Chủ nghĩa tư bản vẫn đang sống và sống khỏe – nhưng không phải ở các nước phương Tây mà đang dịch chuyển về phương Đông.
Chủ nghĩa tư bản Nga đã già cỗi và cần gấp một
cuộc đại tu, nhưng tinh thần của chủ nghĩa tư bản – dám mạo hiểm, tiết
kiệm, đầu tư, cần cù – tất cả những đức tính đó đã di cư và tìm được tổ
ấm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn và Nhật Bản – là những nước
mà ta vẫn nghĩ chẳng bao giờ có thể thoát được đói nghèo.
Chủ nghĩa tư bản phương tây đã có cả
nửa thế kỷ xa hoa quá mức, liên tục thịnh vượng, thất nghiệp thấp, tăng
trưởng gần như được đảm bảo và kết quả là chi phí của chúng ta tăng lên
theo, ngành chế tạo phải chuyển ra nước ngoài, trong khi ngành tài
chính chứng tỏ là người bạn thiếu chung thủy.
Chúng ta sẽ phải nghĩ lại về mô hình của mình,
giá trị của mình, sẽ lại cần đến những đức tính cũ bởi chủ nghĩa tư bản
sẽ chẳng sớm biến mất.
Nếu châu Á có chủ nghĩa tư bản tràn đầy khí lực
và chúng ta vẫn giữ cái chủ nghĩa tư bản đã kiệt sức này, chúng ta sẽ
phải trả giá lớn và bán sự thịnh vượng của mình cho sự thịnh vượng cho
họ.
Chủ nghĩa xã hội đã chết từ cách đây hai mươi năm – chủ nghĩa tư bản vẫn sống.
Nó thay đổi hình thái, nó dịch chuyển, nó thật sự có qui mô toàn cầu.
Cuối cùng thì nay chúng ta cũng hiểu được toàn
cầu hóa là cái gì – nó có nghĩa là ai cũng có vị trí quan trọng như ai.
Nếu ta không siêng năng làm việc, ta sẽ mất đi tầm quan trọng của chính
mình.
Đó là bài học của thế giới đương đại.
Chủ nghĩa tư bản sống qua chu kỳ khủng hoảng, đó là cách nó tự làm mới và tiếp sinh lực cho chính mình.
Với thực tế là chúng ta thiếu may mắn, chủ nghĩa tư bản hồi sinh bằng cách dịch chuyển về phương đông.
Chúng ta bị bỏ lại với sự đổ nát và chúng ta phải làm điều gì đó để cứu chính mình ra khỏi đống gạch vụn này.
Nhưng điều này phải được thực hiện dựa trên tinh thần của chủ nghĩa tư bản chứ không phải đi ngược lại tinh thần đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét