để Uông không được phục
hồi chức vu. Họ Lưu chẳng may lại trở nên nạn nhân cho trò khôi hài dỏm
của chính mình, y nói rằng: “Nhiều người trong Nhóm Một được đi cải
tạo. Không biết bao giờ tới phiên tôi được đi ?”. Uông Ðông Hưng chụp
lấy cơ hội ngay “Tôi sẽ trình với Mao Chủ Tịch để xem thử đồng chí có
thể đi được hay không.” Uông làm bộ không biết họ Lưu đang nói giởn. Mao
chấp thuận và thế là y cũng chuẩn bị để lên đường.
Sau
khi cũng cố quyền lực cho chính mình, Uông Ðông Hưng tập trung sự chú ý
vào Mao. Những đêm dạ vũ trước đây được tổ chức mỗi tuần một lần, nay
tăng lên một tuần hai lần. Y cũng mở rộng số lượng các ban nhạc và các
đoàn văn công để làm phong phú thêm chương trình và do đó mà số lượng
các nữ vũ công cũng tăng lên một cách đáng kể. Với sự trở lại của họ
Uông, các đơn vị quân sự như Quân Khu Bắc Kinh, Tổng Cục Chính Trị Quân
Giải Phóng Nhân Dân, Binh Ðoàn Tên Lửa Số Hai và Binh Ðoàn Xây Dựng
Ðường Sắt đã cung cấp thêm các đoàn văn công và ca sĩ để làm hài lòng
Mao. Vào ngày quốc khánh năm 1959, căn phòng 118 khổng lồ của tòa nhà
Nhân Dân Ðại Sảnh trước đây gọi là Phòng Bắc Kinh, đã được dành riêng
cho Mao và các vũ nữ trẻ đẹp. Mao cũng chẳng cần ai sắp xếp, chọn lựa
như trước đây, chính Mao tự tay chọn lựa cô nào y thích. Mao lúc đó đã
67 tuổi. Trong một buổi tiếp kiến Thống Chế Montgomery của Anh, Mao thú
nhận lần đầu tiên rằng y có thể chết. Dù sao thì mức độ dâm dục của Mao
gia tăng theo tuổi tác.
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét