Mao Trạch Đông là một lãnh tụ kiệt xuất của Đảng CSTQ, một nhân vật lịch sử nổi bật của lịch sử Trung Quốc cận đại, người đã có công thống nhất và bành trướng để đưa Trung Quốc từ vai trò của một quốc gia nhược tiểu, chia rẽ và phân tán với các cuộc nội chiến đẫm máu triền miên trở thành một cường quốc như hiện nay. Nhưng đằng sau con người quỷ quyệt và vĩ đại ấy còn nhiều điều bí mật mà chúng ta nhiều người còn chưa biết.
Bắt đầu
từ hôm nay, TTHN sẽ xin lần lượt giới thiệu tập hồi ký có tựa đề The
private life of Chairman Mao – Nguyên Tác Hoa Ngữ: Mao Trạch Ðông, Tư
Nhân Bác Sĩ Hồi Ký Lục của Bác Sĩ Lý Chí Thỏa. Hy vọng tác phẩm này sẽ
giúp cho chúng ta những tư liệu mới mà có thể bạn chưa biết về ông ta
- Chủ tịch Mao Trạch Đông.
1. GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA MAO TRẠCH ÐÔNG
“Thưa
Chủ Tịch, Chủ Tịch cho gọi tôi ?” Mao Trạch Ðông cố mở mắt và nhấp
môi. Mặc dù tôi cố trườn người tới trước để lắng nghe, nhưng chẳng nghe
được gì ngoài tiếng “A a…” đứt khoảng. Chiếc mặt nạ chuyễn dưỡng khí
tuột ra khỏi mặt, Mao đang ráng sức thở. Ðầu óc ông ta có thể còn tỉnh
táo nhưng tiếng nói thì quả thật chẳng còn hy vọng gì. Với tư cách là
bác sĩ riêng của Mao Trạch Ðông, tôi quản lý một y đội gồm 16 bác sĩ
tài giỏi nhất Trung Quốc và được phụ giúp bỡi 24 y tá giàu kinh nghiệm
nhất cùng nhau lo một việc chung là cứu mạng Mao Trạch Ðông kể từ khi
ông ta bị chấn động tim lần thứ hai ngày 26 tháng sáu năm 1976. Y đội
được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm ba bác sĩ và tám y tá để thay
phiên nhau trực suốt ngày đêm bên cạnh Mao. Cá nhân tôi thì phải có mặt
24 trên 24, tôi chỉ ngủ vài ba tiếng đồng hồ mỗi đêm trong một văn
phòng nhỏ sát với phòng bệnh của Mao Trạch Ðông.
Trong
lúc đó thì nhân dân Trung Quốc chẳng biết một tí gì về tình trạng sức
khỏe của lãnh tụ họ ngoài việc đoán mò qua những tấm hình hoạn hoằn lắm
mới xuất hiện trên báo chí. Báo chí Cộng Sản thì bao giờ cũng lập đi
lập lại một giọng điệu cố hữu rằng Chủ Tịch Mao sức khỏe vẫn dồi dào,
mỗi buổi sáng nhiều trăm triệu dân vẫn tiếp tục hát bài “Suy Tôn Mao
Chủ Tịch Sống Lâu Muôn Tuổi” Nhưng với chúng tôi, thì sinh mạng Mao
Trạch Ðông chỉ còn tính bằng giờ và ngay cả thậm chí bằng phút. Bộ
Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Hoa cũng chia thành từng cặp kèm chế lẫn
nhau, dựa theo cấp bực Ðảng và lập trường chính trị của mỗi cá nhân, để
túc trực bên cạnh Mao. Ví dụ như Hoa Quốc Phong, một ủy viên đứng hàng
thứ hai trong Bộ Chính Trị nhưng có lập trường ôn hòa cặp đôi với
Vương Hồng Văn, ủy viên chính trị trẻ tuổi nhất nhưng lại có lập trường
chính trị cực đoan tả khuynh. Hoa Quốc Phong phải nói là một trong
những người trung thành và tận tụy với Mao nhất. Có lần chúng tôi đề
nghị một phương pháp khá mới mẻ so với kỷ thuật y khoa lúc bấy giờ tại
Trung Quốc là chạy một đường ống từ mủi xuống tới dạ dày Mao Trạch Ðông
để có thể theo đó chuyền thức ăn. Trong đám lãnh tụ Cộng Sản chỉ có
một mình Hoa Quốc Phong là dám tình nguyện dùng thân thể chính mình để
làm thí nghiệm trước. Tôi có cảm tình với Hoa Quốc Phong, tư cách và
phong độ của ông ta thật hiếm hoi trong hàng ngũ lảnh tụ Cộng Sản suy
thoái và thối nát. Khi chính sách “Bước Tiến Nhảy Vọt” của Mao thất
bại, nền kinh tế vào giai đoạn suy thoái trầm trọng, các lảnh đạo Cộng
Sản địa phương vẫn tiếp tục trò báo cáo láo rằng năng suât gia tăng,
chỉ có mỗi Hoa Quốc Phong đủ can đảm nói “nhân dân đang sụt cân, gia
súc đang sụt cân, và ngay cả đất đai cũng sụt cân”. Mao Trạch Ðông chọn
Hoa Quốc Phong thừa kế mình cả vị trí trong đảng lẫn ngoài chính phủ,
ngoài việc nhận thấy đức tính trung thành trong người Hoa Quốc Phong,
còn nhằm mụch đích để cân đối cán cân quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo
cộng đảng Trung Hoa đang đấu tranh giữa hai phe Giang Thanh và Ðặng
Tiểu Bình.
Trở lại với
tình trạng sức khỏe của Mao, khoảng nửa đêm ngày 8 tháng 9 năm 1976,
các bác sĩ chích cho Mao một mủi nhân sâm để kích thích nhịp tim của
ông ta. Áp suất máu nhờ vậy đã tăng được chút ít và mạch cũng bắt đầu
đập rõ hơn nhưng tôi biết những cải thiện đó chỉ có tích cách tạm thời.
Hoa Quốc Phong kéo tôi ra ngoài và hỏi “Liệu còn cách nào khác không
?” Tôi nói là không. Im lặng, tôi nhìn Hoa Quốc Phong. Không khí dường
như ngưng đọng lại. Âm thanh duy nhất trong phòng là tiếng nhịp đều của
chiếc máy bơm dưỡng khí. Tôi lắc đầu và nói nhỏ với họ Hoa “Chúng tôi
đã làm tất cả những gì có thể làm”.
Hoa
Quốc Phong quay lại phía Uông Ðông Hưng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Giám
Ðốc Ủy Ban Tổng Lý Quốc Vụ chuyên trách về các vấn đề Ðảng kiêm chỉ huy
trưởng lực lượng anh ninh, chỉ thị: “Mời đồng chí Giang Thanh và các
ủy viên Bộ Chính Trị ở Bắc Kinh đến đây ngay, đồng thời thông báo cho
các ủy viên Bộ Chính Trị các miền trên toàn quốc báo cáo về Bắc Kinh”.
Sau khi Uông Ðông Hưng vừa đi ra ngoài thì một y tá chạy ra gặp tôi
“Thưa Bác Sĩ Lý, cô Trương Ngọc Phượng nói rằng Mao Chủ Tịch muốn gặp
bác sĩ”, tôi hớt hải chạy vào bên trong.
Trương
Ngọc Phượng nguyên là một tiếp viên trên chiếc xe lửa đặc biệt Mao
Trạch Ðông thường dùng đi thanh tra các địa phương, bây giờ cô ta là
thư ký tin cẩn của Mao. Tôi gặp cô ta lần đầu khi bắt gặp cô ta và Mao
Trạch Ðông đang nhảy đầm trong một dạ tiệc do Mao tổ chức ở Trân Sa.
Lúc đó nàng là một cô gái mười tám tuổi ngây thơ vô tội, có đôi mắt đen
tròn và làn da trắng mịn màng. Tôi thấy cô ta cùng Mao Trạch Ðông ôm
nhau nhảy và đêm đó Phượng đã ở lại với Mao. Mặc dù ghiền rượu nặng,
Trương Ngọc Phượng đã xoay xở để giữ được lòng tin cậy ở Mao. Ngoại trừ
tôi, bất cứ ai cũng phải được sự chấp thuận của Phượng trước khi được
đến gần Mao. Có một lần khoảng tháng 6 năm 76, Hoa Quốc Phong đến gặp
Mao trong lúc Trương Ngọc Phượng đang ngủ trưa, không ai dám đánh thức
cô ta dậy, mãi hai tiếng đồng hồ cô ta vẫn chưa thức, thế là hôm đó Hoa
Quốc Phong, dù là một nhân vật quyền lực chỉ xếp sau Mao, đành phải ra
về không gặp được Mao Trạch Ðông. Một chuyện khác đã xảy ra cùng năm
khi Ðặng Tiểu Bình bị bịnh và đang bị đối thủ tấn công về mặt chính
trị, cô lập khỏi gia đình ông ta. Con gái của Ðặng viết thư cho Mao để
yêu cầu ông ta can thiệp cho cô ta được ở gần để săn sóc cho cha.
Trương Ngọc Phượng vì lý do gì đó chẳng thèm giao thư cho Mao, và kết
qủa là con gái của Ðặng Tiểu Bình không được gần cha. Quyền lực của
Trương Ngọc Phượng ngày càng mạnh một phần cũng nhờ vào năng khiếu đặt
biệt của cô ta để hiểu được giọng nói về già rất khó nghe của Mao. Cả
tôi nhiều khi cũng phải nhờ cô ta giải thích.
Trương
Ngọc Phượng,lúc đó, nói với tôi “Thưa bác sĩ, Mao Chủ Tịch muốn biết
còn một hy vọng nào không ?”. Với nhiều cố gắng, Mao gật đầu đồng ý với
lời dịch của Trương Ngọc Phượng. Mao trườn tay để nắm lấy ta tôi. Mạch
trong người Mao rất yếu và khó tìm. Ðôi má phính tròn của họ Mao, rất
quen thuộc với nhân dân Trung Hoa đã xẹp lép, nước da đã đổi sang màu
xám tro. Ánh mắt Mao nhìn lơ đãng, mất đi sự thu hút bình thường. Ðồ
thị trên chiếc máy đo nhịp tim đã chạy bất thường. Các ủy viên bộ chính
trị như Hoa Quốc Phong, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Uông Ðông
Hưng đã lần lượt đến một cách âm thầm. Thình lình Giang Thanh cũng vừa
bước vào vừa hét “Có ai nói dùm với tôi chuyện gì đang xảy ra không ?”.
Giang Thanh là vợ thứ tư của Mao. Hai người kết hôn ở Diên An năm
1938. Sau 1949, Giang Thanh bắt đầu nhàm chán với đời sống bất động của
một phu nhân chủ tịch. Khi Cách Mạng Văn Hóa do Mao phát động xảy ra,
Giang Thanh mới cơ hội xây dựng quyền lực riêng cho bà ta và được bầu
vào bộ chính trị. Cũng từ đó Mao và Giang Thanh hướng tới hai cuộc sống
riêng biệt nhưng Mao chưa bao giờ cảm thấy thích hợp để ly dị Giang
Thanh và cưới vợ khác. Ðối với Giang Thanh, không phải dể dàng để chấp
nhận sự có mặt của Trương Ngọc Phượng, nhưng cuối cùng bà ta cũng đành
đầu hàng hoàn cảnh. Từ đó bà ta lại tỏ ra ve vản Trương Ngọc Phượng để
qua trung gian Trương Ngọc Phượng mà tiếp xúc với Mao. Bịnh trạng của
Mao cũng làm Giang Thanh vừa lo sợ vừa hy vọng, lo sợ vì biết đâu quyền
lực của bà tạo dựng bao năm cũng chết theo Mao, hy vọng vì có thể sau
khi Mao chết bà sẽ được chọn làm người thừa kế. Hoa Quốc Phong ngắt lời
Giang Thanh ” Ðồng chí Giang Thanh, Mao Chủ Tịch đang nói chuyện với
với Bác Sĩ Lý”.
Tôi cố
gắng an ủi Mao, dù tôi biết chẳng còn chút hy vọng gì. Kể từ sau biến
cố Lâm Bưu, sức khoẻ Mao đã trở nên sa sút. Mặc dù bịnh, Mao không cho
phép chửa trị mãi cho khoảng 3 tuần trước khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard
Nixon chính thức viếng thăm Trung Quốc, Mao mới ra lịnh cho tôi bắt
đầu chửa trị nhưng lúc đó tim, phổi của Mao đã bị suy yếu trầm trọng.
Tôi đón tiếp Tổng Thống Nixon ở cửa và đưa ông ta vào phòng đọc sách
của Mao. “Thưa Chủ Tịch, không sao đâu, chúng tôi vẫn còn có thể chửa
trị cho Chủ Tịch”. Bàn tay Mao vẫn còn trong tay tôi. Trong phút chốc
ánh mắt Mao có vẻ hài lòng nhưng sau đó bỗng dưng nhắm lại và đó cũng
là lúc trút hơi thở cuối cùng. Bàn tay ông ta đã vuột khỏi tay tôi.
Biểu đồ trên chiếc máy đo nhịp tim đã chạy thành đường ngang dài. Tôi
nhìn đồng hồ, lúc đó là 12 giờ 10 phút sáng, ngày 9 tháng 9 năm 1976.
Tôi
không cảm thấy một chút gì tiếc thương cho cái chết của Mao mặc dù sau
22 năm kề cận bên ông ta. Hình ảnh của Mao Trạch Ðông như một vị cứu
tinh dân tộc đã chết trong lòng tôi từ lâu lắm. Giấc mơ của tôi về một
Trung Hoa bình đẳng đã tan nát từ nhiều năm trước đó. Tôi chẳng còn tin
ở chủ nghĩa Cộng Sản mặc dù tôi vẫn còn là một đảng viên. Ý nghĩ của
tôi trước cái chết của Mao rằng một kỷ nguyên đã qua, thời đại Mao
Trạch Ðông đã chấm dứt. Giang Thanh nhìn chăm chăm vào mặt tôi và nói
“Các người đang làm gì, các người sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái chết
của Mao Chủ Tịch”. Tôi chẳng lạ gì con người Giang Thanh, từ năm 1972
bà ta đã từng tố cáo tôi là gián điệp. Hoa Quốc Phong lại lần nữa can
thiệp với sự tán đồng của Vương Hồng Văn “Chúng tôi đã ở đây từ đầu,
các đồng chí bác sĩ đã tận lực”. Giang Thanh là lãnh tụ của nhóm cực
đoan tả khuynh được sự ủng hộ của Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên và đứa cháu của Mao là Mao Viễn Tân. Vương Hồng Văn là
thành viên trẻ nhất của Bộ Chính Trị. Vương đã từ một cán bộ an ninh ở
một nhà máy trở nên một ủy viên Bộ Chính Trị trong một thời gian kỷ lục
và không ai hiểu tại sao. Vương cao ráo, đẹp trai, thọat nhìn có vẻ
thông minh nhưng lại là người thiếu học và ngu dốt. Trong thời gian Mao
bịnh, Vương Hồng Văn lại thích đi săn hoặc coi phi chưởng nhập cảng từ
Hương Cảng. Hoa Quốc Phong chỉ thị cho Uông Ðông Hưng “triệu tập Bộ
Chính Trị ngay”. Chúng tôi rời phòng để chờ kết quả từ phiên họp của Bộ
Chính Trị. Một lúc sau, Uông Ðông Hưng bước ra và bảo chúng tôi rằng
Bộ Chính Trị muốn chúng tôi giữ xác Mao hai tuần để nhân dân được bày
tỏ lòng kính trọng. Hầu hết bác sĩ đều đồng ý việc giữ xác Mao trong
hai tuần thì không có gì là khó khăn lắm. Bộ Chính Trị vẫn còn tiếp tục
họp thì Thống Chế Diệp Kiếm Anh và Uông Ðông Hưng cho người tìm tôi.
Tôi bước vào phòng nơi 17 ủy viên Bộ Chính Trị khu Bắc Kinh đang họp và
được Uông Ðông Hưng trao cho bản tuyên bố trước toàn đảng, toàn dân,
toàn quân mà Bộ Chính Trị vừa soạn thảo. Tôi sững sốt khi biết Bộ Chính
Trị vừa mới quyết định thi thể của Mao sẽ được giữ vĩnh viễn. Tôi
chống đối vì đây là một chuyện không thể làm được.
Tôi
nhớ lại chuyến đi Liên Xô cùng với Mao năm 1957, tôi có ghé thăm xác
Lenin và Stalin. Tôi được biết là mủi tai của Lenin cũng như cơ thịt
của Stalin đều rả nát. Kỷ thuật của Liên Xô dĩ nhiên là tối tân hơn
Trung Quốc nhiều. Thống Chế Diệp Kiếm Anh cũng xen vào. Diệp Kiếm Anh
là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa, một
trong những người thành lập ra quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Diệp Kiếm Anh đề nghị tôi liên lạc với sở thủ công mỹ nghệ để nhờ họ
giúp làm một tượng Mao bằng sáp để phòng hờ. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm phần
nào vì ít nhất cũng có Thống Chế Diệp Kiếm Anh biểu lộ đồng tình mặc
dù chuyện giữ xác Mao vĩnh viễn là chuyện không thể nào thay đổi được.
Sau nhiều giờ sữa soạn, chúng tôi đưa xác Mao đến quàng ở Nhân Dân Ðại
Sảnh, Mao sẽ được giữ ở đó hai tuần. Những đấu tranh quyền lực trong
nội bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc bây giờ tập trung vào việc
tranh giành nhau các tài liệu bí mật của Mao nhất là các tài liệu liên
hệ đến Giang Thanh bà đồng bọn, những người mà sau đó được gọi là “Bọn
bốn người” bao gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và
Diêu Văn Nguyên. Trong lúc đó thì chúng tôi tập trung nghiên cứu phương
pháp để giữ xác Mao. Chúng tôi điều tra các phương pháp cổ điển ở
Trung Quốc. Nhiều khám phá trong khảo cổ học tìm thấy nhiều xác vẫn còn
gần như nguyên vẹn sau khi chôn dưới đất nhiều trăm năm nhưng khi khai
quật lên không bao lâu thì tan rả ngay vì tiếp xúa với không khí.
Chúng tôi muốn biết làm thế nào Liên Xô đã bảo vệ được xác Lê-nin nhưng
quan hệ giữa hai nước quá tệ hại đến nỗi gởi chuyên viên qua Liên Xô
để học kỷ thuật ướp xác là chuyện không thể đặt ra. Thay vì đó, chúng
tôi gởi chuyên viên qua Hà Nội để nghiên cứu xác Hồ Chí Minh. Chuyến đi
là một thất bại vì không ai chịu giãi thích. Hai chuyên viên chúng tôi
gởi đi chưa hề thấy xác Hồ và họ được chính quyền Cộng Sản Việt Nam
thông báo là lổ mủi Hồ đã rớt ra và bộ râu Hồ đã rụng hết rồi. Cuối
cùng chỉ còn có cách là sữa đổi đôi chút phương pháp chúng tôi đang
làm. Ngoại trừ óc, tất cả bộ phận bên trong như tim, gan, phèo phổi..
của Mao đều được lấy ra và được độn vào đó bằng bông vải chứa chất
formaldehyde, một đường ống gắn vào cổ Mao để bôm formaldehyde sau mỗi
gian đoạn thời gian. Công việc được tiến hành trong suốt một năm trong
một bệnh viện bí mật nằm sâu dưới đất. Ngày 18 tháng 9 năm 1977 là ngày
khánh thành Lăng Mao Chủ Tịch ở quảng trường Thiên An Môn. Hôm đó xác
Mao được đưa đến từ bịnh viện bí mật. Khoảng nửa triệu người đã tập
trung để làm lễ tưởng niệm Mao.
Ba
giờ rưởi chiều, cả nước đều ngưng tất cả các hoạt động để làm lễ truy
điệu Mao. Vương Hồng Văn đọc diễn văn khai mạc, và sau đó Hoa Quốc
Phong đọc bài điếu. Năm giờ rưởi chiều tôi mệt mỏi trở về căn phòng ở
Trung Nam Hải. Chỉ vài phút sau thì Uông Ðông Hưng gọi lại cho tôi biết
bốn ngày nữa tôi phải báo cáo trước Bộ Chính Trị về cái chết của Mao.
Sau khi thức trắng đêm để soạn thảo bản báo cáo, sáng ngày 21 tháng 9
tôi đệ trình lên Hoa Quốc Phong. Khi tôi và các cộng sự viên đến Nhân
Dân Ðại Sảnh đến thì Bộ Chính Trị đang họp. Tôi nghe tiếng Ðại Tướng
Trần Bá Liên đang hăm he từ chức tư lịnh quân khu Bắc Kinh. Hoa Quốc
Phong đề nghị Bộ Chính Trị tạm ngưng để nghe chúng tôi báo cáo về bệnh
trạng đã dẫn đến cái chết của Mao.
2. VÀO ÐẢNG
Hôm
đó là ngày 31 tháng giêng năm 1949. Trong lúc tôi đang hành nghề Bác
Sĩ trên một chiếc tàu buôn ở Sydney thì nghe tin Bắc Kinh đã rơi vào
tay Cộng Sản không tốn một viên đạn. Năm đó tôi 29 tuổi. Nhân dân Bắc
Kinh đổ xô ra đường chào mừng quân “giải phóng”. Nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa đang được thành lập ở Bắc Kinh. Mặc dầu quân đội Quốc Dân
Ðảng của Tưởng Giới Thạch vẫn còn đang chiến đấu nhưng mọi người đều
biết rằng quân đội Cộng Sản gần như đã nắm chắc phần thắng.
Bắc
Kinh là quê hương tôi. Trong suốt 13 năm của thời thơ ấu tôi đã lớn
lên bên trong bốn bức tường kín của một gia đình thượng lưu trí thức
giàu có. Gia trang đồ sộ của gia đình họ Lý chúng tôi tọa lạc ở phía
nam Tử Cấm Thành. Mặc dù ông nội tôi là người giàu có nhưng ông cũng
rất hay giúp đở người nghèo khó. Dù sao sự giàu sang của gia đình tôi
cũng đã làm ngăn cách cuộc sống riêng tư của tôi và thế giới bên ngòai.
Mẹ tôi thường ngăn cấm tôi ra ngoài xóm. Tôi được nuôi dưỡng và dạy dỗ
để nối nghiệp cha ông làm nghề thầy thuốc. Chú tôi đã trở nên một bác
sĩ và cha tôi thì không chịu đóng khung trong truyền thống gia đình mà
còn đi xa hơn. Năm 1920 ông từ giã mẹ con tôi để sang Pháp theo học
chương trình vừa học vừa làm. Cùng đi trong nhóm với ông có Chu Ân Lai.
Chu Ân Lai là một người Cộng Sản trong lúc cha tôi lại là một viên
chức cao cấp trong chính phủ Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch. Dù
không cùng lý tưởng nhưng cả hai đều giữ được tình bạn mãi cho đến ngày
cha tôi qua đời. Khi cha tôi trở về ông mang theo người vợ Pháp. Mẹ
tôi là một người mẹ truyền thống Trung Hoa, đơn giản, ít học, vẫn giữ
tục bó chân và có tấm lòng độ lượng. Dù sao bà vợ Pháp của cha tôi cũng
tỏ ra rất lịch sự, trọng lễ nghĩa và đối xử với mọi người, nhất là với
tôi, rất tử tế. Bà ta dạy tiếng Pháp ở trường Ðại Học Bắc Kinh. Tánh
tình của cha con tôi thì không hợp nhau chút nào. Truyền thống gia đình
chúng tôi là thương yêu và hy sinh cho đồng bào nhưng cha tôi thì lại
thuộc mẫu người tham lam quyền lực và ích kỷ. Không lâu sau khi trở về,
ông ta dắt bà vợ Pháp vào Nam Kinh theo Tưởng Giới Thạch. Tôi cảm thấy
xấu hổ cho tánh tình cha tôi. Sự thiếu thiện cảm của tôi đối với chính
quyền Quốc Dân Ðảng một phần cũng từ những ấn tượng không hay của tôi
về cha tôi mà ra.
Giống
như hầu hết những thanh niên Trung Hoa cùng thế hệ, tôi lớn lên mang
theo tấm lòng yêu nước, niềm kiêu hãnh về gia tài văn hóa, thi ca, nghệ
thuật đồ sộ tích lủy từ mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc. Tôi đau lòng
khi học về những suy thoái và tủi nhục nước tôi đã chịu đựng trong suốt
thế kỷ qua. Tôi học những thất bại nhục nhả trong chiến tranh nha
phiến chống lại Anh, kế đến là những cuộc xâm lăng của quân đội Pháp,
Nhật, Nga. Tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn khi nghe người ta nhắc đến câu
chuyện về cái bảng cấm đã một thời treo trước cổng công viên Thượng Hải
” Cấm người Trung Hoa và chó”. Năm tôi mười một tuổi, quân Nhật chiếm
hết miền bắc Mãn Châu, một chế độ bù nhìn được dựng lên gọi là Mãn Châu
Quốc. Mẹ con tôi chạy về phía Nam lánh giặc và tôi theo học tại một
trường đạo Tin Lành thuộc phái Methodist của Mỹ lập ra. Trong thời gian
đó tôi cũng biết đến chủ nghĩa Cộng Sản qua trung gian của người anh
cùng cha khác mẹ đang theo học y khoa ở trường Ðại Học Thượng Hải. Anh
ta gia nhập đảng Cộng Sản từ năm 1935. Anh thường kể tôi nghe về tội ác
của chủ nghĩa tư bản, rao giảng niềm tin về một xả hội bình đẳng và
một thế giới không còn cảnh người bóc lộc người. Anh tố cáo chính phủ
Quốc Dân Ðảng là tham nhũng thối nát và không thực tình muốn đánh Nhật.
Anh tặng tôi ba cuốn sách để đọc: cuốn truyện “Câu Chuyện về Kế Họach
Năm Năm Lần Thứ Nhất”, cuốn tiểu thuyết “Thép Ðã Tôi Thế Ðấy” của
Ostroevsky và một cuốn của nhà báo Pháp Henri Barbusse viết về những
đóng góp của Stalin đối với cách mạng. Anh ta dạy tôi rằng chỉ có chủ
nghĩa Cộng Sản mới có thể cứu vãn được Trung Hoa và chỉ có cặp bài
trùng Mao Trạch Ðông-Chu Ðức mới đủ khả năng lãnh đạo nhân dân đạt đến
mụch đích đó. Tôi cũng biết Lỗ Tấn, nhà văn mà tôi ưa chuộng nhất cũng
say mê lý tưởng Cộng Sản.
Cũng
vào thời gian nầy năm 1936, một người anh họ giới thiệu tôi một người
con gái có tên là Ngô Thận Nhàn hay Ly Liên như tôi thường gọi và tiếng
sét ái tình đã đánh trúng trái tim chúng tôi ngay trong lần gặp gở đầu
tiên ấy. Ly Liên cũng theo đạo Tin Lành và sinh trưởng trong một gia
đình giàu có. Dù cả mười năm sau chúng tôi mới cưới nhau và hoàn cảnh
chiến tranh đẩy đưa đây đó nhưng chúng tôi vẫn cố xoay xở để được ở gần
nhau. Năm 1939 tôi theo học Y Khoa tại Ðại Học Tây Hoa do một giòng
truyền giáo Gia Nã Ðại thành lập. Sau khi hoàn tất chương trình nội trú
vào năm 1945 nhằm lúc Nhật đầu hàng. Sang năm sau thì tôi và Ly Liên
cưới nhau.
Quốc Dân Ðảng
và Cộng Sản đang bước vào giai đoạn nội chiến. Lạm phát đã gia tăng đến
mức độ trầm trọng. Trầm trọng đến nỗi một đống tiền chỉ mua được ba
quả trứng gà. Giữa gian đoạn khủng hoảng đó thì một người bạn học cũ,
Danny Hoàng, đang làm ăn khấm khá ở Hồng Kông viết thư khuyến khích tôi
qua phụ với anh một tay . Tôi rời Nam Kinh đi Hồng Kông cuối 1948.
Thật ra tôi đã không ở lại Hồng Kông. Ngay khi đến tôi tìm được một
chân y sĩ cho một chiếc tàu buôn của người Úc, thế là tôi lại lên tàu
đi Úc. Tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Úc rất là tệ hại nhưng tôi cũng
chẳng ưa thích gì Hồng Kông vì phần đất nầy cũng chỉ là nhượng địa của
Anh mà thôi. Vì vậy, khi nghe tin Bắc Kinh lọt vào tay Cộng Sãn tôi lại
cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Tôi tin rằng từ nay ngoại bang sẽ không
còn đè đầu cưỡi cổ nhân dân Trung Quốc và nhờ vậy đất nước tôi, một lần
nữa sẽ có một vị trí đáng kính trong cộng đồng nhân loại.
Tháng
4 năm 1949, tôi nhận một lá thư của mẹ tôi gởi từ Bắc Kinh. Kèm theo
lá thư của mẹ tôi là một lá thư của anh tôi. Anh ta đã trở về như một
người giải phóng quê hương và hiện đang làm việc trong cục Y Tế thuộc
Ủy Ban Quân Quản trực thuộc Trung Ương Ðảng. Anh ta vui mừng và muốn
tôi trở về phục vụ đất nước như anh viết trong thư “Nước nhà đang thiếu
bác sĩ giỏi, chính phủ mới sẽ giao cho em công việc làm thích hợp và
gia đình chúng ta một lần nữa lại đoàn viên”. Cuộc sống ở Úc dù thoải
mái về tiền bạc nhưng dù sao vẫn là cuộc sống tạm bợ và không có tương
lai trong xả hội đầy tệ nạn phân biệt chũng tộc. Sau khi nhận lá thư
thứ hai do Bác Sĩ Phó Liên Chương hay còn được gọi Nelson Phó, một bác
sĩ có uy tín và được kính trọng nhất tại Trung Hoa lúc bấy giờ, khuyến
khích và hứa hẹn, tôi quyết định trở về. Tôi ghé Hồng Kông để đón Ly
Liên và cùng nàng hồi hương sau 17 năm xa cách.
Thành
phố Bắc Kinh vẫn còn vui như trong ngày hội. Sau tám năm bị Nhật chiếm
đóng và bốn năm nội chiến, Bắc Kinh vui mừng được giải phóng. Giữa
những hoang tàn đổ nát của chiến tranh, thành phố đang sống lại trong
niềm tin và hy vọng. Tuy nhiên không ít bạn bè cũ đã cho rằng việc trở
về của vợ chồng tôi thật một hành động ngu xuẩn. Sau khi yết kiến Bác
Sĩ Phó Liên Chương, tôi trình diện Ban Sức Khỏe thuộc ủy ban Quân Quản.
Lúc đó chính phủ chưa chính thức thành lập nên việc quản trị thành phố
thuộc quyền của Ủy Ban Quân Quản. Tôi được giao việc làm và được vinh
dự xếp vào hạng công nhân viên hạng “được cung cấp tự do” thay vì lãnh
lương như một số người khác. Cái vinh dự nầy, khổ nỗi cũng kèm theo một
mối lo là ngoài số lương thực thực phẩm nhà nước cung cấp theo tiêu
chuẩn tôi không có đồng lương nào hết, làm sao nuôi nỗi gia đình gồm
mẹ, hai bà cô, và cả cha mẹ vợ. Nhiệm sở đầu tiên của tôi là bịnh viện
Ðại Học Lao Ðộng ở phía bắc Bắc Kinh nơi chăm sóc sức khỏe cho các lãnh
tụ cao cấp của Ðảng. Ðiều kiện kỷ thuật y tế tại đây trong giai đoạn
đầu thật nghèo nàn. Thuốc thang gần như chỉ có Aspirin, vài hộp thuốc
ho và một ít thuốc chống nhiễm trùng.
Ngày
1 tháng 10 năm 1949, toàn thể dân chúng thức dậy lúc 5 giờ sáng. Chúng
tôi được xe vận tải chở tới quảng trường Thiên An Môn để tham dự ngày
chính thức ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Khi tôi đến,
quảng trường đã bị chen chúc bởi một rừng người và rừng cờ xí đỏ rực.
Mọi người ai cũng hồi hộp và phấn khởi. Mười giờ đúng, Mao Trạch Ðông
cùng các lãnh tụ cao cấp của đảng xuất hiện trên khán đài. Ðối với tôi
lúc đó, Mao thật sự là vị cứu tinh dân tộc. Ông ta năm mươi sáu tuổi,
cao, to và mạnh khỏe. Thay vì mặc quân phục như trong những bức hình mà
tôi hay thấy, hôm ấy Mao mặc âu phục theo kiểu áo Tôn Dật Tiên dường
như để chứng tỏ vị trí mới của ông ta là Chủ Tịch nước hơn là Chủ Tịch
Ðảng. Trong số những lãnh tụ xuất hiện bên cạnh Mao hôm đó có bà Tốnh
Khánh Linh, góa phụ của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên. Mao không nói tiếng phổ
thông nhưng nói tiếng Hồ Nam, quê hương của ông ta. Nhưng giọng Hồ Nam
của Mao cũng rất êm dịu và dể nghe. Khi Mao vừa cất tiếng “Nhân dân
Trung Hoa đã đứng lên” thì cả một rừng người cùng hô to “Nước Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa muôn năm”, “Ðảng Cộng Sản Trung Hoa muôn năm”. Tôi
cảm động đến phát khóc . Sau bao năm chịu đựng dưới ách nô lệ của ngoại
bang, tổ quốc tôi cuối cùng đã được tự do và độc lập.
Bịnh
viện nơi tôi làm việc một thời gian ngắn sau đó được chia làm hai và
được di chuyển đến Trung Nam Hải. Tôi nằm trong số đó. Lần di chuyển
nầy là một bước ngoặc quan trọng đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Bịnh
viện đã được hiện đại hóa để đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho các lãnh
tụ tối cao của đảng và nhà nước. Ngoài Mao, các lãnh tụ như Chu Ân
Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ðức, Bành Ðức Hoài, Ðặng Tiểu Bình, Trần Vân v.v
đều sống và làm việc ở Trung Nam Hải. Khu vực bí mật và an ninh đến
nỗi không ai có thể nhìn qua được bức tường dù đứng bất cứ nơi nào
trong thành phố. Thời gian nầy, tôi được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Ðốc
Bịnh Viện Trung Nam Hải. Trong chức vụ mới nầy tôi có trách nhiệm chăm
sóc sức khỏe cho các lãnh tụ cao cấp nhất của đảng và nhà nước Trung
Quốc và cả gia đình họ. Tôi nạp đơn xin gia nhập đảng nhưng lý lịch tôi
thì lại cả một vấn đề. Cha tôi là viên chức Quốc Dân Ðảng cao cấp và
hẳn nhiên được xếp vào thành phần phản động. Cha vợ tôi thì là đại địa
chủ của tỉnh An Huy nên bị xếp vào thành phần “kẻ thù nhân dân”. Nói
chung cả hai vợ chồng lý lịch đều xấu tệ. Thời thanh niên của tôi cũng
bị nghi ngờ vì đã có một thời gian được huấn luyện quân sự dưới sự bảo
trợ của Quốc Dân Ðảng. Ðảng Cộng Sản gởi nhân viên anh ninh đi điều tra
lý lịch tôi và dĩ nhiên trong khi chờ đợi thì hồ sơ xin gia nhập đảng
của tôi cũng bị xếp lại.
Mùa
xuân năm 1952, lần đầu tiên tôi gặp gở gia đình Mao nhờ việc chữa trị
bịnh tâm thần cho con trai Mao là Mao Ngạn Thanh. Cũng trong lần chữa
trị cho Mao Ngạn Thanh tôi được gặp gở Giang Thanh khi bà ta đến bịnh
viện để thăm Mao Ngạn Thanh. Hôm đó bà ta mặc bộ đồ tây giản dị, mái
tóc đen búi cao, thân người không đều đặn vì phần trên thân thể có vẻ
dài hơn phần dưới, đôi mắt hay chớp dấu hiệu của một người hay nghi
ngờ. Người ta đồn đại rằng Giang Thanh đẹp nhưng theo tôi thì Giang
Thanh có một chút nhan sắc nhưng dứt khoát không thể gọi là đẹp mặc dù
năm đó bà ta chỉ 38 tuổi. Khi nói chuyện về trường hợp con trai của
Mao, nghe tôi đề nghị việc di chuyển ông ta đến một bịnh viện chuyên
khoa tâm thần thì Giang Thanh nói “Tôi sẽ trình bày ý kiến của Bác Sĩ
đến Chủ Tịch Mao”. Giang Thanh bắt tay tôi trước khi ra về.
Nhờ
làm việc hăng say, năm đó tôi được toàn thể bệnh nhân đánh giá là bác
sĩ hạng A. Viêc điều tra lý lịch của tôi cũng hoàn tất và không có gì
đáng nghi ngờ. Tháng 11 năm 1952 tôi được chính thức trở thành đảng
viên đảmg Cộng Sản Trung Quốc. Thực ra tôi chẳng có một căn bản lý
thuyết nào về chủ nghĩa Cộng Sản ngoài việc đọc cuốn “Tuyên Ngôn Ðảng
Cộng Sản” và hai bài báo của Mao. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình là
một người Cộng Sản. Trong lúc hầu hết đảng viên ở Trung Nam Hải là
những người đã từng vào tù ra khám, theo đảng từ khi tóc còn để chỏm,
đã chịu đựng gian nan suốt cuộc trường chinh, còn tôi thì chẳng có gì
cả để so sánh. Do đó mặc dù cũng có sự kính trọng lẫn nhau, khoảng cách
giữa tôi và họ không thể nào xóa bỏ được.
Tối
ngày 2 tháng 10 năm 1954, tôi nhận một cú điện thoại từ Uông Ðông
Hưng, một trong những nhân vật cực kỳ quan trọng trong hàng ngũ lãnh
đạo. Họ Uông là Giám Ðốc Cục Bảo Vệ Trung Ương của Ban Chấp Hành Trung
Ương Ðảng, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm anh ninh cho cá
nhân Mao Trạch Ðông. Uông Ðông Hưng gia nhập phong trào Cộng Sản khi
còn là một cậu bé nhà nông mười tuổi. Bị cảnh sát bắt vì tội đái bậy
trên đường phố. Cha ông ta phải hối lộ để cảnh sát thả về. Tình trạng
tham nhũng thối nát đó đã để lại trong tuổi đầu đời của họ Uông những
ấn tượng xấu về thực tế xã hội và chính trị dưới chế độ Quốc Dân Ðảng.
Uông Ðông Hưng bỏ nhà theo cộng sản và họat động bên cạnh Mao Trạch
Ðông suốt nhiều năm trước cũng như sau cuộc vạn lý trường chinh gian
khổ. Ðiều đặt biệt là Uông Ðông Hưng luôn dành cho những người trí thức
một sự kính trọng mặc dù hoàn cảnh chính trị đã thay đổi rất nhiều sau
1949.
Sau khi mời tôi ly
trà, Uông bắt đầu ngợi khen tôi về tư cách cũng như kinh nghiệm nghề
nghiệp tôi đã thể hiện trong suốt 5 năm qua tại bệnh viện Trung Nam
Hải, và sau đó họ Uông nói “Lâu nay, tôi đang cố kiếm một bác sĩ riêng
cho Mao Chủ Tịch nhưng rất là khó tìm. Tôi có tham khảo với đồng chí La
Thoại Khanh và Dương Gia Khôn, cả hai đều đề nghị bác sĩ. Sau đó tôi
có đệ trình ý kiến lên Thủ Tướng Chu Ân Lai và ông ta cũng đồng ý. Và
mới hôm qua tôi có báo cáo lên Mao Chủ Tịch. Chủ Tịch cũng đồng ý về
đại cương nhưng dĩ nhiên người cũng muốn nói chuyện với Bác Sĩ trước
khi quyết định. Tôi mong rằng Bác Sĩ cũng nên chuẩn bị, có lẽ Mao Chủ
Tịch sẽ gặp bác sĩ một ngày rất gần đây”. Tôi thật là ngạc nhiên và xúc
động vì đó là điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Nghĩ lại lý lịch đầy rắc
rối của tôi, của cha tôi, của vợ tôi. Không, không thể được. Khi nghe
tôi từ chối, Uông bật cười lớn “chuyện lý lịch của Bác Sĩ đã được thông
qua rồi và chúng tôi đã quyết định, không có chuyện từ chối”.
Khoảng
3 giờ chiều, ngày 25 tháng 4 năm 1955, một chị y tá hớt ha hớt hãi
chạy vào báo cáo với tôi “Nhóm Số Một gọi điện thoại, cần gặp Bác Sĩ ở
hồ bơi “. Nhóm Số Một là mật mã ám chỉ Mao Trạch Ðông và bộ tham mưu
của ông ta. Tôi đến hơi trể và thấy Lý Ngân Kiều đang nóng ruột đứng
chờ. Họ Lý giục “Lè lẹ dùm tôi chút, ông bắt Mao Chủ Tịch phải chờ”.
Khi tôi bước vào thì Mao đang nằm trần truồng đọc sách trên giường. Một
chiếc khăn tắm che kín hạ bộ. Tôi vội vàng xin lỗi cho việc tới trể.
Mao mời tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh và nói “Tôi cũng giống như
Trương Chi Ðông, ăn ngủ chẳng theo giờ giấc gì cả, vừa thức dậy là tôi
tới đây, mấy giờ rồi ?”, tôi đáp “Bây giờ 4 giờ rưởi”. Mao hỏi tôi
thường khi thức dậy lúc mấy giờ, tôi trả lời sáu giờ sáng. Mao cười và
nói ” Bác sĩ thì hẳn nhiên lo lắng sức khỏe nhiều hơn”. Mao vừa phì phà
vài hơi hút thuốc lá 555 có gắn ống lọc vừa giải thích “Tống Khánh
Linh đề nghị tôi xài cái đầu lọc nầy để giảm bớt chất ni-cô-tin. Tôi
hút thuốc lâu lắm rồi nhưng không biết chất ni-cô-tin có ảnh hưởng gì
tôi không ?”. Nhìn mái tóc bạc của tôi, Mao hỏi “Anh mới hơn 30, sao
tóc lại bạc hơn tóc tôi ?”. Sau khi giải thích chuyện tóc đen tóc trắng
là chuyện di truyền, tôi nói “Nếu chỉ nhìn vào tóc thôi thì tôi quả
thật gìa hơn Mao Chủ Tịch”, nghe nói thế Mao cười to “anh chỉ nói
nịnh”. Mao hỏi nhiều về lý lịch và con đường học vấn của tôi. Ông ta có
vẻ ưa chuộng người Mỹ “Mỹ giúp Tưởng đánh lại chúng ta trong chiến
tranh Triều Tiên, nhưng tôi vẫn thích những bác sĩ do Mỹ Anh huấn
luyện. Tôi cũng thích học tiếng Anh. Các đồng chí đề nghị tôi nên học
tiếng Nga nhưng tôi vẫn thích học tiếng Anh hơn”.
Khi
cận vệ dọn cơm chiều Mao Trạch Ðông mời tôi cùng ăn. Cơm gồm bốn món:
Cá, thịt heo xào ớt, một đỉa thịt cừu và một đỉa rau xào với rất nhiều
dầu. Vừa ăn chúng tôi vừa tiếp tục trò chuyện. Mao hỏi tôi về chuyện
triết lý, tôi nói “Hồi còn đi học, ngay cả sách chuyên môn tôi cũng đọc
chưa hết đừng nói chi là chuyện triết lý, nhưng tôi có đọc hai bài báo
của Chủ Tịch “Bàn về thực tiễn” và “Bàn về mâu thuẫn”". Mao mỉm cừơi
nhắc lại chuyện xưa ” Trong chiến tranh chống Nhật, các đồng chí đề
nghị tôi giảng về triết học tại Ðại Học Kháng Nhật ở Diên An, tôi nghĩ
cần thiết phải phối hợp lý thuyết chủ nghĩa Mác và thực tiễn của Trung
Hoa, thế là tôi viết hai bài đó. Tôi dành hai tuần để viết bài “Bàn về
mâu thuẫn” nhưng chỉ tốn hai giờ để trình bày”. Trước khi bắt tay tiễn
tôi ra về, Mao khuyên tôi nên đọc thêm sách về triết học và tặng tôi
cuốn “Biện chứng tự nhiên” của Engels.
Ðường
phố đông người và lòng tôi như đang mở hội. Một nền trời xanh đang mở
ra trước mắt tôi và cả trái đất dường như đang ôm lấy tôi. Là bác sĩ
riêng của lãnh tụ tối cao của hàng trăm triệu người dân Trung Hoa, chắc
chắn mọi người cũng sẽ phải dành cho tôi một sự kính trọng đặc biệt.
Tôi không còn là một bác sĩ vô danh tầm thường nữa. Ngay cả những lãnh
tụ hàng đầu của đảng cũng phải ve vản nịnh bợ tôi vì chính bản thân họ
cũng ít khi có cơ hội gặp mặt Mao ngọai trừ những buổi họp quan trọng.
Lòng tôi dâng lên một niềm vui khôn tả.
Sau
khi Mao chết, Trung ương đảng Cộng sản mở cửa cho công chúng vào thăm
chỗ ở của Mao. Họ cho chưng bày những bộ đồ rách rứơi cũ mèm để chứng
tỏ rằng Mao là một người đã suốt đời hy sinh cho sự nghiệp của quần
chúng và có một đời sống gần gủi với quần chúng. Nhưng nói cho đúng
việc Mao ăn mặt đơn giản chẳng qua vì bản thân Mao là gốc nông dân,
chuyện ăn mặc không phải là chuyện ưu tư nhất chứ chẳng phải là sinh,
gần gủi gì ráo trọi. Mao thường một bộ váy dài và hay đi chân đất. Nếu
khi nào phải mặc kỷ lưỡng thì ông ta lại chọn những bộ đồ cũ hơn là đồ
mới. Những bức hình chính thức chụp Mao trong đồng phục kiểu Tôn Dật
Tiên chỉ là do dàn dựng mà ra. Mao cai trị Trung Hoa chẳng phải từ văn
phòng, cơ sỡ nào cả mà là từ phòng ngủ và hồ bơi của ông ta.
Còn nữa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét