*
11. NỖI LÒNG GIANG THANH
Kể
từ cuối năm 1960 tôi phải tháp tùng Giang Thanh đi về các thành phố
miền Nam. Vợ của Mao là người đàn bà khó tánh, phàn nàn đủ thứ, nào là
ánh sáng, tiếng động, gió chướng. Bà ta gần như không đồng ý với chuyện
gì. Sự phục vụ của cận vệ, y tá đều không làm bà ta vừa lòng, Giang
Thanh quay đang đòi hỏi ở tôi. Nhưng sự đòi hỏi của bà lại quá đáng làm
cho cả Mao cũng nghi ngờ. Tin đồn được phao đi trong vòng Nhóm Một,
được Diệp Tử Long và Lý Ngân Kiều thêm mắm thêm muối trước khi ra đi,
rằng tôi và Giang Thanh thật là “xứng”. Mao nghe chuyện nầy và đáp ứng
bằng một câu chua chát khi nghe tin Giang Thanh cho vời tôi xuống thành
phố Miền Nam “Hãy để hai người đó chung với nhau.” Mao còn khuyến
khích tôi đi.
Tôi
thật tình không muốn đi chút nào. Bịnh của Giang Thanh chỉ là bịnh
tưởng tượng, và tôi chẳng có cách nào chửa được căn bịnh tâm lý của bà
ta cả. Ðám nhân viên của Giang Thanh vô cùng khốn khổ với bà ta nhưng
nỗ lực trung gian của tôi cũng chẳng làm nhẹ bớt chút nào. Ở chung với
vợ của Mao Chủ Tịch đối với tôi thật là một điều khổ sở vô cùng. Nhưng
tôi cũng không có chọn lựa nào khác. Mao thậm chí còn gởi tôi đi miền
Nam bằng chuyến bay đặt biệt.
Cận
vệ của Giang Thanh đón tôi ở phi trường và họ đã phàn nàn với tôi là
Giang Thanh chẳng bịnh hoạn gì cả. Bí Thư Quảng Ðông là Ðào Trú thường
xuyên tổ chức dạ vũ để phục vụ Chủ tịch phu nhân và cứ mỗi đêm như thế
Giang Thanh nhảy từ ba đến bốn giờ liên tục. Sức khỏe như thế thì bịnh
hoạn thế nào được ?. Nhưng khi tiếp tôi thì Giang Thanh cũng nói rằng
bà đang bịnh. Không ai thật sự quan tâm hay kính trọng bà. Nhân viên
của bà ai cũng xao lãng trách nhiệm. Tôi thưa với Giang Thanh là tôi sẽ
khám tổng quát cho bà và đáp máy bay trở lại Bắc Kinh ngaỵ Giang Thanh
sau đó phàn nàn với một cô y tá rằng “Tôi thật không hiểu viên bác sĩ
đó chút nào, bay đến Quảng Châu chỉ để khám một cách cẩu thả rồi bay về
ngay.” Tôi nghe được không dám làm bà buồn nên nán ở lại.
Giang
Thanh là người đàn bà cô độc, tuyệt vọng tìm một người đồng hành, và
bà đã chọn tôi làm bạn đồng hành. Sinh hoạt ở Quảng Châu cũng không đến
nỗi tẻ nhạt lắm. Ngày nào cũng giống như một ngày lễ dành cho Giang
Thanh. Bà ta xem phim vào buổi chiều tối, tham gia những buổi dạ vũ do
ban bí thư tổ chức vào mỗi tối cho tới khuya, ngủ trễ nhưng cũng thức
dậy trễ, ăn trưa và đi ngủ trưa, thức dậy lúc ba giờ chiều và đi dạo
một vòng rồi trở về ăn tối. Sự nghèo đói trong nhân dân đã đến mức tệ
hại nhưng trong ốc đảo vương giả ở Quảng Châu, Giang Thanh, và cả tôi,
vẫn sống trong huy hoàng, ăn ngon và ngủ kỷ.
Vào
ngày 26 tháng 12, cùng ngày mà Mao Chủ Tịch công bố việc lưu đày hai
nhân viên Diệp Tử Long và Lý Ngân Kiều, chúng tôi tổ chức mừng sinh
nhật của Mao ở Quảng Châu do bí thư tỉnh Quảng Ðông tổ chức. Bên cạnh
một Giang Thanh, đang sống một sống trưởng giả tôi vẫn nhìn thấy ở bà ta
một nỗi khổ tâm sâu sắc. Tính mê gái của Mao càng ngày càng lộ liễu
làm cho Giang Thanh cảm thấy bất an. Giang Thanh là một người đàn bà
mang tham vọng chính trị. Nhiều người nghĩ rằng đó cũng là lý do bà ta
đã đeo đuổi Mao một cách tích cực từ những ngày còn ở Diên An. Nhưng nỗ
lực của bà ta để leo lên nấc thang chính trị đã bị phá hỏng.
Một
cách để giới hạn Giang Thanh khả năng đạt tới quyền lực là giữ bà ta ở
một cấp đảng thấp. Tất cả cán bộ đảng đều được phân thành cấp bực. Cấp
cao nhất được dành cho Mao và năm bí thư đảng. Cao thứ hai là từ bậc
hai đến sáu, sau đó là từ bảy đến mười ba. Cán bộ trung cấp được xếp từ
mười bốn đến mười bảy, và các cấp nhỏ xếp từ mười tám đến hai mươi
lăm. Giang Thanh được xếp vào bậc chín, giống như tôi, nhưng các nhân
viên khác như Diệp Tử Long và Uông Ðông Hưng thì còn ở trên bà ta.
Chính
Mao đã đồng ý xếp Giang Thanh vào cấp đảng như vậy. Khả năng của bà ta
không xứng đáng với tham vọng chính trị của bà, một người đàn bà tính
xấu và thích dạy đời. Không ai là thân thiết với Giang Thanh và cũng
chẳng ai muốn làm việc cho bà ta. Giang Thanh, chính vì vậy, cần bị
binh. Bịnh hoạn trở thành vũ khí để bà ta có thể chế ngự kẻ khác. Và
Giang Thanh cũng muốn Mao nghĩ rằng bà ta bịnh thật, nếu không Mao có
thể bắt bà ta làm việc. Nếu Giang Thanh phải làm việc thì chắc chắn sẽ
bị ở dưới quyền Uông Ðông Hưng và Diệp Tử Long.
Sau
ba tuần ăn không ngồi rồi ở Quảng Châu, Giang Thanh cho gọi tôi và hỏi
“Bác Sĩ đang nghĩ gì ?”. Tôi đáp là đang đợi ý kiến của bà ta về việc
khám tổng quát sức khỏe. Giang Thanh đáp “tôi có một chuyện khác muốn
nói với Bác Sĩ. Bác Sĩ riêng của tôi đã rời nhiệm sở, tôi muốn Bác Sĩ
làm việc cho tôi.”
Lời
đề nghị của Giang Thanh, đối với tôi, chẳng khác gì nỗi sợ hãi lớn
nhất đã trở thành sự thật. Tôi đáp lời rằng cấp trên giao tôi nhận
trách nhiệm phục vụ Chủ Tịch Mao, còn việc làm việc cho bà ta không phải
là nhiệm vụ đảng giao phó cho tôi. Giang Thanh tiết lộ rằng bà ta đã
trình bày ý kiến với Mao Chủ Tịch và ông ta đã chấp thuận. Tôi vẫn một
mực chối từ “thưa đồng chí Giang Thanh, chúng ta nên suy nghĩ chín chắn
hơn, thay đổi công việc của tôi như thế này thật chẳng phải là ý kiến
hay ho chút nào”. Giang Thanh bỗng trở nên khẩn trương, đổi giọng cao
hơn “tại sao lại chẳng hay ho chút nào ? phải chăng ông chỉ kính trọng
mỗi một Mao Chủ Tịch ? ông khinh thường tôi phải không ?”. Tôi phản công
“Vấn đề không phải là kính trọng ai cả, với tư cách một bác sĩ, tôi
phải chửa bịnh cho bịnh nhân, nhưng tôi chỉ sợ, nếu làm theo cách của bà
thì sẽ có hậu quả không tốt cho cả bà lẫn Mao Chủ Tịch.”
Giang
Thanh bật người đứng dậy, nhìn chăm chăm vào mặt tôi “Ông nói cái gì
vậy ? cái gì là phản ảnh không tốt chứ ?” Tôi đáp ngay “Chỉ là tin đồn,
không đáng để nói đến.” Giang Thanh trở nên cực kỳ khó chịu “Tôi luôn
luôn kính trọng ông, nếu có điều gì cần nói thì nên nói. Nói ngay !.”
Tôi từ từ nói “nếu bà muốn nghe thì tôi sẽ trình bày. Từ cuối năm 1959,
có nhiều tin đồn, nào là bà đã đối xử với tôi quá tốt, nào là phải có
cái gì đó “đặt biệt” trong quan hệ giữa tôi và bà. Một số người ngay cả
mét những tin đồn không căn cứ nầy cho Mao Chủ Tịch. Chủ Tịch cũng đã
nói “hãy để cho họ dính chung với nhau.” Thưa đồng chí Giang Thanh, đây
là lý do làm tôi nghĩ ý kiến của đồng chí là không hay.” Giang Thanh
nghe xong, dịu giọng ngay “Ai nói điều đó, thôi bỏ qua, không thành vấn
đề. Ðừng quá lo, Bác Sĩ ạ, sỡ dĩ tôi đối xử tốt với ông chẳng qua là
vì tôi biết khó mà tìm một bác sĩ cho Mao Chủ Tịch. Nhưng ai nói điều
đó vậy ?.”
Tôi
đáp “nếu đồng chí yêu cầu thì tôi cũng xin thưa rằng những người tung
tin là Diệp Tử Long và Lý Ngân Kiều.” Giang Thanh vừa khóc vừa mét với
Mao Trạch Ðông trong đêm đó. Ngày sau tôi trở lại Bắc Kinh trên một
chuyến bay đặt biệt của Không Quân.
Tình
trạng ở Bắc Kinh trở nên tệ hại. Ðường phố vắng hoe. Ðó đây vài bóng
người gầy gò đang lững thững đi. Phần lớn không đủ sức đi ra ngoài. Gia
đình chúng tôi mừng tết nguyên đáng bằng một bửa ăn với một ít cơm và
một ít rau. Ngày tết đối với nhân dân Trung Quốc thường là ngày trọng
đại, rượu thịt ê chề. Năm nầy không có gì cả.
Hai
ngày sau khi tôi trở lại, Hội Nghị Khoáng Ðại của Ban Chấp Hành Trung
Ương Ðảng lần thứ tám được tổ chức. Cuối cùng, hội nghị bắt đầu đương
đầu với những sai lầm mà Mao muốn bỏ qua. Mao vẫn còn trong tình trạng
khủng hoảng tinh thần, thường nằm lì trên giường. Trong những ngày đó,
dù biết Mao là một kẻ thô bạo, tôi vẫn tin rằng Mao tung chính sách
“Bước Tiến Nhảy Vọt” nhằm một ý định tốt đối với nhân dân Trung Quốc.
Vấn đề là Mao không có một căn bản giáo dục hiện đại cần thiết, ông ta
cũng không hình dung nỗi thế nào là một xã hội hiện đại và làm thế nào
Trung Quốc có thể hội nhập vào cộng đồng nhân loại. Thế kỷ hai mươi đang
tiến về phía trước nhưng đầu óc Mao vẫn còn thuộc về thế kỷ thứ mười
chín, không có khả năng lãnh đạo đất nước. Bây giờ Mao đang rút lui để
suy nghĩ những gì nên làm.
Hội
nghị Ban Chấp Hành Trung Ương là một cú đấm vào mặt Mao. Các đại biểu
nêu quyết tâm tái lập mức sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ sống còn của
đảng. Với hàng triệu người nối tiếp nhau chết đói, giấc mơ công nghiệp
hóa của Mao trở nên trống rỗng. Con người phải quan tâm đến cái dạ dày
của họ trước đã.
Tôi
báo cáo Mao vào ngày 28 tháng giêng, 2 ngày sau khi Hội Nghị Trung
Ương Ðảng bế mạc và trình bày Mao câu chuyện đối đáp giữa tôi và Giang
Thanh. Mao lắng nghe với sự chú ý, cuối cùng ông ta nói “Ðừng lo, tôi
đã hiểu mọi chuyện. Thôi quên những chuyện đó đi.” Sau đó Mao tiết lộ
rằng cả hai tên Diệp Tử Long lẫn Lý Ngân Kiều đã bị giáng chức và sắp
sữa lên đường đi Hà Nam.
Những
suy thoái tinh thần kết quả từ cuộc khủng hoảng nông nghiệp và sự giận
giử đối với các cấp lãnh đạo đảng, những người mà Mao không có khả
năng để làm việc, làm cho Mao trở nên ít xuất hiện, thay vì đó dành
nhiều thời gian trên giường. Phòng Liên Xuân đang được cải tiến và tái
trong bị nên những cuộc dạ vũ hàng tuần phải được dời sang Ðại Sảnh. Sau
khi Liên Xuân Phòng được chỉnh trang, một chiếc giường khổng lồ được
đặt trong một căn phòng bên cạnh dành cho Mao nghỉ ngơi. Tôi vẫn thường
xuyên có mặt trong những buổi dạ vũ nầy và dĩ nhiên là cũng tận mắt
chứng kiến việc Mao dắt các em vũ nữ trẻ đẹp vào trong phòng nầy để cùng
“nghỉ ngơi” với y.
Ðối
với những vũ nữ nầy, việc được dâng hiến cho Mao, là một vinh dự không
thể nào so sánh, vượt xa những giấc mơ thần tiên nhất của họ. Một số
phụ nữ đã từ chối, họ thường là đứng tuổi và có học. Mọi người làm việc
cho Mao đều được điều tra kỷ càng, các vũ nữ trẻ cũng không vượt qua
nguyên tắc ấy. Việc điều tra kỷ lưỡng nhằm bảo đảm rằng các vũ nữ phải
có lòng thán phục sâu sắt dành cho Chủ Tịch. Hầu hết trong số họ là con
cháu của những nông dân nghèo khó, những người mang ơn Ðảng Cộng Sản
Trung Quốc suốt đời. Mao đối với họ là thần thánh, là đấng sáng tạo.
Một
cô vũ nữ họ Lưu chẳng hạn. Cuộc đời cô ta bắt đầu như một cô bé ăn
mày. Cha cô chết sớm, hai mẹ con cô đành phải đi ăn xin lây lất. Khi
Ðảng Cộng Sản cướp chính quyền cô ta chỉ mới 8, 9 tuổi và được chọn để
huấn luyện trong Ðoàn Văn Công Bộ Ðội Không Quân. Ðảng Cộng Sản đã cứu
cuộc đời nàng. Một cô gái khác là một đứa bé mồ côi, con của cha mẹ liệt
sĩ. Cô bé chưa bao giờ được cắp sách đến trường, đảng đã cứu và huấn
luyện cô thành diễn viên trong đoàn văn công của binh đoàn Ðường Sắt.
Ðối
với hàng triệu triệu người dân Trung Quốc, được nhìn thấy bóng Mao
đang đứng trên khán đài Thiên An Môn đã là một cơ hội mà họ luôn luôn
ao ước, hồi hộp. Một vài người may mắn có đặc quyền được bắt tay Mao có
thể nhiều tuần sau cũng không muốn rửa tay. Thậm chí có những chuyện
gần như mê tín dị đoan đã xảy ra như có nhiều người ở xa cũng gắng đến
để mong được đụng lấy bàn tay của người mà đã may mắn bắt tay Mao trước
đây để mong được nhận một thứ nhân điện chuyển sang người của y, gần
như là thứ kinh nghiệm huyền bí. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, ngay
cả trái xoài Mao gởi tặng công nhân cũng trở thành vật thánh, được tôn
thờ trên bàn thờ và nước nấu từ một miếng xoài nhỏ để uống như một thứ
thuốc tiên. Từ đó, hãy tưởng tượng đến cảm giác của một cô gái được
đích thân Mao làm tình quả là kinh nghiệm có một không hai trong cuộc
đời họ.
Nếu
theo đúng định nghĩa thông dụng của hai chữ tình yêu giữa hai giới thì
họ thật chẳng yêu thương gì Mao. Họ yêu ông ta như yêu một lãnh tụ vĩ
đại, một vị cứu tinh, và ai cũng ý thức rằng mối liên hệ giữa Mao và họ
chỉ làm tạm thời. Họ đều dưới hai mươi tuổi khi được dâng cho Mao. Khi
Mao bắt đầu chán họ cũng là lúc nhiệm vụ của họ đã hoàn tất, họ lại
tiếp tục đời sông bình thường và được các chàng nông dân cưới về làm
vợ. Nhưng điều quan trọng là ngay cả việc cưới hỏi cũng phải được phép
Mao. Nếu không được phép của Mao, người đàn bà đó có thể bị Mao gọi trở
lại dù đã có chồng. Mao không hề hiểu được một điều rằng các cô gái nọ
đã nghĩ gì về y. Có lần, một cô gái trẻ nói với tôi “Mao Chủ Tịch rất
là lạ, ông ta không hiểu sự khác nhau giữa tình yêu của một người đối
với ông ta trong tư cách một lãnh tụ và đối với ông ta trong tư cách
một con người, thế có ngộ không nhỉ.”
Các
cô gái trẻ kính sợ khả năng tình dục khác thường của Mao tương tự như
kính trọng uy thế chính trị cua ông ta. Mao hạnh phúc nhất và thỏa mãn
nhất là khi cùng chung chăn chung gối với nhiều cô gái một lúc. Mao
khuyến khích các cô giới thiệu ông ta những kiểu làm tình mới lạ.
Mao
cho rằng việc thực tập tình dục theo quan niệm cỗ xưa là phương pháp
giúp cho ông ta mạnh khỏe, chẳng qua là một cái cớ để thỏa mãn lòng ham
muốn xác thịt của y mà thôi. Sự hãnh diện được phục vụ cho lãnh tụ vĩ
đại làm cho các cô không thể không diễn tả cho tôi, với tư cách một bác
sĩ và là một nhân viên trong ban tham mưu của Mao, biết. Họ chẳng che
dấu điều gì. Mao đưa và khuyến khích họ đọc cuốn chỉ dẫn về cách làm
tình, cuốn “Bí mật tình dục của cô gái nhà quê”. Sách viết theo lối cỗ
ngữ nên rất khó đọc. Các cô cứ nhờ tôi giải thích nên dần dần tôi cũng
thuộc ráo nội dung của tác phẩm tình dục nầy. Một trong những cô gái tỏ
ra biết ơn những gì cô ta đã học được và những gì mà Mao đã dạy, ngày
nọ nàng ta thổ lộ với tôi “Mao Chủ Tịch thật vĩ đại ở mọi thứ, thật là
say sưa, choáng váng.”
Tình
dục của Mao không chỉ thể hiện với nữ giới mà thôi. Những thanh niên
phục vụ cho Mao cũng phải đẹp trai và mạnh khỏe và một trong những
nhiệm vụ của họ là đấm bóp cho Mao hàng đêm. Trong việc nắn bóp, Mao đòi
hỏi cả ngọc hành của y cũng phải được nắn bóp. Vào năm 1960 một trong
đám thanh niên phục vụ Mao không chịu làm công việc nầy và xin chuyển
công tác. Trước khi đi y thổ lộ với tôi “Ðó là công việc của đàn bà chứ
không phải đàn ông.” Tôi cũng đã chứng một dịp khác xảy ra trên xe lửa
vào năm 1964, trong lúc một nam phục dịch chuẩn bị chỗ ngủ cho Mao thì
Mao vồ lấy anh thanh niên để mò mẫm và ráng kéo anh ta vào giường ngủ
của y. Thoạt chứng kiến việc nầy tôi cho đó là triệu chứng đồng tính
luyến ái, nhưng suy nghĩ kỷ tôi biết đó chẳng qua là biểu hiện của lòng
tham dâm quá sức mà thôi. Trong ca kịch Trung Quốc, nhiều nam diễn viên
trẻ đẹp đóng vai nữ và phục vụ tình dục cho các thương gia giàu hay
các quan chức. Những tiểu thuyết khiêu dâm như Hồng Lâu Mộng hay Cánh
Sen Vàng mà Mao rất thích đọc cũng có nhắc đến những chuyện đó.
Với
một đời sống tình dục quá độ như Mao, việc nhiễm bịnh phong tình, hoa
liễu là một việc không thể nào tránh khỏi. Một cô gái bị mắc bịnh nhiễm
trùng âm hộ và vì vậy lây sang Mao. Tới phiên Mao lại làm lây sang
những cô gái khác mà y chung đụng. Loại bịnh nầy chưa hẳn là nguy hiểm
như giang mai, hoa liễu. Nó tạo ra nhiều khó chịu đối với đàn bà nhưng
đối với đàn ông thì lại không có triệu chứng gì nặng nề. Mao chuyển cô
gái bị y lây bịnh sang gặp tôi để xin chửa trị. Cô gái chẳng những không
buồn trái lại lấy đó làm hãnh diện. Bịnh tật được lây từ Mao Chủ Tịch
là một danh dự, điều đó chứng tỏ sự gần gũi với Mao Chủ Tịch. Tuy nhiên
việc chửa trị cho cô gái nầy chưa phải là hết bịnh vì Mao chính là
người làm lây bịnh nầy. Cơn dịch chỉ được ngăn chận một khi chính Mao
phải được chửa trị. Tôi muốn Mao tạm ngưng việc làm tình một thời gian.
Mao chống chế cho rằng vì là bác sĩ, tôi có vẽ trầm trọng hóa vấn đề
chứ bản thân y có cảm thấy đau đớn gì đâu.
Tôi
nhấn mạnh với Mao rằng nếu không được chửa trị, Mao có thể làm lây cả
cho Giang Thanh. Mao nghe lời thuyết phục của tôi chẳng khác gì chuyện
tếu. Mao xua tay vừa cười vừa nói “Chuyện đó không thể nào xảy ra, tôi
nói với bả từ lâu là tôi già cả rồi không thể làm chuyện đó được nữa.”
Tôi
đề nghị với Mao rằng ít nhất ông ta cũng phải cho phép rửa sạch bộ
phận đàn ông của y. Hàng đêm các cán bộ phục vụ vẫn lau người y bằng
khăn tẩm nước nóng, Mao chưa hề thật sự tắm rửa. Bộ phận đàn ông của Mao
chưa bao giờ được lau cho sạch. Mao bắt bẻ “tôi rửa bộ phận của tôi
bên trong cơ thể của đàn bà.” Nghe Mao nói tôi muốn ói mửa. Sự khoái
lạc xác thịt của Mao vượt khỏi sự chịu đựng của tôi. Mặc dù tôi cố gắng
vẫn không làm sao ngăn chận được căn bịnh nơi Mao, ông ta mang căn
bịnh nầy cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét