Tạp chí Chính sách Ngoại
giao của Hoa Kỳ vừa có bài nói về sự thất vọng của nhiều người Trung
Quốc trước các khó khăn và bế tắc họ phải đối mặt trong những năm gần
đây.
Anh phải sống chung với sáu người
khác trong một căn nhà ba phòng ở ngoại ô thành phố, năm trong số đó là
các cô gái trẻ mà anh phát hiện ra làm nghề bán hoa.
Tác giả Larson nói nhiều người Trung Quốc sống
chật vật tại các thành phố lớn với mức lương khó có thể theo kịp mức lạm
phát khoảng 4% mà người ta nghi là bị chính quyền nói giảm đi.
"Bất cứ ai ở Bắc Kinh cũng có thể chỉ ra các ví
dụ về những người bạn phải thuê nhà với giá cao hơn tới 10% hoặc hơn nữa
trong một năm," bà Larson viết.
"Giá tại các nhà hàng tiếp tục tăng ngay cả khi khẩu phần nhỏ đi trông thấy.
"Tính thêm cả những mất mát vô hình mà tiền
không thể mua được - như chất lượng không khí và an toàn thực phẩm -
người ta có thể bắt đầu hiểu được những lời than phiền của những người
Bắc Kinh không khá giả rằng chất lượng cuộc sống của họ có vẻ giảm đi
ngay cả khi tổng thu nhập quốc dân tăng tới mức chín phần trăm."
Bà Larson, người cũng là biên tập viên cộng tác của tạp chí Chính sách Ngoại giao - Bấm
Foreign Policy, nói so với lần cuối cùng bà sống ở Bắc Kinh, bà có thể cảm thấy sự thất vọng của người Trung Quốc.
"Bạn có thể thấy nó trên những gương mặt khắc
khổ trong tàu điện ngầm, nghe nó trong các giọng nói bực tức giữa những
câu chuyện quanh bàn ăn và nhất là cảm thấy sự thô lỗ mới có của lái xe
taxi, những người không còn nghĩ rằng họ được giá hời khi đưa khách đi
lại để lấy 10 nhân dân tệ, tức khoảng 1,6 đô la Mỹ."
'Triều đại'
Foreign Policy nhắc lại một loạt các vụ mà người dân đã nhân cơ hội trút giận trong năm.
Đó là vụ thanh niên Lý Khải Minh phải ra tòa hồi
đầu năm vì lái xe khi say rượu và đâm phải hai sinh viên khác làm một
người chết. Sau khi đâm chết người Lý Khải Minh toan bỏ chạy và khi bị
chặn lại thì tuyên bố "Bố tôi là Lý Cương."
Ông Cương là một phó công an huyện tại tỉnh Hồ Bắc.
Vụ khác liên quan tới thiếu niên 15 tuổi Lý
Thiên Dực, con của một quan chức quân đội cao cấp, lái xe khi chưa có
bằng. Khi bị một xe khác cản đường, thiếu niên này đã ra khỏi xe và đánh
người lái xe đang cản đường.
Trong một vụ khác, một sinh viên của Học viện
Điện ảnh Bắc Kinh lái xe Audi, xe thường của các quan chức Trung Quốc,
đã cãi vã khi tìm chỗ đỗ xe và vật lộn với một người quét dọn 43 tuổi
khiến ông này chết khi vào viện.
Michael Anti, một blogger và chuyên gia bình luận chính trị được Foreign Policy dẫn lời nói:
"Giới giàu có đang trở thành triều đại.
"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình."
Còn Giáo sư Patrick Chovanec của Đại học Thanh Hoa nói:
"Giờ có cả một tầng lớp giàu lên vì họ là ai chứ không phải họ làm gì - và họ theo các luật lệ riêng."
'Chuyện cổ tích'
Tác giả Larson nói khả năng có thể mua bán bất
động sản và giành được các hợp đồng của chính phủ là đòn bẩy tốt nhất
tạo sự giàu có.
Nhưng nhà báo nói chính những người đang giàu có và nhiều quan hệ mới tiếp cận được những cơ hội này.
Giáo sư Chovanec cũng được dẫn lời nói:
"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình."
Blogger Michael Anti
"Chính phủ ôm đồm quá nhiều thứ trong nền kinh
tế Trung Quốc... Chính phủ có quyền lực lớn trong việc quyết định người
thắng, kẻ thua và bạn là ai và biết ai quan trọng hơn tất cả những thứ
khác.
"Và những người ở tầng trên ngày càng đứng trên pháp luật."
Nhưng điều này, bà Larson nói, trái với câu
chuyện cổ tích lạc quan của Trung Quốc trong 30 năm qua mà Đảng Cộng sản
tích cực tuyên truyền.
Bà Larson kết bài viết với ý kiến của người bạn
làm báo ở Thẩm Dương: "Người dân không còn tin rằng người ta có thể
thăng tiến nhờ làm việc chăm chỉ và thành thực ở Trung Quốc."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét