*
18. THỐNG CHẾ LÂM BƯU, BINH NGHIỆP VÀ CÁ TÍNH
Trong
thời gian chúng tôi còn ở lại Vũ Hán vào đầu tháng Giêng năm 1966, Mao
cho phép tôi tham dự một buổi họp được tổ chức trong phòng tiếp tân
khổng lồ được tại nhà khách Võ Hán Mai của tỉnh Vũ Hán. Lúc sau nầy,
Mao thường khuyến khích các nhân viên trong bộ tham mưu của ông tham
gia những buổi họp như vậy để nắm rõ thêm tình hình. Ba người trong
“Nhóm Năm Người của Cách Mạng Văn Hóa” vừa từ Bắc Kinh đến. Ủy Ban nầy
được thành lập với trách nhiệm phê bình vở kịch “Hải Thoại bị giải
chức”. Vở kịch viết về sự tích Minh Hoàng Ðế giải nhiệm viên quan Hải
Thoại. Các ủy viên của Ủy ban bao gồm Trưởng Ban Tuyên Huấn trung ương
Lục Ðịnh Nhất, Ủy Viên Bộ Chính Trị Khang Sinh, Thị Trưởng Bắc Kinh kiêm
Bí Thư Trung Ương Ðảng Bành Chân, Phụ tá Trưởng Ban Tuyên Huấn Châu
Dương, và Tổng Biên Tập Nhân Dân Nhật Báo Ngô Lãng Tây. Mao chủ tọa
phiên họp. Mao kể lại rằng vào 21 tháng Chạp, y có nói với Trần Bá Ðạt
và Khang Sinh rằng bài báo của Thiệu Văn Nguyên phê bình vở kịch “Hải
Thoại bị giải chức” khá hay nhưng vẫn có một điều thiếu sót về sự liên
hệ giữa việc Minh Hoàng Ðế giải nhiệm Hải Thoại và Mao giải nhiệm Bành
Ðức Hoài. Mao cho rằng kịch tác gia Ngô Hàm khi xây dựng vở kịch đã có
dụng ý biện hộ cho Bành Ðức Hoài và phê bình Mao.
Sau
đó, Mao quay sang hỏi Bành Chân, người lãnh đạo của ủy ban, “liệu Ngô
Hàm có phải đang chống lại đảng, chống lại xã hội chủ nghĩa không ?”
Trước khi Bành Chân trả lời, Khang Sinh đã cắt ngang “Ngô Hàm là mầm
mống độc hại đang chống lại đảng”. Thế là cả phiên họp im phăng phắc
không ai dám cải lời y.
Cuối
cùng Bành Chân phát biểu đại ý rằng câu chuyện Minh Hoàng Ðế giải
nhiệm Hải Thoại chỉ là chuyện trong trường học chứ chẳng dính dáng gì
đến chính trị cả. Bành Chân ngỏ ý muốn trình bày quan điểm của y được
tóm tắt trong bản dự thảo “Của Nhóm Năm Người Báo Cáo Trung Ương”, ông
ta phát biểu rằng “Tôi nghĩ chúng ta nên chấp hành chỉ thị của Mao chủ
tịch, hãy để trăm hoa đua nở, trăm trường phái lên tiếng.” Bản dự thảo,
theo Bành Chân, đã được Bộ Chính Trị chấp thuận, chỉ còn chờ sự đánh
giá và chấp thuận cuối cùng của Mao. Nhưng Mao không nói rõ là chấp
thuận hay không, chỉ nói lững lờ “Các đồng chí làm cho xong, tôi không
cần thiết phải xem tài liệu đó”. Ðiều nầy cũng có nghĩa là Mao không
đồng ý.
Bốn
ngày sau, bản dự thảo về tài liệu phê bình vở kịch “Hải Thoại bi giải
chức” được phân phối trong hàng ngũ cao cấp của đảng. Quan điểm trong
tài liệu hoàn toàn là củ*a Bành Chân và người ủng hộ ông ta là Lục Ðịnh
Nhất. Mao chống đối, ông ta đồng ý với Khanh Sinh rằng vở kịch là mầm
mống độc hại và tác giả Ngô Hàm thật sự là kẻ chống đảng. Trong thời
gian tài liệu được phân phối, Mao nói với tôi “các phần tử phản động
không ngã gục dể dàng trừ phi chúng ta phải đánh chúng thật mạnh.” Và,
như Mao nói, ông ta đang sẵn sàng đánh gục đối thủ. Bành Chân cũng sắp
sửa bị thanh trừng.
Bản
đánh giá của Bành Chân đã làm Mao khó chịu và căng thẳng. Bịnh mất ngủ
nặng nề thêm. Nhiều hôm tôi thấy Mao thức trắng suốt ngày đêm. Thuốc
ngủ cũng chẳng hiệu lực gì cả. Cuối cùng tôi buột phải tăng liều lượng
thuốc ngủ cao hơn Mao mới ngủ được. Một hôm, Trương Ngọc Phượng báo với
tôi rằng Mao chủ tịch vừa cho cô ta biết hình như đêm hôm qua có ai
rình mò trên nóc nhà. Nghe xong tôi tôi gần như muốn bật cười. Chuyện
đó chẳng khác gì chuyện hoang đường. Chỗ ở của Mao Trạch Ðông là bất
khả xâm phạm. Tuy nhiên các cận vệ của Mao đã khám phá ra vài dấu chân,
nhưng không phải của người ta mà là của con mèo hoang. Sau khi đặt mồi
đặt bẫy, đám cận vệ cuối cùng đã bắt được hai chú mèo hoang. Ngay cả
sau khi thấy hai chú mèo bị bẫy chết trước mắt, Mao vẫn chưa hết lo,
ông ta vẫn cứ cho rằng có người đã rình mò trên nóc dinh. Chỉ vài giờ
sau khi bắt hai chú mèo hoang, chúng tôi lại tháp tùng Mao lên đường đi
Hàn Châu. Ngay sau khi chúng tôi đến thì vợ Lâm Bưu là Diệp Quần, từ Tô
Châu gọi điện thoại và xin phép yết kiến Mao ngay. Tình hình chính trị
đã bắt đầu căng thẳng. Sáng hôm sau thì Diệp Quần đến và họp kín với
Mao suốt ba tiếng đồng hồ. Cả hai đều không tiết lộ những gì họ đã bàn
với nhau.
Ngày
hôm sau thì Giang Thanh đến. Thái độ và dáng dấp của bà ta hoàn toàn
thay đổi. Từ một con bịnh kinh niên vào năm 1962, Giang Thanh đã đi
đứng mạnh dạn, lưng thẳng, chẳng có một dấu hiệu gì chứng tỏ là bà ta
bị bịnh. Bà ta gặp Mao vắn tắt và bay trở về Thượng Hải ngay.
Vài
ngày sau thì tôi biết Giang Thanh và Lâm Bưu đang thành lập một liên
minh. Cả hai đã triệu tập một phiên họp ở Thượng Hải để bàn về mục tiêu
chính trị của các lực lượng vũ trang.
Tôi
chưa hề tiếp xúc với Lâm Bưu trước đó. Mặc dù Lâm Bưu giữ nhiều chức
vụ cao cấp trong đảng và quân đội nhưng y lại ít khi xuất hiện, ngay cả
trong những ngày lễ lớn ở Thiên An Môn. Lâm Bưu là một trong mười
thống chế của quân đội Trung Quốc và nỗi tiếng là một nhà lãnh đạo quân
sự thông minh, gan dạ. Ngay cả trước khi gặp ông ta, tôi đã có nhiều
phán phục dành cho viên Thống Chế tài ba lỗi lạc nầy.
Một
ngày sau khi Mao và đoàn tùy tùng đến Thượng Hải, Lâm Bưu xuất hiện.
Ðiều chạm vào mắt tôi về con người đặt biệt nầy là quân phục của y đang
mặc. Bộ quân phục Lâm Bưu mặc bó sát người, chật đến nỗi giống như dán
keo lên người ông ta. Lâm Bưu là một con người mảnh khảnh. Sau khi
bước vào phòng, Lâm Bưu cỡi áo choàng ra nhưng lại không lấy mủ xuống,
dường như để che cái đầu sói của y. Thống Chế họ Lâm chỉ gật nhẹ chào
tôi nhưng không nói một lời.
Lâm
Bưu và Giang Thanh họp kín suốt ba tiếng đồng hồ. Trong khi ngồi chờ ở
phòng ngoài, tôi có dịp tiếp chuyện với viên thư ký của Lâm Bưu và
biết thêm vài chi tiết về đời tư của thống chế họ Lâm nầy. Lâm Bưu, mặc
dù ở ngoài co tiếng như một lãnh tụ quân sự tài ba đảm lược, thật sự
lại đang mắt bịnh thần kinh ưu uất. Họ Lâm rất sợ ánh sáng và gió nên
rất ít khi đi ra ngoài. Giống như Giang Thanh, những tham vọng chính trị
đã làm cho căn bịnh được tạm thời lắng xuống nhưng không có nghĩa là
biến mất.
Tôi
khám phá ra thêm nhiều điều vào tháng 8 năm 1966 khi Uông Ðông Hưng
yêu cầu tôi đến khám bịnh cho Lâm Bưu. Vị trí chính trị của Lâm Bưu
đang trong thời kỳ cực thịnh nên cả Uông Ðông Hưng cũng muốn đồng minh
với Lâm Bưu. Thế là tôi và Uông Ðông Hưng đến viếng thăm thư dinh của
Thống chế họ Lâm.
Khi
chúng tôi bước vào phòng thì Lâm Bưu đang nằm trên giường với Diệp
Quần, vợ của y. Ðầu của y cuộn tròn trong tay vợ, áp mặt vào ngực bà
ta. Lâm Bưu đang khóc thút thít còn Diệp Quần thì đang cố vỗ về, dỗ
dành y giống như mẹ ru con. Trong đầu tôi hình ảnh của một Lâm Bưu khét
tiếng đã biến mất. Thống Chế Lâm Bưu đúng là chẳng ra thống chế gì cả.
Tôi nghĩ một con người với tính tình ưu uất như vậy không thể nào có
thể đảm đương trách nhiệm của một lãnh tụ quốc gia được.
Các
bác sĩ, sau khi xem xét, đã khám phá ra là y bị bịnh sạn thận. Một hồi
lâu sau khi được hút nước tiểu ra và uống thuốc, Lâm Bưu bớt đau nên
đã trở nên tỉnh táo hơn. Tuy nhiên sự kính trọng của tôi về viên thống
chế nầy cũng đã không còn như trước nữa. Bịnh sạn thật công nhận là rất
đau nhưng dù sao mình cũng là thống chế coi quản toàn quân, lẽ nào lại
vùi mặt khóc thút thít trong ngực vợ như một đứa trẻ con như thế.
Trong
khi chúng tôi chờ xem diễn tiến phục hồi của căn bịnh, Diệp Quần kể
chúng tôi nghe chuyện Lâm Bưu còn bị thêm bị bịnh ghiền áp phiện và sau
đó ghiền cả ma túy. Năm 1949 Lâm Bưu được gởi sang Liên Xô để cai
thuốc. Bịnh ghiền tuy được cai khỏi nhưng cũng cá tính kỳ quái của y
vẫn tiếp tục như xưa. Lâm Bưu sợ gió, sợ ánh sáng nhưng sợ nhất là sợ
nước. Y sợ nước đến nỗi chỉ nghe tiếng nước chảy thôi cũng đủ làm cho y
bị ỉa chảy trong quần tức khắc. Lâm Bưu không hề uống nước. Vợ y sợ y
thiếu chất nước trong người nên nhúng bánh xốp nhỏ vào trong nước rồi
đút cho Thống Chế nhà ta ăn. Lâm Bưu cũng chưa hề xử dụng cầu tiêu để đi
đại tiện. Khi cần phải đi đại tiện, viên thống chế họ Lâm nỗi tiếng
nầy che mền và đi cầu ngay trong phòng ngủ.
Tôi
hết sức ngạc nhiên khi biết những chuyện riêng tư về Lâm Bưu. Tôi cũng
không hiểu tại sao Mao Trạch Ðông lại đi phong một tên khủng hoảng tâm
thần nặng như vậy lên hàng lãnh đạo cao cấp nhất nhì trong đảng và
quân đội. Mai mốt đây, Lâm Bưu sẽ được tung hô như là “đồng chí thân cận
nhất của Mao Chủ Tịch” và sẽ là người lãnh đạo tối cao của mấy trăm
triệu dân Trung Quốc. Sau khi từ tư dinh của Lâm Bưu trở về, tôi báo cáo
lại Mao những gì tôi đã biết nhưng Mao nghe mà chẳng bình luận gì. Tôi
chưa hề nói với bất cứ một ai khác, kể cả những lãnh đạo trung ương
đảng. Tại Trung Quốc, việc tiết lộ những tin tức như vậy cũng là một
trọng tội chính trị.
Mao
đến Thượng Hải vào ngày 15 tháng Ba để triệu tập một hội nghị Bộ Chính
Trị mở rộng để bàn về chuyện văn hóa. Trong phiên họp nầy Mao nêu đích
danh bốn đảng viên cần được phê bình trong đó có Ngô Hàm, tác giả của
vở kịch “Hải Thoại bị giải chức”. Theo Mao, những người nầy là đảng
viên Cộng Sản trên giấy tờ nhưng là đảng viên Quốc Dân Ðảng trong tư
tưởng. Mao đề nghị một cuộc “Cách mạng văn hóa” trong văn học, lịch sử,
luật pháp và kinh tế. Tôi thú thiệt quả là rất thật thà khi hy vọng
rằng cuộc cánh mạng văn hóa chỉ giới hạn về văn hóa mà thôi.
Vào
cuối tháng Ba năm 1966, vài ngày sau khi phiên họp Bộ Chính Trị mở
rộng và chúng tôi còn ở Thượng Hải, Mao tiếp xúc nhiều lần với Giang
Thanh, Khanh Sinh, và Trương Xuân Kiều. Mao đang thực hiện một kế hoạch
tấn công với hai mủi dùi. Một mặt tấn công vào các phần tử trí thức tư
sản và mặt khác tấn công vào kẻ thù của cá nhân Mao. Chưa bao giờ trước
đó Mao mở một chiến dịch rộng lớn nhằm chống lại các lãnh đạo trung
ương như vậy.
Tháng
sau, Mao triệu tập một phiên họp Bộ Chính Trị khác, lần nào Mao chính
thức phê bình Bí Thư Ðảng Bộ Bắc Kinh Bành Chân. Trước đây Mao từ chối
việc duyệt y bản báo cáo của Bành Chân là một hành động chẳng khác nào
để Bành Chân tự đào mộ cho mình, nay Mao lần nữa gán cho Bành Chân cái
mủ khác là chống lại đảng. Mao chỉ thị giải tán Ủy Ban Văn Hóa do Bành
Chân lãnh đạo. Bầu không khí trong phiên họp trở nên vô cùng căng
thẳng.
Ủy
Ban Thường Trực Bộ Chính Trị được triệu tập lần nữa vào 24 tháng 4 năm
1966. Kết quả của phiên họp là sự ra đời của Tiểu Ban Cách Mạng Văn
Hóa đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy Ban Thường Trực Bộ Chính Trị.
Thành viên của tiểu ban nầy là những tên cực tả, bao gồm Trưởng Ban
Trần Bá Ðạt, Cố Vấn Khang Sinh, Phó Giám Ðốc Giang Thanh, Phó Giám Ðốc
Trương Xuân Kiều và nhiều thành viên tả khuynh khác.
Việc
Giang Thanh tham gia ủy ban làm tôi hết sức lo ngại. Mao cũng biết
điều nầy nên khuyên tôi nên làm hòa với bà ta giống như cháu của Mao là
Mao Viễn Tân đã làm trước đây. Mao Viễn Tân nguyên là một sinh viên
của trường đại học quân sự ở miền cực bắc Trung Quốc. Từ khi viết thư
xin lỗi Giang Thanh, quan hệ giữa hai người trở nên tốt đẹp hơn. Giang
Thanh bổ nhiệm Mao Viễn Tân làm phụ tá cho bà ta và là tiên phong trong
các chiến dịch chống lại các đối thủ trong cách mạng văn hóa. Mao Viễn
Tân thăng quan tiến chức vùn vụt, chỉ trong vòng sáu năm y trở thành
chính ủy của quân khu Sầm Giang, một khu vực gần biên giới Mãn Châu.
Trong
thời gian ở Hàng Châu, Mao rất là cao hứng. Chính quyền địa phương tổ
chức dạ vũ hàng đêm dành cho Mao. Khoảng giữa tháng 6, Mao muốn về thăm
quê lần nữa. Hôm 18 tháng 6, chúng tôi tháp tùng Mao trở lại quê hương
là Thiều Sơn của y. Trong lần viếng thăm lần trước vào tháng 6 năm
1959, Mao có nói với Ðào Trú, hiện đang là bí thư Cục Trung Nam, rằng y
muốn một ngày sau khi hồi hưu y sẽ trở về quê hương Thiều Sơn và sống
trong túp lều tranh. Ðào Trú đã đáp ứng bằng cách xây cho Mao không
phải mái nhà tranh mộc mạc nhưng là một biệt thự nguy nga tráng lệ.
Biệt
thự nằn trên lưng chừng đồi, được bao bọc chung quanh bởi những khu
rừng kín đáo và những ruộng nho. Mao rất rành khu vực vì hồi nhỏ ông ta
thường đi nhặt củi trong những khu rừng lân cận, và thường hay ngủ
trưa trên những ngọn đồi.
Bắc
Kinh dường như quá xa xôi. Hai ba ngày mới có một tùy phái tin cẩn
giao cho Mao các tin tức về cách mạng văn hóa đang tiến hành ở thủ đô.
Qua trung gian của người tùy phái tôi biết Bắc Kinh đang rơi vào hổn
loạn. Trường học bị đóng cửa, học sinh tràn ra đường phố. Không một ai
có vẻ đang nắm quyền kiểm soát thủ đô.
Tôi
biết ít tin về ông thủ trưởng cũ của tôi, bác sĩ Phú Liễu Sanh. Bác Sĩ
họ Phu mặc dù là bạn cố tri của Mao và đã thật sự hồi hưu nhưng cũng
không tránh khỏi họa. Ðám phản loạn cách mạng văn hóa đã tới tận nhà
bắt ông. Bác Sĩ Phu đã cố gởi Mao một lá thư cầu cứu, Mao nhận được và
có ý định can gián nhưng đã quá trễ. Bác sĩ đã chết trong đấu tố chống
ông ta và ngay cả thi hài của ông cũng không tìm thấy.
Thời
tiết ở quê Thiều Sơn của Mao thật oi bức, Mao đổi ý và chỉ thị đoàn
tùy tùng đi Vũ Hán. Ở Vũ Hán, chúng tôi nhận tin tức Bắc Kinh nhiều hơn
và dể dàng hơn. Tôi nhận được lá thư đầu từ vợ tôi, mới biết rằng hơn
một năm nay tôi chưa về nhà. Mao thật sự vui mừng khi được báo cáo về
diễn tiến của Cách Mạng Văn Hóa. Trong một lá thư gởi cho Giang Thanh,
Mao viết ” Mỗi ngày tôi đọc tài liệu với niềm hân hoan và thích thú. Sự
hỗn loạn lớn sẽ dẫn đến trật tự lớn.” Mao cũng nhắc nhở Giang Thanh ”
Ðừng say sưa với chiến thắng, hãy nghĩ thường xuyên đến những thất bại,
lỗi lầm. Tôi đã dặn bà không biết bao nhiêu lần.” Giang Thanh mừng như
mở cờ trong bụng khi đọc những dòng nầy đến nỗi bà ta in ra và phân
phối cho mọi người trong ban tham mưu cùng đọc. Dù trong thư có nhiều
điều phê bình bà ta nhưng dù sao nó đã chứng tỏ rằng Mao đã chia xẻ với
bà những suy nghĩ thầm kín nhất. Khi những bản sao của lá thư vừa mới
được phân phối cho đám thân cận của Giang Thanh thì Mao biết được và ra
lịnh thu hồi tức khắc. Tôi sao lá thư để lưu trữ trước khi trả lại cho
văn phòng chính phủ.
Khoảng
đầu tháng 7, Mao ban chỉ thị cho tôi “Tình hình tại Bắc Kinh hiện nay
rất sống động. Chúng ta không thể dựa vào tin tức mà thôi mà phải tận
mắt thấy những đổi thay. Bác sĩ chuẩn bị lên đường trở lại Bắc Kinh vào
ngày mai để điều tra tình hình.” Tình trạng tại Bắc Kinh, tuy nhiên,
lại quá sức phức tạp. Cả Bộ Chính Trị lẫn Ban Bí Thư đều không đủ sức
kiểm soát tình hình. Ngay cả các phụ tá thân cận của Mao cũng bị tấn
công làm sao tôi có thể biết ai tốt ai xấu trong hoàn cảnh nầy. Vì vậy,
trước khi đi, tôi hỏi Mao “Ai là người tôi có thể tiếp xúc khi trở lại
Bắc Kinh ?” Mao dặn tôi tiếp xúc Ðào Trú, nhân vật Mao vừa cử vào chức
vụ Cố Vấn cho Tiểu Ban Cách Mạng Văn Hóa. Tôi hơi do dự nhưng vì đây
là chỉ thị trực tiếp của Mao nên tôi cũng thấy an toàn. Mấy ngày trước
Mao có nói với tôi “Nhiều nghìn người sẽ chết lần nầy, mọi thứ đều đang
đảo lộn. Tôi thích đại loạn mà.”
Trong
thời gian tôi vừa trở lại Bắc Kinh thì ngày 16 tháng 1966 Mao tổ chức
mừng chiến thắng bằng cách bơi trên sông Trường Giang. Vì cùng bơi với
Mao nhiều lần tôi chẳng lưu tâm lắm đến việc nầy nhưng đối người ngoài
thì đây là biến cố lạ lùng. Làm thế nào mà một ông già 73 tuổi có thể
bơi nhanh hơn cả vô địch thế vận hội được nhỉ. Tôi biết rất rõ khúc
sông ở Vũ Hán. Mao chỉ cần nằm đưa cái bụng phệ như chiếc bong bóng bự
của y lên mặc cho nước đưa đi, thế thôi. Nhưng đây là một dấu hiệu cho
thấy Mao đang chuẩn bị lâm chiến. Ðúng vậy, hai ngày sau, Mao ra lịnh
cho đoàn tùy tùng trở về Bắc Kinh. Cuộc cách mạng văn hóa, vì thế, sẽ do
chính tay Mao điều động.
Trở
lại nhà hẳn nhiên là một niềm vui. Lần đầu sau hơn một năm tôi mới
được ăn một bửa cơm tối với vợ và hai con. Nhưng sau khi hai đứa con đi
ngủ, vợ tôi mới báo cho tôi một tin kinh hoàng: Ðiền Gia Anh, người
bạn thân và cũng là một trong những bí thư của Mao trước đây đã tự tử.
Ðiền Gia Anh và Giang Thanh chưa bao giờ hợp tính với nhau, cộng thêm
tên cơ hội chủ nghĩa Trần Bá Ðạt, người đã từng có lập trường đối nghịch
với Ðiền Gia Anh về chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt. Mặc dù sau nầy
nhiều bạn bè của tôi cũng tự tử nhưng Ðiền Gia Anh là người đầu tiên.
Chỉ
vài ngày sau khi chiến dịch gọi là Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Ðại
chính thức ra đời, Uông Ðông Hưng gởi một nhóm nhân viên dưới quyền tới
gặp Ðiền Gia Anh để tiếp thu tài liệu. Ðiền Gia Anh biết ngay rằng
mình sắp sửa bị thanh trừng. Việc tiếp thu tài liệu từ tay một nhân viên
cao cấp như vậy hẳn là quan trọng. Mệnh lệnh phải được phát ra từ,
thấp nhất, phải là Thủ Tướng Chu Ân Lai hay từ chính Mao Trạch Ðông.
Sau khi bàn giao tài liệu, đêm hôm đó Ðiền Gia Anh treo cổ tự tử.
Vợ
tôi quá lo lắng cho tôi nhưng tôi hứa với bà là tôi sẽ không bao giờ
tự sát mặc dù tôi biết tôi có thể bị tấn công. Vợ tôi có lý khi cho
rằng sở dĩ Mao ra lịnh tôi trở lại Bắc Kinh trước là để thử nghiệm lòng
trung thành của tôi. Tôi nói với Uông Ðông Hưng rằng Mao sai tôi về gặp
Ðào Trú để đánh giá diễn tiến của Cách Mạng Văn Hóa. Uông Ðông Hưng đề
nghị tôi cùng đi phi trường đón Ðào Trú. Khi gặp Ðào Trú và nghe tôi
báo cáo, Ðào Trú trả lời là không có gì trở ngại cả. Y đề nghị tôi đi
thăm một số cơ quan như Trường Ðại Học Y Khoa Bắc Kinh chẳng hạn.
Ðại
học Y Khoa Bắc Kinh đang trong tình trạng hổn loạn. Cùng đi với tôi là
Bộ Trưởng Bộ Y Tế Tiền Tính Trung. Sinh viên đang bãi khóa. Những khẩu
hiệu lớn chống thầy cô giăng kín chung quanh trường. Tôi ngạc nhiên
khi đọc một bích chương lớn chống cả đương kim Bộ Trưởng Bộ Y Tế Tiền
Tính Trung trong lúc ông ta đang đến kiểm tra trường. Khẩu hiệu chống
Tiền Tính Trung viết rằng ông ta là “tàn dư Quốc Dân Ðảng.” Họ Tiền
đúng là gốc Quốc Dân Ðảng nhưng đã theo Cộng Sản từ những năm 1934 sau
mặt trận An Huy. Nghĩ lại lý lịch của chính tôi mà không khỏi lạnh
mình. Chẳng những tôi vào đảng quá trễ, sau khi Trung Quốc được giải
phóng, mà cha tôi lại là một viên chức cao cấp của chính phủ Quốc Dân
Ðảng.
Sinh
viên tập trung trong giảng đường chờ Tiền Tính Trung đến. Sinh viên
bắt đầu hỏi viên bộ trưởng Y tế tới tấp, nào là bộ y tế chỉ lo săn sóc
cho các “quan” và bỏ quên sức khỏe của quần chúng. Tôi cảm thấy thật
khốn khổ. Bản thân tôi rất thán phục và kính trọng Tiền Tính Trung. Tôi
rời phiên họp trong kinh hoàng và tự hứa sẽ không bao giờ tham dự những
cảnh như thế nầy nữa.
Số
phân của Ðào Trú cũng chấm dứt một cách nhanh chóng. Y bị thanh trừng
vào tháng Mười vì y quá độc lập với Giang Thanh và cũng vì y ủng hộ các
lãnh tụ khác như bí thư Hồ Bắc Vương Nhậm Trong, người nằm trong danh
sách bị thanh trừng.
Trở
lại Bắc Kinh cũng có nghĩa là Mao đã chấm dứt thời kỳ nghĩ ngơi và
chuẩn bị tái xuất hiện trước công chúng. Ngày 29 tháng Bảy năm 1966,
Mao triệu tập một phiên họp ở Nhân Dân Ðại Sảnh. Tại nơi nầy cả chục
ngàn sinh viên học sinh đến để nghe Mao chính thức giản tán các đội lao
động. Lưu Thiếu Kỳ và Ðặng Tiểu Bình đến dự nhưng Mao lại không tham
dự. Mao không muốn có liên hệ gì với hai nhân vật đó trong lúc nầy. Mãi
gần đến khi khai mạc thì Mao mới đến nhưng lại ngồi khuất phía sau bức
màn. Lưu Thiếu Kỳ và Ðặng Tiểu Bình lần lượt lên diễn đàn để chấp nhận
những sai lầm về chính sách. Cả hai đều đổ lỗi cho việc thiếu kinh
nghiệm mà ra. Lưu Thiếu Kỳ, cũng giống như Mao trong năm 1962, cho rằng
đó là vấn đề “những nhà cách mạng cũ đương đầu với những vấn đề mới.”
Mao nghe câu nói nầy liền bật miệng “Cái gì là cách mạng cũ, phản cách
mạng thì có.”
Tôi
lặng người đi sau khi nghe Mao nói. Thì ra mục tiêu tối hậu của cách
mạng văn hóa là nhằm hạ bệ Lưu Thiếu Kỳ và Ðặng Tiểu Bình. Chu Ân Lai,
đăng đàn sau hai họ Lưu và Ðặng, phát họa mục tiêu của Cách Mạng Văn
Hóa. Mao đang sắp sửa trở về phòng 118 của ông ta nhưng bỗng dưng lại
đổi ý và nói với tôi “Chúng ta phải ủng hộ quần chúng cách mạng.” Khi
Chu Ân Lai nói vừa xong, bức màn sau lưng được kéo lên một phần và bất
ngờ như ảo thuật chủ tịch Mao Trạch Ðông xuất hiện. Ðám đông mừng như
điên lên, tiếng tung hô sấm sét “Mao Chủ Tịch Muôn Năm, Mao Chủ Tịch
Muôn Năm” vang lên. Mao mỉm cười vẫy tay chào đám đông vừa đi tới đi
lui trên sân khấu nhưng không nói một lời. Trong tiếng tung hô man dại
của sinh viên học sinh Mao chầm chậm rời sân khấu, Chu Ân Lai lủi thủi
theo sau như một con chó trung thành. Mao chẳng thèm nhìn mặt Chủ Tịch
Nước Lưu Thiếu Kỳ hay Tổng Bí Thư Ðặng Tiểu Bình.
Ba
ngày sau Mao viết một lá thư đến sinh viên học sinh, nói rằng “nỗi
loạn là đúng”. Dòng chữ của Mao chẳng khác gì mệnh lệnh, được in lại và
phân phối khắp Trung Quốc. Vệ Binh Ðỏ bắt đầu tràn ngập khắp trường
học, từ trung học cấp một cho đến đại học trong cả nước. Mao cũng đích
thân viết biểu ngữ “Tấn công các trụ sở”. Mao viện dẫn rằng nếu không
làm như vậy thì trong khoảng 50 ngày, một số “đồng chí” có lập trường tư
sản sẽ cố gắng phản công và tàn phá thành quả của Cách Mạng Văn Hóa.
Với sự đồng ý của Mao, hồng vệ binh càn quét mọi cơ quan nhà nước.
Bất
chấp mọi thủ tục đảng, ngày 10 tháng 8 năm 1966, Mao đón tiếp “quần
chúng” tại cổng phía tây của Trung Nam Hải và sau đó đứng trên khán đài
Thiên An Môn để chào mừng nhiều triệu hồng vệ binh. Cả thảy 8 lần
trong mùa thu 1966, tôi đã đứng với Mao Trạch Ðông trên khán đài Thiên
An Môn hay ngồi trong xe mui trần để duyệt hồng vệ binh. Lâm Bưu cũng
có mặt trong những cơ hội nầy. Tham vọng chính trị đã làm y quên đi
việc sợ nước, sợ gió. Y mỉm cười và vẫy tay chào đám đông. Tôi biết sự
thù địch giữa Mao đối với hai họ Lư và Ðặng đang đến hồi kết cuộc, tuy
nhiên đối với đại đa số nhân dân, mục tiêu của Cách Mạng Văn Hóa vẫn
chưa rõ ràng. Mao chửi lén Lưu Thiếu Kỳ là phản cách mạng nhưng ngoài dư
luận thì Mao chưa dứt khoát và vẫn còn giọng hòa hoãn. Trong hội nghị
khoáng đại Ban Chấp Hành Trung Ương từ 1 đến 12 tháng Tám, Mao có vẻ
muốn tha thứ cho những người khác quan điểm với ông ta. Nhưng thật ra,
đó chỉ là những lời nói dối. Tất cả những ai chống lại Mao đều sẽ bị
thanh trừng một cách thô bạo trong một thời gian ngắn tới đây.
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét